Bài học kinh nghiệm về công tác phát hành báo chí

Từ khi ra đời đến nay, báo chí luôn góp phần đắc lực vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Báo chí chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và mọi giai cấp trong xã hội đều coi báo chí là công cụ đấu tranh chính trị quan trọng. Đó là quyền lực về tinh thần có thể tạo ra và định hướng dư luận; góp phần vào sự phát triển xã hội theo ý chí của những người khống chế các nguồn thông tin được báo chí phản ánh. Trong thời kỳ hiện đại, dưới ảnh hưởng của khoa học và công nghệ, vai trò của báo chí ngày càng được nâng cao. Báo chí không những làm phương tiện ủng hộ cải tổ trong các cuộc đấu tranh chính trị mà về sau này, do nhu cầu thông tin về kinh tế thì báo chí đã trở thành một phương tiện đáp ứng những nhu cầu trên đó điều kiện để dẫn đến sự ra đưới của các ấn phẩm định kỳ.

doc31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài học kinh nghiệm về công tác phát hành báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA BÁO CHÍ ------  BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ NIÊN LUẬN PHÁT HÀNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VỚI VIỆC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC PHÁT HÀNH TRONG SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT TỜ BÁO 1.1.1. Sự xuất hiện của báo chí trong đời sống xã hội Từ khi ra đời đến nay, báo chí luôn góp phần đắc lực vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Báo chí chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội và mọi giai cấp trong xã hội đều coi báo chí là công cụ đấu tranh chính trị quan trọng. Đó là quyền lực về tinh thần có thể tạo ra và định hướng dư luận; góp phần vào sự phát triển xã hội theo ý chí của những người khống chế các nguồn thông tin được báo chí phản ánh. Trong thời kỳ hiện đại, dưới ảnh hưởng của khoa học và công nghệ, vai trò của báo chí ngày càng được nâng cao. Báo chí không những làm phương tiện ủng hộ cải tổ trong các cuộc đấu tranh chính trị mà về sau này, do nhu cầu thông tin về kinh tế thì báo chí đã trở thành một phương tiện đáp ứng những nhu cầu trên đó điều kiện để dẫn đến sự ra đưới của các ấn phẩm định kỳ. 1.1.2. Mối quan hệ giữa Báo chí và Kinh tế Thị trường hôm nay 1.1.2.1. Báo chí trong nền kinh tế thị trường Cùng với sự ra đời của xã hội thị trường, báo chí nhanh chóng ra nhập vào và khẳng định vị trí của mình trong việc phát triển báo chí. Vào thời kỳ này, nhân tố kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển báo chí. Với ưu thế của sự phân công lao động trong xã hội, hệ thống báo chí định kỳ đã được hình thành và phân nhánh. Rất nhiều tờ báo, tạp chí đã được tung ra thị trường thông tin, tham gia vào cuộc cạnh tranh gay gắt, cố gắng vươn lên, đảm bảo sự tồn tại của mình. Sự phân chia xã hội ra nhiều nhóm cạnh tranh nhau đã thúc đẩy sự chuyên môn hoá cao độ của các tò báo, mỗi tờ báo đều phải tìm cho mình độc giả, đảm bảo số lượng lớn độc giả của mình. Như vậy, sự phát triển và đặc điểm của hệ thống ấn phẩm định kỳ trong xã hội kinh tế thị trường đã được xác định bởi ba nhân tố có tác động mạnh liên quan tới nhau: Kinh tế, tư tưởng, chính trị. Nhưng trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định. Nhân tố kinh tế luôn có ảnh hưởng tới sự ra đời và phát triển của báo chí. Sự ảnh hưởng này thay đổi theo những giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội. Báo chí cũng là một loại hình hoạt động sản xuất (nhưng rất đặc thù). Nó cũng có một mục tiêu giống như tất cả mọi nhà sản xuất khác: Đó là tiêu thụ được càng nhiều, càng tốt. Những người làm báo cũng có đầy đủ các phương tiện sản xuất và sử dụng chúng để hoàn thành mục tiêu sản xuấ của mình, đưa những sản phẩm của mình ra phục vụ người tiêu dùng 1.1.2.2. Mối quan hệ giữa nhà báo và độc giả trong nến kinh tế thị trường Mối quan hệ giữa nhà báo (người sản xuất thông tin) và độc giả (người tiêu thụ thông tin) trong nến kinh tế thị trường được điều tiết bởi quy luật của nhu cầu tái sản xuất. Sự phát triển của sản xuất thông tin báo chí cũng xác định phương thức tiêu thụ nó: chính báo chí giáo dục cho người đọc về nhữgn quyền lợi đa dạng cũng như xác lập “khẩu vị” về thông tin cho họ cũng như sử dụng những đặc điểm một cách tinh tế, khéo léo trong những mục đích khác nhau….Chính sự lớn mạnh của nhu cầu về thông tin, của việc sản xuất ra nó và sức tiêu thụ đã định ra thị trường thông tin. Nơi phát hành các ấn phẩm báo chí in ấn định kỳ. Các đặc điểm nêu trên của mối quan hệ giã nhà báo và độc giả có ý những ý nghĩa thực tiễn rất to lớn. Khi lượng cầu tăng thì tất yếu lượng cung cũng sẽ tăng: số lượng phát hành, khối lượng và sự ra đời định kỳ cũng phát triển theo, nhà sản xuất, toà soạn báo sẽ nhận được những khoản lợi… 1.1.2.3. Tác động của báo chí với nền kinh tế thị trường Báo chí chỉ ảnh hưởng từ nhân tố kinh tế chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế. Báo chí ra đời, phát triển và trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Sự tồn tại của báo chí được xác định bởi những quy luật cố hữu. Chức năng của báo chí, của hộ thống các ấn phẩm xuất bản định kỳ diễn ra dưới sự tác động mạnh mẽ của ảnh dưởng của các quy luật của nền kin tế thị trường. Bản thân báo chí cũng ảnh hưởng đối với các yếu tố khác của đời sống xa hội như chính trị, văn hoá, kinh tế… Xét một cách toàn diện thì kinh tế được xác định bởi chính vai trò của báo chí như là một nguồn tư liệu và một kênh của thông tin kinh tế. Một hướng khác của sự ảnh hưởng của báo chí lên nền kinh tế đó là việc đăng tải những lời phê bình, tuyên truyền những kinh nghiệm thiết thực của cơ cấu kinh tế, việc tổ chức trên các trang in và thảo luận những vấn đề phát triển kinh tế… Điều đó tác động lên nhiều độc giả, kích thích họ có ý chí vươn lên tạo lập một sự nghiệp hay con đường đi của mình. Báo chí ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường cũng có một quyền lực đối với nền kinh tế. Có thể nói ràng, nếu không có sự đóng góp của báo chì thì công cuộc đổi mới đang diễn ra ở nước ta hiện nay không thể đạt được những kết quả khả quan như vậy được. ảnh hưởng của báo hí đối với kinh tế một phần quan trọng là nhờ ở quảng cáo. Quảng cáo Báo chí không có ưu thế về số lượng phát hành như trên sóng phát thanh và truyền hinh nhưng lại có ưu điểm riêng do báo chí là loại hình mang thông tin vật chất. Quảng cáo trên báo chí không bị mấ đi mà nó còn khi nào tờ báo còn tồn tại và người ta có thể đọc lại và truyền tay nhau. Do đó, lợic ích của những người đăng quảng cáo trên báo hay tạp chí có giá trị lâu dài mà cũng không làm giảm đi quyền lợi của độc giả với báo chí (bên cạnh đó việc quảng cáo còn có ý nghĩa rất lớn trong việc củng cố và tăng ngân sách của tờ báo; ổn định về vấn đề tài chính cho toà soạn). Báo chí không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế mà nó còn có những ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự tác động lên sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đó là việc đăng tải những thông tin về tình hình và sự phát triển của các nghành khoa học khác nhau. Đồng thời báo chí còn tác động đến khoa học kỹ thuật thông qua việc đặt hàng những nguyên liệu, phương tiện kỹ thuật mới đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên về phương tiện thông tin đại chúng…Đó là những mối quan hệ qua lại tích cực giữa báo chí và kinh tế thị trường II. Vai trò của công tác phát hành trong hoạt động của một tờ báo Phát hành, chính là hoạt động tiếp thị và phân phối sản phẩm báo chí tới người tiêu dùng. Chính vì vậy mà công tác phát hành báo chí phải sử dụng các phương thức khác nhằm tiếp cận với các đối tượng độc giả. Thông thường, các cơ quan xuất bản và phát hành báo chí thường có gắng tăng doanh số phát hành bằng cách khai thác tối đa mạng lưới các điểm phân phối báo chí như các trụ sở bưu điện, các hiệu sách, các nhà bán buôn, các thư viện, hệ thống các cơ quan nhà nước, các tổ chức giáo dục, các câu lạc bộ… Do sự đa dạng và phức tạp trong nhu cầu của công chúng nên ngoài một số lượng nhất định (các ấn phẩm được cung cấp cho các nguồn tiêu thụ ổn định) thì tuỳ theo mức độ hấp dẫn của thông tin mà lưoựng xuất bản của mỗi kỳ ấn phẩm báo chí là ít hay nhiều. Công tác phát hành báo chí còn chịu sự tác động của số lượng và sự phân bố của các địa điểm bán lẻ báo chí, nhất là ở các vùng nông thôn. Sự yếu kém về đường xá cũng là một trở ngại cho công tác phát hành đến những nơi này. Từ khi tờ báo được in ra, để chuyển được đến tay người đọc là một công việc không hề đơn giản. Nừu như không lường trước và giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong khâu phát hành các sản phẩm báo chí, mà chỉ đối phó một cách qua loa, để mặc ấn phẩm đến được tay người đọc theo bất kỳ cách nào mà không được sự chú ý phát triển của toà báo thì có nghĩa là toà báo đã liều lĩnh làm giảm đi giá trị công sức đã bỏ ra cho sự hình thành, chuẩn bị và xuất bản ấn phẩm báo chí. Việc lựa chọn một hay một số các giải pháp phù hợp như là ký kết và bán ấn phẩm cho các đại lý phân phối lẻ của toà soạn, gửi báo cho những người đạt mua và bán cho các cửa hàng bán hàng lẻ…Toà soạn sẽ lựa chọn phương án nào, điều này phụ thuộc vào khả năng tai chính và đặc điểm riêng của từng ấn phẩm. Chương II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ Hoạt động phát hành báo chí chỉ có ba mục đích cơ bản: - Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu thông tin và những đòi hỏi của độc giả - Thứ hai: Tạo điều kiện phát triển báo, tạp chí trên thị trường - Thứ ba: Bằng cách đó đảm bảo cho sự tồn tại, hoạt động hiệu quả của ấn phẩm và sự phát hành chúng. Những mục đích này đã định ra những nhiệm vụ và phương hướng cụ thể cho phát hành báo chí gắn với việc giải quyết những hoạt động thực tiễn. Đó là việc nghiên cứu đối tượng độc giả-những người đặt mua báo. Sau đó thì tìm kiếm thị trường xuất bản ấn phẩm nơi mà chính tờ báo, sự tương ứng của nó với các yêu cầu và đặc điểm của tầng lớp độc giả. Và cuối cùng là xem xét quá trình chuẩn bị, sản xuất báo cũng như nền tảng vật chất, sự cần thiết và khả năng thay đổi chúng. Trong phạm vi của niên luận này sẽ tập trung vào tìm hiểu những nhân tố chủ yếu tác động tới công tác phát hành báo chí gồm: Tài chính, Nhân lực, Công tác xuất bản kỹ thuật, Nguồn tin và thị trường cung cấp thông tin, Hệ thống phát hành và các đại lý phân phối, Thị phần thông tin và lượng độc giả thường xuyên I. Tài chính Tình hình tài chính cũng như sự cập nhật và ổn định của bất kỳ ấn phẩm nào cũng phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường. Các nhà lãnh đạo của các tờ báo, tạp chí thường xuyên tìm kiếm vốn để bảo đảm hoạt động và xuất bản ấn phẩm của mình. Chính tờ báo là một trong những nguồn thu nhập ổn định, cần cho hoạt động của toà soạn. Số tiền có được từ bán báo, kết quả của việc đặt mua hay phát hành bán lẻ nhanh chóng được đưa vào lưu thông để chi trả cho việc xuất bản liên tục. Tuy nhiên, trong điều kiện có những biến động kinh tế-tài chính liên tục ở nước ta, số tiền đó chỉ đủ để chi phí cho một phần nhỏ của công việc biên tập-xuất bản. Cần thiết phải tìm ra nguồn vốn bổ xung. Ngoài ra việc quảng cáo cũng có một ý nghĩa to lớn trong việc này. Việc đăng quảng cáo trên báo hay tạp chí sẽ đem lại cho toà soạn khoản thu không nhỏ. Nừu tờ báo là cơ quan ngôn luận của cơ quan nhà nước như: Bộ, Uỷ ban…hay các tổ chức xã hội, của một đảng chính trị, công đoàn…thì những đơn vị này sẽ chu cấp cho các ấn phẩm của mình từ quỹ tài chính của tổ chức. Ví dụ tờ “Nhân Dân” của Đảng cộng sản Việt Nam, “Pháp luật” của Bộ Tư pháp, tờ “Hải quan” của Tổng cục Hải quan, tờ “Lao động” của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam… Đối với nhiều tờ báo và tạp chí ở nước ta, trợ cấp trở thành một trong những nguồn thu để đảm bảo sự tồn tại của mình. Có thể nói, trợ cấp quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với những tờ báo nhỏ ở địa phương. Việc hỗ trợ kinh tế cho các báo nhỏ ở địa phương thường chiếm 50-80% chi phí thực tế, các toà soạn được cấp kinh phí từ ngân sách quốc gia để chi trả cho công việc in ấn, giấy, dịch vụ bưu điện. Số tiền này còn được bổ sung cho việc phát triển những cơ sở kỹ thuật của tờ báo; khối lượng của chúng được xác định bởi Chính phủ, có tính đến yêu cầu của Bộ Văn hoá-thông tin và các cơ quan có quyền sinh lợi đó là các ấn phẩm dành cho trẻ em, người tàn tật, đồng bào thiểu số…cũng như cho các báo, tạp chí văn học nghệ thuật. Trong trường hợp này, số lượng đặt mua được tính đến. Trong các cuộc tìm kiếm nguồn vốn, các toà soạn cũng thường cố gắng để nhận được các khoản vay. Để làm được điều này cần phải liên hệ với ngân hàng nào đó. Với sự hỗ trợ của ngân hàng, toà soạn sẽ nhận được tiền để tiếp tục phát hành ấn phẩm cũ, thậm trí cho ra đời ấn phẩm mới. Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức mạo hiểm nếu như toà soạn không lường trước được những diễn biến sẽ sảy ra. Trong tình huống tương tự như vậy, các toà soạn vẫn có khả năng nhận được số tiền cần thiết thông qua việc tìm kiếm những nhà tài trợ. Các nhà tài trợ có thể là các công ty thông tin, công nghiệp, tài chính trong nước nhưng đó cũng có thể là những nhà tài trợ nước ngoài. Thị trường tài chính luôn là mục tiêu chú ý đặc biệt của lãnh đạo các toà soạn. Tất cả những thay đổi ở thị trường này như: Tốc độ, mức độ lạm phát của đồng tiền, sự dao động của lãi suất ngân hàng, phần trăm tín dụng, định giá các ngoại tệ khác nhau…đòi hỏi sự nắm bắt nhanh, nếu cần thì quyết định kịp thời. Qua đó nắm bắt được xu thế phát triển để bảo vệ cho tờ báo, tạp chí khỏi những tai biến bất ngờ của thị trường tài chính và đưa ra những quyết định hợp lý đúng lúc về chỉ số phát hành của tờ báo trong từng thời kỳ. Không để xảy ra tình trạng phát hành qúa nhiều báo trong tình trạng khó tiêu thụ các ấn phẩm. II. Nhân lực Cơ sở sáng tạo hay nhân lực của mỗi tờ báo, tạp chí đều phụ thuộc vào tình hình của nhân tố này. Nó định ra thành phần biên tập, mức độ đào tạo chuyên môn của nhân viên, thành phần và năng lực của đội ngũ làm công tác phát hành… * Yếu tố nhân lực có thể tạm thời chia làm ba phần: - Phần thứ nhất (cũng là quan trọng nhất): Thị trường lao động sáng tạo-các nhà báo. Lực lượng này có ý nghĩa đặc biệt khi hình thành một tờ báo mới. Nhất thiết phải có người có chuyên môn để hình thành bộ khung ban đầu biên tập. Số lượng của nó phụ thuộc vào đặc điểm của tờ báo-tính chất, khối lượng số báo, tính định kỳ…Nhưng sự lựa chọn nhà báo cho tờ báo mới còn được xác định bởi các nhân tố như thể loại và đặc điểm của độc giả, sự đặc thù của chương trình và có nhiệm vụ. Vì vậy toà soạn cần một số lượng lao động sáng tạo nhất định có những chuyên môn báo chí khác nhau. Số lượng lao động này có thể tìm được ở trường đại học cũng như các toà soạn khác - Phần thứ hai: của yếu tố nhân lực là các nhân viên kỹ thuật. ở trên mới chỉ nói đến bộ phận biên tập đảm bảo cho quá trình chuẩn bị và phát hành báo, tạp chí cũng như những phương tiện tạo điều kiện cho hoạt động tổ chức sáng tạo của các nhà báo. Không có sự hỗ trợ thường xuyên của chúng thì không thể phát hành báo được. Các phương tiện kỹ thuật này chiếm một phần quan trọng ở toà soạn, đôi khi chiếm hơn một phần ba ở những tờ báo lớn. Nhiều khi toà soạn còn không đủ những nhân viên chế bản có kinh nghiệm, thợ sửa bản in và cộng tác. Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ TẠI BA TỜ BÁO AN NINH THẾ THỚI, THỂ THAO, TIỀN PHONG VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM Nhiều năm trước đây, số lượng ấn phẩm báo chí chưa nhiều, chưa đa dạng và phong phú như hiện nay. Nhu cầu về thông tin của người dân cũng giới hạn trong một phạm vi xác định và đồng thời là do kỹ thuật in ấn khó khăn, giấy in khan hiếm nên công chúng dễ bằng lòng với số lượng thông tin ít ỏi được một số lượng hạn chế các tờ báo cung cấp. Do vậy mà số lượng phát hành của các tờ báo đều có một mức độ hạn chế nhất định và được công chúng dễ dàng chấp nhận với các hình thức cung cấp thông tin (phương thức phát hành) đơn điệu, ít linh hoạt. Đất nước bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, công chúng có điều kiện tiếp cận với báo chí và các nguồn thông tin của nhiều nước khác nhau thông qua nhiều phương tiện thông tin có tính toàn cầu. Xu thế toàn cầu hoá thông tin ngày càng trở nên phổ biến và đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính các cơ quan báo chí trong mọi khâu, mọi cách thức tổ chức và hoạt động để có thể cạnh tranh và tồn tại được trong thị trường thông tin ngày càng khốc liệt. Các tờ báo đều đang tích cực đổi mới toàn diện để có thể đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin đa diện, đa chiều, trực tiếp của công chúng nhưng hiện vẫn còn nhiều cơ quan báo chí vẫn còn chưa nhận thức được thấu đáo tầm quan trọng và các nội dung cơ bản của hoạt động phát hành đối với sự tồn tại và phát triển của tờ báo mình nên vẫn chưa có các chiến lược đúng đắn, phù hợp với đường lối phát triển của tờ báo. Trong mục 2.4 của luận văn này đã nêu một cách khái quát nhất về thực trạng và các nguy cơ tiềm ẩn trong công tác phát hành của ba tờ báo An ninh thế giới, Thể thao và Tiền Phong nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung. Trong chương này, tácgiả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển công tác phát hành báo chí dựa trên các kinh nghiệm khảo sát công tác phát hành tại ba tờ báo đã nêu trên để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành của ba tờ báo nói riêng và của báo chí Việt Nam nói chung. I. BỒI DƯỠNG VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH CHO ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN LÀM CÔNG TÁC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ Việc đào tạo đội ngũ nhân viên làm công tác phát hành báo chí có tay nghề giỏi ở các cơ quan báo chí đang là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Các nhà lãnh đạo của các tờ báo cần quan tâm tới việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên phát hành để đáp ứng yêu cầu nhận thức và hoạt động thực tế của công tác phân phối sản phẩm báo chí tới công chúng. Hiện nay, khi có sự bùng nổ thông tin và các ấn phẩm báo chí thì nhu cầu cạnh tranh giữa các tờ báo để chiếm thị phần thông tin trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi tờ báo. Nhu cầu về thông tin của công chúng hiện nay cũng không còn đơn giản và dễ dái như trước nữa. Độc giả đòi hỏi đối với các loại thông tin mà họ được cung cấp ngày càng khắt khe hơn và họ sẵn sàng quay lưng lại với các ấn phẩm không đáp ứng được các nhu cầu của họ mà một trong số các nhu cầu đó là thông tin phải dễ dàng, nhanh chóng và kịp thời đến được với họ. Chính vì vậy mà công tác phát hành cần được chú trọng đặc biệt. Hiệu quả của nó được thể hiện qua doanh số bán ra của mỗi số báo nhưng nhân tố chính đảm bảo cho hoạt động này lại chính là đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác phát hành. Muốn đảm nhận được tốt các nhiệm vụ và vai trò của một người làm công tác phát hành, nếu như nhân viên không nắm vững được các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sẽ không phát huy được tối đa hiệu quả của các hình thức phát hành trong tình hình thực tế của tờ báo mình. Việc nắm vững được các kiến thức cơ bản của nghiệp vụ phát hành tuy được xếp vào loại đơn giản nhưng lại rất cần thiết. Nếu như tờ báo chứa đựng nhiều thông tin tốt, có giá trị, được trang trí với các hình thức đẹp, chú thích hợp lý... nhưng không được tiến hành phân phối, cung cấp kịp thời và hợp lý đến với công chúng thì cũng không có giá trị, vừa lãng phí các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra tờ báo, vừa lãng phí công sức của toàn bộ tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên của cả toà soạn. Trong việc đào tạo không chỉ quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật của nghiệp vụ phát hành mà còn cần phải quan tâm đến các kỹ năng vận dụng và tư duy sáng tạo, đa dạng trong các phương pháp chuyển tải ấn phẩm báo chí đến với người đọc. Yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động phát hành là rèn luyện phương pháp tư duy, giúp cán bộ nhân viên phát hành hoàn thiện được tay nghề, khả năng nhận thức, phán đoán các xu hướng biến động của thị trường thông tin để quyết định các hình thức và cách phát hành hợp lý. Việc quan tâm hướng dẫn các định hướng chủ đạo từ lãnh đạo của tờ báo cho các cán bộ nhân viên phát hành là rất cần thiết. Nếu cơ quan báo nào có điều kiện, có thể mở những lớp bồi dưỡng ngắn ngày theo các chuyên đề, các phương thức nghiệp vụ cá biệt có chọn lọc phù hợp với tình hình thực tế của báo mình và nhận thức của cán bộ, nhân viên. II. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC PHÁT HÀNH BÁO CHÍ Phương thức đặt mua báo hiện đang tồn tại ở Việt Nam là trước tiên độc giả trả tiền, sau đó mới nhận được báo hay tạp chí mà mình đã đặt mua. Phương thức này tồn tại như một hiện tượng hiển nhiên và cũng đã từng tồn tại phổ biến trên hầu hết các nước có nền báo chí phát triển. Nhưng hiện nay, cách thức phát hành đã có nhiều thay đổi, không chỉ còn đơn giản như vậy nữa. Trước hết, người đọc sẽ nhận được báo hay tạp chí được đưa đến, sau đó họ mới phải trả tiền (thường là sau thời gian nửa năm) và người đọc, cho dù chỉ đặt mua một lần nhưng sẽ bị thu hút và trở thành “suốt đời” ở trong nhóm các độc giả của tờ báo đó. Đây cũng là một kinh nghiệm rất tốt của các quốc gia đi trước có thể để cho các nhà quản lý các tờ báo của Việt Nam học tập. Điều này xuất phát từ hoạt động tiếp thị (marketing) và phát hành báo chí của các tờ báo của các nước hiện nay đã được đưa l