Bài giảng môn học Quy hoạch đô thị

I. Đô thị 1. Nguồn gốc và sự hình thành đô thị a. Khái niệm đô thị - Đô thị là một không gian cư trú của một cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp - Đô thị là nơi tập trung đông dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp và làm việc theo kiểu thành thị - Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay là trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ hoặc của một tỉnh hay một huyện Các đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị - Đô thị là nơi tập trung các vấn đề mang tính toàn cầu như: • Vấn đề môi trường, • Vấn đề gia tăng dân số, • Vấn đề tổ chức không gian đô thị

doc39 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng môn học Quy hoạch đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG MÔN HỌC: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Thời lượng: 45 tiết (15 – 30) Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ Đô thị Nguồn gốc và sự hình thành đô thị Khái niệm đô thị Đô thị là một không gian cư trú của một cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp Đô thị là nơi tập trung đông dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp và làm việc theo kiểu thành thị Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay là trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ hoặc của một tỉnh hay một huyện Các đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị Đô thị là nơi tập trung các vấn đề mang tính toàn cầu như: Vấn đề môi trường, Vấn đề gia tăng dân số, Vấn đề tổ chức không gian đô thị Đô thị là hệ thống thị trường với những đặc trưng riêng biệt, là địa điểm diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Các thị trường trong đô thị: Thị trường lao động Thị trường tài chính Thị trường đất đai và BĐS Thị trường giao thông, hạ tầng Thị trường dịch vụ Đô thị mang tính kế thừa của nhiều thế hệ về vật chất, kinh tế, văn hoá và xã hội Đô thị được xem như một nền kinh tế quốc dân hoạt động có tính độc lập tương đối Luôn luôn tồn tại mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn Nguồn gốc và sự hình thành đô thị Các yếu tố hình thành đô thị: đô thị được hình thành với 2 yếu tố “đô” và “thị” Thị: chợ, phố: nơi giao thương buôn bán hàng hoá và sản xuất tập trung Đô: kinh đô, thành quách: địa điểm đóng giữ của chính quyền cai trị, quản lý Đô thị thường được xây dựng ở những vị trí có sự thuận lợi về giao thương, buôn bán, là nơi dễ dàng trong việc kiểm soát, phòng chống xâm lược, Đô thị xuất hiện khi xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp và hình thành các khu vực sản xuất phi nông nghiệp Lược khảo lịch sử đô thị thế giới Thời cổ đại: từ khoảng 30.000 tới 1000 năm trước CN Quan điểm về định cư: là nơi gần với nguồn nước, nguồn sống, nguồn sản xuất (các khu vực đất đai màu mỡ, ven sông, hồ, suối,), đồng thời có giao thông thuận tiện và là nơi dễ quan sát, tấn công kẻ định và rút lui khi cần thiết Cấu trúc đô thị: Có phân khu chức năng với sự phân biệt chủ nô và nô lệ rõ ràng, có cây xanh và hệ thống tưới đô thị (Ai cập) Có quảng trường chính là nơi tập trung tổ chức các lễ hội của đô thị (Hy lạp) Có nhiều hệ thống công trình công cộng nhưng quy hoạch mang tính phòng thủ (La mã) Thời trung đại: chế độ phong kiến từ khoảng thế kỷ XII với cuộc cách mạng tiểu thủ công nghiệp Việc trao đổi hàng hoá và giao thông đường thuỷ phát triển kéo theo việc hình thành và phát triển các đô thị cảng Các công trình tôn giáo và cung điện, dinh thự của vua chúa đóng vai trò trung tâm trong bố cục đô thị Đô thị hình thành với 2 thành phần “đô” và “thị” rõ nét Thời cận đại: gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp (thế kỷ XVIII) Do công nghiệp phát triển nên hình thành và phát triển các đô thị công nghiệp, đẩy mạnh sự phát triển đô thị do có sự hỗ trợ của công nghiệp trong xây dựng và sự tập trung dân cư vào sản xuất công nghiệp Tuy nhiên do sự phát triển quá nhanh và mất cân đối nên trong đô thị nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý trong tổ chức không gian đô thị như vấn đề nhà ở, môi trường đô thị hay các công trình văn hoá không được quan tâm và phát triển → vấn đề cải tạo đô thị được đặt ra và phát triển ngành quy hoạch đô thị hiện đại Lịch sử đô thị Việt nam Đô thị cổ đại: đô thị cổ xưa nhất còn lại là thành Cổ Loa (Đông anh – Hà nội) được xây dựng từ thời Thục phán An Dương Vương (khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên) với các vòng thành mang tính phòng thủ cao với các vòng thành hình xoắn ốc. Đô thị thời Bắc thuộc: thế kỷ 1 TCN tới thế kỷ X CN, đô thị chủ yếu mang tính quân sự do các qua lại phương Bắc xây dựng để cai trị, đô thị lớn nhất lúc ấy là thành Tống bình (Hà nội hiện nay) Đô thị thời phong kiến độc lập: bắt đầu từ thế kỷ 11 CN với các đô thị vẫn mang nặng tính phòng thủ, điển hình là các đô thị Hoa Lư (do vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng chủ yếu dựa vào địa thế tự nhiên); thành Thăng Long (trên tiền đề là thành Tống bình) nổi bật với việc xây dựng trung tâm văn hoá giáo dục Văn miếu trong quy hoạch đô thị; thành Tây Đô (thành nhà Hồ - Thanh hoá) được xây bằng đá và thành Phú Xuân (Huế) – kinh đô nhà Nguyễn - vẫn còn gần như nguyên vẹn tói ngày nay Đô thị thời Pháp thuộc: Đô thị là trung tâm hành chính và thương mại, quân sự như Hà nội, Sài gòn, hình thành một số đô thị cảng thương mại như Phố Hiến, Hội An, một số đô thị mang tính du lịch nghỉ dưỡng như Đà lạt, Sapa Đô thị thời sau năm 1945 và 1975: sau độc lập năm 1945 tới năm 1975 đất nước bị chia cắt thành 2 miền xây dựng và phát triển theo 2 chiều hướng với các quan điểm xã hội khác nhau, tuy nhiên lúc này chịu ảnh hưởng của công nghiệp hoá thế giới nên đều hình thành các khu đô thị công nghiệp, điển hình ở miền Bắc có thành phố Thái nguyên và miền Nam có thành phố Biên hoà, sau năm 1975 đất nước thống nhất, các đô thị trên cả nước được xây dựng và quản lý thống nhất, các đô thị là trung tâm hành chính, thương mại của một vùng, một số đô thị đo điều kiện tự nhiên không còn thoả mãn chức năng cũ (Phố Hiến và Hội an) dần chuyển đổi sang các chức năng khác (như du lịch: Hội an hay hành chính: Phố hiến), Điểm dân cư đô thị và phân loại đô thị Điểm dân cư đô thị Khái niệm: Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị Các yếu tố cơ bản của điểm dân cư đô thị (theo quyết định số 132/HĐBT ngày 05.05.1990) Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định Quy mô dân số ≥ 4000 người Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp ≥ 60%, có sản xuất và thương mại phát triển Có cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ cư dâ đô thị Mật độ dân cư được xác định tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp đặc điểm của vùng Phân loại đô thị: được phân thành 5 loại 1, 2, 3, 4, 5 với các tiêu chí và yêu cầu như: Bảng 1: Bảng tóm tắt phân loại đô thị (Theo Nghị định # 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 về việc phân loại đô thị) Loại đô thị Đặc điểm Dân số Mật độ dân cư Đô thị loại đặc biệt TT tổng hợp, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. ≥ 5 triệu người Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp ≥ 90% so với tổng số LĐ. ≥ 15.000 người/km2 Đô thị loại I – trực thuộc TW TT tổng hợp, giao lưu trong nước và quốc tế. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước. ≥ 1 triệu người. Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp ≥ 85% so với tổng số LĐ. ≥ 12.000 người/km2 Đô thị loại I – trực thuộc tỉnh TT tổng hợp, giao lưu trong nước. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh. ≥ 500 nghìn người. Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp ≥ 85% so với tổng số LĐ. ≥ 10.000 người/km2 Đô thị loại II TT tổng hợp, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh. Trường hợp ĐT loại II là thành phố trực thuộc TW thì phải có chức năng là TT tổng hợp, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước. ≥ 300 nghìn người; ĐT trực thuộc TW: quy mô dân số ≥ 800 nghìn người. Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp ≥ 80% so với tổng số LĐ. ĐT trực thuộc tỉnh ≥ 8.000 người/km2; ĐT trực thuộc TW ≥ 10.000 người/km2 Đô thị loại III TT tổng hợp, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh, một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh. ≥ 150 nghìn người . Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp ≥ 75% so với tổng số LĐ. ≥ 6.000 người/km2 Đô thị loại IV TT tổng hợp, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh. ≥ 50 nghìn người. Tỷ lệ LĐ phi nông nghiệp ≥ 70% so với tổng số LĐ. ≥ 4.000 người/km2 Đô thị loại V TT tổng hợp hoặc chuyên ngành. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc một cụm xã. ≥ 4 nghìn người. Tỷ lệ LĐ phi nông ≥ 65% so với tổng số LĐ. ≥ 2.000 người/km2 Một số đặc điểm của điểm dân cư đô thị Tập trung dân cư mật độ cao: là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư đô thị, xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thị/ diện tích đất đai đô thị (người/km2 hoặc người/ha) Lao động phi nông nghiệp: được tính cho cư dân nội thị, lao động phi nông nghiệp bao gồm các loại lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, ngân hàng, thương mại, dịch vụ, hành chính, y tế, giáo dục,. Có hạ tầng cơ sở nhất định: là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của cư dân đô thị bao gồm: các hệ thống hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông, môi trường,) và hạ tầng xã hội (nhà ở, các công trình công cộng như công trình văn hoá, hành chính, dịch vụ, xã hội, giáo dục, y tế, giải trí,hệ thống công viên, cây xanh,) Là trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng miền, các chuyên ngành như hành chính, thương mại, du lịch - nghỉ dưỡng, công nghiệp, Các vấn đề cần quan tâm trong đô thị Mỹ học Mỹ học là môn khoa học nghiên cứu về sự nhận thức và thưởng thức cái cái đẹp trong tự nhiên, nghệ thuật và xã hội. Đô thị là nơi tập trung dân cư có mật độ cao, việc giáo dục và hình thành và nâng cao trình độ mỹ học cho cư dân đô thị là việc làm thường xuyên, tất yếu và thông qua nhiều kênh giáo dục, trong đó có việc xây dựng Mỹ quan đô thị Mỹ quan: là danh từ ghép bao gồm “mỹ” (đẹp) và “quan” (nhìn, quan sát) → mỹ quan đô thị: Các yếu tố tạo nên mỹ quan đô thị Yếu tố tự nhiên: địa hình (đồi núi, sông suối, hồ,)và hệ sinh vật (thảm cỏ, cây xanh,) Yếu tố nhân tạo: các công trình kiến trúc (nhà cửa, tuợng đài, công viên,..) và hệ thống hạ tầng (giao thông, chiếu sáng, cấp thoát nước, biển báo,) Yếu tố xã hội: phong tục, tập quán, ý thức sinh sống của cư dân đô thị Một số vấn đề của mỹ quan đô thị hiện nay Rác thải đô thị Hệ thống hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu Hệ thống quảng cáo, bảng hiệu trong đô thị Các công trình đang xây dựng Ý thức bảo vệ môi trường và mỹ quan của cư dân đô thị An toàn – an ninh, trật tự đô thị: cũng là một vấn đề nhức nhối của các đô thị hiện nay do tình trạng gia tăng dân số cơ học một cách nhanh chóng và khó kiểm soát cũng như ý thức và văn minh đô thị của dân cư chưa cao và chưa đồng đều, các vấn đề về an ninh đô thị bao gồm: Giao thông Buôn bán hàng rong Các công trình xây dựng Các tệ nạn xã hội (ăn xin, cướp giật, lấn chiếm vỉ hè,) Khu ổ chuột – khu hoang phế Khu ổ chuột: là khu vực sinh sống trong đô thị với đặc trưng kiến trúc lộn xộn, hẹp, mất vệ sinh, thiếu các điều kiện sống cơ bản, mất an ninh và là ổ chứa của các tệ nạn xã hội. Khu hoang phế: là những khu vực trong đô thị bị bỏ hoang lâu ngày không được sử dụng Các ảnh hưởng của khu ổ chuột và khu hoang phế tới đô thị Mỹ quan đô thị An ninh trật tự đô thị Ô nhiễm môi trường Kìm hãm sự phát triển đô thị Cải tạo đô thị Khái niệm: là việc đầu tư xây dựng phát triển đô thị nhằm nâng cao chất lượng đô thị hiện có nhưng không làm thay đổi cơ bản cấu trúc đô thị Các nguyên tắc trong cải tạo đô thị: Sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm Kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng Bảo đảm hài hoà không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị Hạn chế các ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị Giao thông đô thị Đô thị hoá Khái niệm: là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành các điểm dân cư đô thị mới (một cách nhanh chóng) trên cơ sở phát triển sản xuất dịch vụ và đời sống Nguyên nhân của đô thị hoá: do quá trình công nghiệp hoá đất nước, do sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia theo tiến trình công nghiệp hoá Các ảnh hưởng của đô thị hoá tới môi trường đô thị: đô thị hoá đất nước là một sự tất yếu nhưng nếu phát triển quá nhanh và không có kế hoạch, không có sự kiểm soát cũng như sự đồng bộ sẽ mang lại các bài toán (vấn đề) nan giải trong đô thị như vấn đề nhà ở, vấn đề giao thông, việc làm, môi trường cũng như các dịnh vụ đô thị kèm theo (y tế, giáo dục,) Môi trường đô thị Khái niệm: Các yếu tố hình thành môi trường Yếu tố tự nhiên Yếu tố nhân tạo Yếu tố xã hội Các vấn đề của môi trường Ô nhiễm không khí (khói, bụi, vi trùng, vi khuẩn, kim loại,), ô nhiễm nước (rác, xác động thực vật, ), ô nhiễm đất (rác thải rắn, vi trùng vi khuẩn, bạc màu,), ô nhiễm tiếng ồn,.. Rác thải đô thị Các biến đổi khí hậu như ngập, úng, khô hạn, giông tố, mưa nắng trái mùa,. Và các thiên tai khác Sự hay đổi hoặc biến mất các hệ sinh vật làm mất cân bằng hệ sinh thái. Quy hoạch đô thị Khái niệm về quy hoạch – quy hoạch đô thị Quy hoạch: quy hoạch là quá trình sắp xếp, bố trí các đối tượng quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Xu thế và các quan điểm về quy hoạch Tiến bộ khoa học đã thúc đẩy nhanh sự tiến bộ về kinh tế. Tiến bộ về kinh tế làm thay đổi các quan hệ về xã hội theo hướng hiện đại. Từ đó con người phải đi tìm cho mình một cơ cấu tổ chức không gian thích hợp trong cuộc sống hiện đại. Ta có: Tiến bộ khoa học và kỹ thuật → Tiến bộ kinh tế → Tiến bộ xã hội → Tổ chức không gian đô thị Các xu hướng Phương án thiết kế và những đề xuất cụ thể cho sự phát triển của từng loại đô thị hay từng vùng Các dự đoán khoa học và dự báo phát triển đô thị tương lai mang tính định hướng chiến lược và xã hội kinh tế học đô thị Một số quan điểm Lí luận về thành phố không tưởng Lí luận thành phố - vườn và thành phố vệ tinh của Ebeneze Howard 1850 – 1928 Lí luận thành phố chuỗi và các xu thế phát triển của nó Lí luận thành phố công nghiệp Le Corbusier với lý luận quy hoạch đô thị hiện đại Lí luận phát triển thành phố theo đơn vị Một số đặc điểm và yêu cầu của công tác quy hoạch đô thị Đặc điểm của công tác quy hoạch đô thị QHĐT là công tác có tính chính sách QHĐT là công tác có tính tổng hợp QHĐT mang tính địa phương và kế thừa của nhiều yếu tố QHĐT là công tác có tính dự báo cho sự phát triển trong tương lai Yêu cầu của công tác quy hoạch đô thị Thực hiện theo đường lối, nhiệm vụ chung của nhà nước Có sự kết hợp chặt chẽ giữa QHĐT và QHNT, giữa các vùng với nhau QHĐT phải dựa vào thành tựu KHKT, kinh tế hiện tại và tương lai Tuân thủ chỉ tiêu, định mức, quy trình kỹ thuật chung của nhà nước ban hành trong từng giai đoạn phát triển Khai thác triệt để các điều kiện tự nhiên, cảnh quan, chú ý bảo vệ môi trường sống chung Nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch và xây dựng Tổ chức sản xuất: Quy hoạch đô thị bảo đảm phân bố hợp lý các khu vực sản xuất trong đô thị, trước tiên là các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công nghiệp và các loại hình sản xuất đặc trưng khác Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các ,khu công nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị. Đó là mối liên hệ trực tiếp với các khu ở của dân cư nhằm bảo đảm sự hoạt động bình thường và nhu cầu phát triển không ngừng của các cơ sở sản xuất với việc làm của người dân đô thị Tổ chức đời sống Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống và mọi hoạt động hàng ngày của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị, tổ chức việc xây dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi, giải trí cũng như việc đi lại giao tiếp của người dân đô thị. Ngoài ra nó còn tạo môi trường sống trong sạch, an toàn, tạo điều kiện hiện đại hoá cuộc sống của người dân đô thị, phục vụ con người phát triển một cách toàn diện Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của quy hoạch nhằm cụ thể hoá công tác xây dựng đô thị, tạo cho đô thị một đặc trưng và hình thái kiến trúc đẹp, hài hoà với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan. Quy hoạch đô thị cần xác định hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầng cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch, nhằm cân đối việc sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, phong tục tập quán và truyền thống dân tộc của đô thị. Tính bền vững của đô thị phải luôn được chú ý trong việc tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch đô thị. Việc bảo đảm đô thị phát triển lâu dài, không vi phạm đến môi trường cảnh quan, tạo điều kiện cho mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên phải được duy trì và phát triển Giới thiệu các loại hình của đồ án quy hoạch đô thị Sơ đồ quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch định hướng không gian đô thị Sơ đồ quy hoạch vùng xác lập sự phân bố các lực lượng sản xuất, hệ thống dân cư đô thị và nông thôn trên phạm vi không gian lãnh thổ của một miền, một tỉnh hay một vùng của đô thị lớn. Sơ đồ quy hoạch vùng được lập cho các loại vùng lãnh thổ có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành như: Quy hoạch vùng công nghệp Quy hoạch vùng nông nghiệp Quy hoạch vùng du lịch – nghỉ ngơi Quy hoạch vùng phân bố dân cư đô thị và nông thôn Quy hoạch vùng ngoại thành các thành phố lớn Quy hoạch vùng tổng hợp thường được nghiên cứu trên phạm vi của các vùng kinh tế hành chính tỉnh, huyện hoặc các khu vực kinh tế phát triển Nhiệm vụ của sơ đồ quy hoạch vùng là: Đánh giá tổng hợp thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng Dự báo các khả năng tăng trưởng về mặt kinh tế, dân số, đất đai, nhu cầu xã hội,, hình thành các phương án cân đối khả năng và nhu cầu Xây dựng mục tiêu quan điểm phát triển vùng Định hướng tổ chức không gian nhằm phân định các vùng chức năng, cơ sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ môi trường Chọn các khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển Kiến nghị cơ chế và các chính sách quản lý phát triển vùng Tuỳ theo đặc điểm, quy mô của từng vùng, quy hoạch xây dựng vùng cần đáp ứng các yêu cầu sau đây Xác định được tầm nhìn, viễn cảnh phát triển của toàn vùng; Xác định được mục tiêu phát triển chiến lược cho toàn vùng; Định hướng được vai trò, chức năng của các tiểu vùng động lực, các đô thị hạt nhân của các tiểu vùng và các tiểu vùng nông thôn chính trong vùng; Xác định được mô hình liên kết, quan hệ giữa các đô thị và các tiểu vùng dân cư nông thôn (hoặc các điểm dân cư nông thôn trong trường hợp quy hoạch xây dựng vùng huyện); Định hướng các tiểu vùng tập trung phát triển các chức năng chính trong vùng như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; Khoanh vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa; khoanh vùng cấm xây dựng; Dự báo được nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng trong vùng; định hướng được chiến lược cung cấp hạ tầng kỹ thuật trong vùng, xác định các công trình đầu mối, mạng lưới, vị trí và quy mô hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng; Đề xuất được các dự án chiến lược và nguồn lực thực hiện; Đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường. Quy hoạch chung xây dựng đô thị Quy hoạch chung xây dựng đô thị xác định phương hướng cải tạo, xây dựng phát triển đô thị về tổ chức không gian và cơ cấu sử dụng đất đô thị, về cơ sở hạ tầng và mối quan hệ hữu cơ về các mặt bên trong và bên ngoài đô thị nhằm tạo lập môi trường và khung cảnh sống thích hợp cùng với các hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội khác. Đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho một đô thị riêng biệt hoặc một hệ thống đô thị và điểm dân cư thường xuyên có quan hệ chặt chẽ với nhau về lãnh thổ, kinh tế, xã hội, dịch vụ và các
Tài liệu liên quan