Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 3: Định hướng kinh doanh

1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH • Định hướng kinh doanh là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục đích dài hạn và các phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục đích và nhiệm vụ của doanh nghiệp. • Tầm quan trọng của định hướng kinh doanh:  Đối phó với sự không ổn định và thay đổi của nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường;  Đưa ra các mục tiêu cho doanh nghiệp;  Tạo ra khả năng cho việc điều hành tác nghiệp của doanh nghiệp;  Kiểm tra được dễ dàng

pdf36 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh - Bài 3: Định hướng kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0011107221 1 BÀI 3 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH ThS. Nguyễn Thị Vân Anh v1.0011107221 2 TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP  Một số mô hình và phương pháp ra quyết định lựa chọn định hướng chiếnlược kinh doanh sẽ được giới thiệu cho các bạn. Định hướng kinh doanh của chủ doanh nghiệp chuỗi cửa hàng “Cà phê Đất Việt” mở rộng thị trường các tỉnh phía Nam chủ yếu chọn sản phẩm cà phê Weasel (cà phê chồn) làm mũi nhọn để quảng bá thương hiệu. Để ra quyết định thực hiện định hướng này doanh nghiệp phải sử dụng các mô hình hoạch toán và so sánh kết quả như: mô hình so sánh phương án đầu tư, mô hình mạng lưới PERT v1.0011107221 3 MỤC TIÊU Hiểu rõ định hướng kinh doanh của một doanh nghiệp là gì? Vai trò của định hướng kinh doanh và xác định nó theo cách thức nào? v1.0011107221 4 NỘI DUNG Các khái niệm cơ bản về định hướng kinh doanh;1 Một số mô hình và phương pháp ra quyết định lựa chọn định hướng chiến lược kinh doanh.2 v1.0011107221 5 HƯỚNG DẪN HỌC • Nắm bắt các vấn đề lý thuyết để tìm ra bản chất của những khái niệm cơ bản trong bài. • Phân tích liên hệ với thực tế các doanh nghiệp về các chức năng của quản trị kinh doanh. • Liên hệ tình huống và làm các bài tập thực hành để tăng khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. v1.0011107221 6 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH • Định hướng kinh doanh là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục đích dài hạn và các phương pháp tốt nhất để thực hiện những mục đích và nhiệm vụ của doanh nghiệp. • Tầm quan trọng của định hướng kinh doanh:  Đối phó với sự không ổn định và thay đổi của nội bộ doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường;  Đưa ra các mục tiêu cho doanh nghiệp;  Tạo ra khả năng cho việc điều hành tác nghiệp của doanh nghiệp;  Kiểm tra được dễ dàng. v1.0011107221 7 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH Quan điểm phát triển dài hạn Đường lối dài hạn Sách lược dài hạn Sứ mệnh DN Mục đích mục tiêu Chiến lược trung hạn Thủ tục Quy tắc Ngân sách Kế hoạch Chương trình Dự án Sơ đồ 3.1: Cơ cấu định hướng kinh doanh có không v1.0011107221 8 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH • Quan điểm: là tầm nhìn, sức nhận biết, tham vọng, là mong muốn của doanh nghiệp trong việc tổ chức, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. • Đường lối doanh nghiệp: là phương thức, biện pháp, nguồn lực, trình tự, nguyên tắc mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để đạt được đến mục đích, mong muốn sứ mệnh của mình. • Sách lược của doanh nghiệp: là phương thức, thủ thuật, mưu kế sâu sắc dài lâu mà doanh nghiệp đưa ra để từng bước thực hiện thành công đường lối của mình. v1.0011107221 9 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH (tiếp theo) Chiến lược của doanh nghiệp: Chiến thuật, chính sách, thủ đoạn, phương tiện thực hiện Chiến lược của doanh nghiệp Các quan điểm trung hạn Các mục tiêu lớn trung hạn Sơ đồ 3.1: Nội dung của chiến lược doanh nghiệp v1.0011107221 10 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH (tiếp theo) • Các mục tiêu là các định hướng ngắn hạn có tính chất hoạt động cụ thể, có thể đo lường và lượng hóa được kết quả. • Kế hoạch là bản kế các công việc dự tính phải làm (các mục tiêu) trong một khoảng thời gian xác định trên cơ sở các tính toán về việc lựa chọn cách thức phải tiến hành, các bước phải thực hiện, các phí tổn về thời gian và nguồn lực cần có, các giải pháp phải sử dụng. v1.0011107221 11 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH (tiếp theo) • Chương trình là tổ hợp các mục tiêu, các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, các nhiệm vụ, các bước phải tiền hành, các nguồn lực cần sử dụng và các yếu tố khác cần thiết để thực hiện một ý đồ lớn, một mục đích nhất định nào đó. • Chính sách doanh nghiệp: là tổng thể các quan điểm, chuẩn mực, biện pháp, thủ thuật mà chủ doanh nghiệp sử dụng trong việc điều hành doanh nghiệp để đạt đến các mục đích, mục tiêu sau một thời gian (từ 5-10 năm). v1.0011107221 12 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Để lựa chọn định hướng kinh doanh được một cách hợp lý doanh nghiệp cần phải sử dụng một số mô hình trong việc phân tích và ra quyết định. Chúng ta nghiên cứu trong hai trường hợp sau: • Trường hợp trong định hướng kinh doanh có đủ thông tin; • Trường hợp trong định hướng kinh doanh không đủ thông tin. v1.0011107221 13 2.1. TRƯỜNG HỢP ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH CÓ ĐỦ THÔNG TIN • Mô hình so sánh phương án kinh doanh dựa vào điểm hoà vốn; • Mô hình so sánh phương án đầu tư hiệu quả; • Mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglass; • Mô hình lý thuyết tồn kho, dự trữ; • Mô hình bài toán vận tải; • Mô hình bài toán sản xuất đồng bộ. v1.0011107221 14 2.1.1. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN KINH DOANH DỰA VÀO ĐIỂM HÒA VỐN • Đây là mô hình so sánh các phương án kinh doanh để từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu dựa trên điểm hoà vốn. • Công thức: E = tổng Doanh thu – tổng Chi phí hay E = tổng doanh thu – tổng (chi phí cố định + chi phí biến đối) – chi phí cơ hội của việc thực hiện phương án E = P  Qi – (FC + Qi  VC)  (1 + t  r) Trong đó: Q : Sản lượng hòa vốn; Qi : Sản lượng phương án kinh doanh i; FC : Chi phí cố định; VC : Chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị sản phẩm; P : Giá sản phẩm; E : Hiệu quả của dự án; T : Thời gian thực hiện dự án; r : Lãi suất. v1.0011107221 15 2.1.1. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN KINH DOANH DỰA VÀO ĐIỂM HÒA VỐN Bài tập ứng dụng: Doanh nghiệp có chi phí cố định hàng năm là 1.200 triệu VNĐ, mức sản lượng hàng năm có thể có 3 phương án sau. Tìm phương án ra quyết định tối ưu. PA Nội dung I II III Sản lượng (sản phẩm) 800 900 950 Chi phí thường xuyên (triệu đồng/sản phẩm) 2,1 2,0 1,9 Thời hạn dùng để bán hết sản phẩm mỗi năm (tháng) 12 15 18 Lãi vay ngân hàng (% tháng) 1 1 1 Giá bán có thể (triệu đồng/sản phẩm) 6,5 6,1 5,8 v1.0011107221 16 2.1.1. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN KINH DOANH DỰA VÀO ĐIỂM HÒA VỐN Hướng dẫn: • Ứng dụng điểm hòa vốn tính hiệu quả của phương án I. E1 = 6,5  800 – (1.200 + 800  2,1)  (1 + 12  0,01) = 1.974,4 (triệu đồng). (Vì sản phẩm làm ra phải bán kéo dài 12 tháng, lãi vay mỗi tháng 1%, 12 tháng là 0,12; cộng với gốc ban đầu 1 thành 1,12; hệ số điều chỉnh chi phí phải nhân với 1,12. • Hiệu quả của phương án II: E2 = 6,1  900 – (1.200 + 900  2) 1,15 = 2.040 (triệu đồng) • Hiệu quả của phương án III: E3 = 950  5,8 – (1.200 + 950  1,9) 1,18 = 1.964,1 (triệu đồng) Phương án ra quyết định ứng với max (E1, E2, E3) = E2 (phương án II). v1.0011107221 17 2.1.2. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ Trình tự thực hiện: • Tính toán nguồn tiền mặt thu hàng năm. • Tính toán nguồn tiền mặt chi hàng năm (thông qua báo cáo tài chính dự kiến). • Xác định lợi nhuận hàng năm. • Chọn tỷ suất chiết khấu i thích hợp. Việc chọn tỷ suất chiết khấu thường được dựa vào tỷ lệ lãi trên thị trường vốn.  Nếu vốn đầu tư là vốn vay thì tỷ suất chiết khấu i là lãi suất thực tế phải trả;  Nếu vốn đầu tư là vốn ngân sách cấp thì i là tỷ lệ lãi suất vay dài hạn của Nhà nước;  Nếu vốn đầu tư là vốn tự có thì tỷ suất chiết khấu i là chi phí cơ hội của số vốn đó. Chi phí cơ hội là tỷ lệ lợi nhuận cao nhất trong các dự án đầu tư khác đã bị bỏ qua do việc vốn đầu tư được đưa vào dự án đang xem xét. Thông thường vốn đầu tư của 1 dự án được vay từ nhiều nguồn có lãi suất khác nhau và lúc này tỷ suất chiết khấu được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền của các nguồn vốn đó. v1.0011107221 18 2.1.2. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ Nếu quy đổi tổng chi phí và tổng doanh thu về thời điểm kết thúc dự án theo công thức FV = PV (1 + i)n Trong đó: PV : Giá trị hiện tại của dòng tiền. FV : Giá trị tương lai của dòng tiền. i : Lãi suất. n : Số kỳ tính lãi.  Hiệu quả của phương án đầu tư = FV doanh thu – FV chi phí  Phương án được chọn là phương án có hiệu quả max. v1.0011107221 19 2.1.2. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ • Nếu quy đổi tổng chi phí và doanh thu về thời điểm hiện tại thì lợi nhuận ròng của dự án được tính theo công thức: NPV = Tổng thu cả đời dự án – Tổng chi cả đời dự án Hay NPV= Tổng tất cả giá trị hiện tại của lợi nhuận từng năm trừ đi tổng vốn đầu tư ban đầu. Trong đó: K: Tổng vốn đầu tư của dự án. i: Tỷ suất chiết khấu. n: Số năm tồn tại của dự án. • Điều kiện để 1 dự án đáng giá: NPV  0. n n t tt t t 0 t 0 1 1 NPV thu chi (1 i) (1 i)        v1.0011107221 20 2.1.2. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ (tiếp theo) Bài tập ứng dụng: Tìm phương án ra quyết định tối ưu trong việc lựa chọn các phương án đầu tư sau: PA Nội dung I II 1. Chi phí đầu tư xây dựng ban đầu (triệu đồng) - 2012 - 2013 - 2014 800 900 1.000 1.400 1.300 0 2. Khối lượng sản phẩm mỗi năm (sản phẩm/năm) 1.200 1.800 3. Chi phí sản xuất thường xuyên (triệu đồng/sản phẩm) 2,1 2,0 4. Lãi vay ngân hàng (% năm) 10 10 5. Giá bán có thể (triệu đồng/sản phẩm) 28 20,8 6. Thời hạn sử dụng công trình (năm) 3 2 7. Thu hồi sau thời hạn sử dụng (triệu đồng) 600 300 v1.0011107221 21 2.1.2. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ (tiếp theo) Biết phương án I đầu tư xây dựng 3 năm (từ 2012 – 2014). Sau đó khai thác sử dụng tiếp 3 năm (kết thúc vào năm 2017); còn phương án II kết thúc vào năm 2015. Hướng dẫn: Ta quy hết về năm 2017 để tính hiệu quả của phương án: • Đối với khoản thu, tính khoản thu từng năm thu được quy đổi về năm 2017 cộng với số tiền đầu tư thu về sau thời hạn sử dụng. • Đối với các khoản chi phải tính ngay từ đầu năm (tức vốn bỏ ra từ đầu). • Hiệu quả của phương án I quy đổi về năm 2017: E1 = 1.200  28  (1,12 + 1,11 + 1) + 600 – (800  1,16 + 900  1,15 + 1.000  1,14) – 1.200  2,1 (1,13 + 1,12 + 1,1) = 98.309 triệu đồng. • Hiệu quả của phương án II quy về năm 2017: E2 = 1.800  20,8  (1,13 + 1,12) + 300  1,12 – (1400  1,16 + 1.300  1,15 – 1.800  2 (1,14 + 1,13)) = 80.861 triệu đồng. • Phương án ra quyết định ứng với max (E1, E2 với E1 > 0, E2 > 0) là E1  phương án I được chọn. v1.0011107221 22 2.1.2. MÔ HÌNH SO SÁNH PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ (tiếp theo) Chú ý: Nếu trong đầu bài không cho một loại số liệu nào đó, ví dụ lãi vay ngân hàng không thấy ghi. Khi đó lúc làm bài phải đặt thêm lãi vay là a% (một thông số), sau đó lập luận vào các trường hợp giả định cụ thể (với a = 5% thì sao, a = 100% thì sao). Tương tự, nếu đề bài không ghi giá bán thì khi giải phải đặt thêm giá bán (phương án I giá bán là: P1 triệu đồng/sản phẩm. Phương án II là: P2 triệu đồng/sản phẩm. Sau đó cho P1, P2 các giá cụ thể để so sánh). v1.0011107221 23 2.1.3. MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI (PERT) PERT là phương pháp khoa học, sắp xếp công việc nhằm tìm ra khâu xung yếu nhất để có biện pháp bố trí vật tư, thiết bị, cán bộ phù hợp. Dựa và mô hình PERT, doanh nghiệp có thể có những quyết định lựa chọn định hướng kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn các nguồn lực của doanh nghiệp. v1.0011107221 24 2.1.3. MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI (PERT) Việc xây dựng mạng lưới PERT có thể thực hiện theo các bước sau: • Bước 1: vẽ sơ đồ logic toàn bộ công việc. Mỗi công việc biểu thị bằng một mũi tên. Mỗi đầu công việc có một vòng tròn gọi là các đỉnh. Trên mũi tên ghi nội dung và thời gian thực hiện công việc. • Bước 2: đánh số thứ tự các đỉnh (ghi góc trên cùng). Số thứ tự các đỉnh đánh theo nguyên tắc:  Đỉnh nào có mũi tên đi ra thì đánh số trước;  Đánh số từ trên xuống, từ trái qua phải. v1.0011107221 25 2.1.3. MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI (PERT) • Bước 3: tính thời hạn bắt đầu sớm (ghi góc trái)  Tính từ đỉnh nhỏ tới đỉnh lớn kế tiếp.  Đỉnh 1 có thời hạn bắt đầu bằng 0.  Đỉnh còn lại lấy số lớn nhất của tổng giữa thời hạn bắt đầu sớm ở đỉnh liền trước cộng với thời gian thực hiện công việc tiến về nó. v1.0011107221 26 2.1.3. MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI (PERT) • Bước 4: Tính thời hạn kết thúc muộn (ghi góc phải).  Tính lùi từ đỉnh có số thứ tự lớn về đỉnh có số thứ tự nhỏ kế tiếp.  Đỉnh cuối: thời hạn kết thúc muộn = thời hạn bắt đầu sớm.  Các đỉnh còn lại lấy số nhỏ nhất giữa thời hạn kết thúc muộn đỉnh trước trừ thời hạn thực hiện công việc lùi về nó. • Bước 5: Tìm đỉnh Găng. Đỉnh Găng là đỉnh có hiệu số giữa thời hạn kết thúc muộn và thời hạn bắt đầu sớm = 0. • Bước 6: Công việc Găng: Công việc Găng nối liền 2 đỉnh Găng, là công việc không có thời gian dự trữ. • Bước 7: Tìm đường Găng: Đường Găng nối liền các công việc Găng và đỉnh Găng, có tổng thời hạn thực hiện công việc bằng thời hạn kết thúc muộn. v1.0011107221 27 2.1.3. MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI (PERT) Bài tập ứng dụng: Vẽ sơ đồ mạng lưới PERT tìm đường găng của các công việc phải làm sau: v1.0011107221 28 2.1.3. MÔ HÌNH SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI (PERT) v1.0011107221 29 2.1.4. MÔ HÌNH HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLASS Nội dung: Tổng sản lượng sản xuất của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều nhân tố như trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ quản trị sản xuất và quy mô sản xuất, trình độ lành nghề của lao động, chất lượng nguyên vật liệu Tổng hợp lại, giá trị tổng sản lượng (X) có mối liên hệ phụ thuộc vào các yếu tố: vốn cố định (K), và tiền lương (L) với công thức sau: X = f(K, L) v1.0011107221 30 2.1.5. MÔ HÌNH LÝ THUYẾT TỒN KHO, DỰ TRỮ Mô hình này giúp cho việc quản trị kinh doanh đảm bảo cung ứng vật tư phục vụ sản xuất hoặc việc bố trí các điểm bán hàng với khối lượng hàng luân chuyển hợp lý, tránh tồn đọng hoặc thiếu hụt vật tư hàng hoá. Trong đó: Q: Số lượng tối ưu vật tư A trong mỗi lần đặt hàng. C: Chi phí mỗi lần đặt hàng. N: Nhu cầu vật tư hàng năm của doanh nghiệp. D: Chi phí lưu kho 1 đơn vị vật tư mỗi năm. L: Số lần đặt hàng trong năm. K: Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng = số ngày làm việc mỗi năm/L. T: Tổng chi phí cho việc dự trữ tồn kho. T = N QC D Q 2    2C N Q D  N L Q  v1.0011107221 31 2.1.6. MÔ HÌNH BÀI TOÁN VẬN TẢI Đây là mô hình tìm phương án vận chuyển tối ưu một số loại hàng hoá ở một số kho hàng đến một số cửa hàng tiêu thụ nhất định với chi phí vận chuyển, bốc dỡ và tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển đã được xác định. v1.0011107221 32 2.1.7. MÔ HÌNH BÀI TOÁN SẢN LƯỢNG ĐỒNG BỘ Đây là mô hình được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải sản xuất một loại sản phẩm với một số chi tiết, bộ phận tại một số phân xưởng với năng suất đã xác định để giúp doanh nghiệp quyết định bố trí các phân xưởng làm việc như thế nào để đạt hiệu quả lớn nhất. v1.0011107221 33 2.1.8. MÔ HÌNH BÀI TOÁN QUY HOẠCH TUYẾN TÍNH Đây là mô hình sử dụng cho việc ra quyết định quy về giải bài toán quy hoạch tuyến tính. v1.0011107221 34 2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP CÓ ÍT THÔNG TIN Để quyết định trong trường hợp này con người vẫn phải bằng kinh nghiệm, kiến thức, mức độ tự chịu trách nhiệm của mình để tự đưa ra quyết định mà công cụ chủ yếu là các mô hình dự đoán thống kê quen thuộc: Ma trận BCG (Boston Consulting Group): Là phương pháp lựa chọn giải pháp cạnh tranh do nhóm Boston Cosulting Group đề xướng năm 1960 trong tình huống thị trường sản phẩm đang nghiên cứu có một nhóm lớn (một doanh nghiệp lớn, một nhóm doanh nghiệp lớn) người bán đang chiếm lĩnh dẫn đầu thị trường và thị trường đang trong chiều phát triển (khả năng mua còn rất lớn, khách hàng tiềm năng còn nhiều). Ma trận BCG được biểu diễn trên một hệ toạ độ; trục tung biểu hiện tỷ lệ (%) tăng trưởng (thêm) của thị trường sản phẩm, trục hoành biểu hiện tỷ lệ (%) phần thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn so với phần thị trường của nhóm lớn chiếm lĩnh thị trường, ma trận bao gồm 2 dòng, 2 cột (chia thành 4 ô lớn tương ứng với 4 chiến lược cạnh tranh mà doanh nghiệp phải lựa chọn). v1.0011107221 35 2.2. TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP CÓ ÍT THÔNG TIN Ma trận BCG (Boston Consulting Group)- tiếp theo: • Chiến lược cạnh tranh nếu chọn ở vùng I (Question mark – Dấu hỏi)) chỉ sử dụng chi phí thấp chỉ bằng 10% (0,1) thị phần của nhóm chiếm lĩnh (bằng x) để thu lãi ít nhưng do tỷ lệ thị trường tăng nhanh (trên 10%) sản phẩm ít có ấn tượng với khách (vì chi phí sản xuất thấp tương ứng với chất lượng sản phẩm không cao. Chiến lược cạnh tranh loại này chỉ thích ứng với các doanh nghiệp nhỏ và yếu. • Chiến lược cạnh tranh chọn vào vùng II (Star – Ngôi sao), tương ứng với xu thế tốc độ tăng trưởng thị trường rất cao (10 – 20%), doanh nghiệp tham gia thị trường có tiềm lực lớn đầu tư cao có thị phần gấp 10 lần (90x) so với nhóm chiếm lĩnh cũ: khả năng thắng lợi cao (nhưng rủi ro cũng cao) và cần phải có nguồn lực hết sức to lớn, điều không dễ thực hiện trong điều kiện cạnh tranh ngày nay. • Chiến lược cạnh tranh chọn vào vùng III (Cash cow – Bò sữa), tương ứng với mức tăng thị trường không lớn (dưới 10%) nhưng có mức đầu tư lớn (thị phần gấp 10 lần so với nhóm chiếm lĩnh cũ); mức lãi thu nhỏ nhưng an toàn và lâu bền. • Chiến lược cạnh tranh chọn vào vùng IV (Dog – Chó), tương ứng với thị trường tăng trưởng chậm, mức đầu tư lại nhỏ (thị phần nhỏ so với nhóm chiếm lĩnh cũ), khả năng thu lãi quá nhỏ và mức độ tồn tại rất khó khăn. Ma trận BCG v1.0011107221 36 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Định hướng kinh doanh là một quá trình ấn định những nhiệm vụ, những mục tiêu, những mục đích dài hạn và các phương pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. • Bài học đưa ra các khái niệm có liên quan tới định hướng doanh nghiệp như: quan điểm phát triển, đường lối, sách lược, chiến lược của doanh nghiệp. • Các phương pháp ra quyết định để xác định định hướng chiến lược doanh nghiệp: mô hình so sánh phương án kinh doanh dựa vào điểm hoà vốn, mô hình so sánh phương án đầu tư hiệu quả, mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglass • Tùy vào đặc điểm, quy mô, tính chất doanh nghiệp và khả năng thu nhận thông tin mà doanh nghiệp áp dụng các phương pháp để ra quyết định.
Tài liệu liên quan