Chuyên đề 1 Một số vấn đề chung về thuế
1. Khái niệm thuế
- Nhà nước cần chi tiêu những khoản
gì?
- Làm sao nhà nước có tiền để chi tiêu?
“Thuế: hình thức động viên bắt buộc
một bộ phận thu nhập của cá nhân tổ
chức vào ngân sách nhà nước”
75 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Pháp luật thuế - Phần 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật Thuế
3 tín chỉ = 45 tiết học lý thuyết
Tài liệu
Hình thức đánh giá:
Bài tập chuyên cần + Kiểm tra giữa kỳ =
30% -40%
Thi kết thúc học phần = 60%-70%
Hình thức thi: tự luận
Chuyên đề 1
Một số vấn đề chung về thuế
1. Khái niệm thuế
- Nhà nước cần chi tiêu những khoản
gì?
- Làm sao nhà nước có tiền để chi tiêu?
“Thuế: hình thức động viên bắt buộc
một bộ phận thu nhập của cá nhân tổ
chức vào ngân sách nhà nước”
2. Đặc điểm
Tính bắt buộc (tại sao phải bắt buộc?)
Không hoàn trả trực tiếp, không đối
giá
3. Vai trò
Thu ngân sách nhà nước: là nguồn
thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Dự toán thu từ thuế năm 2017 là:
956.607 tỉ (tổng thu NSNN 1.212.180 tỉ,
tương đương 78,9%)
Điều tiết khoảng 20-21% GDP
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế
QPPL thuế
Quy phạm về nội dung các luật thuế
(các luật thuế và văn bản hướng dẫn
thi hành)
Quy phạm về đăng ký, kê khai, nộp,
quyết toán thuế (các VB QPPL quản lý
thuế)
Quy phạm về xử lý vi phạm pháp luật
về thuế (các VB QPPL về xử lý hành
chính, hình sự)
Nguồn của luật thuế
Hiến pháp
Luật thuế, luật quản lý thuế và các luật,
bộ luật có liên quan
Các Hiệp định (về ngoại giao, về tự do
hóa thương mại, về tránh đánh thuế
trùng)
Nghị định
Thông tư
Thực tế: công văn của Tổng Cục thuế,
Tổng cục Hải quan, các Cục thuế, v.v
Cấu trúc hệ thống thuế của một
quốc gia (tt)
Thuế
Thuế
trực thu
Thuế
gián thu
Cấu trúc hệ thống thuế của một
quốc gia
Thuế thu nhập
Thuế tiêu dùng
Thuế tài sản
Các loại thuế trong hệ thống
pháp luật thuế Việt Nam
Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế giá trị gia tăng
Thuế xuất nhập khẩu
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tài nguyên
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Kết cấu của Luật thuế
Tên gọi
Người nộp thuế
Đối tượng (hàng hoá, thu nhập, tài
sản) chịu thuế, không chịu thuế
Căn cứ tính thuế (thu nhập tính
thuế/giá tính thuế, thuế suất)
Phân biệt đối tượng tính thuế vs đối
tượng chịu thuế, đối tượng miễn thuế
Phương pháp tính thuế
Miễn thuế, giảm thuế
Chiến lược cải cách hệ thống thuế
Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của
Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chiến lược cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020
Mục tiêu:
Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống
nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy
sản xuất trong nước và là một trong những công cụ
quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng
và Nhà nước.
Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực,
hiệu quả;
Mục tiêu Chiến lược cải cách hệ thống
thuế giai đoạn 2011-2020 (tt)
Công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống
nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực
hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế
chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ
tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù
hợp với thông lệ quốc tế;
Nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính;
ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có
tính liên kết, tích hợp, tự động hoá cao.
Chuyên đề 2
Thuế thu nhập
1. Thu nhập là gì?
Khái niệm thu nhập xuất phát từ nông nghiệp: là hoa lợi
thu được hàng năm.
Là sự “tích lũy, tăng thêm” của cải. Tất cả những khoản
làm giàu thêm cho người nhận thì được gọi là thu
nhập(Mỹ, dựa trên Phán quyết của TA tối cao 1955, vụ
Commissioner v. Glenshaw Glass Co.)
Một khoản được gọi là thu nhập khi nó có “phát sinh”
thường xuyên từ một nguồn ổn định nào đó (ví dụ các
nước theo quan điểm này, không đánh thuế thu nhập
trên trúng thưởng xổ số)
2. Phân loại thu nhập
Dựa trên nguồn gốc
phát sinh thu nhập
Tiền lương, tiền công và
các khoản TN có nguồn
gốc từ tiền lương, tiền
công
Kinh doanh
Chuyển nhượng tài sản
Chuyển nhượng vốn
Tiền lãi cho vay
TN từ việc cho thuê tài
sản
Khoản nợ được xóa
TN từ bản quyền
Cổ tức
TN từ các khoản cấp dưỡng
TN từ bồi thường
Bảo hiểm
Do thừa kế
Tặng cho
Trúng thưởng
TN từ của rơi, vật bị chôn
giấu chìm đắm được tìm
thấy, tài sản vô chủ.
2. Phân loại thu nhập (tt)
Dựa trên chủ thể nhận thu nhập
Cá nhân
Tổ chức (nhà nước, doanh nghiệp, các t/c khác, nhà
thờ, chùa chiền)
Dựa trên sự “tác động” của người nhận thu nhập
TN chủ động (active income): người nhận thu nhập
phải thực hiện 1 công việc nào đó để nhận thu nhập
như tiền lương, tiền công (phải bỏ thời gian + công
sức)
TN thụ động (passive income)
Dựa trên hình thức của thu nhập
Bằng tiền
Hiện vật
2. Phân loại thu nhập (tt)
Dựa trên địa điểm phát sinh thu nhập
TN trong nước
TN ngoài nước
Dựa trên phạm vi thu nhập
TN tổng
TN ròng
Dựa trên tính hợp pháp
TN hợp pháp
TN bất hợp pháp
3. Thuế Thu nhập
3.1. Khái niệm
Là loại thuế điều tiết trực tiếp thu
nhập thực tế của các cá nhân, tổ chức
trong xã hội trong một khoảng thời
gian nhất định (GT-Học viện Tài
chính)
3.2. Vai trò
- Thu NSNN
- Điều tiết thu nhập, thực hiện công
bằng xã hội
- Là một trong các công cụ để thực
hiện các chính sách kinh tế của nhà
nước
3.3. Nguyên tắc đánh thuế
Theo tình trạng cư trú/quốc tịch
Theo nguồn phát sinh thu nhập
Thu nhập phải “thực tế có phát sinh”-
realization
Phải trừ các khoản chi phí tạo thu
nhập
3.4. Phương pháp đánh thuế
Theo từng nguồn thu nhập
Trên tổng thu nhập
Hỗn hợp
3.5. Yêu cầu cơ bản khi xác
định nội dung của thuế TN
Xác định người nộp thuế
Xác định thu nhập để tính thuế
TN chịu thuế/TN không chịu thuế
Các khoản giảm trừ
Thuế suất
Các trường hợp được giảm thuế, miễn
thuế
BÀI 1. THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN
1. Khái niệm, đặc điểm
Là loại thuế thu trên thu nhập chịu thuế
của cá nhân
- Thu trên tất cả cá nhân có thu nhập
chịu thuế
- Đây là loại thuế phức tạp
- Nguồn điều chỉnh có thể là luật quốc
tế (các hiệp định)
2. Vai trò
Thu NSNN
Điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua
việc khuyến khích làm việc hay nghỉ
ngơi, tiết kiệm hay tiêu dùng, đầu tư
hay không đầu tư, v.v
3. Người nộp thuế
Tiêu chí phân loại: cư trú, quốc tịch
Cư trú vs. quốc tịch
Cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú
Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc 12
tháng liên tục
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
Hoặc theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các
quốc gia (danh mục Hiệp định – xem trên website Tổng Cục thuế)
3. Người nộp thuế (tt)
Cá nhân không cư trú (không
thỏa điều kiện là cá nhân cư trú)
Câu hỏi:
Công dân VN có thể là đối tượng không
cư trú theo Luật thuế TNCN?
4. Thu nhập chịu thuế
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế
Đ/v cá nhân cư trú: là toàn bộ thu nhập
không kể phát sinh ở trong hay ngoài
nước
Đ/v cá nhân không cư trú: chỉ đánh
thuế lên thu nhập phát sinh ở VN
Cơ chế thực hiện?
10 loại thu nhập chịu thuế
4.1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh bao gồm:
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ;
Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của
cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành
nghề theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thu nhập từ kinh doanh quy định tại Luật
sửa đổi bổ sung một số điều tại các luật thuế
năm 2014 không bao gồm thu nhập của cá
nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu
đồng/năm trở xuống.
4.2. Thu nhập từ tiền lương,
tiền công
Là khoản TN mà người lao động nhận
được được có thể bằng tiền hoặc
không bằng tiền. Bao gồm:
Tiền lương tiền công và những khoản có
tính chất tiền lương, tiền công
Các khoản phụ cấp, trợ cấp
4.2. Thu nhập từ tiền lương tiền
công (tt)
Các khoản phụ cấp, trợ cấp không
được xem là TN chịu thuế
Các khoản thu nhập được miễn thuế
4.3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Cho cơ sở kinh doanh vay
Mua cổ phần
Góp vốn sản xuất, kinh doanh
4.4. Thu nhập từ chuyển
nhượng vốn
Là khoản thu nhập nhận được từ:
Chuyển nhượng phần vốn góp từ các tổ chức
kinh tế
Chuyển nhượng chứng khoán (cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng khoán khác)
TN từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức
khác
4.5. Thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất;
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở
hữu hoặc sử dụng nhà ở;
Thu nhập từ chuyển nhượng quyền
thuê đất, quyền thuê mặt nước;
Các khoản TN khác nhận được từ
chuyển nhượng bất động sản dưới
mọi hình thức
4.6. Thu nhập từ trúng thưởng
Trúng thưởng xổ số
Trúng thưởng khuyến mại
Trúng thưởng cá cược
Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc
thi có thưởng
4.7. Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền
sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ;
QSHTT: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản
trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan
đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và
quyền đối với giống cây trồng- Luật SHTT sửa đổi, bổ
sung 2009.
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học,
nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến
quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm,
ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hoá.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao
gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết
kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh
doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ
dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là
vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
4.8. Thu nhập từ nhượng quyền
thương mại
Điều 284, Luật Thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó
bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự
mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến
hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng
quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp
cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh
doanh
4.9. Thu nhập từ thừa kế
Chỉ thu thuế trên một số loại tài sản
nhất định:
Bất động sản,
Chứng khoán,
Phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế,
Tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu,
quyền sử dụng
4.10 Thu nhập từ quà tặng
Chỉ thu thuế trên một số loại quà
tặng nhất định:
Bất động sản,
Chứng khoán,
Phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế,
Tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu,
quyền sử dụng
5. Thu nhập được miễn thuế
Xem văn bản. Lưu ý Luật sửa đổi bổ sung một số điều
tại các luật thuế có bổ sung trường hợp miễn thuế:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền
viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng
tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận
tải quốc tế.
u
từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực
tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy
sản xa bờ.
Tại sao nhà nước lại miễn thuế đối với những khoản
thu nhập đó?
6. Căn cứ tính thuế
Thu nhập tính thuế (phân biệt với thu
nhập chịu thuế)
Thuế suất
6.1. Đối với cá nhân cư trú
Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát
sinh ở trong và ngoài nước
6.1.1. Thu nhập từ tiền lương,
tiền công
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu
thuế - (các khoản giảm trừ gia cảnh +
các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối
với một số ngành, nghề phải tham gia
bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự
nguyện+ các khoản đóng góp từ thiện,
nhân đạo, khuyến học)
6.1.1. Thu nhập từ tiền lương,
tiền công (tt)
Giảm trừ gia cảnh: cho bản thân
người chịu thuế + người phụ thuộc
(nếu có)
Khái niệm “phụ thuộc”. Ai là người
phụ thuộc?
Giảm trừ gia cảnh (tt)
Nguyên tắc khấu trừ:
1 người nộp thuế có thể có nhiều người
phụ thuộc
Mỗi người phụ thuộc chỉ được kê khai cho
một người nộp thuế
Mức giảm trừ
9 triệu đồng/tháng/người nộp thuế
3,6 triệu đồng/tháng/người phụ thuộc
Cho phép điều chỉnh khi chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) biến động trên 20%
so với thời điểm Luật có hiệu lực thi
hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức
giảm trừ gia cảnh gần nhất
6.1.1. Thu nhập từ tiền lương,
tiền công (tt)
Thuế suất: Biểu thuế lũy tiến từng
phần
Cách tính thuế: xác định thu nhập
tính thuế. Áp dụng biểu thuế
Ví dụ về tính thuế lũy tiến từng
phần
Ví dụ ông A có thu nhập tính thuế là
16 triệu đồng/tháng
Số thuế TNCN ông phải nộp là:
5trx5% + 5trx10% + 6trx15% =
1,65tr
6.1.2. Thu nhập từ kinh doanh
Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá
nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh
vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia
công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ
phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác
định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm
quyền ấn định doanh thu theo quy định của
pháp luật về quản lý thuế.
6.1.2. Thu nhập từ kinh doanh
(Theo Thông tư 92/2015)
Người nộp thuế: cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình
có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh
doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá
nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh
doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
(i) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề
được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy
định của pháp luật.
(ii) Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý
bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp
đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
(iii) Hợp tác kinh doanh với tổ chức.
(iv) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm
muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản không đáp ứng
điều kiện được miễn thuế
Phương pháp khoán
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế
khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh
doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất,
kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh thuộc diện
nộp thuế theo từng lần phát sinh, cá nhân cho
thuê tài sản, cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm
đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp
Cách tính thuế: doanh thu X tỉ lệ thuế tính trên
doanh thu
Phương pháp khoán (tt)
Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế
(trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền
bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng
dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá
đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được
căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá
đơn.
Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được
doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù
hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định
doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp
luật về quản lý thuế.
Phương pháp khoán (tt)
Thuế suất:
Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu
nguyên vật liệu: 2% .
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với
hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên
vật liệu: 1,5%;
Hoạt động kinh doanh khác: 1%.
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát
sinh
Người nộp thuế là cá nhân cư trú có phát sinh
doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam;
cá nhân kinh doanh không thường xuyên và
không có địa điểm kinh doanh cố định; cá nhân
hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức
xác định được doanh thu kinh doanh của cá
nhân.
Kinh doanh không thường xuyên được xác định tuỳ theo
đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh
vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn
hình thức khai thuế theo phương pháp khoán hoặc khai
thuế theo từng lần phát sinh.
Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt
động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa
hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi, ...
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân
kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát
sinh (tt)
Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế
đối với cá nhân nộp thuế theo từng
lần phát sinh là doanh thu tính thuế
và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường
hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền
gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác
định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ
bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi
thường, phạt vi phạm hợp đồng (đối với doanh thu tính
thuế thu nhập cá nhân) mà cá nhân kinh doanh được
hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được
tiền
Tỉ lệ thuế tính trên doanh thu giống như phương pháp
khoán
Phương pháp tính thuế đối với
cá nhân cho thuê tài sản
Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân
có phát sinh doanh thu từ cho thuê
tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt
bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi
không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho
thuê phương tiện vận tải, máy móc
thiết bị không kèm theo người điều
khiển; cho thuê tài sản khác không
kèm theo dịch vụ
Phương pháp tính thuế đối với
cá nhân cho thuê tài sản (tt)
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cho thuê tài
sản là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính
trên doanh thu.
Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động
cho thuê tài sản là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp
thuộc diện chịu thuế) của số tiền bên thuê trả từng kỳ theo
hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền
phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa
thuận tại hợp đồng thuê.
Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều
năm thì doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân xác định
theo doanh thu trả tiền một lần.
Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê tài
sản là 5%
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp
ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm,
bán hàng đa cấp
Người nộp thuế là cá nhân trực tiếp ký hợp
đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán
hàng đa cấp là cá nhân trực tiếp ký hợp đồng
với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hình
thức đại lý bán đúng giá.
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân làm đại lý xổ
số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp là doanh
thu tính thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
tính trên doanh thu.
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân trực tiếp ký
hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng
đa cấp (tt)
Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm
thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của
tổng số tiền hoa hồng, các khoản thưởng dưới
mọi hình thức, các khoản hỗ trợ và các khoản
thu khác mà cá nhân nhận được từ công ty xổ
số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp bán hàng đa cấp (sau đây gọi là tiền
hoa hồng).
Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân
làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa
cấp là 5%.
6.1.3. Thu nhập từ chuyển nhượng
vốn
Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn
góp:
TN tính thuế = giá bán –(giá vốn + chi
phí)
Thuế suất: 20%
Số thuế phải nộp = TN tính thuế x thuế
suất (20%)
6.1.3. Thu nhập từ chuyển nhượng
vốn (tt)
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế
được xác định là giá chuyển nhượng từng
lần
Thuế suất: 0,1%
Số thuế phải nộp = TN chịu thuế x thuế suất
(0,1%)
6.1.4. Thu nhập từ chuyển nhượng
bất động sản
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng
bất động sản được xác định là giá
chuyển nhượng từng lần
Thuế suất: 2%
Số thuế phải nộp: TN chịu thuế x
thuế suất (2%)
6.1.5. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập tính thuế = TN chịu thuế (là
khoản th