KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Giao tiếp là gì?
9 Giao tiếp là sự trao đổi thông tin.
9 Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này
sang người khác.
9 Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó.
9 Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những
mối quan hệ.
9 Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác.
9 Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một
việc gì đó,
95 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm - Chương 1: Tổng quan về giao tiếp - Phạm Anh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
GV: PHẠM ANH TUẤN
Bộ môn: Cơ sở kinh tế và quản lý
Khoa: Vận tải Kinh tế
Mobile: 0978693355
Email:phamanhtuan2310@gmail.com
NỘI DUNG MÔN HỌC
z Tổng quan về giao tiếp
z Kỹ năng lắng nghe và nói
z Kỹ năng làm việc nhóm
z Kỹ năng thuyết trình
NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN
z Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp
z Tự nghiên cứu các tài liệu mà giáo viên giới
thiệu
z Chuẩn bị bài và tiến hành thảo luận trong giờ
học trên lớp
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
z PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (chủ biên): “Giao
tiếp trong kinh doanh và cuộc sống”, nxb Thống
kê, 2006
z TS. Thái Trí Dũng: “Kỹ năng giao tiếp và thương
lượng trong kinh doanh”, nxb Thống kê, 2009
z “Cẩm nang kinh doanh Harvard – Giao tiếp
thương mại”
z Hoàng Anh: “Giao tiếp sư phạm”, Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2005.
z Dale Carnegine: “Đắc nhân tâm”, NXB Đồng
Tháp, 2003
“Người nào sống được một
mình hoặc là Thánh nhân,
hoặc là Quỉ sứ”
(Ngạn ngữ Latinh)
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP
z Khái niệm, phân loại giao tiếp
z Tầm quan trọng của giao tiếp
z Phương tiện giao tiếp
z Quá trình giao tiếp
z Nguyên tắc giao tiếp
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Giao tiếp là gì?
9 Giao tiếp là sự trao đổi thông tin.
9 Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này
sang người khác.
9 Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó.
9 Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những
mối quan hệ.
9 Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác.
9 Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một
việc gì đó,
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
z Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối
quan hệ giữa người với người, hoặc giữa người với
các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu
nhất định. (Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong
kinh doanh, TS. Thái Trí Dũng, tr. 7,8).
z “Giao tiếp là sự biểu hiện các mối quan hệ xã hội
mà mọi người đều phải tham gia”. (Tác giả Tôn
Khánh Hòa)
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
z “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa
các cá nhân thông qua một hệ thống bao gồm các
ký hiệu, các dấu hiệu và hành vi”. (Giao tiếp trong
kinh doanh, TS. Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy,
tr. 9).
z “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin”. (Các tác
giả Phan Thanh Lâm, Nguyễn Thị Hòa Bình, trên cơ
sở tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả nước
ngoài).
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
z “Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường
dẫn tới hành động”. (các tác giả của bộ sách “Học để thành
công – học để giàu” của Chương trình Phát triển Kinh tế Tư
nhân (MPDF))
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
“Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó
con người tiến hành trao đổi thông tin với
nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác
động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau”.
(PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân, ThS. Kim Ngọc Đạt,
“Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống” tr. 4)
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Giao tiếp là hành vi của con người
(nói, nghe,hỏi, đáp, viết, sử dụng
các phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ, cách đối nhân xử thế)
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Giao tiếp là quá trình gồm 3 mảng
hoạt động có liên quan mật thiết
với nhau, đó là quá trình trao đổi
thông tin, quá trình nhận thức đánh
giá và quá trình tác động qua lại
lẫn nhau, biểu hiện bằng những
hành động cụ thể.
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo cách tiếp xúc trong giao tiếp:
- Giao tiếp trực tiếp
Là hình thức giao tiếp, trong đó các đối tượng giao
tiếp trực tiếp gặp gỡ nhau, sử dụng ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để truyền cho
nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình
- Giao tiếp gián tiếp
Là hình thức giao tiếp thông qua các phương tiện
trung gian như: thư từ, điện thoại, fax, telex, vô
tuyến truyền hình, internet,
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo hình thức tổ chức giao tiếp:
- Giao tiếp chính thức
Đây là hình thức giao tiếp được thực hiện theo quy
định của tổ chức dưới các hình thức, như: phân
công công tác, phổ biến công việc, đàm phán,
- Giao tiếp không chính thức
Là hình thức giao tiếp được thực hiện không theo
quy định của tổ chức, mà dựa trên cơ sở quan hệ cá
nhân, ví dụ: giao tiếp giữa bạn bè với nhau, lãnh đạo
trò chuyện riêng tư vơi nhân viên,
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp:
- Giao tiếp ở thế mạnh.
- Giao tiếp ở thế yếu.
- Giao tiếp ở thế cân bằng.
Thế tâm lý tức là vị thế tâm lý giữa hai người trong
quan hệ giao tiếp, nó nói lên ai mạnh hơn ai về mặt
tâm lý (ví dụ: ai cần ai, ai không cần ai; ai sợ ai, ai
không sợ ai). Thế tâm lý của một người đối với
một người khác chi phối những hành vi trong giao
tiếp của họ.
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thái độ và chiến lược giao tiếp:
- Cộng tác (Collaboration) (Thắng - Thắng)
- Thỏa hiệp (Compromise) (Một phần thắng -
Một phần thua)
- Cạnh tranh (Competition) (Thắng – Thua)
- Nhượng bộ (Accomodation) (Thua – Thắng)
- Tránh né (Avoidance) (Thua – Thua)
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thái độ và chiến lược giao tiếp:
- Cộng tác (Collaboration) (Thắng-Thắng)
Trong kiểu giao tiếp này các bên luôn mong
muốn tìm kiếm lợi ích chung, để thỏa mãn
nhu cầu của mình. Những người thích chọn
kiểu giao tiếp này thường nhìn cuộc sống
như một sự hợp tác, chứ không phải là cuộc
mặc cả lập trường cá nhân, cuộc cạnh tranh
khốc liệt vì lợi ích và quyền lực
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thái độ và chiến lược giao tiếp:
- Thỏa hiệp (Compromise) (Một phần thắng
- Một phần thua)
Kiểu giao tiếp này thường được sử dụng làm
giải pháp tình thế, khi một bên rất quan tâm
đến mối quan hệ cùng lợi ích từ mối quan hệ
đó còn bên kia chỉ quan tâm ở mức trung
bình
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thái độ và chiến lược giao tiếp:
- Cạnh tranh (Competition) (Thắng – Thua)
Mục đích của kiểu giao tiếp này là nhằm đè
bẹp đối phương bằng mọi cách. Những
người có tính cách độc đoán, thích dùng
quyền lực để ra lệnh, ép buộc người khác
làm theo ý mình thường chọn kiểu giao tiếp
này.
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thái độ và chiến lược giao tiếp:
- Nhượng bộ (Accomodation) (Thua-Thắng)
Người chọn kiểu giao tiếp này thường không
có tiêu chuẩn, không có yêu cầu, không có
chính kiến, dự định, họ dễ dàng lùi bước,
chấp nhận mọi thua thiệt, miễn sao đối tác
hài lòng, để giữ gìn mối quan hệ
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo thái độ và chiến lược giao tiếp:
- Tránh né (Avoidance) (Thua – Thua)
Giao tiếp theo kiểu né tránh xảy ra khi các bên đều
không quan tâm thích đáng đến vấn đề giao tiếp và
lợi ích của nó. Họ để mặc cho sự việc muốn đến đâu
thì đến, khi gặp vấn đề khó khăn xảy ra mâu thuẫn,
họ chọn con đường né tránh, tự nguyện rút lui, và
kết cục mọi việc diễn ra không đúng với mong đợi
của cả đôi bên – đôi bên cùng thua.
PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
z Theo cách khác:
- Dựa vào mục đích, nội dung giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp:
9 Giao tiếp nhằm thông báo cho đối tác những thông tin mới.
9 Giao tiếp để tác động đến đối tác nhằm làm thay đổi hệ thống động cơ
và giá trị của họ.
9 Giao tiếp nhằm khuyến khích, động viên đối tác giao tiếp thực hiện
công việc nào đó.
- Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp:
9 Giao tiếp giữa các cá nhân – giao tiếp giữa hai hoặc ba người với
nhau.
9 Giao tiếp xã hội là giao tiếp giữa một người với một nhóm người (như
lớp học, hội nghị).
9 Giao tiếp nhóm là loại hình giao tiếp đặc trưng trong tập thể nhỏ (các
nhóm) liên kết với nhau bởi hoạt động chung và phục vụ cho hoạt
động này.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP
z Khái niệm, phân loại giao tiếp
z Tầm quan trọng của giao tiếp
z Phương tiện giao tiếp
z Quá trình giao tiếp
z Nguyên tắc giao tiếp
CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP
z Chức năng xã hội
- Chức năng thông tin, tổ chức
- Chức năng điều khiển/ ảnh hưởng đến nhau
- Chức năng phối hợp hành động
- Chức năng động viên khuyến khích
CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP
z Chức năng tâm lý:
- Chức năng tạo lập mối quan hệ
- Chức năng cân bằng cảm xúc
“ Niềm vui được sẻ chia sẽ nhân đôi
Nỗi buồn được sẻ chia sẽ vơi đi một nửa”
- Chức năng phát triển nhân cách
TẦM QUAN TRỌNG
CỦA GIAO TIẾP
“Sự thành công của một người chỉ có 15%
dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn 85%
phải dựa vào những quan hệ giao tiếp và
tài năng xử thế của người ấy.”
(Kinixti, học giả người Mỹ)
TẦM QUAN TRỌNG
CỦA GIAO TIẾP
Giao tiếp có tầm quan trọng đặc biệt vì trong
cuộc sống hàng ngày, ở mọi nơi, mọi tổ chức,
người ta luôn tiến hành giao tiếp dưới các hình
thức: hướng dẫn, thông báo, thuyết phục, động
viên, đề nghị, tư vấn, đàm phán nhằm mục
đích:
z Chia sẻ thông tin
z Dẫn tới hành động
z Đưa những suy nghĩ và hành động của con
người lại gần nhau hơn.
NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO TIẾP
KHÔNG THÀNH CÔNG
Trường hợp 1: Một trưởng phòng vào cuối ngày làm việc, đã phổ
biến cho nhân viên trong phòng một công việc quan trọng cần
thực hiện gấp ngay trong buổi sáng hôm sau. Vì vội vã, người
trưởng phòng không phân công công việc cụ thể cho từng người
và không kiểm tra lại mọi người có hiểu công việc cần làm hay
chưa. Sáng hôm sau, người trưởng phòng đến nơi làm việc, nhân
viên vẫn đi trễ và lề mề, đủng đỉnh như mọi ngày, công việc quan
trọng không được triển khai. Khi được hỏi, phần lớn nhân viên trả
lời: không hiểu rõ cần phải làm gì. Có hai nhân viên nắm được
công việc cần làm nhưng không làm, vì cho rằng đó là công việc
của người khác. Và kết cục, công việc quan trọng đã không được
hoàn thành theo đúng yêu cầu, phòng bị khiển trách và cắt thưởng
cuối năm. Nhân viên trong phòng vốn đã không đoàn kết nay lại
cãi cọ, đổ lỗi cho nhau, nên không khí làm việc càng thêm ngột
ngạt, nặng nề, hiệu quả kém.
NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO TIẾP
KHÔNG THÀNH CÔNG
Trường hợp 2: Người quản lý tại một tiệm
bánh gọi điện thoại về cơ sở sản xuất bánh
cách đó gần 40km trong nỗi thất vọng tràn trề.
Sáng hôm đó cô nhận được 50 (fifty) chiếc
bánh được đặt hàng đặc biệt từ cơ sở sản xuất
bánh. Cô chắc chắn rằng trong cuộc điện thoại
đặt hàng hôm qua cô chỉ đặt hàng có 15
(fifteen) chiếc. Những chiếc bánh này rất dễ
hỏng, được làm theo đơn đặt hàng đặc biệt
nên rất khó bán và sẽ phải hủy trong ngày hôm
sau nếu như không bán được.
NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO TIẾP
KHÔNG THÀNH CÔNG
Trường hợp 3: Một công ty mỹ phẩm đã
quyết định quảng cáo cho sản phẩm của
mình trong khoảng thời gian giữa hai
hiệp đấu của các trận bóng đá quốc tế
được truyền hình trực tiếp vào các đêm
cuối tuần bởi vì đó là chương trình có
lượng người xem lớn. Sau 3 tháng quảng
cáo, công ty nhận thấy rằng doanh số
bán hàng hầu như không tắng.
NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO TIẾP
KHÔNG THÀNH CÔNG
Trường hợp 4: Theo báo SGGP ngày 14-12-2005, vào đầu
tháng 12- 2005, một sự cố hy hữu đã xảy ra trên thị trường chứng
khoán (TTCK) Tokyo – niêm yết sai giá, làm thiệt hại hơn 27 tỷ
yên. Vài ngày sau, ngày 13-12-2005 sự cố tương tự xảy ra tại
TTCK Việt Nam. Theo công ty chứng khoán (CTCK) Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết, Trung tâm Giao dịch
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã cấu hình sai các thông tin
mua bán cổ phiếu KDC của công ty Kinh Đô (vừa mới niêm yết
ngày 12-12) khiến thông tin bị nhầm lẫn giữa KDC, KHA, LAF,
MHC, và khối lượng mua bán trên bảng giá điện tử cuả các
CTCK đều sai. Nếu như KDC khi mở cửa có giá tham chiếu là
59.000 đồng, giá sàn là 56.500 đồng, thì bên bán lại hiển thị mức
giá 23.800 đồng (?) với khối lượng đến hơn 5.700 cổ phiếu.
Đến hơn 11 giờ, tức là 30 phút sau TTCK đóng cửa, giá cổ phiếu
KDC vẫn chưa khớp được. Đồng thời người mua tranh nhau đặt
lệnh, đẩy giá KDC lên mức trần và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO TIẾP
KHÔNG THÀNH CÔNG
Trường hợp 5: Do quá bức xúc về vấn đề luật pháp, nên khi biết
được thông tin về lớp Bồi dưỡng kiến thức về Luật Doanh nghiệp
do luật sư nước ngoài có danh tiếng đảm trách, các giám đốc
doanh nghiệp nhỏ và vừa nô nức đăng ký theo học. Các vị giám
đốc này phần lớn chưa thông thạo tiếng Anh, chưa “mơ tưởng”
đến việc thâm nhập thị trường nước ngoài và mang theo rất nhiều
vướng mắc trong việc thực hiện Luật Doanh nghiệp nước nhà để
mong được luật sư giải đáp. Đến lớp học, các vị giám đốc đều “vỡ
mộng”, bởi diễn giả là một luật sư người nước ngoài, thao thao
bất tuyệt bài diễn thuyết về Luật doanh nghiệp Mỹ, bằng tiếng
Anh. Ở trên, diễn giả say sưa thuyết trình, giọng nói trầm bổng,
hùng hồn, các slide với những hình ảnh sinh động chạy loang
loáng, người phiên dịch “toát mồ hôi hột” dịch đuổi theo, đôi lúc lại
húng hắng ho và bỏ một đoạn không dịch, vì không nắm bắt được
đúng ý của diễn giả và gặp phải những từ chuyên môn quá khó. Ở
dưới, các vị giám đốc nhăn trán, lắc đầu rồi thở dài, ngáp vặt; bỏ
về thì tiếc tiền và mang tiếng bất lịch sự, ở lại thì chẳng được gì!
NGUYÊN NHÂN CỦA GIAO TIẾP
KHÔNG THÀNH CÔNG
z Trong giao tiếp không đưa ra được thông tin/
thông điệp cần thiết
z Thời điểm truyền đạt thông tin không phù
hợp
z Thông điệp đưa ra hoặc nhận được bị sai
z Sử dụng phương pháp giao tiếp không phù
hợp
z Gửi thông tin đến sai đối tượng/ địa chỉ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP
z Khái niệm, phân loại giao tiếp
z Tầm quan trọng của giao tiếp
z Phương tiện giao tiếp
z Quá trình giao tiếp
z Nguyên tắc giao tiếp
PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố
mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tình
cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của
mình trong một cuộc giao tiếp. Bao gồm:
z Ngôn ngữ
z Phi ngôn ngữ
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Ngôn là nói. Ngôn ngữ là hệ thống những từ dùng
để làm phương tiện giao tiếp. Hiệu quả giao tiếp
bằng ngôn ngữ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Nội dung của ngôn ngữ
- Tính chất của ngôn ngữ
- Điệu bộ khi nói
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Nội dung của ngôn ngữ: Tức là ý nghĩa của
lời nói, của từ
- Tuân thủ các nguyên tắc: chính xác, rõ ràng,
ngắn gọn
- Khắc phục căn bệnh nói “dài, dai, dại, dở,
dốt”
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Tính chất của ngôn ngữ: nhịp điệu, âm điệu,
ngữ điệu, Trong lúc nói phải có lúc lên
giọng, xuống giọng, lúc nhặt, lúc khoan, lúc
nói nhẹ, lúc gằn từng tiếng thì lời nói mới nổi
bật lên
“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
GIỌNG NÓI
z Độ cao thấp
z Nhấn giọng
z Âm lượng
z Phát âm
z Từ đệm
z Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)
z Cường độ (to-nhỏ)
z Tốc độ (nhanh-chậm)
VD:
z Tôi sẽ tăng lương cho anh
z Tôi sẽ tăng lương cho anh
z Tôi sẽ tăng lương cho anh
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Điệu bộ khi nói: là những cử chỉ của tay chân
và vẻ mặt. Có khi vừa nói vừa chỉ, vừa nói
vừa nhìn chằm chằm, vừa nói vừa liếc, vừa
vuốt ve, âu yếm
z Việc sử dụng điệu bộ khi nói cũng phải phù
hợp với phong tục, tập quán, nền văn hóa.
Những cử chỉ, điệu bộ tự nhiên là đáng yêu
nhất, đừng gò ép mình bằng cách bắt chước
điệu bộ của người này hay người khác.
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Giao tiếp bằng hình thức nói sẽ đem lại hiệu quả trong các
trường hợp:
- Cần truyền tin nhanh, gấp.
- Muốn có sự phản hồi ngay lập tức.
- Muốn trực tiếp trao đổi thêm thông tin và ý tưởng với đối tác
giao tiếp.
- Khi sử dụng ngữ điệu hay cách diễn đạt bằng điệu bộ có vai trò
quan trọng giúp việc giao tiếp thành công mỹ mãn hơn.
- Khi không cần phải ghi chép văn bản để lại làm bằng chứng.
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Giao tiếp bằng hình thức viết sẽ phát huy tác
dụng trong các trường hợp:
- Thông tin cần được lưu giữ để tham khảo, sử dụng
trong tương lai;
- Thông tin (các hợp đồng, thỏa thuận) cần được lưu
giữ để làm căn cứ tổ chức thực hiện, giám sát công
việc và giải quyết tranh chấp (nếu có) sau này;
- Thông tin cần được kiểm soát chính xác ngày giờ,
địa điểm nhận được thông tin;
- Thông tin phải được giữ bí mật
GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
z Các cách giao tiếp:
- Mặt đối mặt, thông qua hình thức nói.
- Sử dụng văn bản, thông qua việc viết hoặc in ra giấy.
- Điện thoại
- Fax
- Hộp thư thoại hoặc trung tâm nhắn tin
- Điện thoại truyền hình (dùng phương tiện hiện đại kết nối giọng nói và
hình ảnh để vượt qua khoảng cách không gian).
- Trao đổi thông qua hệ thống máy tính và Internet (mail, chat, đôi khi có
cả hình ảnh)
- Phòng nói chuyện gẫu (giúp duy trì việc thay đổi liên tục đối tác giao
tiếp)
- Kết hợp các hình thức trên.
GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
z Giao tiếp phi ngôn ngữ
chiếm từ 55 – 65%
z Giao tiếp ngôn ngữ chỉ
chiếm khoảng 7%
z Sự kết hợp giữa giao
tiếp ngôn ngữ và phi
ngôn ngữ chiếm
khoảng 38%
CÁC HÌNH THỨC GIAO TIẾP
PHI NGÔN NGỮ
z Nét mặt
z Nụ cười
z Ánh mắt
z Các cử chỉ
z Dáng vẻ
z Tư thế
z Vẻ bề ngoài
z Khoảng cách
z Những hành vi giao tiếp đặc biệt
z Đồ vật
NÉT MẶT
Nhìn mặt mà bắt
hình dong
NÉT MẶT
Nét mặt: biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người
- Vui mừng
- Buồn
- Ngạc nhiên
- Sợ hãi
- Tức giận
- Ghê tởm
ÆNét mặt chính là “tấm gương phản chiếu tâm hồn”
của mỗi người
NỤ CƯỜI
Nụ cười dùng để biểu lộ tình cảm, thái
độ: có cái cười tươi tắn, hồn nhiên, đôn
hậu; có cái cười chua chát, miễn cưỡng,
đanh ác; có cái cười đồng tình, thông
cảm; nhưng cũng có cái cười chế diễu,
khinh bỉ
NỤ CƯỜI
Người
Trung
Quốc nói
“Ai
không
biết mỉm
cười thì
đừng nên
mở tiệm”
NỤ CƯỜI
Cần phải tự nhiên chân thành
cười nhạt
cười mỉa
cười hô hố
cười ré lên ở nơi công cộng
cười hàm hồ, cười vô nghĩa
Tránh
ÁNH MẮT
“đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”
Phản ánh:
z Tâm trạng
z Xúc cảm
z Tình cảm
z Mong muốn
z Ý nghĩ
ÁNH MẮT
Những lời chưa nói
Tôi nhớ lần mắt hai đứa gặp nhau
Nhưng tôi chẳng nói gì
Chỉ cùng em đứng vậy...
Và bây giờ những lời chưa nói ấy
Như con thuyền chao sóng biển lòng tôi.
(Rabindranath Tagore)
ÁNH MẮT
zKhông nhìn chằm chằm vào
người khác
zKhông nhìn người khác với
ánh mắt coi thường, giễu cợt
zKhông đảo mắt và đưa mắt liếc
nhìn một cách vụng trộm
zKhông nhắm cả hai mắt trước
mặt người khác
Sarah Palin’s famous wink
DÁNG VẺ
Dáng vẻ cũng có thể biểu lộ được trạng thái tâm lý của
đối tác giao tiếp, ví dụ:
- Khi vui vẻ, họ sẽ đi lại nhanh nhẹn, tung tăng;
- Khi buồn rầu, đầu cúi thấp, lặng im không nói;
- Khi hối hận, chân tay bứt rứt;
- Khi hạ quyết tâm, miệng mím, tay nắm chặt;
- Khi hoan nghênh, mở rộng hai vai, hai tay;
- Khi không vừa ý, lắc mạnh đầu;
- Khi trầm tư, chắp tay sau lưng hoặc xoa cằm, bóp
trán
TƯ THẾ
Tư thế có liên quan mật thiết với vai trò, vị trí
xã hội của cá nhân:
z Tư thế ngồi thoải mái, đầu hơi ngả ra phía
sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo.
z Tư thế ngồi hơi cúi đầu về phía trước tựa hồ
lắng nghe là tư thế của cấp dưới.
VẺ BỀ NGOÀI
Vẻ bề ngoài bao gồm: y phục, giầy dép, trang
điểm, trang sức cá nhân, kiểu tóc và mùi
z Thể hiện khiếu thNm mỹ, văn hóa giao tiếp
z Thể hiện thái độ đối với người khác và đối
với công việc
z Là sự tôn trọng mọi người và tôn trọng
chính mình
VẺ BỀ NGOÀI
Quan niệm “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Tốt nhất là “vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn”
Giản dị không có nghĩa là xuềnh xoàng, tùy
tiện, cNu thả
VẺ BỀ NGOÀI
Ăn mặc phải phù
hợp với hoàn cảnh
Không mắc
những lỗi cơ bản
về ăn mặc
KHOẢNG CÁCH
z Khoảng cách trong giao tiếp thể hiện mối
quan hệ thân sơ, giới tính, vị trí, vai trò và văn
hóa giữa những người tiến hành giao tiếp
z Thông thường người ta chia ra thành 4 vùng
xung quanh mỗi cá nhân:
- Vùng mật thiết
- Vùng riêng tư
- Vùng xã giao
- Vùng công cộng
KHOẢNG CÁCH
z Vùng mật thiết (0 – 0,5 mét): vùng này chỉ tồn tại khi
có mối quan hệ thân tình với người khác (cha mẹ, vợ
chồng, con cái, người yêu, bạn thân, bà con gần) hoặc
khi hai người đang đánh nhau. Lúc này xúc giác và
khứu giác là phương tiện truyền thông quan trọng. Lời
nói có thể chỉ thì thầm
z Vùng riêng tư (0,5 – 1,5 mét): hai người phải rất quen
nhau đến mức thấy thoải mái, mặc dù họ chưa đến
mức mật thiết (khoảng cách giữa hai người khi tham
dự các buổi tiệc, lúc làm việc tại các văn phòng, trong
các buổi họp mặt bạn bè).
KHOẢNG CÁCH
z Vùng xã giao (1,5 – 3,5 mét): đây là vùng tiến hành
phần lớn các hoạt động kinh doanh, vì nó hợp với mối
quan hệ