Thương mại là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường. Thương
mại có nhiều cách hiểu khác nhau.
Thương mại là một hành vi (mua hoặc bán) làm phát sinh quyền và nghĩa vụ với
nhau giữa các bên mua, bán hàng hóa.
Thương mại là một quá trình kinh tế bao gồm nghiên cứu tồng cung, tổng cầu; tổ
chức các mối quan hệ kinh tế, cân đối; ghép mối giữa các đơn vị sản xuất với đơn
vị tiêu dùng và tổ chức chuyển đưa hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.
Là một hoạt động kinh doanh. Lúc này thương mại đồng nghĩa với kinh doanh
thương mại.
Theo phạm vi hoạt động của thương mại chia thành thương mại của doanh nghiệp,
thương mại của nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế (Thương mại
toàn cầu).
Theo đối tượng mua bán chia thành thương mại theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
o Theo nghĩa hẹp thương mại là quá trình mua bán hàng hóa trên thị trường.
o Theo nghĩa rộng thương mại là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ. Sản
phẩm dịch vụ có thể là một quyết định quản lý, một lời khuyên, một công trình
nghệ thuật, sự bảo hiểm cho hàng hóa tài sản kinh doanh.
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị kinh doanh thương mại - Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203 7
BÀI 2
KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRONG CƠ CHẾ
THỊ TRƯỜNG
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại (Tập 1, 2), NXB Lao động –
Xã hội, 2005.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Đặc điểm của kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường.
Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của kinh doanh thương mại.
Nội dung cơ bản của kinh doanh thương mại.
Mục tiêu
Hiểu được các khái niệm: Thương mại, kinh doanh, kinh doanh thương mại.
Nắm được đặc điểm kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường ở Việt Nam.
Hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của kinh doanh thương mại.
Nắm vững các nội dung cơ bản của kinh doanh thương mại.
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
8 TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203
Tình huống dẫn nhập
Công ty Bạch Hạc
Bạch Hạc là nhà phân phối chuyên nghiệp các sản phẩm hóa mỹ phẩm cao cấp nhập khẩu từ
nước ngoài. Công ty đã thành công trong việc phân phối các sản phẩm như sữa tắm, kem dưỡng
da, phấn trang điểm, nước hoa. Đầu năm nay, Bạch Hạc giới thiệu một sản phẩm mới là một loại
dầu gội đầu cao cấp của Nhật Bản. Doanh số bán hàng của sản phẩm mới này quý đầu tiên rất thấp,
chỉ bằng 20% doanh số bán hàng dự kiến. Giám đốc kinh doanh của Bạch Hạc muốn tìm hiểu
nguyên nhân của tình trạng này và đề ra các biện pháp để nâng cao doanh số bán.
1. Doanh số bán thấp của sản phẩm dầu gội đầu mới có thể do những nguyên
nhân gì?
2. Đặc điểm của nhóm khách hàng chuyên mua các sản phẩm hóa mỹ phẩm cao
cấp nhập khẩu từ nước ngoài là gì? Liệu có phải là Bạch Hạc chưa nghiên cứu
kỹ thị trường và tâm lý khách hàng trước khi phân phối sản phẩm?
3. So với các sản phẩm khác mà công ty đã phân phối thành công, sản phẩm
mới này có đặc điểm gì khác mà công ty cần lưu ý?
4. Để có thể thành công trong việc phân phối sản phẩm dầu gội đầu mới, Bạch
Hạc nên thực hiện các biện pháp gì?
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203 9
2.1. Đặc điểm của kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
2.1.1. Các khái niệm về thương mại, kinh doanh và kinh doanh thương mại
Thương mại là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường. Thương
mại có nhiều cách hiểu khác nhau.
Thương mại là một hành vi (mua hoặc bán) làm phát sinh quyền và nghĩa vụ với
nhau giữa các bên mua, bán hàng hóa.
Thương mại là một quá trình kinh tế bao gồm nghiên cứu tồng cung, tổng cầu; tổ
chức các mối quan hệ kinh tế, cân đối; ghép mối giữa các đơn vị sản xuất với đơn
vị tiêu dùng và tổ chức chuyển đưa hàng hóa trong nền kinh tế quốc dân.
Là một hoạt động kinh doanh. Lúc này thương mại đồng nghĩa với kinh doanh
thương mại.
Theo phạm vi hoạt động của thương mại chia thành thương mại của doanh nghiệp,
thương mại của nền kinh tế quốc dân và thương mại quốc tế (Thương mại
toàn cầu).
Theo đối tượng mua bán chia thành thương mại theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
o Theo nghĩa hẹp thương mại là quá trình mua bán hàng hóa trên thị trường.
o Theo nghĩa rộng thương mại là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ. Sản
phẩm dịch vụ có thể là một quyết định quản lý, một lời khuyên, một công trình
nghệ thuật, sự bảo hiểm cho hàng hóa tài sản kinh doanh...
Kinh doanh là sự thực hiện một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản
xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm thu lợi nhuận. Đó là sự đầu tư tiền của và
công sức vào một lĩnh vực nào đó nhằm thu lợi nhuận.
Kinh doanh thương mại là việc đầu tư tiền của, công sức vào việc mua bán hàng hóa
và thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng nhằm thu lợi nhuận.
Như vậy giữa thương mại (theo nghĩa hẹp) và kinh doanh thương mại có sự khác nhau
về hành vi, mục đích, quan hệ và đối tượng tham gia:
Thương mại Kinh doanh thương mại
Hành vi Mua hoặc Bán Mua để Bán
Mục đích Có hoặc không kiếm lời trực tiếp từ
hành vi mua – bán.
Sản phẩm Tiền (Bán),
Tiền Sản phẩm (Mua)
Kiếm lời trực tiếp qua hành vi
mua – bán.
Tiền Sản phẩm Tiền
Mua Bán
Đối tượng tham gia 2 (người bán, người mua) 3 (người bán, người mua, người
trung gian)
Phạm vi Rộng hơn (lĩnh vực thương mại) Hẹp hơn (ngành thương mại)
Quan hệ Tạo cơ hội Khai thác cơ hội
2.1.2. Đặc điểm của kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường ở Việt Nam
Kinh doanh thương mại là hoạt động trong lĩnh vực phân phối lưu thông, đặc điểm
này ảnh hưởng đến vốn, cơ cấu chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại.
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
10 TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203
Cạnh tranh gay gắt và quyết liệt.
Khách hàng là người mua, là người quyết định thị
trường, quyết định người bán.
Khách hàng chỉ quan tâm đến hàng hóa có chất lượng
cao, giá cả phải chăng và được phục vụ thuận tiện.
Người mua đòi hỏi người bán phải quan tâm đến
lợi ích của mình.
Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi.
Kinh doanh thương mại diễn ra trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý.
Phát triển dịch vụ là phương tiện để nâng cao trình độ thỏa mãn nhu cầu.
Kinh doanh trong thời kỳ hội nhập là kinh doanh theo luật pháp và thông lệ quốc tế.
2.2. Mục đích, chức năng và nhiệm vụ của kinh doanh thương mại
2.2.1. Mục đích của kinh doanh thương mại
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi. Mục đích của kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường là lợi
nhuận, tăng trưởng thế lực và đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
2.2.2. Các chức năng của kinh doanh thương mại
Kinh doanh thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa từ nguồn hàng
đến lĩnh vực tiêu dùng. Kinh doanh thương mại xuất hiện do phân công lao động
xã hội, chuyên thực hiện việc trao đổi hàng hóa, lưu thông hàng hóa nên thông
thạo thị trường, thực hiện được sự vận động hợp lý hàng hóa, lưu chuyển hàng hóa
nhanh và tiết kiệm được chi phí lưu thông. Nếu doanh nghiệp sản xuất đảm nhận
tất cả các khâu này thì doanh nghiệp sản xuất phải mở rộng hệ thống tiêu thụ sản
phẩm; doanh nghiệp sản xuất sẽ phân tán vốn đầu tư, phân tán các nguồn lực ở cả
hai khâu sản xuất và lưu thông. Nếu doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm qua
trung gian thì doanh nghiệp sản xuất sẽ không phải đầu tư nhiều vào khâu tiêu thụ
sản phẩm; có thể dành các nguồn lực để tiếp tục tăng vòng quay của sản xuất.
Trong khi đó doanh nghiệp thương mại có điều kiện mở rộng lưu thông, thực hiện
việc đưa hàng hóa đến đúng nơi, đúng thời gian, đúng đối tượng có nhu cầu và hạ
được phí lưu thông hàng hóa. Thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa một cách
chuyên nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tổ chức quá trình lưu
thông một cách hợp lý, nhanh chóng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
về cả giá trị sử dụng và giá cả hợp lý. Doanh nghiệp thương mại là người cung ứng
hàng hóa cho khách hàng, doanh nghiệp thương mại cũng phải quan tâm đến giá
trị sử dụng của hàng hóa, phải biết hàng hóa được dùng như thế nào, dùng làm gì
đối tượng nào dùng, thời gian và địa điểm mua bán. Doanh nghiệp sản xuất và người
tiêu dùng cần giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng với giá cả phải chăng. Vì vậy, doanh
nghiệp thương mại phải chú ý cả giá trị sử dụng của hàng hóa và chi phí lưu thông
hàng hóa để hàng hóa có giá cả hợp lý, khách hàng có thể chấp nhận được.
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203 11
Kinh doanh thương mại thực hiện chức
năng tiếp tục quá trình sản xuất trong
khâu lưu thông. Kinh doanh thương mại
nằm ở khâu trung gian giữa một bên là
sản xuất và phân phối, một bên là tiêu
dùng sản phẩm. Tiêu dùng có hai loại:
tiêu dùng sản xuất thì sản phẩm lại trở lại
quá trình sản xuất còn tiêu dùng cá nhân
thì sản phẩm sẽ thỏa mãn trong quá trình
tiêu dùng cá nhân và thoát ra khỏi quá trình sản xuất xã hội. Trong quá trình trao
đổi hàng hóa, lưu thông sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng, các
doanh nghiệp thương mại phải thực hiện việc phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận
chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sửa chữa, lắp
ráp, bảo hành sản phẩm Đây chính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong
quá trình lưu thông. Chức năng này nhằm hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để
sản phẩm thích hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với chức năng này đòi hỏi
các doanh nghiệp thương mại cũng phải hiểu biết tính chất kỹ thuật của sản phẩm,
phải hiểu lĩnh vực sản xuất (nguồn hàng) và phải hiểu được công dụng của sản
phẩm và nhu cầu của lĩnh vực tiêu dùng. Như vậy, kinh doanh thương mại có chức
năng lưu thông hàng hóa là một chức năng kinh tế chủ yếu, nhưng gắn rất chặt chẽ
với chức năng kỹ thuật sản phẩm, tức là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong
khâu lưu thông, chỉ bị quá trình lưu thông che giấu đi. Một mặt khác nữa, trong
quá trình thực hiện lưu thông hàng hóa, do điều kiện nguồn hàng trong nước còn
ít, chưa phát triển, các doanh nghiệp thương mại còn phải thực hiện việc tổ chức
sản xuất, đầu tư, khai thác tạo nguồn hàng để tạo ra các sản phẩm thay thế hàng
nhập ngoại có giá cả phải chăng để chủ động trong nguồn hàng và thích hợp với
nhu cầu của khách hàng.
Kinh doanh thương mại thực hiện chức năng dự trữ hàng hóa, điều hòa cung cầu.
Chức năng của kinh doanh thương mại là mua hàng hóa vào để cung ứng đầy đủ,
kịp thời, đồng bộ, đúng chất lượng, số lượng, ở những nơi thuận tiện cho khách
hàng. Nhờ có hàng hóa dự trữ mà doanh nghiệp thương mại có thể thỏa mãn đầy
đủ, kịp thời nhu cầu về hàng hóa của khách hàng. Nhờ có hệ thống mạng lưới rộng
(kho trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý) mà doanh nghiệp thương mại
có thể bảo đảm thuận lợi cho khách hàng mua những hàng hóa cần thiết, vừa tiết
kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa. Để thoả mãn nhu cầu của khách
hàng và khả năng của khách hàng, doanh nghiệp thương mại phải mua những mặt
hàng có chất lượng tốt, đúng yêu cầu của khách hàng, nhưng lại phải ở nơi có
nguồn hàng phong phú, nhiều, rẻ, sau khi cộng với chi phí lưu thông đưa đến thị
trường bán, khách hàng vẫn có thể chấp nhận được. Điều này, một cách tự nhiên,
kinh doanh thương mại thực hiện việc điều hòa cung cầu từ nơi có mặt hàng nhiều,
phong phú, rẻ đến nơi mặt hàng đó ít, khan hiếm, đắt, hoặc mua hàng khi thời vụ
và bán hàng quanh năm, cung - cầu hàng hóa được điều hòa. Ngày nay, trong kinh
doanh thương mại, nhờ phát triển các hoạt động dịch vụ mà khách hàng còn được
phục vụ kịp thời, thuận lợi và văn minh. Nhờ chuyên môn hóa ngày càng cao trong
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
12 TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203
hoạt động kinh doanh, nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ mới trong vận
chuyển, dự trữ, bảo quản hàng hóa và các máy móc thiết bị mới, các doanh nghiệp
thương mại có khả năng hạ chi phí kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa nhanh, mở
rộng thị trường, cũng như không ngừng cải tiến và hợp lý hoạt động kinh doanh và
vận động của hàng hóa.
2.2.3. Nhiệm vụ của kinh doanh thương mại
Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
thỏa mãn đầy đủ, kịp thời và thuận lợi các
nhu cầu hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất và
tiêu dùng.
Cung ứng những hàng hóa có chất lượng
tốt, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng sản
phẩm, về vệ sinh và bảo vệ môi trường, phù
hợp với xu thế của tiêu dùng hiện đại, thúc
đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội phát triển, thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ
trong sản xuất với giá cả thích hợp.
Phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh.
Giảm chi phí kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tuân thủ luật pháp
và chính sách xã hội.
2.3. Nội dung cơ bản của kinh doanh thương mại
Có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nội dung của kinh doanh thương mại. Xét về
mặt các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh thì nội dung của kinh doanh thương mại gồm:
2.3.1. Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về loại hàng hóa và dịch vụ để
lựa chọn lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh
Đối tượng của kinh doanh thương mại là hàng hóa và dịch vụ trong buôn bán. Doanh
nghiệp thương mại có thể kinh doanh một loại hàng hóa (chuyên doanh) hoặc vài
nhóm loại hàng hóa khác nhau (tổng hợp) hoặc kinh doanh hỗn hợp (vừa kinh doanh
vừa sản xuất, gia công hàng hóa), nhưng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh,
doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường và xác định nhóm loại mặt hàng để lựa chọn
kinh doanh. Có rất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Mỗi loại hàng hóa khác nhau có
đặc tính cơ, lý, hóa học và trạng thái khác nhau, có nhu cầu tiêu dùng cho các khách
hàng khác nhau: tiêu dùng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng cá
nhân. Doanh nghiệp thương mại phải nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng
cho khu vực thị trường mình định kinh doanh và sự đáp ứng cho các nhu cầu về mặt
hàng đó hiện nay. Doanh nghiệp thương mại cũng cần phải xem xét các nguồn cung
ứng các sản phẩm đó (sản xuất trong nước hay hàng nhập khẩu); cũng có thể có những
mặt hàng hiện chưa có trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp định kinh doanh
nhưng qua nghiên cứu nhu cầu, doanh nghiệp tin chắc rằng khi đưa vào kinh doanh sẽ
có khách hàng và khách hàng ngày càng tăng lên. Nghiên cứu thị trường và xác định
nhu cầu thị trường về mặt hàng doanh nghiệp sẽ kinh doanh phải trên cơ sở doanh
nghiệp có đủ trình độ chuyên môn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm được khả năng
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203 13
nguồn hàng đã biết và có khả năng khai thác, đặt hàng,
mua hàng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tốt
hơn cách đáp ứng nhu cầu hiện tại. Từ đó doanh
nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị mặt hàng,
chuẩn bị các điều kiện để đưa vào hoạt động kinh
doanh. Việc nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu
của khách hàng về loại hàng hóa doanh nghiệp lựa
chọn kinh doanh không phải chỉ làm một lần mà trong quá trình tồn tại, phát triển kinh
doanh, doanh nghiệp thương mại luôn phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường về mặt
hàng để đưa vào kinh doanh những mặt hàng cùng loại, mặt hàng mới, tiên tiến, hiện
đại có nhu cầu trên thị trường; cũng như cách đáp ứng cho các nhu cầu của khách
hàng sao cho kịp thời, thuận tiện và văn minh hơn.
2.3.2. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh
Trong môi trường đầy biến động để phục vụ khách hàng tốt hơn cần phải có chiến
lược và kế hoạch kinh doanh, sự cần thiết của chiến lược trong kinh doanh là do bản
thân quá trình sản xuất đã có kế hoạch đồng thời tạo thế chủ động trong hoạt động
nghiệp vụ đòi hỏi phải có chiến lược và kế hoạch, có phương án kinh doanh cụ thể
hơn. Doanh nghiệp thương mại cũng cần phải xây dựng và thực hiện chiến lược kinh
doanh nếu muốn tồn tại lâu dài và phát triển nhanh. Trong môi trường cạnh tranh, việc
xác định đúng chiến lược kinh doanh và thực hiện kinh doanh theo chiến lược là nội
dung quan trọng để dắt dẫn doanh nghiệp thương mại đứng vững trong môi trường
cạnh tranh và phát triển nhanh theo mục tiêu đã chọn.
2.3.3. Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh
Kinh doanh thương mại cũng phải huy động các nguồn lực để tiến hành các hoạt động
kinh doanh. Các nguồn lực mà doanh nghiệp thương mại phải huy động để đưa vào
hoạt động kinh doanh là: vốn hữu hình như tiền, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ...; nhà
cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng và vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu
hàng hóa, sự tín nhiệm của khách hàng... và con người với tài năng, học vấn, kinh
nghiệm, nghề nghiệp được đạo tạo, trình độ quản lý... được huy động vào kinh doanh.
Đây là nguồn tài sản quý hiếm của doanh nghiệp. Dù người quản trị doanh nghiệp có
tài huy động đến mức nào thì nguồn tài sản của doanh nghiệp cũng chỉ là có hạn. Vấn
đề còn lại là doanh nghiệp kết hợp các nguồn lực vật chất với con người cụ thể như
thế nào để doanh nghiệp có thể tiến hành một cách nhanh chóng, thuận lợi và rút ngắn
được thời gian chuẩn bị, có kết quả và phát triển kinh doanh cả bề rộng lẫn bề sâu.
Việc huy động nguồn lực là điều kiện tiền đề không thể thiếu được nhưng việc sử
dụng nguồn lực một cách hợp lý, có kết quả và hiệu quả mới là hoạt động quyết định
sự thành công của kinh doanh. Việc quyết định phương hướng, kế hoạch sử dụng
nguồn lực do tập thể hội đồng quản trị doanh nghiệp có trách nhiệm, song về cơ bản
phải do tài năng của giám đốc và hệ thống tham mưu chức năng giúp giám đốc, cũng
như sự phát huy khả năng của mọi thành viên trong doanh nghiệp, vấn đề kỷ luật, kỷ
cương trong doanh nghiệp và vấn đề khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần
đối với mọi thành viên.
Bài 2: Kinh doanh thương mại trong cơ chế thị trường
14 TXTMKT02_Bai2_v1.0014111203
2.3.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh
Hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp
thương mại là hoạt động mua hàng để bán. Tổ chức tạo
nguồn hàng, khai thác, gia công, đặt hàng, ký kết các
hợp đồng mua hàng để bảo đảm nguồn hàng cho doanh
nghiệp là khâu nghiệp vụ quan trọng để doanh nghiệp
có hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tổ
chức mạng lưới bán hàng và phân phối hàng hóa cho
mạng lưới bán hàng cơ hữu và đại lý bán hàng là
nghiệp vụ kinh doanh quan trọng bậc nhất bởi vì chỉ có bán hàng doanh nghiệp mới
thu hồi được vốn, mới có nguồn trang trải chi phí lưu thông và mới có lãi để tái đầu tư
mở rộng và phát triển kinh doanh. Doanh nghiệp thương mại cũng phải dự trữ hàng
hóa để bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và ổn định cho khách hàng. Để
thực hiện tốt nghiệp vụ mua bán hàng hóa, doanh nghiệp phải tổ chức các kho hàng để
dự trữ hàng hóa đủ tiêu chuẩn chất lượng đưa vào lưu thông. Doanh nghiệp thương
mại còn phải tổ chức tốt hệ thống thu mua, đặt hàng, khai thác, tiếp nhận hàng hóa để
có nguồn hàng hóa phong phú, ổn định, chất lượng tốt. Doanh nghiệp thương mại cần
phải tổ chức tốt hệ thống các quầy hàng (lưu động và cố định), cửa hàng, các siêu thị,
trung tâm thương mại, cũng như hệ thống đại lý để bán hàng cho khách hàng một cách
thuận lợi và kịp thời. Để giảm chi phí kinh doanh, đặc biệt chi phí lưu thông, doanh
nghiệp thương mại cần tổ chức hợp lý nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hàng
hóa ở các ga, cảng đầu mối tiếp nhận hàng hóa, tổ chức tốt chân hàng và hợp đồng vận
chuyển để hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nguồn hàng về nơi sử dụng, loại bỏ
tình trạng vận chuyển loanh quanh, ngược chiều, không tận dụng hết trọng tải của các
phương tiện vận chuyển, cũng như tăng chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Trong
hoạt động kinh doanh thương mại, doanh nghiệp thương mại cần phải tiến hành hoạt
động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương
mại. Các hoạt động xúc tiến thương mại gồm: bán hàng cá nhân, quảng cáo thương
mại, hội chợ triển lãm thương mại, quan hệ công chúng, xúc tiến bán hàng, ứng dụng
công nghệ thông tin như bán hàng qua điện thoại, internet, xây dựng, bảo vệ và quảng
bá thương hiệu. Trong hoạt động kinh doanh thương mại cần phải thực hiện các hoạt
động dịch vụ phục vụ khách hàng. Chỉ có thực hiện các hoạt động dịch vụ linh hoạt, đa
dạng, phong phú mới có thể thu hút được khách hàng và khách hàng tương lai đến với
doanh nghiệp.
2.3.5. Quản trị lao động, vật tư, tiền vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Quản trị doanh nghiệp thương mại cũng phải quản trị các yếu tố cơ bản của kinh
doanh là vốn kinh doanh,