Để phân biệt trường hợp ở tội giết người thực hiện hành vi bằng lỗi cố ý gián tiếp với lỗi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.Bởi vì loại tội này nó không phản ánh rõ nét ý chí của kẻ phạm tội giữa 2 loại tội trên. Đồng thời khi phân biệt chúng ta cũng không thể bỏ qua việc xác định dấu hiệu mục đích của kẻ phạm tội. Mục đích của kẻ phạm tội giết người là cố ý tước đoạt tính mạng người khác, còn ở tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người chỉ là cố ý gây ra thương tích cho người khác.
Trong mặt chủ quan này điểm quan trọng nhất chúng ta cần xác định là ý chí chủ quan của người phạm tội. Đây là mấu chốt của vấn đề để chúng ta có khả năng phân biệt được 2 tội này. Để xác định được ý chí chủ quan chúng ta cần dựa vào nhiều yều tố. Trước hết xuất phát từ nhận thức của can phạm về hành vi phạm tội. Đồng thời thông qua hành vi phạm tội để xác định ý chì chủ quan về tội phạm là một thể thống nhất giữa 2 mặt khách quan và chủ quan. Ý chí chủ quan của người phạm tội được phản ánh ra bên ngoài bằng hành vi khách quan. Do đó, khi xác định được rằng trong khi hành động, hành vi cố ý gây thương tích của người phạm tội là có nhiều khả năng làm chết người và bản thân bị cáo cũng nhận thức được điều đó (pháp luật buộc người phạm tội phải nhận thức được điều đó ngay cả khi người phạm tội cố tình lừa dối nhận thức của mình) như dùng dao sắc, nhọn đâm vào nơi hiểm yếu của cơ thể hay dùng vật nặng,cứng đâm vào đầu người khác thì không coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người mà phải định là tội giết người. Hoặc ngược lại, nếu hành vi cố ý của bị cáo mà ít khả năng làm chết người như một người bình thường không biết gì về võ thuật nhảy vào đấm đá lung tung một người khác, không may đấm vào điểm huyệt làm cho người này chết thì không thể căn cứ vào đó mà định tội giết người mà phải căn cứ vào từng tình tiết cụ thể của từng vụ mà chúng ta xem xét thật khách quan và toàn diện để xác định ý chí chủ quan của người phạm tội.
6 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân luật hình sự module 2 - Bài tập số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
K và P có mâu thuẫn gay gắt. Ngày 04 tháng 05 năm 2008, K và P cãi nhau, xông vào vật lộn, đấm đá nhau. Thấy bố mình bị đánh, con của K là H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào nhằm P đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9 cm làm thủng gan, chảy máu trong. P được đưa tới bệnh viện tỉnh cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên P đã chết.
Có 2 ý kiến khác nhau về vấn đề tội danh của H:
( 1 ) H phạm tội giết người theo điều 93 BLHS
( 2 ) H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo khoản 3 điều 104 BLHS.
Anh ( chị ) hãy:
a, Định tội danh đối với hành vi phạm tội của H ( 3 đ).
b, Phản bác ý kiến ( các ý kiến) nêu trên mà mình cho là không đúng ( 2 đ).
c, Giả sử P chết là di sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao? ( 2đ).
Mục lục
Nhận xét
a, Định tội danh đối với hành vi của H :
Dấu hiệu pháp lý
Mặt khách quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm:
b, Phản bác ý kiến mà mình cho rằng không đúng.
c, Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Nhận xét: Để phân biệt trường hợp ở tội giết người thực hiện hành vi bằng lỗi cố ý gián tiếp với lỗi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.Bởi vì loại tội này nó không phản ánh rõ nét ý chí của kẻ phạm tội giữa 2 loại tội trên. Đồng thời khi phân biệt chúng ta cũng không thể bỏ qua việc xác định dấu hiệu mục đích của kẻ phạm tội. Mục đích của kẻ phạm tội giết người là cố ý tước đoạt tính mạng người khác, còn ở tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người chỉ là cố ý gây ra thương tích cho người khác.Trong mặt chủ quan này điểm quan trọng nhất chúng ta cần xác định là ý chí chủ quan của người phạm tội. Đây là mấu chốt của vấn đề để chúng ta có khả năng phân biệt được 2 tội này. Để xác định được ý chí chủ quan chúng ta cần dựa vào nhiều yều tố. Trước hết xuất phát từ nhận thức của can phạm về hành vi phạm tội. Đồng thời thông qua hành vi phạm tội để xác định ý chì chủ quan về tội phạm là một thể thống nhất giữa 2 mặt khách quan và chủ quan. Ý chí chủ quan của người phạm tội được phản ánh ra bên ngoài bằng hành vi khách quan. Do đó, khi xác định được rằng trong khi hành động, hành vi cố ý gây thương tích của người phạm tội là có nhiều khả năng làm chết người và bản thân bị cáo cũng nhận thức được điều đó (pháp luật buộc người phạm tội phải nhận thức được điều đó ngay cả khi người phạm tội cố tình lừa dối nhận thức của mình) như dùng dao sắc, nhọn đâm vào nơi hiểm yếu của cơ thể hay dùng vật nặng,cứng đâm vào đầu người khác… thì không coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người mà phải định là tội giết người. Hoặc ngược lại, nếu hành vi cố ý của bị cáo mà ít khả năng làm chết người như một người bình thường không biết gì về võ thuật nhảy vào đấm đá lung tung một người khác, không may đấm vào điểm huyệt làm cho người này chết thì không thể căn cứ vào đó mà định tội giết người mà phải căn cứ vào từng tình tiết cụ thể của từng vụ mà chúng ta xem xét thật khách quan và toàn diện để xác định ý chí chủ quan của người phạm tội.
Định tội danh đối với hành vi của H :
Theo như đã phân tích ở trên, trong trường hợp này H bị định tội danh là: Tội giết người được quy định tại Điều 93 BLHS.
Dấu hiệu pháp lý
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác, có nghĩa là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Nếu H chỉ có ý định gây thương tích cho P thì H có thể đâm vào tay, chân,….những bộ phận mềm trên cơ thể, nhưng H dùng một vật sắc nhọn “đâm bừa” trúng vào sườn P, làm thủng gan. Trong trường hợp này H buộc phải biết và nhận thức được mức độ nguy hiểm hành vi của mình. Hành vi khách quan của H đã xâm phạm nghiêm trọng đến tính mạng của P, là khách thể được luật hình sự bảo vệ.
Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người là hậu quả chết người. Trong trường hợp này, hậu quả xảy ra là P chết khi được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả chết người: Về nguyên tắc người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả nguy hiểm cho xã hội do chính hành vi của mình gây ra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải xác định hậu quả chết người có quan hệ nhân quả với hành vi khách quan của người phạm tội. Hành vi dung chiếc đục của thợ mộc để đâm người là hành vi sẽ gây nên hậu quả là làm ảnh hưởng tính mạng của người khác. Bởi vì chiếc đục của thợ mộc là một vật sắc nhọn, hơn nữa H đã đâm trúng gan của nạn nhân, sâu tới 9cm. Đa phần tất cả những trường hợp đâm sâu như vậy đều dẫn đến hậu quả chết người. H đã sử dụng vật nhọn này để đâm P dẫn đến hậu quả trực tiệp là P bị thương nặng và chết khi đang trên đường chuyển tới bệnh viện. Do vậy hành vi của H và hậu quả cái chết của P có quan hệ nhân quả với nhau.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của H trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp
Trong tình huống trên, ta nhận thấy rõ hành vi phạm tội của H xuất phát từ việc thấy bố mình bị đánh, H đã sử dụng chiếc đục của thợ mộc xông vào đâm P dẫn đến P bị chết khi được đưa đi cấp cứu.
Về lý trí: Ta thấy, H hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình ra rất nguy hiểm bởi chiếc đục là một vật sắc nhọn, tính sát thương, hoàn toàn có thể tước đoạt tính mạng của người khác.
Về ý chí: Khi thực hiện hành động, nếu chỉ mong muốn gây thương tích cho P, H hoàn toàn có thể đâm vào những khu vực như tay, chân, lưng,.... mà H xông thẳng vào P và đâm bừa một nhát trúng sườn phải P. Nhát đâm sâu tới 9cm làm thủng gan, chảy máu trong. Ở đây, rất khó có thể xác định được H có chủ định đâm để P chết hay không, nhưng khi đâm H hoàn toàn có thể nhận thức được việc đâm bừa của mình là hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến chết người. Nhưng do bực tức vì thấy bố mình bị đánh nên H vẫn cứ đâm, để mặc hậu quả xảy ra là như thế nào. H không mong muốn giết P nhưng nếu P có chết cũng chấp nhận.
Phản bác ý kiến mà mình cho rằng không đúng.
Có ý kiến chỉ rằng H phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật Hình sự) là không đúng. Bởi vì:
Khách thể của tội này là quyền bất khả xâm phạm về sức của người khoẻ khác chứ không phải tính mạng người khác.
Ở khoản 3 Điều 104 : “Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.
Nói cách khác hậu quả chết người ở Khoản 3 điều 104 BLHS không phải là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi phạm tội, không nằm trong ý chí của người phạm tội mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp này vẫn là thương tích. Người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho thương tích xảy ra. Thương tích đó đã dẫn đến chết người (không nằm trong ý chí chủ quan của người phạm tội).
Theo như đã chứng minh ở phần đầu và ý a, ta thấy rõ ràng cái chết của P là hậu quả trực tiếp từ hành vi của H. Dù rằng trường hợp này không quá rõ ràng nhưng theo những cơ sở trên đây ta vẫn khẳng định được H đã phạm tội giết người chứ không phạm tội cố ý gây thương thích dẫn đến chết người.
Giả sử P chết là do sự lơ là, tắc trách của bác sỹ thì tội danh của H có thay đổi không? Tại sao?
Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người là hậu quả chết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm dội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc là tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên lỗi của người phạm tội là cố ý gián tiếp nên H chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích tại điều 104 tùy thuộc vào mức độ gây thương tích, mà không phải chiu trách nhiệm hình sự về tội giết người. Và cái chết của P cũng có một phần trách nghiệm của bác sĩ khi không cẩn thận, để xảy ra sơ suất trong khi cấp cứu bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Do vấn dề định lượng trong luật Hình sự Việt Nam còn chưa rõ ràng, nên trong nhiều trường hợp rất khó có thể định được tội danh trong hai tội là Tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Vô hình chung trong nhiều trường hợp sẽ có thể làm tăng hoặc giảm mức độ hình phạt đối với tội pham. Vì vậy luật Hình sự Việt nam cần quy định chặt chẽ hơn về vấn đề này!
Danh mục tài liệu tham khảo
1, Giáo trình Luật Hình Sự module 2 – NXB Công an nhân dân – trường ĐH Luật HN.
2, Bộ luật Hình sự - NXB Lao Động.
3, Trang tìm kiếm thông tin google.