Bài giảng Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp - Phần 2

1.1. Quyết định không đòi hỏi thông tin xác suất Halter và Dean (1971) đã đưa ra 4 qui tắc quyết định không đòi hỏi thông tin về xác suất, đó là: - Qui tắc kết quả tốt nhất trong các kết quả xấu nhất (Maximin) - Qui tắc kết quả tôt nhất trong các kết quả tốt nhất (Maximax) - Hệ số α của Hurwicz - Nguyên tắc lý do không đầy đủ (nguyên tắc LaPlace) a) Qui tắc Maximin Qui tắc này hướng vào chọn kết quả xấu nhất của mỗi chiến lược và bỏ qua các kết quả khác. Trong trường hợp này người quyết định cho rằng kết quả xấu sẽ xảy ra bất kể anh ta chọn chiến lược nào, do đó anh ta lựa chọn kết quả tốt nhất trong các kết quả xấu nhất. b) Qui tắc Maximax Nguyên tắc này ngược lại với nguyên tắc trên vì chỉ chú ý đến kết quả tốt nhất của mỗi chiến lược và bỏ qua các kết quả khác. Qui tắc này lựa chọn giá trị cao nhất trong các giá trị tốt nhất .

pdf67 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp - Phần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------36 CHƯƠNG III-3 QUYẾT ðỊNH DƯỚI ðIỀU KIỆN RỦI RO Mục ñích của chương: Học xong chương này sinh viên sẽ hiểu: - Một số mô hình quyết ñịnh khác nhau - Cách xác ñịnh giá trị kỳ vọng - Cách sắp xếp thông tin trong phân tích rủi ro - Các qui tắc quyết ñịnh dưới ñiều kiện rủi ro Chương 2 chúng ta ñã ñề cập ñến các thái ñộ khác nhau của người ra quyết ñịnh ñối với rủi ro và các phương pháp ñánh giá thái ñộ của họ ñối với rủi ro. Trong chương này chúng ta sẽ bàn ñến ba mô hình quyết ñịnh. Và như ñã nói ở chương trước, mục tiêu của người ra quyết ñịnh là thoả mãn giá trị kỳ vọng, vì vậy chương này cũng sẽ trình bày một số cách xác ñịnh các giá trị kỳ vọng dựa trên cơ sở áp dụng các qui tắc quyết ñịnh dưới ñiều kiện rủi ro. 1. Các mô hình quyết ñịnh Trong phần này sẽ ñề cập ñến các qui tắc quyết ñịnh gắn với 3 mô hình quyết ñịnh: (1) quyết ñịnh không ñòi hỏi có thông tin xác suất, (2) an toàn ñặt lên hàng ñầu, (3) tối ña hoá lợi ích kỳ vọng 1.1. Quyết ñịnh không ñòi hỏi thông tin xác suất Halter và Dean (1971) ñã ñưa ra 4 qui tắc quyết ñịnh không ñòi hỏi thông tin về xác suất, ñó là: - Qui tắc kết quả tốt nhất trong các kết quả xấu nhất (Maximin) - Qui tắc kết quả tôt nhất trong các kết quả tốt nhất (Maximax) - Hệ số α của Hurwicz - Nguyên tắc lý do không ñầy ñủ (nguyên tắc LaPlace) a) Qui tắc Maximin Qui tắc này hướng vào chọn kết quả xấu nhất của mỗi chiến lược và bỏ qua các kết quả khác. Trong trường hợp này người quyết ñịnh cho rằng kết quả xấu sẽ xảy ra bất kể anh ta chọn chiến lược nào, do ñó anh ta lựa chọn kết quả tốt nhất trong các kết quả xấu nhất. b) Qui tắc Maximax Nguyên tắc này ngược lại với nguyên tắc trên vì chỉ chú ý ñến kết quả tốt nhất của mỗi chiến lược và bỏ qua các kết quả khác. Qui tắc này lựa chọn giá trị cao nhất trong các giá trị tốt nhất . c) Qui tăc hệ số α của Hurwicz Qui tắc hệ số α - Hurwicz thể hiện như sau: max [Ij = α (Mi) + (1- α)(mi)] (3.1.) Hệ số α do người quyết ñịnh ñưa ra với ñiều kiện 0 <α <1 Mi là giá trị thu ñược lớn nhất của hoạt ñộng j mi là giá trị thu ñược nhỏ nhất của hoạt ñộng j Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------37 d) Nguyên tắc LaPlace Nguyên tắc này có thể sử dụng khi không biết xác suất của từng kết quả và do ñó người quyết ñịnh coi như xác suất của các kết quả là như nhau. Trong trường hợp này giá trị lớn nhất sẽ ñược lựa chọn, ñó là giá trị bình quân ñơn giản. 1.2. Mô hình quyết ñịnh an toàn ñặt lên hàng ñầu Như ñã tóm tắt ở chương 2, ñây là nguyên tắc người quyết ñịnh trước tiên muốn thoả mãn sở thích của mình là an toàn trong kinh doanh sau ñó mới là mục tiêu lợi nhuận, hay nói cách khác là phải thoả mãn ràng buộc rủi ro. Khái niệm rủi ro trong mô hình quyết ñịnh này là khả năng thiệt hại. Ràng buộc rủi ro trong mô hình an toàn ñặt lên hàng ñầu ñược biểu thị như sau: P(∏ ≤ d) ≤ α (3.2) Trong ñó ∏ là thu nhập ngẫu nhiên của một hoạt ñộng, d là ngưỡng thu nhập cần ñạt ñược với xác suất α . Các ñồ thị 3.1a và 3.1b chỉ ra sự trái ngược nhau rất quan trọng giữa khả năng thiệt hại và phương sai (variance) - là những thước ño rủi ro. Khả năng thiệt hại ở phân phối 1a cao hơn ở 2a và 1b cao hơn 2b vì α1 > α2 ở cả hai ñồ thị. Ngược lại phương sai ở vùng 2a cao hơn ở vùng 1a, còn ở 1b và 2b là như nhau vì σ12 < σ22 ở ñồ thị 3.1a và σ12 = σ2 2 ở ñồ thị 3.1b. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------38 α1 > α2 σ1 2 < σ2 2 (Xác suất) ∏= thu nhập thuần d = Mức thu nhập “tai họa” µi; σi2; (Mi)i = trung bình; phương sai; ñộ lệch của phân phối i αi = Pi(∏ <d) của phân phối i α1 > α2 σ1 2= σ2 2 (Mi)1 < < (Mi)2 (Xác suất) ðồ thị 3.1: khả năng tổn thất và phương sai 1.3.Tối ña hoá lợi ích kỳ vọng Lợi ích kỳ vọng của một hoạt ñộng Aj ñược thể hiện như sau: n (EU) = ∑ [ ∏(Si, Aj) P(Si)] (3.3) j=1 Trong ñó EU là lợi ích kỳ vọng, ∏ ( Si , Aj ) là mức thu nhập thứ i của ñặc tính Si và hoạt ñộng Aj; U[∏(Si , Aj)] là lợi ích tương ñương của mức thu nhập ñó ; P(Si) là xác suất xảy ra ðồ thị 3.1b µ2 ∏ µ1 d Pi Phân phối 1a Phân phối 2a ðồ thị 3.1.a µ1=µ2 ∏ Phân phối 1b Phân phối 2b Pi d Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------39 của ñặc tính thứ i. Theo dãy số mở rộng của Taylor , lợi ích kỳ vọng của hoạt ñộng Aj cũng ñược thể hiện như sau: (EU) = f(µj , σj2, M3j, M4j .) (3.4.) Trong ñó EU là lợi ích kỳ vọng, µj , σj2, M3j, M4j tương ứng là trung bình, phương sai, ñộ lệch, kurtosis. Hoặc ñơn giản hơn ta có hàm lợi ích: (EU) = f(µj , σj2) (3.5) Trong ñó EU là lợi ích kỳ vọng, µj là trung bình, σj2 là phương sai. Và hoạt ñộng có lợi ích kỳ vọng tối ña (3.4) và (3.5) sẽ ñược lựa chọn. 2. Quyết ñịnh dưới ñiều kiện rủi ro 2.1. Kết quả kỳ vọng và sự biến ñộng Sự tồn tại của rủi ro làm cho quyết ñịnh thêm phức tạp và khó khăn hơn. Nhưng quyết ñịnh thì vẫn phải làm và phải cân nhắc ñến rủi ro và ñiều không chắc chắn. Trong một môi trường tồn tại rủi ro thì các quyết ñịnh thường ñược dựa trên các giá trị kỳ vọng như năng suất kỳ vọng, chi phí kỳ vọng và giá kỳ vọng. Không có gì ñảm bảo các giá trị kỳ vọng sẽ là kết quả thực của quyết ñịnh vì mỗi kết quả tiềm năng có một xác suất riêng của nó. Kết quả của quyết ñịnh chỉ ñược biết trong tương lai. ðể ra quyết ñịnh trong một thế giới ñầy rủi ro, nhà quyết ñịnh phải hiểu cách thể hiện những kỳ vọng như thế nào, sử dụng xác suất ra sao và phân tích sự biến ñộng của các kết quả tiềm năng thế nào. Sau ñây là một số cách thể hiện kết quả kỳ vọng 2.2. Phương pháp xác ñịnh giá trị kỳ vọng Có nhiều phương pháp biểu thị gía trị kỳ vọng về năng suất, về giá hoặc các giá trị khác khi không biết chúng một cách chắc chắn. Khi có ñược các giá trị kỳ vọng thì ta có thể sử dụng nó ñể lập kế hoạch và ra quyết ñịnh vì ñó là các”ước lượng tốt nhất” cho các giá trị chưa biết và chỉ xác ñịnh chính xác trong tương lai. a) Số trung bình Có 2 loại con số trung bình có thể sử dụng ñể tính kỳ vọng. Một là số trung bình/bình quân ñơn giản ñược tính từ số liệu qúa khứ, như số liệu về năng suât hoặc gía. ðây là phương pháp ñơn giản thường ñược sử dụng khi có sẵn số liệu thống kê. Vấn ñề ở ñây là lựa chọn số liệu ñể tính toán. Tính số trung bình trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm? không có một qui tắc trả lời nào cho câu hỏi này và sự lựa chọn phụ thuộc vào ước lượng chủ quan của người ra quyết ñịnh. Hai là, phương pháp số trung bình hiệu chỉnh. Có 2 vấn ñề cần xử lý khi sử dụng hệ thống này. Thứ nhất, sử dụng số liệu bao nhiêu năm? Hai là, sử dụng hệ thống hiệu chỉnh nào là tốt nhất ?. Ngược lại, chỉ có kinh nghiệm, khả năng phán ñoán và sở thích của người ra quyết ñịnh cùng với sự hiểu biết về số liệu mới cung cấp cho chúng ta những hướng dẫn dễ dàng áp dụng. Bảng 3.1 là một ví dụ ñơn giản áp dụng 2 phương pháp trên. Giá kỳ vọng ñược xác ñịnh theo phương pháp số bình quân ñơn giản là 2,96$, và theo phương pháp số bình quân hiệu chỉnh là 3,11$, cao hơn số bình quân ñơn giản. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------40 Bảng 3.1: Áp dụng phương pháp số trung bình ñể thể hiện kỳ vọng Năm Giá trung bình hàng năm ($) Hệ số hiệu chỉnh Giá x Hệ số hiệu chỉnh 4 năm trước 3 năm trước 2 năm trước 1 năm trước Tổng cộng 2,43 3,02 2,94 3,46 11,85 1 2 3 4 10 2,43 6,04 8,82 13,84 31,13 Giá trị kỳ vọng Số trung bình ñơn giản 11,85 $ : 4 = 2,96$ Số trung bình hiệu chỉnh 31,11$ :10 = 3,11$ b) Gía trị kỳ vọng chắc chắn nhất Một cách khác ñể biểu thị kỳ vọng là chọn giá trị có khả năng xảy ra nhất. Phương pháp này cần có xác suất của từng kết quả có khả năng xảy ra. Kết quả có xác suất cao nhất sẽ ñược chọn vì có khả năng xảy ra nhất. Ví dụ ở bảng 3.2 (hãy chưa nói ñến cột cuối cùng) áp dụng phương pháp trên ñể biểu thị kỳ vọng, thì năng suất 24tạ/ha sẽ ñược chọn, vì có xác suất cao nhất do ñó có khả năng xảy ra nhất. Bảng 3.2: Sử dụng xác suất ñể xác ñịnh kỳ vọng Năng suất có khả năng Xác suất Xác suất x Kết quả 12 18 24 30 Tổng số 0,1 0,3 0,4 0,2 1,0 1,2 5,4 9,6 6,0 22,2 Không chắc rằng năng suất này xảy ra ở mọi năm, vì nếu xác suất là chính xác thì trong dài hạn 40% thời gian sẽ xảy ra như vậy. c) Kỳ vọng toán học Nếu có xác suất (hoặc chủ quan hoặc khách quan) của các kết quả kỳ vọng thì có thể tính kỳ vọng toán học. Kỳ vọng toán học là giá trị trung bình của các kết quả thí nghiệm hoặc nhắc lại các sự kiện nhiều lần. Phương pháp tính kỳ vọng toán học ñược thể hiện ở cột phải của bảng 3.3. Mỗi kết quả có khả năng xảy ra ñược nhân với xác suất của nó và các kết quả ñược cộng lại thành kỳ vọng toán học. Cần chú ý là kỳ vọng toàn học ở ñây là 22,2tạ/ha và nhỏ hơn năng suất chắc chắn nhất (24tạ/ha) vì phân phối xác suất ở ñây không ñối xứng mà bị lệch về phía năng suất thấp. Số liệu ở bảng 3.2 thể hiện phân phối xác suất rời rạc và không ñối xứng mà lệch về phía năng suất thấp. Chúng ta có thể minh họa phân phối xác xuất liên tục, không ñối xứng và lệch về phía năng suất thấp bằng ñồ thi 3.2 dưới ñây. Ở ñồ thị 3.2 giá trị M là giá trị hay xảy ra nhất vì có xác suất lớn nhất, nhưng giá trị trung bình của nó lại nhỏ hơn, vì phân phối xác suất là phân phối lệch (không phải phân phối chuẩn), và giá trị trung bình là giá trị A. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------41 Kết quả kỳ vọng ðồ thị 3.2: Phân phối xác suất liên tục và lệch trái d) Sự biến thiên Nhà quản trị cần phải cân nhắc thêm các yếu tố khác bên cạnh giá trị kỳ vọng khi phải lựa chọn từ hai hoặc nhiều phương án, ví dụ yếu tố biến ñộng của các kết quả quanh giá trị kỳ vọng. Nếu 2 phương án có cùng giá trị kỳ vọng như nhau thì hầu hết các nhà quản trị sẽ chọn phương án có biến ñộng ít. e) Khoảng biến thiên Một thước ño về sự biến ñộng là khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất hay còn gọi là khoảng biến thiên. Những phương án có khoảng biến thiên nhỏ sẽ ñược ưa thích hơn. Khoảng biến thiên không phải là thước ño tốt về tính biến thiên vì nó không xét ñến xác suất của những giá trị rất xa (giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất) trong phân phối các kết quả. g) Phương sai và ñộ lệch chuẩn Hai thước ño ñộ biến thiên thông dụng là phương sai và căn bậc hai của nó (ñộ lệch chuẩn). Công thức tính của nó như sau: Phương sai = 1 )( 2 − Χ−ΧΣ n ii Trong ñó Xi là giá trị quan sát, − Χ giá trị trung bình của các giá trị quan sát, n là số quan sát. ðộ lệch chuấn ñược tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. ðộ lệch chuẩn càng lớn thì ñộ phân tán của các kết quả càng lớn, do ñó khả năng kết quả thực càng xa giá trị trung bình hoặc giá trị kỳ vọng càng lớn. M A Xác suất Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------42 Xác suất Kết quả ðồ thị 3.3 cho thấy hai phân phối xác suất có cùng một giá trị kỳ vọng tại X, nhưng phân phối 1 có ñộ lệch chuẩn nhỏ hơn vì các kết quả tập trung quanh giá trị kỳ vọng còn phân phối 2 có ñộ lệch chuẩn lớn hơn mặc dù cả hai phân phối ñều có cùng một giá trị trung bình và kỳ vọng. h) Hệ số biến thiên ðộ lệch chuẩn rất khó biểu diễn khi các phân phối xác suất không có cùng một kỳ vọng. Phân phối xác suất với kỳ vọng lớn hơn có khả năng có biến ñộng lớn. Một suy xét quan trọng ở ñây là sự biến ñộng tương ñối. Có phải là phân phối xác suất với giá trị kỳ vọng cao hơn sẽ thực sự có biến ñộng cao hơn không? Hệ số biến ñộng ño sự biến thiên tương ñối so với giá trị kỳ vọng hoặc giá trị trung bình của phân phối xác suất, và ñược tính theo công thức sau: ðộ lệch chuẩn Hệ số biến ñộng = Giá trị kỳ vọng hoặc trung bình Hệ số biến ñộng nhỏ hơn có nghĩa là phân phối càng ít biến ñộng so với giá trị kỳ vọng của nó so với phân phối khác. 2.3. Qui tắc quyết ñịnh dưới ñiều kiện rủi ro Có nhiều thành tố trong quyết ñịnh có rủi ro. Thứ nhất ñó là có nhiều phương án quyết ñịnh hoặc nhiều chiến lược cho người ra quyết ñịnh. Thứ hai là có nhiều kết quả hoặc sự kiện có thể xảy ra, như thay ñổi thời tiết,giá và nhiều yếu tố khác. Các yếu tố này gây ra rủi ro vì các kết quả thực không biết tại thời ñiểm quyết ñịnh. Thành tố thứ ba là hậu quả của từng kết quả có khả năng xảy ra của từng chiến lược, ví dụ năng suất, thu nhập thuần/lợi nhuận hoặc một số các giá trị khác nữa. Ví dụ về các thành tố này như sau, giả sử một nông dân trồng một diện tích lúa mì nhất ñịnh trong tình trạng giá giảm. Bê ñực ñược mua với giá rẻ và ñược gặm cỏ trên cánh ñồng lúa mì suất mùa ñông và sẽ bán vào mùa xuân. ðể ñơn giản hoá vấn ñề, chúng ta giả sử tất cả bê ñược mua và ñược bán cùng một lúc. Vấn ñề mà người nông dân phải quyết ñịnh là mua bao nhiêu bê trong khi không biết thời tiết diễn ra thế nào và do ñó cũng không biết ñược sẽ có bao nhiêu thức ăn từ lúa mì cho bê. Nếu mua quá ít bê và thời tiết thuận lợi thì sẽ thừa thức ăn và bỏ lỡ mất cơ hội tăng lợi nhuận. Nếu mua quá nhiều bê và thời tiết không X ðồ thị 3.3: Biến thiên của hai phân phối xác suất 1 2 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------43 thuận lợi thì sẽ không ñủ cỏ cho bê và có thể phải mua thêm thức ăn, lúc ñó lợi nhuận sẽ giảm hoặc thiệt hại sẽ xảy ra. Tiếp theo, giả sử người nông dân ñã quyết ñịnh dựa trên 3 lựa chọn: mua 300, 400 hoặc 500 bê. Các lựa chọn này gọi là các chiến lược quyết ñịnh. Thời tiết có thể thuận lợi, có thể bình thường hoặc xấu với xác suất tương ứng là 0,2; 0,5 và 0,3. Ở ñây có các kết quả có khả năng của yếu tố không biết là thời tiết. Lựa chọn xác suất là quan trọng và kết quả lựa chọn có thể là từ nghiên cứu thời tiết trong quá khứ và tích luỹ kinh nghiệm/hoặc xác suất chủ quan của người nông dân. Cả ba sự kiện thời tiết ñều có thể xảy ra ñối với mỗi chiến lược tiềm năng và tạo thành 9 hậu quả tiềm năng cần cân nhắc. Một trong các vấn ñề cần xác ñịnh nữa là sắp xếp các thông tin ñể có thể áp dụng một trong các nguyên tắc quyết ñịnh. Hai cách tổ chức/sắp xếp thông tin ñó là sử dụng cây quyết ñịnh hoặc ma trận kết quả (payoff matrix). a) Sắp xếp thông tin - Cây quyết ñịnh Cây quyết ñịnh là một lược ñồ phác hoạ tất cả các chiến lược, các kết quả tiềm năng (potential outcomes) và hậu quả của nó (consequences). Lược ñồ 3.3. là cây quyết ñịnh của ví dụ trên. Chiến lược Sự kiện thời tiết xác suất Lợi nhuận Giá trị kỳ vọng 0.2 0,5 0.3 0.2 0,5 0.3 0.2 0,5 0.3 20.000$ 10.000$ 6.000$ 26.000$ 14.000$ 0 $ 34.000$ 15.000$ -10.000$ 10.800$ 12.200$ 11.300$ Lược ñồ3.1 : Cây quyết ñịnh mua bê ñực Chúng ta cần chú ý ba kết quả tiềm năng của mỗi chiến lược, xác suất của mỗi kết quả tiềm năng và lợi nhuận ước tính của mỗi hậu quả trong 9 hậu quả. Nếu mua 300 bê thì lợi nhuận là 20.000$ nếu thời tiết thuận lợi, 10.000$ nếu thời tiết bình thường và 6.000$ nếu thời tiết xấu. Giá trị kỳ vọng là tổng của lợi nhuận hiệu chỉnh. Nếu chỉ dựa vào giá trị này thì chúng ta có thể hy vọng nông dân mua 400 bê vì chiến lược này có giá trị kỳ vọng cao nhất. Tuy nhiên có các qui tắc quyết ñịnh khác nữa chúng ta sẽ bàn tới ở phần tiếp sau. 300 400 500 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------44 - Ma trậm kết quả Ma trận kết quả bao gồm các thông tin như ở cây quyết ñịnh nhưng ñược tổ chức dưới dạng bảng (xem bảng 3.3). Phần phía trên chấm gạch là kết quả của mỗi chiến lược ở mỗi ñiều kiện thời tiết. Các giá trị phía dưới chấm gạch là các giá trị ñược thể hiện bằng các cách tính khác nhau phục vụ cho việc bàn về các qui tắc quyết ñịnh trong ñiều kiện rủi ro. 2) Các qui tắc quyết ñịnh dưới ñiều kiện rủi ro - Qui tắc Maximin Áp dụng qui tắc Maximin ñể lựa chọn ở bảng 3.3. thì người quyết ñịnh lựa chọn chiến lược mua 300 bò vì có kết quả ít nhất là 6.000$ cao hơn so với hai chiến lược kia. Bảng 3.3 : Chiến lược mua bò Chiến lược mua Thời tiết Xác suất mua 300 mua 400 mua 500 Tốt 0,2 20.000 $ 26.000$ 34.000$ Trung bình 0,5 10.000$ 14.000$ 15.000$ Xấu 0,3 6.000$ 0$ -10.000$ Giá trị tối thiểu 6.000$ 0 -10.000$ Giá trị tối ña 20.000 $ 26.000$ 34.000$ Gia trị kỳ vọng 10.800$ 12.200$ 11.300$ Giá trị trung bình ñơn giản 12.000$ 13.333$ 13.000$ - Qui tắc Maximax Trong ví dụ trên thì chiến lược mua 500 bò sẽ ñược lựa chọn. ðây là lựa chọn lạc quan, bỏ qua các kết quả khác và xác suất của nó. Qui tắc quyết ñịnh này phù hợp ñối với những người bỏ qua rủi ro hoặc thích rủi ro và có ñiều kiện tài chính cho phép tiếp tục kinh doanh nếu rủi ro xảy ra, vì như ví dụ trên chiến lược mua 500 bò có xác suất lỗ 10.000$ là 0,3. - Qui tắc LaPlace/hay nguyên tắc nguyên nhân không ñầy ñủ Lựa chọn theo nguyên tác này là chọn giá trị bình quân ñơn giản, trong bảng 3.3 là chiến lược mua 400 bò vì có giá trị bình quân ñơn giản cao nhất (13.333 $). Qui tắc này sẽ không phù hợp khi biết xác suất vì nó bỏ qua xác suất khi quyết ñịnh. - Giá trị kỳ vọng tối ña Giá trị mong muốn tối ña ñược xác ñịnh dựa trên kết quả và xác suất của nó. Nó ñược tính bằng cách nhân từng kết quả với xác suất và cộng lại. Quyết ñịnh theo nguyên tắc này là chọn chiến lược có giá trị kỳ vọng cao nhất. Cả ở lược ñồ 3.1 và bảng 3.3 ñều chỉ ra chiến lược mua 400 bê có giá trị kỳ vọng cao nhất, vì vậy nó là chiến lược ñược lựa chọn theo nguyên tắc này. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Giáo trình Qủan trị rủi ro -------------------------------------------------45 - Kết quả chắc chắn nhất Qui tắc quyết ñịnh này chọn biến cố có xác suất cao nhất sau ñó chọn chiến lược có kết quả cao nhất của biến cố ñó. Bảng 3.1. chỉ ra biến cố thời tiết bình thường có xác suất cao nhất là 0,5 và chiến lược mua 500 bê có lợi nhuận cao nhất. ðây là một qui tắc quyết ñịnh lạc quan nữa. - Lợi nhuận tối thiểu Vì ñiều kiện tài chính của trang trại mà người ra quyết ñịnh có thể cần ñạt ñược lợi nhuận tối thiểu nào ñó. Nếu người quyết ñịnh muốn bảo ñảm 100% ñạt ñược lợi nhuận tối thiểu 5.000$ thì chỉ có chiến lược mua 300 bê là ñược chấp nhận. Một mức lợi nhuận 10.000$ với xác suất 0.7 thì cả ba chiến lược ñều chấp nhận ñược. Nhưng ngược lại, nếu người quyết ñịnh muốn có lợi nhuận tối thiểu là 10.000$ với xác suất 0.9 thì không có chiến lược nào ñáp ứng vì mỗi chiến lược có lợi nhuận thấp hơn với xác suất là 0.3. CÂU HỎI ÔN TẬP - Hiểu thế nào là mô hình quyết ñịnh không cần ñến thông tin xác suất? - Hiểu thế nào qui tắc quyết ñịnh an toàn là trước tiên? - Hãy biểu thị và giải thích mô hình tối ña hoá lợi ích kỳ vọng! - Nắm các phương pháp xác ñịnh giá trị kỳ vọng ñã học - Hãy chọn một vấn ñề quyết ñịnh trong sản xuất hoặc marketing có rủi ro và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Hãy ñịnh rõ các thành phần cuả vấn ñề quyết ñịnh + Hãy xây dựng một cây quyết ñịnh và một ma trận quyết ñịnh cho vấn ñề của bạn +Hãy áp dụng từng nguyên tắc quyết ñịnh cho giải quyết vấn ñề của bạn +Bạn chọn chiến lược nào? Xem có nhiều người trong lớp chọn cùng chiến lược như bạn không? nếu không, bạn hãy giải thích tại sao! TÀI LIỆU THAM KHẢO - Peter J. Barry (Editor), 1984. Risk Management in Agriculture. Iowa State University Press/Ames Iowa. 282 pages -Peter H. Callkins, Dennis D. DiPietre, 1983. Farm Business Management. Macmillan Publishing Co. Inc New York, Collier Macmillan Publishers London. 441 pages (p. 214) - Ronald D. Kay, 1988. Farm Management (S
Tài liệu liên quan