Phân loại công suất
• Công suất thiết kế là công suất tối đa có thể đạt
được trong điều kiện sản xuất thiết kế như:
Máy móc, thiết bị hoạt động bình thường,
không bị gián đoạn;
Đầu vào được đảm bảo đầy đủ;
Thời gian làm việc phù hợp với chế độ quy
định trước.
• Công suất mong đợi hay còn gọi là công suất
hiệu quả là công suất mà doanh nghiệp mong
muốn đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế
hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối các hoạt động.
• Công suất thực tế là công suất mà chúng ta đạt
được trong điều kiện thực tế.
33 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Quản trị tác nghiệp - Bài 3: Hoạch định công suất - Trần Mạnh Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1v1.0013112214
BÀI 3
HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT
ThS. Trần Mạnh Linh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
2v1.0013112214
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Hiệu bánh mỳ Sara James
1. Tại sao hiệu bánh mỳ lại gặp phải những khó khăn này?
2. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc?
Hiệu bánh mỳ Sara James có một nhà máy sản xuất bánh cuộn ăn sáng Deluxe. Trong thời
gian qua, người chủ của hiệu bánh này nhận ra rằng họ đã sản xuất quá nhiều trong khi
lượng tiêu thụ bánh cuộn lại không cao. Từ đó, người chủ của doanh nghiệp muốn biết công
suất của nhà máy nên là bao nhiêu là hợp lý.
Và họ muốn hiểu hơn nữa về công suất của hiệu bánh, muốn biết nên có bao nhiêu máy làm
bánh để đạt mức công suất đã hoạch định, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc
quyết định công suất của hiệu bánh?
3v1.0013112214
MỤC TIÊU
• Giúp sinh viên nắm được những vấn đề cơ bản về công suất và hoạch định
năng lực sản xuất trong doanh nghiệp;
• Biết ứng dụng các phương pháp đã học trong hoạch định năng lực sản xuất;
• Có khả năng đánh giá được năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
4v1.0013112214
NỘI DUNG
Khái niệm và phân loại công suất
Các nhân tố ảnh hưởng đến công suất
Các phương pháp hỗ trợ lựa chọn công suất
5v1.0013112214
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG SUẤT
Khái niệm:
Công suất là khả năng sản xuất và cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị, dây chuyền công
nghệ và các bộ phận của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định.
6v1.0013112214
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG SUẤT
Phân loại công suất
• Công suất thiết kế là công suất tối đa có thể đạt
được trong điều kiện sản xuất thiết kế như:
Máy móc, thiết bị hoạt động bình thường,
không bị gián đoạn;
Đầu vào được đảm bảo đầy đủ;
Thời gian làm việc phù hợp với chế độ quy
định trước.
• Công suất mong đợi hay còn gọi là công suất
hiệu quả là công suất mà doanh nghiệp mong
muốn đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế
hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối các hoạt động.
• Công suất thực tế là công suất mà chúng ta đạt
được trong điều kiện thực tế.
7v1.0013112214
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG SUẤT (tiếp theo)
Tầm quan trọng của hoạch định công suất
• Hoạch định công suất liên quan tới nguồn
lực trong dàI hạn, một khi đã được đầu tư
thì khó có thể thay đỏi hoặc nếu thay đổi
sẽ phải chịu phí tốn cao.
• Hoạch định công suất có thể ảnh hưởng
tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Nếu 1 doanh nghiệp có công suất
lớn sẽ được coi như một dào cản gia
nhập của các đối thủ mới.
• Công suất là yếu tố quyêt định chi phí đầu
tư ban đầu. Công suất của một đơn vị sản
xuất càng lớn thì chi phí càng lớn.
8v1.0013112214
1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÔNG SUẤT (tiếp theo)
Các chỉ tiêu đánh giá về công suất
• Mức độ sử dụng của công suất
• Mức độ hiệu quả của công suất:
Mức độ sử dụng =
Công suất thực tế
100%
Công suất thiết kế
Mức độ hiệu quả =
Công suất thực tế
100%
Công suất hiệu quả
9v1.0013112214
2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT
• Nhu cầu sản phẩm.
• Tính chất của sản phẩm: thiết kế của sản phẩm và
dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn tới công suất. Chẳng hạn,
khi những chi tiết giống nhau thì khả năng của hệ thống
để sản xuất những chi tiết này thường nhanh và lớn hơn
nhiều nếu như những chi tiết thường xuyên thay đổi.
• Trình độ công nghệ: Tình hình tiến bộ kỹ thuật - công
nghệ và việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật - công nghệ.
• Yếu tố về con người: Quy mô và trình độ nguồn nhân lực, kỹ năng, sự đào tạo, kinh nghiệm
và trình độ tổ chức lao động là yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo ra sản phẩm... Hoặc những
chính sách khuyến khích người lao động, ý thức cũng ảnh hưởng tới công suất.
• Mặt bằng sản xuất: diện tích nhà xưởng; những điều kiện như là ánh sáng, điều hoà,
thông gió.
• Những yếu tố bên ngoài: những tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm, những quy định của
chính phủ về thời gian lao động, nguyên tắc an toàn lao động; khả năng cạnh tranh
10v1.0013112214
3.2. Cây quyết định
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ LỰA CHỌN CÔNG SUẤT
3.1. Lý thuyết quyết định
3.3. Phân tích điểm hòa vốn
3.4. Phân tích tài chính
3.5. Sử dụng đường cong kinh nghiệm
3.6. Lý thuyết xếp hàng (dòng chờ)
11v1.0013112214
3.1. LÝ THUYẾT QUYẾT ĐỊNH
Lý thuyết quyết định là phương pháp phân tích để
lựa chọn hành động có lợi nhuận. Người ta chia lý
thuyết quyết định ra làm 3 loại mô hình, phụ thuộc
vào mức độ chắc chắn của kết quả. Ba loại mô hình
quyết định đó là :
• Ra quyết định dưới điều kiện chắc chắn;
• Ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn;
• Ra quyết định dưới điều kiện rủi ro.
12v1.0013112214
3.1.1. CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH
• Ra quyết định dưới điều kiện chắc chắn, trong đó người
ra quyết định biết chắc chắn hậu quả hay kết quả của bất
kì quyết định được lựa chọn nào.
• Ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn, trong đó
người ra quyết định không biết điều gì sẽ xảy ra đối với
kết quả của mỗi cách lựa chọn của mình.
• Ra quyết định dưới điều kiện rủi ro, trong đó người ra
quyết định biết được xác suất xảy ra đối với kết quả của
phương thức đã lựa chọn
13v1.0013112214
3.1.2. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CÔNG SUẤT
• Ra quyết định dưới điều kiện chắc chắn:
Lợi nhuận
Chi phí đơn vị
• Ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn:
Maximax
Maximin
May rủi ngang nhau
Chi phí cơ hội/ giá trị bỏ lỡ thấp nhất (Minimax)
• Ra quyết định dưới điều kiện rủi ro: Giá trị kỳ vọng bằng tiền (EMV).
14v1.0013112214
3.1.3. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU
• Maximax: Chọn phương án tối đa hoá tối đa. Mỗi phương án chọn giá trị lớn nhất về lợi
nhuận, sau đó chọn ra phương án có mức lợi nhuận cao nhất trong các phương án. Chỉ tiêu
này còn gọi là chỉ tiêu lạc quan và phù hợp với người có tính mạo hiểm cao.
• Maximin: tối đa hoá tối thiểu. Mỗi phương án ta chọn giá trị nhỏ nhất về lợi nhuận, sau đó
chọn phương án có giá trị lớn nhất. Chỉ tiêu này còn gọi là chỉ tiêu bi quan và phù hợp với
người có tính mạo hiểm thấp.
• Phương pháp may rủi ngang nhau: xác suất xảy ra tốt xấu như nhau. Mỗi phương án xác
định giá trị trung bình về lợi nhuận sau đó chọn phương án có giá trị trung bình lớn nhất.
• Phương pháp giá trị bỏ lỡ cơ hội thấp nhất: hay còn gọi là phương pháp minimax chi phí
cơ hội gây tối thiểu hóa tổn thất.
15v1.0013112214
3.1.3. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU (tiếp theo)
EMVi = EMVijSij→ max
Trong đó :
• EMVi là giá trị kỳ vọng của phương án i;
• EMVij là giá trị kỳ vọng theo tình huống j của phương án I;
• Sij là xác suất theo tình huống j của phương án i.
16v1.0013112214
VÍ DỤ 1
Công ty CK dự định mở một phân xưởng sản xuất máy bơm nước. Theo điều tra nghiên cứu nhu
cầu thị trường, công ty thấy có 3 khả năng: Thị trường rất thuận lợi; thị trường thuận lợi và thị
trường không thuận lợi. Sau đây là hiệu quả của 3 phương án công suất dự kiến.
(Đơn vị tính triệu đồng)
Hãy lựa chọn phương án công suất hợp lý trong điều kiện không chắc chắn.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40
II 60 50 30
III 100 70 25
17v1.0013112214
VÍ DỤ 1 (tiếp theo)
a. Tính chỉ tiêu Maximax
Đơn vị tính triệu đồng)
Maximax = Max(max) = max(80;60;100) =100
→ Chọn phương án III.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
Max
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40 80
II 60 50 30 60
III 100 70 25 100
18v1.0013112214
VÍ DỤ 1 (tiếp theo)
b. Tính chỉ tiêu Maximin
(Đơn vị tính triệu đồng)
Maximin = Max(min) = max(40;30;25) =40
→ Chọn phương án I.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
Min
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40 40
II 60 50 30 30
III 100 70 25 25
19v1.0013112214
VÍ DỤ 1 (tiếp theo)
c. Tính chỉ tiêu may rủi ngang nhau
(Đơn vị tính triệu đồng)
May rủi ngang nhau = Max(TB)= 65
→ Chọn phương án III.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
TB
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40 59,3
II 60 50 30 46,7
III 100 70 25 65
20v1.0013112214
VÍ DỤ 1 (tiếp theo)
d. Tính chỉ tiêu chi phí cơ hội/giá trị bỏ lỡ thấp nhất
(Đơn vị tính triệu đồng)
Minimax về chi phí cơ hội = Min(max) =15
→ Chọn phương án III.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
TB
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 (20) 58 (12) 40 (0) 20
II 60 (40) 50 (20) 30 (10) 40
III 100 (0) 70 (0) 25 (15) 15
21v1.0013112214
VÍ DỤ 2
Từ ví dụ 1, biết rằng xác suất cho 3 khả năng thị trường như sau:
• Thị trường rất thuận lợi: 50%
• Thị trường thuận lợi: 30%
• Thị trường không thuận lợi: 20%
(Đơn vị tính triệu đồng)
Hãy lựa chọn phương án công suất hợp lý trong điều kiện rủi ro.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40
II 60 50 30
III 100 70 25
22v1.0013112214
VÍ DỤ 2 (tiếp theo)
Tính giá trị kỳ vọng (EMV)
(Đơn vị tính triệu đồng)
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40
II 60 50 30
III 100 70 25
Xác suất 0,5 0,3 0,2
762,0253,0705,0100
512,0303,0505,060
4,652,0403,0585,080
3
2
1
111
EMV
EMV
SMVEMV
n
i
triệu đồng
triệu đồng → Chọn phương án III
triệu đồng
23v1.0013112214
3.2. CÂY QUYẾT ĐỊNH
Cây quyết định là một công cụ có dạng cây được sử dụng để ra quyết định trong trường hợp có
nhiều phương án và nhiều tình huống khác nhau.
24v1.0013112214
VÍ DỤ 3
Công ty CK dự định mở một phân xưởng sản xuất máy bơm nước.
(Đơn vị tính triệu đồng)
Hãy vẽ cây quyết thể hiện phương án công suất hợp lý sẽ lựa chọn.
Phương án
Lợi nhuận theo khả năng thị trường
Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi
I 80 58 40
II 60 50 30
III 100 70 25
Xác suất 0,5 0,3 0,2
25v1.0013112214
VÍ DỤ 3 (tiếp theo)
VẼ CÂY QUYẾT ĐỊNH
EMV max
EMV1
Rất thuận lợi (EMV11S1)
Thuận lợi (EMV12S2) = 65,4
Không thuận lợi (EMV13S3)
nút quyết định
nút tình
huống
(EMV31S1) = 600,5
(EMV32S2) = 500,3 = 76
(EMV33S3) = 300,2
EMV2
EMV3
(EMV21S1) = 600,5
(EMV22S2) = 500,3 = 51
(EMV23S3) = 300,2
26v1.0013112214
3.3. PHÂN TÍCH HÒA VỐN
• Mục đích của phân tích hoà vốn là tìm ra một điểm biểu bằng tiền mà ở đó chi phí bằng thu
nhập. Để phân tích hoà vốn cần phải đánh giá được chi phí cố định và chi phí biến đổi.
• Chi phí cố định là chi phí tiếp tục hiện hữu ngay cả khi không có đơn vị sản phẩm nào được
làm ra.
• Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm được làm ra.
27v1.0013112214
3.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN
TC
Q
FC
VC
TC= VC+ FC
TR
Q*
Điểm hoà vốn
(BEP)
m i ề
n l ã
i
m i
ề n
l ỗ
Đối với nhiều mặt hàng:
P
V
FCBEP
VP
FCBEP
FCQVQP
TCTR
TR
Q
1
)(%1 i
i
i TR
P
V
FCBEP
28v1.0013112214
Công ty A kinh doanh 4 mặt hàng chủ yếu: Tủ đứng, giường, bàn ghế và giá đựng sách.
Tổng chi phí cố định hàng năm của công ty là 3 tỷ đồng. Doanh thu hàng năm hiện nay
của công ty là 7,5 tỷ đồng. Giá bán, chi phí biến đổi và doanh thu từng loại mặt hàng năm
trước được cho trong bảng sau:
(Đơn vị tính triệu đồng)
Hãy xác định điểm hoà vốn của công ty.
Mặt hàng Giá bán Chi phí biến đổi Doanh thu tháng trước
A 3 1,8 2.700
B 2 1,2 2.000
C 1,5 0,9 2.400
D 1 0,5 400
VÍ DỤ 4
29v1.0013112214
(Đơn vị tính triệu đồng)
Mặt
hàng Pi Vi TRi %TRi 1 – Vi/Pi (1 – Vi/Pi)(%TRi)
A 3 1,8 2.700 0,36 0,4 0,144
B 2 1,2 2.000 0,27 0,4 0,107
C 1,5 0,9 2.400 0,32 0,4 0,128
D 1 0,5 400 0,05 0,5 0,027
Tổng 7.500 0,405
VÍ DỤ 4 (tiếp theo)
36,401.7
05,4
000.3
)(%1
i
i
i TR
P
V
FCBEP triệu đồng
30v1.0013112214
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Trong các chỉ tiêu sau, đâu không phải là chỉ tiêu lựa chọn công suất trong trường hợp
không chắc chắn?
a. Maximax.
b. Maximin.
c. May rủi ngang nhau.
d. Minimin.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Minimin.
• Xem lại về các chỉ tiêu quyết định lựa chọn phương án công suất trong điều kiện không chắc
chắn. Chỉ tiêu này phải là minimax - lựa chọn giá trị bỏ lỡ cơ hội là thấp nhất.
31v1.0013112214
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Điểm hòa vốn là điểm mà ở đó:
a. TR > TC
b. TR < TC
c. TR = TC
d. FC = VC
Trả lời:
• Đáp án đúng là: c. TR = TC
• Doanh nghiệp hòa vốn khi tổng chi phí bằng tổng doanh thu: TR = TC.
32v1.0013112214
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định công suất? Làm thế nào để khuyến khích người lao
động làm việc hiệu quả?
Gợi ý trả lời:
• Chúng ta có thể theo dõi lại nội dung của slide về các nhân tố ảnh hưởng.
• Nhu cầu, tính chất, đặc điểm sản phẩm, trình độ công nghệ áp dụng của doanh nghiệp, yếu tố
về con người, mặc bằng sản xuất và các yếu tố bên ngoài tác động.
• Cách thức khuyến khích: việc khuyến khích người lao động thông qua lương thưởng, phụ cấp,
tạo cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ, gần gũi là rất cần thiết.
33v1.0013112214
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài này, sinh viên cần ghi nhớ những nội dung cơ bản sau:
• Khái niệm về công suất, hoạch định công suất;
• Các cách phân loại công suất;
• Các chỉ tiêu đánh giá công suất;
• Những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định về công suất;
• Các phương pháp để lựa chọn mức công suất.