Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án - Lương Hương Giang

MỤC TIÊU • Phân biệt được các loại hình dự án. • Xác định được sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành đầu tư. • Hiểu được vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với từng chủ thể trong nền kinh tế. • Nắm rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với từng loại dự án. • Nắm rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư đối với từng loại dự án. • Nắm được thẩm quyền tham gia thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với từng loại dự án.

pdf44 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư - Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án - Lương Hương Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015107207 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Mục tiêu:  Có các hiểu biết cơ bản về thẩm định dự án và công tác tổ chức thẩm định dự án;  Cung cấp kiến thức và kỹ năng ứng dụng các phương pháp trong thẩm định dự án;  Hiểu rõ các nội dung cần thẩm định đối với một dự án. • Nội dung nghiên cứu:  Bài 1: Tổng quan về thẩm định dự án  Bài 2: Công tác tổ chức và phương pháp thẩm định dự án  Bài 3: Thẩm định tính pháp lý và thị trường của dự án  Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án  Bài 5: Thẩm định tài chính dự án  Bài 6: Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội dự án đầu tư 1 v1.0015107207 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ThS. Lương Hương Giang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 2 v1.0015107207 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Dự án cầu Nhật Tân • Dự án cầu Nhật Tân được khởi công xây dựng ngày 7/3/2009 và khánh thành ngày 04/01/2015. Dự án do Ban quản lý dự án 85 - Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ đầu tư. Đơn vị triển khai thực hiện dự án là nhà thầu Nhật Bản IHI Sumitomo Mitsui. • Tổng vốn đầu tư của dự án là 13.600 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư của dự án được huy động từ vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Nguồn vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và những cơ sở hạ tầng tái định cư là nguồn vốn ngân sách của UBND TP. Hà Nội. 3 1. Dự án cầu Nhật Tân thuộc nhóm dự án nào? 2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan có thẩm quyền nào? 3. Thẩm quyền thẩm định dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan nào? 4. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành nào? v1.0015107207 MỤC TIÊU • Phân biệt được các loại hình dự án. • Xác định được sự cần thiết phải thẩm định dự án trước khi tiến hành đầu tư. • Hiểu được vai trò của thẩm định dự án đầu tư đối với từng chủ thể trong nền kinh tế. • Nắm rõ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với từng loại dự án. • Nắm rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư đối với từng loại dự án. • Nắm được thẩm quyền tham gia thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với từng loại dự án. 4 v1.0015107207 NỘI DUNG 5 Dự án đầu tư Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư Thẩm quyền thẩm định dự án Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở Thời gian thẩm định dự án v1.0015107207 1. DỰ ÁN ĐẦU TƯ 6 1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư 1.1. Khái niệm dự án 1.3. Phân loại dự án đầu tư 1.4. Chu kỳ dự án đầu tư v1.0015107207 1.1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN • Theo Luật đầu tư năm 2014: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. • Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai. 7 7 v1.0015107207 1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng. • Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn. • Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư, nhà tài trợ vốn. • Dự án là sản phẩm mang tính đơn chiếc, độc đáo. • Môi trường hoạt động của dự án là “va chạm” và có sự tương tác phức tạp. • Dự án có tính bất định và độ rủi ro cao. 8 8 v1.0015107207 1.3. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.3.1. Theo nguồn vốn đầu tư 1.3.2. Theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án 1.3.3. Theo tính chất dự án 1.3.4. Theo lĩnh vực đầu tư dự án 9 v1.0015107207 1.3.1. THEO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ • Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công:  Vốn ngân sách Nhà nước;  Vốn trái phiếu Chính phủ;  Vốn công trái quốc gia;  Vốn trái phiếu chính quyền địa phương;  Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);  Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;  Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;  Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước;  Vốn vay khác của ngân sách địa phương. • Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác:  Vốn vay thương mại;  Vốn liên doanh, liên kết;  Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  Vốn huy động trên các thị trường tài chính (trong nước, quốc tế);  Vốn tư nhân. 10 10 v1.0015107207 1.3.2. THEO MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 11 Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1 10.000 tỷ Dự án quan trọng Quốc gia 800 tỷ 1000 tỷ 1.500 tỷDự án nhóm A 2.300 tỷ 45 tỷ 60 tỷ 80 tỷ Dự án nhóm B 120 tỷ Dự án nhóm C v1.0015107207 1.3.2. THEO MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ QUY MÔ CỦA DỰ ÁN (tiếp theo) 12 Dự án quan trọng quốc gia • Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên. • Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên. • Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác. • Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. v1.0015107207 1.3.2. THEO MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ QUY MÔ CỦA DỰ ÁN (tiếp theo) 13 Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1 10.000 tỷ 800 tỷ 1000 tỷ 1.500 tỷDự án nhóm A 2.300 tỷ 45 tỷ 60 tỷ 80 tỷ Dự án nhóm B 120 tỷ Dự án nhóm C v1.0015107207 1.3.3. THEO TÍNH CHẤT DỰ ÁN • Dự án có cấu phần xây dựng; • Dự án không có cấu phần xây dựng. 14 14 v1.0015107207 • Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải; • Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư - diêm nghiệp; • Dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp; • Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng. 15 1.3.4. THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ DỰ ÁN v1.0015107207 1.4. CHU KỲ CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 1.4.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 1.4.3. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 16 16 v1.0015107207 1.4.1. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ • Soạn thảo/Lập dự án; • Đánh giá và quyết định lựa chọn dự án/Thẩm định dự án;  Kết quả: Dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét phê duyệt kèm theo quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 17 17 v1.0015107207 1.4.2. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ • Thứ nhất, hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện dự án. • Thứ hai, tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn và các nhà thầu. • Thứ ba, thi công xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị. • Thứ tư, chạy thử, nghiệm thu và đưa vào sử dụng.  Kết quả:  Các công trình xây dựng đã hoàn thành.  Máy móc thiết bị đã được lắp đặt.  Công nhân đã được đào tạo để có thể vận hành dự án. 18 18 v1.0015107207 1.4.3. GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ • Sử dụng chưa hết công suất dự án. • Công suất dự án ở mức cao nhất. • Công suất giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án.  Kết quả: Sản phẩm - dịch vụ được sản xuất, cung cấp và có lợi nhuận. 19 19 v1.0015107207 2. TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 20 2.1. Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định dự án 2.2. Mục đích, vai trò và yêu cầu của thẩm định dự án 2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm định dự án 2.4. Căn cứ thẩm định dự án v1.0015107207 2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA THẨM ĐỊNH • Khái niệm: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. • Sự cần thiết của thẩm định:  Xuất phát từ đặc điểm của thẩm định;  Xuất phát từ yếu tố chủ quan của công tác lập dự án. 21 21 v1.0015107207 2.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH • Mục đích:  Đánh giá tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ của dự án.  Đánh giá hiệu quả của dự án: tài chính và kinh tế - xã hội.  Đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án. • Vai trò của thẩm định:  Đối với Nhà nước;  Đối với các tổ chức tài chính;  Đối với chủ đầu tư. 22 22 v1.0015107207 2.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH (tiếp theo) 23 Yêu cầu của thẩm định ĐẢM BẢO Tính pháp lý Tính khoa họcTính kịp thời Tính toàn diện Tính khách quan YÊU CẦU CHUNG v1.0015107207 2.2. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ VÀ YÊU CẦU CỦA THẨM ĐỊNH (tiếp theo) 24 Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định v1.0015107207 2.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN Nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan • Cán bộ thẩm định; • Thông tin cung cấp từ chủ đầu tư; • Thông tin thẩm định; • Sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội; • Công tác tổ chức thẩm định; • Trang thiết bị hỗ trợ cho thẩm định; • Sự thay đổi của cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước. • Thời gian thẩm định. 25 25 v1.0015107207 2.4. CĂN CỨ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 26 26 v1.0015107207 3. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ 27 Dự án đầu tư công Dự án đầu tư khác • Quốc hội; • Quốc hội; • Chính phủ; • Thủ tướng chính phủ; • Thủ tướng chính phủ; • UBND cấp tỉnh. • Người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương ; • Hội đồng nhân dân các cấp; • Ủy ban nhân dân các cấp. v1.0015107207 3. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) 28 THẨM QUYỀN LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG Quốc hội - Chương trình mục tiêu quốc gia - Dự án quan trọng quốc gia Chính phủ Chương trình mục tiêu sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. Thủ tướng chính phủ a) Dự án nhóm A; b) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan, tổ chức khác quản lý; c) Dự án khẩn cấp sử dụng vốn ngân sách trung ương; d) Chương trình đầu tư sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia; đ) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định của Chính phủ. v1.0015107207 3. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) 29 THẨM QUYỀN LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG Người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương a) Dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước do cơ quan mình quản lý; b) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài do cơ quan mình quản lý Hội đồng nhân dân các cấp a) Chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân các cấp và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; b) Dự án nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C thuộc cấp mình quản lý. Tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương. Ủy ban nhân dân các cấp Các dự án thuộc cấp mình quản lý v1.0015107207 3. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) 30 THẨM QUYỀN LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG Quốc hội 1. Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; 2. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; 3. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; 4. Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. v1.0015107207 3. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) 31 THẨM QUYỀN LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG Thủ tướng chính phủ 1. Dự án không phân biệt nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau: a) Phải di dân từ 10.000 người trở lên ở miền núi và 20.000 người trở lên ở vùng khác; b) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; c) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; d) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; đ) Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; e) Sản xuất thuốc lá điếu; g) Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế; h) Xây dựng và kinh doanh sân golf. 2. Dự án có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên. 3. Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực: kinh doanh vận tải biển; kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng; trồng rừng; xuất bản, báo chí; thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài. v1.0015107207 3. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ (tiếp theo) 32 THẨM QUYỀN LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG UBND cấp tỉnh a) Dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; b) Dự án sản xuất có yêu cầu thẩm định công nghệ theo quy định của Luật khoa học, công nghệ. v1.0015107207 4. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 33 4.1. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công 4.2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư khác v1.0015107207 4.1. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÔNG Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư công 34 34 Chủ trì thẩm định Loại hình dự án Bộ Kế hoạch và Đầu tư a) Chương trình mục tiêu quốc gia; b) Chương trình mục tiêu do Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; c) Dự án quan trọng quốc gia; d) Dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ; đ) Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; e) Dự án của bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; g) Dự án sử dụng nguồn vốn khác theo quy định của Chính phủ. v1.0015107207 4.1. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÔNG (tiếp theo) Thẩm quyền thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án đầu tư công 35 Chủ trì thẩm định Loại hình dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư a) Chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; b) Chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; c) Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã a) Chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, cấp xã, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; b) Dự án thuộc cấp mình quản lý trước khi gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, vốn trái phiếu chính quyền địa phương; c) Dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. v1.0015107207 4.1. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÔNG (tiếp theo) 36 36 Thẩm quyền thẩm định dự án Loại hình dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án quan trọng quốc gia Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thành lập. Dự án không có cấu phần xây dựng Cơ quan chuyên môn về xây dựng Dự án có cấu phần xây dựng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo (không phải dự án quan trọng quốc gia). Người đứng đầu cơ quan chủ quản Dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan mình. Đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh. Dự án nhóm A, nhóm B đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP). v1.0015107207 4.2. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÁC 37 37 Thẩm quyền thẩm định dự án Loại hình dự án Hội đồng thẩm định Nhà nước. Dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch – đầu tư đầu tư thẩm định dự án trên cơ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Dự án do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư thẩm định dự án trên cơ sở lấy ý kiến thẩm định chuyên ngành của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Dự án do UBND chấp thuận chủ trương đầu tư . v1.0015107207 5. THẨM QUYỀN THẨM TRA THIẾT KẾ CƠ SỞ Dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A Dự án nhóm B và nhóm C • Bộ công thương; • Sở công thương; • Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; • Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; • Bộ giao thông vận tải; • Sở giao thông vận tải; • Bộ xây dựng; • Sở xây dựng. • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 38 38 v1.0015107207 6. CHI PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN a. Trường hợp 1: Tổng mức đầu tư được phê duyệt khớp với giá trị trên biểu mức thu b. Trường hợp 2: Tổng mức đầu tư được phê duyệt nằm trong khoảng giá trị ghi trên biểu mức 39 39 Lệ phí thẩm định dự án đầu tư = Tổng mức đầu tư được phê duyệt  Mức thu ib ia it ib it ib ia ib N N N N (G G ) G G          v1.0015107207 6. CHI PHÍ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN (tiếp theo) 40 40 Trong đó: • Nit là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %). • Git là quy mô giá trị của nhóm dự án thứ i cần tính phí thẩm định đầu tư (đơn vị tính: giá trị công trình) • Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình). • Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm định (đơn vị tính: giá trị công trình). • Nia là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %). • Nib là phí thẩm định cho nhóm dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %). v1.0015107207 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: 1. Dự án cầu Nhật Tân thuộc nhóm dự án nào? 2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan có thẩm quyền nào? 3. Thẩm quyền thẩm định dự án cầu Nhật Tân thuộc cơ quan nào? 4. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án thuộc cơ quan quản lý chuyên ngành nào? Trả lời 1. Dự án cầu Nhật Tân là dự án quan trọng quốc gia. 2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án cầu Nhật Tân là Quốc hội. 3. Thẩm quyền thẩm định dự án cầu Nhật Tân thuộc Hội đồng thẩm định Nhà nước. 4. Thẩm quyền thẩm tra thiết kế cơ sở của dự án thuộc Bộ giao thông vận tải. 41 41 v1.0015107207 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là: A. bản dự án đầu tư. B. hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện dự án. C. dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. D. bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tài liệu liên quan