Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 5: Năng lực công nghệ

1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM • Theo UNIDO:  Khả năng đào tạo nhân lực;  Khả năng tiến hành nghiên cứu cơ bản;  Khả năng thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật;  Khả năng tiếp nhận và thích nghi các công nghệ;  Khả năng cung cấp và xử lý thông tin. • Theo WB:  Năng lực sản xuất, bao gồm: quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng, bảo quản tư liệu sản xuất, marketing sản phẩm;  Năng lực đầu tư, bao gồm: quản lý dự án, thực thi dự án, năng lực mua sắm, đào tạo nhân lực;  Năng lực đổi mới, bao gồm: khả năng sáng tạo, khả năng tổ chức thực hiện đưa kỹ thuật mới vào các hoạt động kinh tế.

pdf25 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản lý công nghệ - Bài 5: Năng lực công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0012108210 1 BÀI 5 NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ ThS. Phạm Huy Hân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0012108210 2 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Tăng trưởng trong khủng hoảng • Công ty Việt Ấn là một công ty gia đình được thành lập năm 2001. Năm 2003, công ty đã ký kết với một đối tác về việc nhập một dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc. Đến năm 2005 dây chuyền công nghệ này đã được Việt Ấn đưa vào khai thác. • Từ đó đến nay, trong bối cảnh khắc nghiệt của thị trường thức ăn gia súc ở Việt Nam, Việt Ấn vẫn có được sự tăng trưởng khá ổn định. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua, khi mà gần 70% doanh nghiệp vừa nhỏ của Việt Nam gặp khó khăn thì công ty vẫn duy trì được sức cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận: năm 2012 doanh số của công ty tăng 20% và lợi nhuận tăng 10% so với năm 2011. Ngoài các nguyên nhân như Marketing tốt, quản trị sản xuất tốt thì còn nguyên nhân cơ bản nào khác để lý giải sự thành công của Việt Ấn trong giai đoạn vừa qua? v1.0012108210 3 MỤC TIÊU • Trình bày được các quan niệm về năng lực công nghệ; • Phân tích được các chỉ tiêu đánh gía năng lực công nghệ; • Trình bày được các bước phân tích năng lực công nghệ của ngành và doanh nghiệp; • Trình bày được phương pháp lựa chọn công nghệ theo năng lực và khả năng sử dụng công nghệ. v1.0012108210 4 NỘI DUNG Khái quát về năng lực công nghệ Phân tích năng lực công nghệ Lựa chọn công nghệ theo năng lực và khả năng sử dụng công nghệ v1.0012108210 5 1. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 1.2. Định nghĩa năng lực công nghệ của S.Lall 1.1. Một số quan điểm 1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ v1.0012108210 6 1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM • Theo UNIDO:  Khả năng đào tạo nhân lực;  Khả năng tiến hành nghiên cứu cơ bản;  Khả năng thử nghiệm các phương tiện kỹ thuật;  Khả năng tiếp nhận và thích nghi các công nghệ;  Khả năng cung cấp và xử lý thông tin. • Theo WB:  Năng lực sản xuất, bao gồm: quản lý sản xuất, kỹ thuật sản xuất, bảo dưỡng, bảo quản tư liệu sản xuất, marketing sản phẩm;  Năng lực đầu tư, bao gồm: quản lý dự án, thực thi dự án, năng lực mua sắm, đào tạo nhân lực;  Năng lực đổi mới, bao gồm: khả năng sáng tạo, khả năng tổ chức thực hiện đưa kỹ thuật mới vào các hoạt động kinh tế. v1.0012108210 7 1.1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM Theo M. Fransman • Năng lực tìm kiếm các công nghệ để thay thế, lựa chọn công nghệ thích hợp để nhập khẩu; • Năng lực nắm vững công nghệ nhập khẩu và sử dụng có hiệu quả; • Năng lực thích nghi công nghệ nhập khẩu với hoàn cảnh và điều kiện địa phương tiếp nhận; • Năng lực cung cấp công nghệ đã có và năng lực đổi mới; • Năng lực thể chế hoá việc tìm kiếm những đổi mới và những đột phá quan trọng nhờ nghiên cứu và triển khai trong nước; • Năng lực tiến hành nghiên cứu cơ bản để tiếp tục nâng cấp công nghệ. Công ty cổ phần thiết bị bưu điện (POSTEF) đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất cáp quang cung cấp cho mạng viễn thông thay thế cho hàng nhập khẩu. v1.0012108210 8 1.2. ĐỊNH NGHĨA NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CỦA S.LALL • Năng lực công nghệ của quốc gia, ngành, cơ sở, là khả năng triển khai những công nghệ đã có một cách có hiệu quả và đương đầu được với những thay đổi lớn của công nghệ. • Hai yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ: • Khả năng đồng hoá công nghệ nhập khẩu; • Khả năng nội sinh tạo ra công nghệ. v1.0012108210 9 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ v1.0012108210 10 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ • Năng lưc vận hành công nghệ:  Năng lực chọn đúng đầu vào cho công nghệ;  Năng lực duy trì quá trình biến đổi ổn định;  Năng lực đảm bảo chất lượng như đã cam kết;  Năng lực marketing sản phẩm. • Năng lực tiếp nhận công nghệ từ bên ngoài:  Năng lực tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn công nghệ thích hợp;  Năng lực lựa chọn hình thức tiếp nhận công nghệ phù hợp nhất;  Năng lực lập hợp đồng chuyển giao công nghệ;  Năng lực tiếp thu công nghệ mới được chuyển giao;  Năng lực triển khai nhanh công nghệ đã tiếp nhận;  Năng lực tìm kiếm thị trường cho sản phẩm mới. v1.0012108210 11 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ (tiếp theo) • Năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ:  Năng lực tìm kiếm được đối tác thích hợp để giao công nghệ;  Năng lực chủ trì dự án giao công nghệ;  Năng lực đào tạo nguồn nhân lực cho bên tiếp nhận công nghệ;  Năng lực tìm kiếm nguồn tài chính và hình thức thanh toán thích hợp cho bên nhận công nghệ;  Năng lực tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho bên tiếp nhận công nghệ. • Năng lực đổi mới công nghệ:  Năng lực thích nghi công nghệ đã tiếp nhận bằng thay đổi nhỏ về sản phẩm, nguyên liệu;  Năng lực sao chép công nghệ được chuyển giao;  Năng lực thích nghi công nghệ được chuyển giao bằng thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ;  Năng lực tiến hành nghiên cứu và triển khai;  Năng lực sáng tạo công nghệ, tạo ra các sản phẩm mới. v1.0012108210 12 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ 2.2. Phân tích năng lực công nghệ của ngành 2.1. Mục đich của phân tích năng lực công nghệ 2.3. Phân tích năng lực công nghệ cơ sở v1.0012108210 13 2.1. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ • Để các nhà quản lý, các nhà lập chính sách sử dụng kết quả phân tích để xem xét các vấn đề công nghệ trong quá trình lập kế hoạch. • Xác định mặt mạnh, mặt yếu của cơ sở, của ngành, quốc gia so với các quốc gia khác; từ đó có biện pháp và đối sách phù hợp. v1.0012108210 14 2.2. PHÂN TÍCH NĂNG CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH v1.0012108210 15 2.3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ CƠ SỞ THEO ATLAS CÔNG NGHỆ Năng lực công nghệ theo Atlas công nghệ (6) Xác định giá trị tạo được do công nghệ đóng góp (G) (1) Lập bảng thang giá trị cho độ phức tạp và thủ tục cho điểm các thành phần công nghệ (2) Đánh giá mức độ hiện đại của các thành phần công nghệ (P,C,A,E) (3) Tính hệ số đóng góp của các thành phần công nghệ (T, H,I,O), ví dụ:  im i iTT . 1    ; 109 1          TTPTT i d i t i i di (4) Đánh giá cường độ đóng góp các thành phần công nghệ (t, h, i, o) (5) Tính giá trị hàm hệ số đóng góp của công nghệ ( ) v1.0012108210 16 VÍ DỤ Tổng công ty điện lực Việt Nam đánh giá năng lực công nghệ theo phương pháp ATLAS:  T = 0,73;  H = 0,46;  I = 0,51;  O = 0,49  t = 0,412;  h = 0,279;  i = 0,115;  o = 0,194 (Tác giả: Nguyễn Sỹ Trạm & Nguyễn Tuấn Phong, đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ số 7/2005) v1.0012108210 17 3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THEO NĂNG LỰC VÀ THEO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ • Việc lựa chọn công nghệ có thể dựa vào biến số đại diện cho năng lực gốc của công nghệ, tức là hàm hệ số đóng góp của công nghệ vào giá trị của sản phẩm (). • Có khi lựa chọn công nghệ có thể dựa vào hệ số hấp thụ: Hệ số hấp thụ công nghệ được xác định: Kcn = CN sử dụng/ CN gốc Khi không có tiêu chuẩn hấp thụ công nghệ thì công nghệ được lựa chọn là công nghệ có  max. v1.0012108210 18 VÍ DỤ Công ty đang sử dụng công nghệ được các thành phần cho trong bảng: Công nghệ này do công ty nhập từ nước ngoài từ công nghệ C với hệ số hấp thụ từng thành phần tương ứng: 100%, 50%, 50%, 40%. Tính hệ số hấp thụ công nghệ của công ty. T H I O A 0,7 0,3 0,3 0,3  0,3 0,3 0,2 0,2 v1.0012108210 19 VÍ DỤ Hướng dẫn trả lời: • Cách 1:  Tìm các thành phần công nghệ gốc: TA/TC = 1; HA/HC = 0,5 ; IA/IC = 0,5 ; OA/OC = 0,4;  Tính hàm hệ số đóng góp của công nghệ gốc C = 0,70,3. 0,60,3. 0,60,2. 0,750,2 = 0,657  Tương tự: A = 0,387 KC = A /C = 0,387/0,657 = 0,589 hay 58,9% • Cách 2: Áp dụng công thức hệ số hấp thụ thành phần KC = (KT)T . ( KH)H . (KI)I . (KO)O = 10,3. 0,50,3. 0,50,2. 0,750,2 = 0,589 hay 58,9%. TC HC IC Oc công nghệ gốc C 0,7 0,6 0,6 0,75 v1.0012108210 20 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: Ngoài các nguyên nhân như Marketing tốt, quản trị sản xuất tốt thì còn nguyên nhân cơ bản nào khác để lý giải sự thành công của Việt Ấn trong giai đoạn vừa qua? Trả lời: • Công ty đó chú trọng và xây dựng cho mình được trình độ năng lực công nghệ khá tốt: Họ đã có khả năng tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn công nghệ, đối tác thích hợp cũng như làm tốt việc chủ trì dự án tiếp nhận công nghệ và đã học tập, làm chủ được công nghệ được sản xuất ở nơi khác. • Trên cơ sở khả năng làm chủ công nghệ, công ty đã thực hiện những cải tiến nhỏ về công nghệ để thay thế một số nguyên liệu nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước để giảm sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài và hạ giá thành sản phẩm. v1.0012108210 21 CÂU HỎI MỞ Trình bày các biện pháp nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp? Gợi ý trả lời: • Nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thành phần công nghệ trong quá trình vận hành công nghệ. • Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá năng lực cấp quốc gia/ngành/cơ sở. • Đào tạo và tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tương ứng với mức độ hiện đại và độ phức tạp của phần vật tư kỹ thuật. • Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc thực thi quá trình nâng cao năng lực công nghệ v1.0012108210 22 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ cơ sở được phân thành mấy nhóm? A. 3 nhóm B. 4 nhóm. C. 5 nhóm. D. 6 nhóm. Trả lời: • Đáp án đúng là: B. 4 nhóm. • Giải thích: Có 4 chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ cơ sở: Năng lực vận hành; năng lực tiếp nhận công nghệ; năng lực hỗ trợ tiếp nhận công nghệ; năng lực đối mới công nghệ (tham khảo thêm trang 184–185, Giáo trình Quản lý công nghệ, 2013). v1.0012108210 23 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Năng lực sao chép, có thể có những thay đổi nhỏ về quy trình công nghệ là chỉ tiêu thuộc nhóm nào? A. Năng lực tiếp nhận công nghệ. B. Năng lực vân hành công nghệ. C. Năng lực hỗ trợ cho tiếp nhận công nghệ. D. Năng lực đổi mới công nghệ. Trả lời: • Đáp án đúng là: D. Năng lực đổi mới công nghệ. • Tham khảo thêm trang 185, Giáo trình Quản lý công nghệ, 2013). v1.0012108210 24 CÂU HỎI TỰ LUẬN Trình bày các bước phân tích định lượng năng lực công nghệ cơ sở theo Atlas công nghệ? Gợi ý trả lời: • Bước 1. Lập bảng thang giá trị cho độ phức tạp và thủ tục cho điểm các thành phần công nghệ. • Bước 2. Đánh gíá trình độ hiện đại của các thành phần công nghệ. • Bước 3. Tính hệ số đóng góp của từng thành phần công nghệ ứng với từng công đoạn. • Bước 4. Đánh giá cường độ đóng góp của các thành phần công nghệ. • Bước 5. Tính toán giá trị hàm hệ số đóng góp của công nghệ. • Bước 6: Xác định giá trị tạo được do công nghệ đóng góp. v1.0012108210 25 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Có nhiều quan điểm về năng lực công nghệ. Bài giảng sử dụng quan điểm về năng lực công nghệ của S.Lall; Bởi vì nó đề cập tới hai yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ, đó là năng lực đồng hóa công nghệ nhập và năng lực nội sinh tạo ra công nghệ. • Có 4 tiêu chí đánh giá năng lực công nghệ ở cơ sở. • Đánh giá năng lực công nghệ của một ngành gồm 7 bước. • Đánh giá năng lực công nghệ của một cơ sở theo Atlas công nghệ gồm 6 bước. • Có nhiều biện pháp nâng cao năng lực công nghệ.