Bài giảng Môi trường và phát triển bền vững

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG GV biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Khoa TN&MT Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường (khái niệm môi trường, phân loại môi trường, chức năng cơ bản của môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,.) và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. - Sinh viên hiểu biết về các vấn đề môi trường đang là thách thức hiện nay trên Thế giới và Việt Nam. 1.1. Khái niệm và phần loại môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Có rất nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh thuật ngữ “môi trường”. - Môi trường (MT) theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.

pdf53 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BẢI GIẢNG HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Lưu hành nội bộ) Thái nguyên, 2020 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG GV biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Khoa TN&MT Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường (khái niệm môi trường, phân loại môi trường, chức năng cơ bản của môi trường, suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,...) và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển. - Sinh viên hiểu biết về các vấn đề môi trường đang là thách thức hiện nay trên Thế giới và Việt Nam. 1.1. Khái niệm và phần loại môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Có rất nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh thuật ngữ “môi trường”. - Môi trường (MT) theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện. - Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận: Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. - Theo tác giả Vũ Trung Tạng: Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình - Định nghĩa về ‘‘môi trường“ được đưa ra trong Luật BVMT 2014 như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa). MT sống cũng có 2 nghĩa: - Nghĩa rộng: MT sống là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người như: Tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, - Nghĩa hẹp: MT sống theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. 1.1.2. Phân loại môi trường Môi trường được phân thành 3 loại sau: - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. - Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... - Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo làm thành những tiễn nghi trong cuộc sống. 1.2. Các chức năng của môi trường Hệ thống môi trường có 5 các chức năng cơ bản sau: - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất phế thải. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. - Chức năng bảo vệ con người và sinh vật. 1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển Phát triển (hay chính là phát triển kinh tế, xã hội) là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải thiện các quan hệ xã hội và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là mục tiêu trung tâm của mọi chính phủ, là nhiệm vụ chính trị của các quốc gia. Mục tiêu của phát triển được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lương thực, nhà ở, giáo dục và y tế. Môi trường và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường có tác động cả mặt tích và tiêu cực lên môi trường và ngược lại (hình 1.1). Hình 1.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 1.4. Tài nguyên thiên nhiên 1.4.1. Khái niệm tài nguyên và tài nguyên thiên nhiên * Khái niệm tài nguyên: Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người. * Khái niệm tài nguyên thiên nhiên (TNTN) TNTN là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. * Thuộc tính của TNTN - TNTN phân bố không đồng đều - Đại bộ phận TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử. Vì TNTN có hai thuộc tính cơ bản này đã tạo nên tính quý hiếm, lợi thế phát triển của quốc gia giàu tài nguyên đồng thời vững tạo nên những sự xung đột, tranh chấp tài nguyên. 1.4.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên * Phân loại theo MT thành phần (hay gọi là Tài nguyên Môi trường) Gồm các loại: Môi trường Phát triển Nguyên liệu, năng lượng Phế thải đặc biệt, phế thải độc hại - Tài nguyên Môi trường đất: Tài nguyên đất nông nghiệp, đất rừng, đất đô thị, đất hiếm, đất cho công nghiệp. - Tài nguyên Môi trường nước: TN nước mặt, TN nước ngầm, - Tài nguyên Môi trường không khí: TN không gian, TN ngoài trái đất như mặt trăng,các hành tinh, - Tài nguyên sinh vật: TN thực vật, TN vi sinh vật, TN động vật, TN hệ sinh thái cảnh quan. - Tài nguyên khoáng sản: TN khoáng sản kim loại (mỏ sắt, chì, đồng,), TN khoáng sản phi kim loại (dầu mỏ, than đá, khí đốt,). - Tài nguyên năng lượng: TN năng lượng địa nhiệt, TN năng lượng gió, TN năng lượng mặt trời, TN năng lượng sóng biển, * Phân loại theo mục đích sử dụng: TN nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,.. * Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên - Tài nguyên có khả năng phục hồi (tài nguyên có thể tái tạo): là tài nguyên mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài như: rừng, sông, hồ, độ phì nhiêu của đất,Đây là tài nguyên không giới hạn. - Tài nguyên không có khả năng phục hồi: Gồm các khoáng vật (Pb, Si,) hay nguyên – nhiên vật liệu (than, dầu mỏ, gas tự nhiên,.) được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển của vỏ trái đất. Những tài nguyên này có giới hạn về số lượng. 1.4.3. Một số loại tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất - Có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Đacutraep (1879), một nhà Thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất. “Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian” Đất “Soil” và đất đai “Land” không đồng nghĩa. Khái niệm về đất đai bao hàm nội dung mặt bằng lãnh thổ để sử dụng cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân. Còi đất (soil) là lớp phủ thổ nhưỡng do sự tác động của yếu tố sinh vật tới đá mẹ, xốp, có độ phì nhiêu. Tài nguyên đất có 5 chức năng cơ bản: - Là MT để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển. - Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng, hữu cơ. - Nơi cư trú cho các động và thực vật đất. - Địa bàn cho các công trình xây dựng. - Địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Toàn thế giới có tổng diện tích bề mặt là 510.065.284km2 trong đó bề mặt nước là 361.126.221 km 2 và đất liền: 148.939.063 km2. Tài nguyên đất được sử dụng vào nhiều mục đích như: Đất trồng trọt và chăn nuôi, chăn thả, trang trại, đô thị, giao thông, VQG, hồ chứa nước, giải trí, quân sự và mục đích khác. Trong đó đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất xấu (hoang mạc, băng tuyết..) chiếm tới 40,5%. Việt Nam có tổng diện tích bề mặt TĐ là 33 triệu hecta. Chỉ tiêu đến năm 2020, Việt Nam có diện tích đất nông nghiệp là 27.038,09, ha, đất phi nông nghiệp 4.780,24 ha và đất chưa sử dụng 1.310,36 ha. Diện tích đất đang sử dụng là: 21% đất nông nghiệp, 33% đất lâm nghiệp, 8% đất chuyên dùng và 38% đất còn lại. b. Tài nguyên nước Nước là yếu tố chủ yếu của HST và có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người. - Nước là một tài nguyên tái tạo. Trong cơ thể con người, nước chiếm 70% khối lượng cơ thể con người. - Nước là một trong nhân tố quyết định chất lượng MT sống. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước có những tính chất đặc trưng như tỷ trọng, nhiệt độ sôi, nhiệt bốc hơi, - Tài nguyên nước bao gồm: nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất, nước biển và đại dương. Đặc điểm của nước vừa là tài nguyên vật liệu vừa là vật mang năng lượng, MT trung gian di chuyển vật chất dinh dưỡng (hòa tan, lơ lửng). Nước rửa sạch và pha loãng nhiều chất thải. Nước rất biến động với nhạy cảm môi trường, dễ ô nhiễm và cạn kiệt. Tài nguyên nước vừa là hữu hạn vừa là vô hạn. Trên thế giới trữ lượng nước là 1,45 tỷ km3 phân thành 3 nguồn nước chính: nước mưa, nước mặt và nước dưới đất. Trong đó nước mặn chiếm 97%, nước ngọt chỉ chiếm 3%. Nhưng trong 3% nước ngọt thì khoảng 76,3% ở thể băng, 13% nước ngầm, 0,7% là nước mặt và còn lại là hơi nước). Việt Nam tài nguyên nước cũng rất phong phú với hệ thống mạng lưới sông ngòi dày đặc. Việt Nam có 3 nhóm sông: 1. Nhóm hệ thống sông có thượng nguồn lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam 2. Hệ thống sông có trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ VN 3. Hệ thống sông có lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Tổng lượng dòng chảy hàng năm bằng tổng lượng dòng chảy thuộc phần phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam (chiếm 37%) cộng phần phát sinh từ nước láng giềng (63%). Sông MêKông, Sông Hồng-Thái Bình và sông Đồng Nai (chiếm 80% tổng lượng TN nước VN). Tuy nhiên, tài nguyên nước ở Việt Nam có tới 2/3 lượng nước chảy vào từ quốc gia thượng nguồn. Nguồn nước nội sinh đánh giá thấp, tài nguyên nước phân bố không đồng đều và các con sông thường đầy nước mùa mưa nhưng khô cạn mùa khô. Đây là những khó khăn của nước ta vì vậy cần có biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên nước hợp lý. Bảng 1.1. Nhóm sông chính ở Việt Nam STT Nhóm sông Sông Địa phận 1 Nhóm hệ thống sông có thượng nguồn lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam Kỳ Cùng Lạng Sơn, Trung Quốc Nậm Rốm Điện Biên, Lào Sêsan Gia Lai, Kon Tum, Campuchia Srepok Đắc Lắc, Campuchia 2 Hệ thống sông có trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ VN Hồng Trung Quốc, Việt Nam ra biển Đông Thái Bình Bắc giang, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng và Thái Bình đổ ra biển Mã Lào, Sơn La,Thanh Hóa và ra biển Đông MêKông TQ, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, VN đổ ra biển đông 3 Hệ thống sông có lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam Gianh (Quảng Bình), Nhật Lệ (Quảng Bình), Thạch Hãn (Quảng Trị), Hương (Huế), Ba (KonTum, Gia Nai, Đắc Lắc, Phú Yên), Thu Bồn (KonTum, Quảng Nam), c. Tài nguyên khoáng sản - Khái niệm: Khoáng sản là thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong công nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chúng kim loại và khoáng vật dùng cho các ngành công nghiệp. - Trạng thái tồn tại: + Rắn (quặng, đá) + Lỏng (dầu, nước khoáng) + Khí (khí đốt) - Đặc trưng: + Là tài nguyên không tái tạo + Giá trị mang tính chất lịch sử - xã hội + Khai thác và sử dụng có ảnh hưởng đến MT - Vai trò: + Tạo nên lợi tức kinh tế cho quốc gia + Nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng + Sự giàu có tài nguyên khoáng sản dảm bảo sự phát triển nhanh về KT-XH - Phân loại tài nguyên khoáng sản: Theo chức năng sử dụng, tài nguyên khoáng sản được chia thành 3 nhóm lớn: + Khoáng sản kim loại gồm: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt, nhóm kim loại cơ bản, nhóm kim loại quý hiếm, nhóm kim loại nhẹ, nhóm kim loại phóng xạ. + Khoáng sản phi kim loại: Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón, nhóm nguyên liệu sứ, gốm, thủy tinh,..Nhóm vật liệu xây dựng. + Khoáng sản cháy: Than đá, dầu mỏ, khí đốt, Việt Nam nằm giữa hai vành đai khoán sản lớn của Thế giới đó là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Việt Nam có các loại khoáng sản như: Than đá; Dầu mỏ (phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc Bộ, Cửu Long, Vịnh Thái Lan); Sắt (phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc dọc sông Hồng, phía Đông Bắc (tỉnh Thái Nguyên); Mỏ quặng Mn, Crom, Titan, Bauxit, Đồng, Niken, Kẽm, Chì, Vonfram, d. Tài nguyên Môi trường không khí Khí quyển là lớp vỏ ngoài cùng bao quanh trái đất, thường xuyên ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là môi trường.Khí quyển có vai trò quan trọng không chỉ đối với con người và còn đối với sinh vật. Khí quyển cần cho hô hấp, cần cho quang hợp và tổng hợp nên các chất hữu cơ. Vì vậy khí quyển được xem như một tài nguyên. Đặc trưng của tài nguyên không khí: - Rất nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ của môi trường. - Quyền sở hữu chưa được phân định rõ ràng, mới phân định ranh giới bầu trời quốc gia. - Nhiều trường hợp là tài sản chung không biên giới. - Thành phần không khí luôn thay đổi - Chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu. Việc sử dụng tài nguyên khí hậu phụ thuộc nhiều vào tính chất của các ngành kinh tế và nhu cầu con người. - Trong nông nghiệp: khai thác điều kiện khí hậu giúp chọn được cây trồng, vật nuôi phù hợp. - Trong y học: nghiên cứu một số bệnh liên quan đến thời tiết để có kế hoạch phòng tránh, điều chị kịp thời. - Trong cây dựng: xây dựng tính đến yếu tố khí hậu để chọn vật liệu xây dựng, kiểu nhà phù hợp chống thiên tai, xây dựng các khu công nghiệp phù hợp với hướng gió để giảm thiểu ô nhiễm. - Các nghề khác: khai thác nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, 1.5. Suy thoái, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường 1.5.1. Suy thoái môi trường a. Khái niệm (Luật BVMT 2014): Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Trong đó, thành phần môi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. b. Nguyên nhân: - Các nguyên nhân tự nhiên: Lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,Khi xảy ra một thiên tai lớn có phá hủy hết mọi vật chất của môi trường đó hoặc do sự xâm lấn của những loài ngoại lai vào môi trường đó gây ra sự thoái hóa lâu dài. - Môi trường ô nhiễm: Các dạng ô nhiễm đất, nước, không khí,đều có hại cho môi trường. Ô nhiễm đất là suy giảm chất lượng và số lượng đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nông, lâm nghiệp. Ô nhiễm nước làm suy giảm chất lượng nước, đặc biệt nguồn nước dùng trong sinh hoạt. Ô nhiễm không khí làm ô nhiễm bầu không khí hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế tiến tới xây dựng một xã hội tiêu thụ. Mô hình phát triển này sẽ tạo ra lượng rác thải lớn và hình thành nên nhiều bãi rác. Bãi rác có nguy cơ lớn gây hại cho môi trường và người dân địa phương. Các bãi rác tạo ra mùi hôi khi đốt cháy và gây ra sự xuống thoái môi trường rất lớn. - Bùng nổ dân số: Dân số tăng nhanh gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến suy thoái môi trường. c. Tác động - Tác động đến sức khỏe con người; - Mất đa dạng sinh học; - Tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội (phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch,..) 1.5.2. Ô nhiễm môi trường a. Khái niệm (Luật BVMT 2014): Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Hình 1.2. Mô hình ô nhiễm "yếu tố A” trong hệ thống môi trường Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển b. Nguồn gây ô nhiễm môi trường: Có thể là các nguồn tự nhiên như hoạt động núi lửa, thiên tai, lũ lụt, bão,hoặc các hoạt động nhân tạo của con người như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, c. Các dạng ô nhiễm: Gồm có ô nhiễm đất, nước, không khí, biển và đại dương, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm CTR và đặc biệt “Ô nhiễm trắng - túi nilon” đang là vấn đế đáng báo động hiện nay. * Ô nhiễm môi trường nước: Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Việc thải các chất thải hoặc nước thải vào MT nước sẽ gây ô nhiễm về vật lý, hóa học, sinh học và phóng xạ. Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: Nguồn tự nhiên là do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt,Nguồn nhân tạo chủ yếu nước thải từ vùng dân cư, khu CN, hoạt động bón phân và phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, Các thông số đánh giá ô nhiễm môi trường nước gồm có: - Các thông số vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số, độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ cứng). - Các thông số hoá học (DO, BOD, COD, NH4 + , NO3 - , NO2 - , P, CO2, SO4 2- , Cl -, các hợp chất phenol, hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), lignin, kim loại năng). - Các thông số sinh học (E.Coli, Coliform, Streptococus feacalis, tổng số vi khuẩn kỵ khí và háo khí). Bệnh dịch liên quan: tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, phó thương hàn, tiêu chảy trẻ em, viêm gan siêu vi trùng (có thể truyền qua sò, hến), giun chỉ, sán ruột, giun gan, sốt rét, sốt xuất huyết,... * Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,... Nguồn ô nhiễm không khí tự nhiên như đất cát sa mạc,xói mòn do gió, núi lửa phun trào, cháy rừng. Nguồn nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp, quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (gỗ, củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,...), hoạt động giao thông vận tải. Một số tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm: - SO2: Gây mưa axit ảnh hưởng đến HST, giảm chức năng hô hấp, viêm phế quản mãn tính và ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, di tích lịch sử văn hóa. - NOx: Gây mưa axit và hiện tượng khói mù quang hóa ảnh hưởng đến thực vât (gây cháy lá cây có hoa) và ảnh hưởng sức khỏe con người (chảy nước mắt và viêm phế quản). - CFCs (dung môi máy lạnh, bình xịt,...): Gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn. - CO (đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu) : Nhiễm độc hô hấp. - CO2 ( núi lửa phun, đốt nhiên liệu): Gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính - Amiăng (công nghiệp luyện kim và xây dựng) : Gây ung thư phổi. - Hoá chất BVTV (vùng trồng trọt) : Nhiễm độc thần kinh, hại gan, thận, biến đổi di truyền. - Hydrôcacbua thơm đa vòng (đốt xăng dầu, sơn, chất thơm): Gây ung thư. - Chất phóng xạ (nổ hạt nhân, điện hạt nhân, bệnh viện, phòng thí nghiệm) : gây ổn thương tế bào và cơ chế di truyền. - Vi trùng, vi rút : Gây lao, bạch hầu, tụ cầu, cúm. - Tiếng ồn : Đo bằng deciben (dB) gây ảnh hưởng hiệu quả làm việc, n
Tài liệu liên quan