NỘI DUNG
• Giới thiệu
• Tập tính động vật
- Khái niệm tập tính động vật
- Các loại tập tính của vật nuôi
• Phúc lợi động vật
- Khái niệm về phúc lợi động vật
- Đánh giá phúc lợi động vật
- Phúc lợi của vật nuôi
- Khoa học, đạo đức và luật pháp về AW
38 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn chăn nuôi - Chương 5: Tập tính và phúc lợi động vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
TẬP TÍNH VÀ PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT
Tinh thầnThể chất
Tập tính tự
nhiên
NỘI DUNG
• Giới thiệu
• Tập tính động vật
- Khái niệm tập tính động vật
- Các loại tập tính của vật nuôi
• Phúc lợi động vật
- Khái niệm về phúc lợi động vật
- Đánh giá phúc lợi động vật
- Phúc lợi của vật nuôi
- Khoa học, đạo đức và luật pháp về AW
GIỚI THIỆU
• Kiến thức về con vật hoạt động như nào (tập
tính) trong môi trường sống giúp chúng ta:
– Biết cách nuôi dưỡng chăm sóc sao cho con vật
thoải mái và an toàn
– Thiết kế được hệ thống chăn nuôi sao cho phát
huy tối đa những đặc điểm tự nhiên của con vật.
• Phúc lợi động vật có ảnh hưởng lớn tới:
– Sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của con
vật
Tăng hiệu quả chăn nuôi
Đạo đức và phúc lợi của con người
Thương mại động vật và sản phẩm chăn nuôi
TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
• Khái niệm tập tính động vật
• Các loại tập tính của vật nuôi
Khái niệm tập tính động vật
• Tập tính của động vật là gì?
√ Các hành vi của con vật có thể quan sát
được.
√ Thể hiện cách thức con vật đánh giá môi
trường sống của chúng
Hầu hết các tập tính là kết quả sự lựa chọn của
con vật sau khi đã phân tích các tác động kích
thích từ bên trong và bên ngoài cơ thể
Khái niệm tập tính động vật
• Tại sao chúng ta nên biết về tập tính
của con vật?
Sự biểu hiện các tập tính thể hiện cảm giác,
động lực của con vật và thể hiện phúc lợi của
con vật
Sử dụng các chỉ thị hành vi để xác định các
yếu tố quan trọng đối với con vật
Thiết kế được các hệ thống chăn nuôi mà có
thể phát huy tối đa các đặc điểm tự nhiên của
con vật.
Khái niệm tập tính động vật
• Tập tính bẩm sinh: Con vật sinh ra đã có và
làm cho con vật phản ứng một cách tự nhiên
với các tác động của môi trường. Tập tính này
là do gen quy định và có thể di truyền.
• Tập tính tập nhiễm: Con vật hình thành một số
tập tính trong cuộc sống qua “học tập”. Các loài
vật khác nhau có khả năng học khác nhau. Tập
tính tập nhiễm không có khả năng di truyền.
Khái niệm tập tính động vật
• Có những loại tập tính nào?
• Những sự sai lệch so với các tập tính
bình thường?
Khái niệm tập tính động vật
Các loại tập tính của vật nuôi
• Tập tính bầy đàn
• Tập tính sinh sản
• Tập tính ăn uống
• Sự giao tiếp ở động vật
• Tập tính bầy đàn
Cách thức mà các con vật
tương tác, ảnh hưởng lẫn
nhau.
Hầu hết các vật nuôi có xu
hướng tập hợp lại thành đàn.
Trong mỗi đàn đó, có sự phân
cấp về địa vị xã hội của các con
vật.
Các loại tập tính của vật nuôi
• Tập tính sinh sản
Mỗi loài vật nuôi có những tập
tính nhất định liên quan đến
sinh sản và giao phối.
Con đực thường chủ động tìm
con cái động dục để tiến hành
giao phối.
Hầu hết các con mẹ có khả
năng nhận biết con con của nó
và chỉ chăm sóc nuôi dưỡng
các con con của nó.
Các loại tập tính của vật nuôi
• Tập tính ăn uống
Là cách thức các con vật
ăn và uống.
Các loài động vật khác
nhau có thói quen hay
cách thức lấy thức ăn
khác nhau.
Các loại tập tính của vật nuôi
• Sự giao tiếp ở động vật
Động vật có khả năng truyền
thông tin từ cá thể này sang
cá thể khác.
Các dạng thức giao tiếp: hành
vi của cơ thể, âm thanh hoặc
mùi do chúng phát ra.
Vd:
Các loại tập tính của vật nuôi
VD về giao tiếp
• Gà mái mẹ phát ra tiếng cục cục để gọi gà
con
VD về giao tiếp
• Bò cái động dục sẽ kêu rống lên để tìm
con đực
VD về giao tiếp
• Ong mật thông tin cho các con ong khác về nguồn
phấn và mật hoa mà nó tìm thấy
PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT
• Khái niệm về phúc lợi động vật
• Đánh giá phúc lợi động vật
• Phúc lợi của vật nuôi
• Khoa học, đạo đức và luật pháp
về phúc lợi động vật
• Phúc lợi động vật với con người
• Chất lượng cuộc sống và phúc lợi
động vật
Tinh thầnThể chất
Tính tự nhiên
Diagram after Appleby, MC. In: Appleby, MC and Hughes, BO. 1997
Animal Welfare. CAB International
Khái niệm về phúc lợi động vật
Ví dụ: lợn nái trong cũi
• Thể chất?
– Tổn thương miệng
do cắn chuồng
• Tinh thần?
– Chán nản thất vọng ?
– Đau do tổn thương miệng
• Tính tự nhiên?
– Bị giới hạn các tập tính xã
hội và dũi đất
– Bị hạn chế di chuyển
Khái niệm về phúc lợi động vật
• Ba định nghĩa về phúc lợi động vật
• Trạng thái thể chất (tình trạng khỏe mạnh)
– Các chỉ thị sinh học bao gồm cả các chỉ tiêu
về mặt sinh sản và sản xuất
• Trạng thái tinh thần (cảm giác)
– Trạng thái cảm xúc tích cực và tiêu cực
• Tính tự nhiên
– Các chỉ thị về hành vi
Khái niệm về phúc lợi động vật
• Định nghĩa theo trạng thái sức khỏe
“Phúc lợi động vật là trạng thái của một con vật
liên quan đến nỗ lực của chúng để thích ứng với
môi trường” (Fraser & Broom, 1990)
“Một con vật ở trạng thái phúc lợi kém khi các
hoạt động sinh lý của con vật bị rối loạn đến
mức làm giảm khả năng sống sót hay sinh sản”.
(McGlone, 1993)
Khái niệm về phúc lợi động vật
• Định nghĩa theo trạng thái tinh thần
“...Việc kết luận con vật ở trạng thái phúc lợi tốt
không đơn thuần chỉ dựa vào trạng thái sức
khỏe thể chất hay/và con vật không bị stress.
Phúc lợi còn phụ thuộc vào việc con vật cảm
giác như thế nào.” (Duncan, 1993)
Khái niệm về phúc lợi động vật
• Định nghĩa theo tính tự nhiên
“Phúc lợi không chỉ đơn thuần là việc kiểm soát
đau đớn hay sợ hãi, phúc lợi còn bao gồm cả
việc nuôi dưỡng và tạo điều kiện để con vật
thực hiện các tập tính “tự nhiên” (Rollin, 1993)
Khái niệm về phúc lợi động vật
• Mối quan hệ giữa ba định nghĩa
Khái niệm về phúc lợi động vật
• Định nghĩa kết hợp
Một vài định nghĩa kết hợp hai đến 3 khía cạnh
– “Phúc lợi là trạng thái kết hợp cả trạng thái vật chất và tinh
thần của con vật và thêm vào đó là con vật được thỏa mãn
các tập tính tự nhiên“ (Appleby/Duncan/Fraser?)
– “Khỏe mạnh và cảm giác tốt” (Webster, 2005)
Năm Không thường được dùng làm khung để đánh
giá phúc lợi động vật
• Không bị đói khát
• Không bị bực bội, khó chịu
• Không bị đau đớn, bị thương hay bệnh tật
• Không bị hạn chế biểu hiện các tập tính tự nhiên
• Không bị đau khổ, sợ hãi
Khái niệm về phúc lợi động vật
Năm “Không”
Khái niệm về phúc lợi động vật
Đánh giá phúc lợi động vật
• Các chỉ tiêu về năng suất:
– Tuổi, bệnh tật, hành vi, trạng thái sinh lý,
sức sản xuất, sức sinh sản, vv
• Năm Không:
– Là những khởi đầu tốt để đánh giá phúc lợi
• Đánh giá đầu vào và đầu ra:
(i) “Đầu vào”: Những gì được cung cấp cho
con vật
(ii) “Đầu ra”: Ảnh hưởng của đầu vào đến
con vật.
Phúc lợi của vật nuôi
• Vấn đề phúc lợi cần được quan tâm ở vật nuôi
do sự thâm canh nhằm tăng năng suất đã ảnh
hưởng tới con vật.
– Một số lượng lớn động vật được nuôi nhốt ở mật độ
thâm canh cao
làm hạn chế cơ hội để con vật biểu hiện các tập
tính tự nhiên
các hành vi bất thường: cắn đuôi, nhổ lông,
– Các quy trình kỹ thuật có sự xâm hại con vật như cắt
mỏ, thiến, căt tai đánh dấu
Đau
Hạn chế các tập tính tự nhiên, vv.
Phúc lợi của vật nuôi
• Các loại vật nuôi đều được chọn lọc nhân tạo
theo hướng nâng cao năng suất nên thường
đã ảnh hưởng xấu đến phúc lợi động vật.
Vd. Gà thịt được chọn lọc và lai tạo theo hướng có
khối lượng lớn và sản xuất nhiều thịt nhất.
tăng tỷ lệ số con bị chân dị dạng
khối lượng tăng nhanh cũng gây căng thẳng
cho tim và phổi
Phúc lợi của vật nuôi
• Con vật thường bị tổn thương do:
– Phương pháp vận chuyển không phù hợp
– Phương pháp giết mổ không nhân đạo
- Quản lý chăn nuôi kém
• Sử dụng thuốc:
Vd. Kháng sinh
xuất hiện những dòng vi sinh vật kháng kháng sinh
Các vấn đề sức khỏe trầm trọng không chỉ cho con
vật mà cho cả con người.
Khoa học, đạo đức và luật pháp về
phúc lợi động vật
• Khoa học về phúc lợi động vật nghiên cứu,
đánh giá các tác động lên con vật ở các tình
huống và môi trường khác nhau, xem xét
quan điểm từ phía con vật.
• Đạo đức về phúc lợi động vật chú ý tới việc
con người nên đối xử như thế nào với con
vật.
• Luật pháp về phúc lợi động vật kiểm soát
việc con người đối xử với con vật như thế
nào.
Khoa học phúc lợi động vật
• Từ hàng ngàn năm nay con người đã quan tâm
đến cảm giác của động vật
• Khoa học nghiên cứu chính thống về vấn đề này
chỉ mới có khoảng 50 năm nay.
• Ở nước ta, animal welfare là một khái niệm còn
rất mới, được tạm dịch là phúc lợi động vật hay
quyền lợi động vật. Bắt đầu được đưa vào giảng
dạy ở cả bậc phổ thông và đại học
• Khoa học tìm cách lượng hoá các tác động lên
con vật thông qua các thước đo sinh lý, hành vi,
sức khỏe, sức sản xuất, v.v.
Đạo đức đối với vật nuôi
• Con người nuôi con vật để lấy thịt, trứng, sữa và
các sản phẩm khác
Phải có trách nhiệm đạo đức, đó là quan tâm cả
đến lợi ích của con vật.
Cần phải bảo vệ phúc lợi của con vật trên
phương diện phòng và điều trị bệnh, thiết kế
chuồng nuôi phù hợp, quản lý tốt, dinh dưỡng hợp
lý, bắt giữ và giết thịt con vật một cách nhân đạo.
• Đạo đức quan tâm tới hành động của con người,
xem xét vấn đề đạo đức của của con người trong
cách đối xử với con vật.
Luật pháp về phúc lợi động vật
• Luật pháp về animal welfare điều chỉnh các quy
tắc xã hội về cách sử dụng và đối xử với động
vật.
• Các nước văn minh có các luật chi tiết giám sát
việc bảo vệ với từng loài động vật.
• Ở các quốc gia thần quyền, luật bắt nguồn thuần
túy từ văn tự tôn giáo và được diễn giải bởi các
lãnh tụ tôn giáo. Luật trong trường hợp này là
‘không thể thay đổi’.
• Luật Thú y của Việt Nam đã đề cập đến AW,
nhưng còn rất sơ bộ
Animal welfare đối với con người
• AW tốt ít phí thú y, tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm lợi ích kinh tế.
• AW tốt trong vận chuyển và giết mổ giảm tổn thất và
giữ được chất lượng sản phẩm tốt lợi ích kinh tế.
• AW tốt trong chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ là đòi hỏi
của người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi ở các thị trường
văn minh lợi ích kinh tế.
• AW tốt duy trì đa dạng sinh học động vật phát triển
bền vững.
• Đối xử nhân đạo với động vật nhân cách con người tốt
hơn, nhân đạo hơn với chính con người ý nghĩa xã
hội.
Tóm tắt
• Các định nghĩa về phúc lợi động vật có
được từ ba ý niệm chính
– Khỏe mạnh thể chất
– Thoải mái về mặt tinh thần
– Được biểu hiện tập tính tự nhiên
• Các yếu tố hợp thành phúc lợi động vật:
– Khoa học
– Đạo đức
– Luật pháp