• Phân tích công việc là một tiến trình
được xác định một cách có hệ thống các
nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết để thực
hiện các công việc trong một tổ chức;
• Phân tích công việc còn được hiểu là quá
trình nghiên cứu nội dung công việc;
• Phân tích công việc là công cụ thiết yếu
của mọi chương trình quản trị nguồn
nhân lực như: Tuyển dụng, đào tạo và
phát triển, đánh giá thành tích, đãi ngộ.
24 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực - Bài 3: Phân tích, thiết kế công việc - Trần Việt Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v2.0014101210
1
BÀI 3
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trần Việt Hùng
v2.0014101210
2
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Thành Trung - được tuyển dụng vào vị trí kế toán của một Công ty, là người
khá nhanh nhẹn và tốt bụng nên được nhiều người trong Công ty qúy mến.
Ngoài vững về chuyên môn kế toán - tài chính, Trung còn rất thạo về máy tính.
Do vậy, mỗi khi máy tính của ai trong Công ty bị hỏng hay trục trặc thì thường
không gọi cho công ty dịch vụ sữa chữa bảo hành máy tính bên ngoài, mà trực
tiếp nhờ luôn Trung. Lúc đầu Trung rất vui vẻ giúp đỡ mọi người. Nhưng sau
đó, do có quá nhiều người nhờ nên Trung thường xuyên phải làm thêm giờ để
hoàn thành công việc (công việc chính của Trung là kế toán tổng hợp).
Vì vậy, Trung sau đó bắt đầu có những biểu hiện khó chịu, bất mãn. Anh cảm
thấy mình bị đối xử không công bằng vì phải làm thêm việc trong khi không
được trả thêm lương.
1. Biểu hiện thái độ và phản ứng của nhân viên nói
trên có thường xảy ra trong các doanh nghiệp
hay tổ chức mà bạn biết hay không ?
2. Nếu là người phụ trách của phòng nhân sự, Bạn
sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?
3. Bản mô tả công việc cần được trình bày thế như
thế nào là hợp lý?
v2.0014101210
3
• Học viên hiểu được khái niệm và ý nghĩa
của phân tích công việc - một công cụ cơ
bản nhất của QTNNL;
• Hiểu được quy trình các bước thực hiện
phân tích công việc, những thông tin cần
thiết và phương pháp thu thập thông tin
để thực hiện phân tích công việc;
• Hiểu được nội dung chính và sự cần thiết
của việc xây dựng bản mô tả và tiêu
chuẩn công việc;
• Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của việc
thiết kế công việc;
• Hiểu được các yếu tố cơ bản ảnh hưởng
đến thiết kế công việc; Các phương pháp
thiết kế công việc.
MỤC TIÊU
v2.0014101210
4
• Học viên đọc tài liệu trong 2 giờ.
• Học viên đóng vai một người lao
động trong thực tế và trả lời những
câu hỏi thường gặp: Người lao động
có tác nghiệp gì? Khi nào công việc
được hoàn tất? Công việc được thực
hiện ở đâu? Như thế nào? Tại sao
phải thực hiện công việc đó? Để
thực hiện công việc đó cần hội đủ
những tiêu chuẩn, trình độ nào?
• Học viên tìm hiểu doanh nghiệp và
nhà quản trị cần làm gì để cung cấp
và xác định đúng đắn, phù hợp và
lao động thực hiện công việc đó.
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ
v2.0014101210
5
• Khái niệm và ý nghĩa phân tích công
việc, thiết kế công việc;
• Nội dung tiến trình phân tích công việc;
• Các phương pháp thu thập thông tin
phân tích công việc; Bản mô tả và tiêu
chuẩn công việc;
• Các yếu tố ảnh hưởng và các phương
pháp thiết kế công việc.
CẤU TRÚC NỘI DUNG BÀI
v2.0014101210
6
• Khái niệm phân tích công việc;
• Mục đích của phân tích công việc;
• Ý nghĩa của việc phân tích công việc;
• Những thông tin cần thu thập.
1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
v2.0014101210
7
• Phân tích công việc là một tiến trình
được xác định một cách có hệ thống các
nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết để thực
hiện các công việc trong một tổ chức;
• Phân tích công việc còn được hiểu là quá
trình nghiên cứu nội dung công việc;
• Phân tích công việc là công cụ thiết yếu
của mọi chương trình quản trị nguồn
nhân lực như: Tuyển dụng, đào tạo và
phát triển, đánh giá thành tích, đãi ngộ.
1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
v2.0014101210
8
Mục đích của phân tích công việc tập trung vào trả lời những câu hỏi sau đây:
• Người lao động phải thực hiện những tác nghiệp (tasks) gì?
• Khi nào công việc được hoàn tất?
• Công việc được thực hiện ở đâu?
• Công nhân viên làm công việc đó như thế nào?
• Tại sao phải thực hiện công việc đó?
• Để thực hiện cần hội đủ những tiêu chuẩn, trình độ nào?
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
v2.0014101210
9
• Cung cấp các thông tin về yêu cầu, đặc
điểm của công việc như:
Hành động nào cần thực hiện, mức
độ ưu tiên ra sao, thực hiện như thế
nào và tại sao;
Cần các loại máy móc trang bị dụng
cụ nào;
Mối quan hệ giữa các cấp quản trị,
quan hệ giữa nhà quản trị với nhân
viên và quan hệ đồng nghiệp trong
thực hiện công việc.
• Phân tích công việc là công cụ rất hữu
hiệu giúp tổ chức, doanh nghiệp mới
thành lập hoặc cần cải tổ, thay đổi về cơ
cấu tổ chức, tinh giản biên chế nhằm
nâng cao hiệu quả, hiệu suất của sản
xuất kinh doanh.
1.3. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
v2.0014101210
10
1.3. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp theo)
Phân tích công việc được thực hiện khi:
• Tổ chức, doanh nghiệp được thành lập;
• Doanh nghiệp cần một số công việc mới;
• Công việc thay đổi do đổi mới công nghệ.
Phân tích công việc giúp doanh nghiệp:
• Bảo đảm thành công trong việc sắp xếp,
điều động, thuyên chuyển và thăng thưởng;
• Hạn chế sự thiếu công bằng về mức lương;
• Tạo động lực, kích thích người lao động;
• Tiết kiệm thời gian, sức lao động;
• Giảm bớt số người cần thay thế do thiếu
hiểu biết về công việc hoặc trình độ thấp;
• Giúp cấp quản trị và nhân viên hiểu nhau.
v2.0014101210
11
Phân tích công việc
Bản mô tả công việc Bản tiêu chuẩn CV
Tuyển dụng,
lựa chọn
lao động
Đào tạo,
huấn luyện
Đánh giá
năng lực
thực hiện
công việc
Định giá
công việc
Trả công,
khen thưởng
1.3. Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC (tiếp theo)
v2.0014101210
12
Cần xây dựng hai tài liệu cơ bản:
• Bản mô tả công việc (Job Description):
Là các tiêu chuẩn cần đạt được;
• Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc: Là
văn bản liệt kê những yêu cầu về năng
lực cá nhân của người lao động.
Thu thập các loại thông tin sau đây:
• Các yếu tố bên ngoài điều kiện làm việc.
• Hoạt động thực tế của người lao động;
• Những phẩm chất mà nhân viên thực
hiện công việc cần có;
• Các loại phương tiện, máy móc, thiết bị
kỹ thuật cho thực hiện công việc;
• Các tiêu chuẩn mẫu trong thực hiện
công việc đối với nhân viên.
1.4. NHỮNG THÔNG TIN CẦN THU THẬP
v2.0014101210
13
Các bước tiến hành phân tích công việc:
2. NỘI DUNG TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
GĐ/Trưởng
phòng Tài
chính-
Kế toán
GĐ/
Trưởng
phòng
Nhân lực
Xác định
phạm vi
phân tích
công việc
Chuẩn bị
phân tích
công việc
Thu thập và
phân tích
dữ liệu
Xây dựng
bản mô tả
công việc
và bản
tiêu chuẩn
công việc
v2.0014101210
14
• Xác định mục đích của phân tích
công việc;
• Xác định công việc cần phân tích.
2.1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
v2.0014101210
15
• Xác định thông tin, dữ liệu cần thiết
có liên quan;
• Xác định nguồn thông tin, dữ liệu;
• Lựa chọn phương pháp cụ thể nhằm
thu thập thông tin để phân tích.
2.2. CHUẨN BỊ PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC
v2.0014101210
16
• Thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản
có sẵn trên cơ sở các sơ đồ tổ chức,
các văn bản về mục đích yêu cầu, chức
năng quyền hạn của doanh nghiệp và
các bộ phận;
• Kiểm tra, xác minh độ tin cậy, tính
chính xác của thông tin;
• Phân tích thông tin, xây dựng bản mô
tả công việc và tiêu chuẩn công việc;
• Báo cáo kết quả sau quá trình.
2.3. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
v2.0014101210
17
• Bản mô tả công việc bao gồm:
Mô tả, nhận diện, tóm tắt công việc;
Các hoạt động và mối quan hệ trong
thực hiện công việc;
Điều kiện làm việc, thiết bị cho thực
hiện công việc;
Quyền hành và tiêu chuẩn trong đánh
giá người thực hiện công việc.
• Những yếu tố chính trong bản tiêu
chuẩn công việc là:
Trình độ, kinh nghiệm, các kỹ năng
có liên quan đến thực hiện công việc;
Tuổi đời, giới tính, sức khỏe, điều
kiện bản thân, các đặc điểm cá nhân.
2.4. XÂY DỰNG BẢN MÔ TẢ VÀ BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC
v2.0014101210
18
• Phương pháp phỏng vấn: Thực hiện trực
tiếp từng cá nhân, từng nhóm người lao động.
Ưu điểm: Phát hiện nhiều thông tin;
Hạn chế: Tốn nhiều thời gian.
• Phương pháp bản câu hỏi: Bản câu hỏi được
đưa tới đối tượng để điền vào các câu trả lời.
Ưu điểm: Cung cấp thông tin nhanh, tiết
kiệm thời gian, tiến hành đơn giản;
Hạn chế: Thông tin có thể thiếu chính xác.
• Phương pháp quan sát tại chỗ: Quan sát tại
nơi làm việc.
Ưu điểm: Có thể quan sát thấy, những công
việc mang tính chất tình huống;
Hạn chế: Có thể cung cấp các thông tin
thiếu chính xác.
3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN PHÂN TÍCH
CÔNG VIỆC
v2.0014101210
19
• Tổng quan về thiết kế công việc;
• Các phương pháp thiết kế công việc cá nhân;
• Phương pháp thiết kế công việc theo nhóm;
• Thiết kế lao động hướng vào người lao động.
4. THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
v2.0014101210
20
Khái niệm: Thiết kế công việc là quá trình
kết hợp các phần việc rời rạc lại với nhau
để hợp thành một công việc trọn vẹn
nhằm giao cho một cá nhân hay nhân viên
thực hiện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế
công việc:
• Tính thông lệ của công việc;
• Dòng công việc;
• Khả năng của người lao động;
• Tính chất của môi trường.
4.1. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ CÔNG VIỆC
v2.0014101210
21
• Chuyên môn hóa công việc: Chia nhỏ
công việc, giao cho mỗi cá nhân ít việc, khối
lượng mỗi phần việc tăng lên.
• Luân chuyển công việc: Người lao động
thay đổi, chuyển chỗ làm việc theo một quy
trình nhất định.
• Mở rộng công việc: Mở rộng phạm vi thực
hiện bằng cách tăng thêm việc và giảm khối
lượng trong mỗi phần việc.
• Làm phong phú hóa công việc: Là
phương thức thiết kế công việc bằng cách
mở rộng công việc theo chiều sâu.
• Thiết kế công việc theo Modul: Các phần
việc phân chia đồng nhất. Người lao động
được lựa chọn phần việc theo khả năng sở
trường của mình.
4.2. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÔNG VIỆC CÁ NHÂN
v2.0014101210
22
• Nhóm lao động hội nhập: Được tổ
chức bao gồm nhiều chuyên môn khác
nhau có khả năng thực hiện một khối
lượng công việc hoàn chỉnh nhất định.
• Nhóm lao động tự quản: Các nhóm lao
động hỗn hợp được giao mục tiêu phải
thực hiện trong những khoảng thời gian
nhất định với mức chi phí cho trước,
nhóm có trách nhiệm tự xác định nhiệm
vụ phải làm và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ đó.
• Nhóm chất lượng: Đây là một hình
thức nhóm tiên phong, thu hút những
người tình nguyện, được huấn luyện kỹ
để khắc phục các nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng, khó khăn khi cần thiết.
4.3. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CÔNG VIỆC THEO NHÓM
v2.0014101210
23
• Là kiểu thiết kế như một cầu nối
giữa nhiệm vụ của doanh nghiệp
với sự thỏa mãn nhu cầu của
người lao động.
• Người lao động được khuyến
khích tham gia vào việc thiết kế
lại công việc.
• Thiết kế công việc hiệu quả là tìm
ra sự hòa hợp giữa tính hiệu quả
và nhân tố hành vi.
4.4. THIẾT KẾ CÔNG VIỆC HƯỚNG VÀO NLĐ
v2.0014101210
24
• Phân tích công việc được hiểu là chìa khóa, là nội dung có ý nghĩa sống
còn của bất cứ hệ thống QTNNL hiện đại nào.
• Thiết kế công việc nhằm xác định cơ cấu công việc, trách nhiệm, yêu
cầu về trình độ của từng vị trí công việc trong các công sở. Từ đó quyết
định một cách chính xác việc bố trí các nguồn nhân lực, các phương tiện
cần thiết, cung cấp tài chính, đưa ra các quyết định điều hành thích
hợp. Công việc được thiết kế khoa học thì quản lý sẽ thuận lợi.
• Trong doanh nghiệp mỗi cá nhân sẽ hoàn thành tốt công việc khi:
Nắm vững công việc cần làm;
Có đủ những kỹ năng, phẩm chất cần thiết;
Có môi trường làm việc thuận lợi.
TÓM LƯỢC BÀI