Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Nguyễn Văn Nhã

Lược sử về Thời gian Chúng ta ngưỡng mộ Stephen Hawking (1942-2018) không chỉ là tài năng mà còn là nghị lực phi thường của vị giáo sư trên hành trình chống lại căn bệnh xơ cứng cơ vùng. 21 tuổi, ông dần mất đi khả năng vận động tay chân, đến mất hẳn giọng nói và rồi liệt toàn thân. Dẫu vậy, với đam mê bất tận về thiên văn học, ông vẫn giữ ý chí kiên cường để tìm hiểu những bí mật của vũ trụ bao la.

pptx36 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 16/06/2022 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả - Nguyễn Văn Nhã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã nhanv@vnu.edu.vn PGS.TS. Nguyễn Văn Nhã Nguyên lính xe tăng Miền Đông Nam bộ Nguyên Trưởng khoa Vật Lý ĐHSPHN (1990-1995) Nguyên P. Trưởng Ban KHCN ĐHQGHN (1996-2004) Nguyên Trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN (2004-2012) Nguyên Hiệu trưởng Đại học Nguyễn Trãi (2012-2016) Nguyên thư ký dự án Phát triển nhân tài Quốc gia Viện trưởng Viện Đào tạo&NCKH ứng dụng miền Nam Giảng viên, cố vấn Khoa QT&KD, ĐHQGHN Đôi nét về giảng viên Lập kế hoạch theo thời gian Hiểu đúng về thời gian Những công cụ lập chương trình làm việc Xây dựng lịch trình làm việc Danh sách việc phải làm hằng ngày Nhược điểm của các hệ thống kế hoạch làm việc Lược sử về Thời gian Chúng ta ngưỡng mộ Stephen Hawking (1942-2018) không chỉ là tài năng mà còn là nghị lực phi thường của vị giáo sư trên hành trình chống lại căn bệnh xơ cứng cơ vùng. 21 tuổi, ông dần mất đi khả năng vận động tay chân, đến mất hẳn giọng nói và rồi liệt toàn thân. Dẫu vậy, với đam mê bất tận về thiên văn học, ông vẫn giữ ý chí kiên cường để tìm hiểu những bí mật của vũ trụ bao la. Thời gian là một nguồn lực khan hiếm Nếu mỗi phú lãng phí, bạn phải nộp 100 000 đ; nếu mỗi phút làm việc hiệu quả, bạn lại thu được 100 000 đ. Bạn sẽ giàu hay nghèo sau một năm? Trong thời đại VUCA nhiều thứ đang thay đổi.. Thử sức một bài tập nhỏ Có ba bạn đi từ Hà Nội đến Hải phòng, quãng đường dài 100km Bạn An đi xe đạp từ 3gi sáng với tốc độ 10km/h. Đến Hưng Yên cách HN 40 km nghỉ 30 phút; đến Hải Dương cách HN 60 km lại nghỉ 30 phút. May mắn được chú họ cho đi nhờ xe tải với tốc độ40km/h đến thẳng Hải Phòng. Bạn Hòa đi xe máy lúc 5 gi với tốc độ 50km/h, nhưng đi được 20 km thì hỏng xe, chữa 15 phút, đến Hải Dương Hòa nghỉ 45 phút ăn sáng, rồi phóng 60 km/h về HP Bạn Liên đi xe buýt lúc 6 gi, xe luôn chạy với tốc độ 40 km/h; có nghỉ ở HY và HD mỗi chỗ 15 phút để đón khách. Hỏi ai đến HP đầu tiên, ai cuối cùng? Họ gặp nhau ở đâu dọc đường? Quãng đường không đo bằng km, mà “đo” bằng thời gian cần thiết để đi và đến, vấn đề là chọn phương tiện nào tối ưu. Khoảng cách được tính bằng “quăng dao” Chất lượng động cơ xe từ o-100km/h tính bằng s v.v.. Xin các bạn nêu thêm ví dụ khác Quản lý thời gian là gì? Quản lý thời gian là quá trình lên kế hoạch và tổ chức thời gian cho từng hoạt động cụ thể, chi tiết từng bước cho đến khi hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Vì thời gian có hạn, bạn càng có kỹ năng quản lý thời gian tốt, quỹ thời gian sử dụng càng hiệu quả. Sự hiệu quả của việc quản lý thời gian được đánh giá dựa trên kết quả công việc làm ra, không dựa trên thời gian hoàn thành nhanh hay chậm Quản lý thời gian là sắp xếp, lên kế hoạch những việc cần làm một cách khoa học. Thực chất quản lý thời gian hiệu quả là quản lý cách sống và làm việc của bản thân Hiểu đúng về thời gian Thời gian quý hơn vàng Sao bạn lãng phí thời gian? Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. Quản lý thời gian hiệu quả với phương pháp Ma trận Eisenhower “Việc quan trọng thường không khẩn cấp và việc khẩn cấp thường không quan trọng” Dwight Eisenhower Bạn cần trả lời 2 câu hỏi Tôi đang làm việc này vì mục đích gì? Các giá trị cốt lõi định hướng cuộc sống của tôi là gì? Những công cụ lập chương trình làm việc Có nhiều người chỉ cần sử dụng bút và giấy. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay khi bạn là người dành khá nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại hay các thiết bị nào khác, bạn sẽ thấy rất tiện ích khi có một phần mềm giúp ghi lại các nhiệm vụ Todoist TickTick Microsoft To-Do nTask Any.do và còn nhiều phần mềm khác giúp bạn lập kế hoạch và chương trình làm việc hiệu quả “Chúng ta đều muốn có thời gian, nhưng lại không biết cách sử dụng nó” William Penn Evernote Due Wunderlist Trello Xây dựng lịch trình làm việc Yêu cầu của một lịch trình làm việc Đảm bảo tính chính xác khi xây dựng lịch làm việc: chính xác tên công việc; chính xác ngày, giờ thực hiện; chính xác địa điểm thực hiện; chính xác tên người thực hiện   Đảm bảo không có sự trùng lặp: không trùng lặp thời gian, địa điểm, con người khi thực hiện các công việc. Đảm bảo không bỏ sót: không bỏ sót việc; không bỏ sót một trong các yếu tố: thời gian, địa điểm, thành phần   Đảm bảo tính khả thi: khi xây dựng lịch phải tính toán, dự phòng thật sát thực tế. Tránh tối đa sự thay đổi, điều chỉnh Đảm bảo tính hiệu quả khi thực hiện: ngay từ khi xây dựng lịch cần tính đến các yếu tố ưu tiên: việc quan trọng hay không quan trọng, cần thiết hay không cần thiết để ưu tiên bố trí con người, địa điểm và thời gian, Quy trình lập kế hoạch công tác, lịch trình làm việc Bước 1: Nghiên cứu, chọn lựa và dự kiến nội dung đưa vào kế hoạch. Đây là giai đoạn tìm kiếm thông tin, nắm bắt cơ hội. Bước 2: Xác định mục tiêu - Cần phải xác định cụ thể và chính xác. Bước 3: Phân tích nguồn lực - Xác định sự hỗ trợ từ cấp trên (chủ trương, chính sách, quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước); - Phân tích khả năng của cơ quan, tổ chức về thời gian, kinh phí, nhân lực, phương tiện - Phân tích các yếu tố khách quan khác: điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường Bước 4: Xây dựng phương án hành động: Xây dựng hệ thống các hoạt động để thực hiện các mục tiêu. Bước 5: Soạn thảo kế hoạch; thông qua kế hoạch và đưa vào thực hiện. Công cụ đơn giản nhất là lập bảng (Sơ đồ Gantt) STT Nội dung công việc Ai chủ trì Ai phối hợp Điều kiện cần thiết (5M) Thời điểm bắt đầu và kết thúc Kết quả dự kiến Danh sách việc phải làm hằng ngày ( to-do list) Một danh sách việc cần làm hiệu quả sẽ định hình một ngày của bạn, giúp bạn dễ dàng tập trung vào công việc hay những điều quan trọng nhất Thông thường bạn sẽ sử dụng giấy nhớ để ghi chép, nên dùng phần mềm trên máy tính, điện thoại để thay thế cho dùng giấy nhớ Vì: + Ứng dụng thường đi kèm với lời nhắc, báo thức để bạn không lơ là nhiệm vụ + Dễ dàng chỉnh sửa danh sách với các thao tác đơn giản + Lưu trữ đám mây khiến giúp bạn không thể nào đánh mất danh sách + Sắp xếp nhiệm vụ theo mức độ ưu tiên, ngày đáo hạn (deadline) hoặc thứ tự bảng chữ cái + Có thể dùng để giao việc cho đồng nghiệp và kiểm tra tiến độ Kỹ năng tạo danh sách việc làm hàng ngày Hãy kiểm tra danh sách này vào mỗi đầu tuần, khi bắt đầu một ngày mới và khi vừa mới hoàn thành một nhiệm vụ của mình. Nếu bạn cảm thấy lịch quá dày đặc và mình không thể nào hoàn thành hết. Đây chính là lúc bạn chỉnh sửa lại danh sách việc cần làm và dành thêm cho mình thời gian nghỉ ngơi. Sử dụng ứng dụng (hoặc giấy nhớ) Tạo nhiều hơn một danh sách việc cần làm Thêm nhiệm vụ mới ngay lập tức Chỉ định ngày đáo hạn cụ thể Tạo, chỉnh sửa danh sách việc cần làm vào ngày mới Tìm ra giới hạn của bản thân Phân biệt giữa việc cần làm với mong muốn và mục tiêu Kiểm tra danh sách việc cần làm thường xuyên Nhược điểm của các hệ thống kế hoạch làm việc Mỗi ngày mang đến những khó khăn và cơ hội khác nhau, gây trở ngại cho những công cụ lập kế hoạch hàng ngày Làm thế nào để hệ thống lập kế hoạch và xác định mức độ ưu tiên có thể theo kịp những bước phát triển trong thời đại VUCA? Điểm khác biệt duy nhất là giám đốc điều hành linh hoạt hơn khi dùng những công cụ lập kế hoạch. Tính linh hoạt thể hiện như sau: Dành nhiều thời gian trống hơn trong lịch làm việc hàng ngày Chỉ những nhiệm vụ chính quan trọng nhất mới được đưa vào lịch trình với thời lượng hai tuần trở lên Sẵn sàng gạt bỏ những việc đã lập kế hoạch khi cơ hội xuất hiện Linh hoạt hơn không làm cho một ngày làm việc nhàn rỗi hơn, mà đảm bảo rằng sẻ có thời gian cho những việc quan trọng nhất. 2. Giao việc hiệu quả Lợi ích của giao việc hiệu quả Vận dụng công thức RACI trong giao phó công việc Giao việc hiệu quả bằng phân công phân nhiệm Giao việc hiệu quả bằng ủy thác công việc Kiểm soát và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong giao việc, phân công phân nhiệm, ủy thác công việc Lợi ích của giao việc hiệu quả Giao việc hiệu quả có thể đem lại những lợi ích thực sự cho bạn, cho nhân viên, và cho công ty, ngân hàng. Đó cũng là một cách để xây dựng sự hiểu biết vững chắc với cấp dưới Nó cải thiện sự tin tưởng giữa bạn và cấp trên. Để có được sự tin tưởng này, trước hết bạn phải tin tưởng người khác, và giao phó là một trong những cách tốt nhất để làm việc này “ Tôi tin bạn làm được công việc này” . “Tôi không tin tưởng nhãn viên của tôi”:  Những người này nên bắt đầu giao những công việc nhỏ; điều này cho phép họ xây dựng sự tin tưởng dần dần. “Tôi thích công việc được làm theo cách của tôi” : Đây là bao biện cho kiểu “ôm đồm, sợ người khác làm hỏng việc”. “Nhân viên tôi sẽ không bằng lòng với công việc giao thêm này” : Có thể là như vậy. Nhưng những nhân viên tốt – những người mà bạn muốn giữ lại – thường đánh giá cao những cơ hội để nhận trách nhiệm cho công việc quan trọng. “Nhân viên mong đợi tôi là người giải quyết vắn đề và ra quyết định” : Điều này đúng trong một chừng mực nào đó; nhưng thực chất là “độc đoán” Ma trận RACI, một kỹ thuật phân công công việc hiệu quả Phương pháp lập ma trận RACI Bước 1. Xác định công việc Bước 2. Xác định đơn vị tham gia Bước 3. Hoàn thành các ô của RACI R = Responsible : Người hay bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi và triển khai dự án. A = Accountable : Người này sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án, kế hoạch trong dự án. C = Consulted :  Đây được coi là người đóng vai trò tham mưu cho người chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch. C sẽ giúp R trước khi trình kế hoạch cho A ký.  I = Informed : Đây là những người hoặc bộ phận không liên quan nhiều đến dự án hay chiến dịch mà là phối hợp, Tuy nhiên họ vẫn cần nắm rõ các thông tin để khách hàng có thể hỏi đến bất cứ lúc nào.   Vận dụng ma trận RACI trong giao phó công việc Giải thích biểu đồ ma trận RACI Cần lưu ý những điểm sau để tránh sai sót:  Đảm bảo mọi người đều hiểu rõ nhiệm vụ và vai trò của mình Mỗi một nhiệm vụ cần có một người chịu trách nhiệm R và không có dự án nào có quá nhiều người A. Bạn có thể thêm vào một số yêu cầu và thông tin khi lập ma trận như: kết quả công việc, các quy trình phải thực hiện chính xác, tiêu chuẩn KPI được hoàn thành như thế nào? Xin bạn giải thích lại Ma trận ví dụ trên Ví dụ ở bảng trên và  Hoạt động CC  thì cách đọc là: - Ms Lan chịu trách nhiệm thực thi công việc hoạt động CC [Responsible]; R - Để thực hiện được công việc này thì Ms Lan cần tham vấn ý kiến của Mr Nam và Mr Khang (có thể đây là 2 người có chuyên môn hoặc có ý kiến quan trọng) [Consult]; C - Hiệu suất, kết quả hoặc thông tin về công việc này sẽ được Ms Lan thông báo cho Ms An [Inform]; I - Người chịu tránh nhiệm cuối cùng đối với Hoạt động CC là Mr Trọng [Accountable] A Giao việc hiệu quả bằng phân công phân nhiệm V iệc “đặt đúng người” vào “đúng vị trí” là yếu tố cực kỳ quan trọng , nó quyết định 50% thành công trong công việc, 50% thành công còn lại sẽ phụ thuộc vào “cách đặt” và sự nỗ lực của “người được đặt”; Ngược lại, nếu ta “không đặt đúng người” hoặc “không giao đúng việc” thì 99% là công việc đó sẽ thất bại, tiềm năng nhân sự đó sẽ hao tổn, ý chí & niềm tin sẽ bị sụt giảm! Vậy, làm thế nào để có thể “đặt đúng người” vào “đúng vị trí” và “đúng cách”? Làm thế nào để “người được đặt” luôn phấn đấu và nỗ lực hết mình cho mục tiêu công việc được giao?... Làm sao để không rơi vào tình trạng lúc nào cũng quá tải công việc, trong khi kết quả mang lại chưa nhiều, nguồn nhân lực trong team vẫn chưa phát huy đến mức tối đa? Làm sao để giảm thiểu những tổn thất do vướng phải những sai lầm trong công tác tổ chức công việc? Một số bí kíp giao việc hiệu quả 1.Không cầu toàn Nhân viên cũng là một con người và con người thì không ai là hoàn hảo hết. Do vậy, bạn cũng nên lường trước mọi trường hợp khi giao việc cho nhân viên. Bạn cần phải có niềm tin rằng nhân viên sẽ làm tốt công việc bạn giao 2.Xác định việc gì là quan trọng nhất bạn cần phải biết được rằng công việc nào là quan trọng nhất đối với công việc của cả nhóm và năng lực nhân viên nào đảm nhận được. 3.Khai thác điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu kém của nhân viên Một người sếp tài ba và có tầm nhìn là người luôn quan tâm đến sự phát triển và tiến bộ của nhân viên 4.Không nên chỉ dành việc dễ dàng cho mình Nếu bạn nghỉ rằng từ nay sẽ giao hết những công việc khó khăn cho nhân viên và chỉ làm những công việc nhẹ nhàng. Thì bạn đúng là một ông sếp tồi 5.Đừng nên cho rằng chỉ có bạn mới làm tốt được việc này Nhiều sếp không giao việc được cho nhân viên bởi vì họ luôn cho rằng chỉ có họ mới làm tốt được công việc đó. Nguyên nhân khác cũng có thể là do bạn luôn phức tạp hóa mọi vấn đề. 6.Nghỉ ngơi một thời gian Nếu bạn thực sự vẫn gặp rắc rối khi giao việc cho nhân viên, hãy nghỉ ngơi một thời gian trong khoảng1- 2 tuần. Khi bạn quay trở lại với công việc, có thể bạn sẽ tìm thấy được nhân viên thực sự đã làm tốt và phù hợp với công việc mà bạn đang gặp khó khăn đấy. Những lưu ý quan trọng Khi nói với nhân viên về nhiệm vụ bạn muốn họ làm, điều quan trọng là cần nói lý do “tại sao?” Nhà quản lý thường quên phần này.  Giải thích lý do “Tại sao?” đóng góp quan trọng tới hiệu quả giao việc. Bài tập Nào, xin các bạn hãy thử giao việc cho nhân viên làm ví dụ một công việc nào đó Bạn không thể giao việc, rồi kệ nhân viên chìm hoặc bơi! Trách nhiệm nhà quản lý là đảm bảo nhân viên có sự hỗ trợ và các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc mà bạn giao phó. Tức là, đảm bảo bạn hoặc có ai đó khác sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên khi họ cần. Ví dụ: Ai sẽ phối hợp với nhân viên tại một thời điểm nào đó? Ai sẽ hướng dẫn nhân viên khi gặp vấn đề? Ai sẽ cung cấp các nguồn lực hoặc thiết bị cần thiết? Những sai lầm của người lãnh đạo, quản lý H ầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà quản lý không hoàn thành mục tiêu đảm trách, là do: Thứ nhất, không tuân thủ đúng các nguyên tắc nền tảng trong công tác tổ chức công việc . Từ đó, làm phát sinh thêm rất nhiều việc vốn không cần thiết, gia tăng thêm lãng phí về thời gian và các nguồn lực; Thứ hai, bố trí phân nhiệm theo trực giác & cảm tính. Từ đó, vô tình nhà quản lý rơi vào tình trạng phân công thử – sai và sau đó lại tiếp tục thử – sai. Chính vì vậy, nhà quản lý cần phải nắm vững nguyên tắc & cách thức đọc hiểu năng lực của nhân viên trước khi giao nhiệm vụ cho nhân viên; Thứ ba, “bộ thước đo” đánh giá kết quả hoàn thành công việc được phân công vốn chưa thật sự khoa học . Và nhà quản lý, hàng ngày, phải chạy theo từng chỉ tiêu đánh giá của từng nhân viên; Thứ tư, chưa nắm được các công cụ và phương pháp về mặt quản trị để điều chỉnh thái độ của nhân viên trong quá trình phân công phân nhiệm (cũng như trong quá trình đồng hành cùng thuộc cấp của mình). Vì thế, nhân viên vẫn chưa phát huy được sức mạnh tiềm năng của bản thân trong công việc được giao; Thứ năm, chưa biết cách phát triển nhân viên thông qua “ủy thác”. Từ đó, nhà quản lý dần dần bị nhấn chìm trong “núi công việc”, trong khi nguồn lực thuộc cấp vẫn chưa được phát huy đến mức tối ưu, Giao việc hiệu quả bằng ủy thác Bạn cần nắm vững Sự cần thiết phải ủy thác công việc đối với nhà quản lý; Bản chất của ủy thác và những thất bại trong thực tế môi trường doanh nghiệp; Quy trình ủy thác công việc hiệu quả; Chọn việc ủy thác và những sai lầm đáng tiếc; Tiêu chí chọn người ủy thác; Thực hiện công tác ủy thác và mô hình ủy thác. Kiểm soát và đánh giá kết quả trong ủy thác công việc. Hãy nhớ rằng, bạn không thể ủy thác tất cả các nhiệm vụ! Các nhiệm vụ mà bạn có thể ủy thác bao gồm: Những nhiệm vụ định kỳ (lặp lại)  – báo cáo định kỳ, giấy tờ, tờ khai, hoặc thu thập dữ liệu. Hầu hết các nhiệm vụ văn thư thuộc loại này. Các nhiệm vụ đã được chuẩn hoá –  các quy tắc và tiêu chuẩn được xác định rõ ràng. Những nhiệm vụ giúp phát triển con người –  nếu bạn mong đợi ai đó hoàn thành một nhiệm vụ nhất định, để phát triển bản thân, bạn nên cho họ cơ hội để làm điều đó ngay bây giờ. 3. Tăng năng suất làm việc của bản thân Tạo động lực làm việc cho bản thân Cân bằng giữa công việc và cuộc sống Vượt qua sự trì hoãn và những “kẻ đánh cắp” thời gian Tạo động lực làm việc cho bản thân Tự nhắc bản thân vì sao bạn muốn thực hiện một việc nào đó Chia nhiệm vụ thành những bước nhỏ hơn Tạo sự thú vị trong công việc.   Đặt ra phần thưởng cho bản thân khi bạn hoàn thành được một việc nào đó. Thỉnh thoảng cho phép bản thân nghỉ ngơi để tránh kiệt sức Cảm thấy tiến bộ trong công việc Viết nhật ký những tiến bộ mỗi ngày Coi trọng những thành công nhỏ Để người khác đánh giá hiệu suất công việc Tạo ra thử thách mới Hỏi “tại sao” thay vì “như thế nào” Động viên nhau Tìm một người đồng hành nhắc nhở bạn có trách nhiệm Lập một danh sách các nhiệm vụ ưu tiên Tham gia một nhóm tập trung vào cùng một hoạt động Tạo một thói quen tốt hàng ngày Xác định trước cách khắc phục những trở ngại mà bạn sẽ phải đối mặt.   Dán những câu trích dẫn tạo động lực ở nơi dễ nhìn thấy Năm 195 sau Công nguyên, Tào Tháo dẫn đại quân tiến đánh Trương Tú. Trên đường đến Uyển Thành, các binh sĩ liên tục ba ngày không được uống đủ nước. Miệng khát khô bỏng, có người đã tỏ ra oán hận. Tào Tháo ngồi trên lưng ngựa đột nhiên chỉ về phía trước mà nói: “Trước đây ta đã đi qua chỗ này, nhớ rằng hồi đó phía trước có một rừng mơ. Ta phải đi nhanh lên, đến đó vừa có thể tìm được nước, mà mơ cũng có thể giúp giải khát”. Quân sĩ nghe nói thế bỗng nhiên tinh thần hồ hởi hẳn lên, trong miệng không ngừng ứa ra nước bọt làm giảm cơn khát và hăng hái tiến lên phía trước. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống Thời gian thật ra là không thể quản lý được, chúng ta chỉ có thể quản lý bản thân và thời gian ta sử dụng. Như vậy quản lý thời gian thực chất là quản lý bản thân chúng ta. Thời hiện đại nhiều việc cuốn chúng ta ko dừng lại được. Để giảm căng thẳng (stress) bạn phải biết cân bằng công việc và cuộc sống LÀM NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG TRƯỚC ĐỪNG CHI TIỀN CHO NHỮNG THỨ NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT SỐNG CÂN BẰNG  LÀ CÁCH BIẾT TỪ CHỐI THỨ KHÁC ĐỪNG QUAN TÂM NGƯỜI KHÁC NGHĨ GÌ VỀ MÌNH HÃY HỌC CÁCH THA THỨ ĐỪNG QUAN TRỌNG HÓA MỌI VẤN ĐỀ DÀNH CHO MÌNH KHÔNG GIAN RIÊNG Bạn sống vì điều gì và điều gì quan trọng nhất đối với bạn? Chuyện kể rằng Một ông trùm người Trung Quốc qua đời, để lại cho vợ 1,9 tỉ đô trong ngân hàng. Bà vợ ông sau đó đã lấy người lái xe của chính ông. Người lái xe nói: Tôi đã nghĩ tôi phải làm việc cho ông chủ mình. Nhưng giờ đây tôi mới nhận ra rằng cả đời ông chủ làm việc cho tôi. Ai nói câu: “ Gia đình là thứ tồn tại duy nhất. Những thứ khác có hay không, không quan trọng ” Tiền có thể mua được một ngôi nhà, nhưng không mua được một tổ ấm Vượt qua sự trì hoãn và những “kẻ đánh cắp” thời gian Những kẻ đánh cắp thời gian Để quản lý tốt thời gian, trước hết bạn cần phải xác định được những thời gian thường bị lãng phí. Qua đó xác định được các yêu tố nào cần phải được cải thiện Những “kẻ cắp” thời gian của bạn? Thay đổi thứ tự ưu tiên công việc do phải giải quyết rủi ro Điện thoại “rá
Tài liệu liên quan