Bài tập cá nhân môn kinh tế chính trị

Sau 20 năm thi hành chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào với một lượng vốn lớn. Sau 3 năm thăm dò 1988-1990, thời điểm Việt Nam mới thực thi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn ít (214 dự án).

doc19 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn kinh tế chính trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học quốc gia hà nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn dúc Bài tập cá nhân môn kinh tế chính trị Đề bài: 1: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2 : Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở Việt Nam 3 : Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập WTO Câu 1: Đầu tư nước ngoài vào việt nam 1:Đầu tư trực tiếp Sau 20 năm thi hành chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào với một lượng vốn lớn. Sau 3 năm thăm dò 1988-1990, thời điểm Việt Nam mới thực thi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn ít (214 dự án). Những năm 1991-1996 được xem là thời kì bùng nổ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và được coi như là “làn sóng đầu tư nước ngoài” đầu tiên vào Việt Nam với 1781 dự án được cấp giấy phép có tổng vốn đăng kí 28,3 tỉ USD. Trong 3 năm 1997-1999, do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu á nên các dự án đầu tư vào Việt Nam đã giảm. 961 dự án được cấp giấy phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỉ USD. Cả năm 1997 số vốn đăng ký chỉ là 4894,2 triệu USD, bằng 54,5% năm 1996; năm 1998 có 285 dự án đăng ký với số vốn đăng ký là 4138 triệu USD, chỉ bằng 92,5% số dự án và 84,55 số vốn đăng ký của năm 1997; năm 1999 chỉ còn 1568 triệu USD vốn đăng ký, bằng 38,7% vốn đăng ký của năm 1998 và là năm thấp nhất kể từ năm 1991. Từ năm 2000 – 2003, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001; năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2002. Xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 đạt 4,5 tỷ USD tăng 45,1% so với năm 2003; năm 2005 tăng 50,8%. Đặc biệt, trong 2 năm 2006 - 2007, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã tăng đáng kể. Năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt tới mức kỉ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, trong đó đăng ký mới 17,86 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006 và tăng gấp đôi năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng, đăng ký bổ sung tính từ 1998 đến nay đạt 98,5 tỷ USD, thực hiện gần 42 tỷ USD. Trong khi vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm thì vốn thực hiện cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới chỉ đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm phần vốn góp bên Việt Nam trên 1 tỷ USD – chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vài khoảng 6,1 tỷ USD ) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ẩnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD ) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD), trong đó, vốn góp của bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng 2 năm 2006 và 2007, tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn đóng góp của bên Việt nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27 % tổng số vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006, và là tiền đề cho việc giải ngân của hai năm tới 2008 và 2009 tăng cao vì trong dự án cấp mới trong hai năm 2006 và 2007 có nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lớn. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án đầu tư nước ngoài tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Thời kỳ 1988-1990, quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/ năm .Từ mức quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp giấy phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001- 2005. Điều này cho thấy, đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001- 2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong hai năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của 1 dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Itel, Panasonic, Piaggio…) Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp –xây dựng. Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Trong năm 2007, tuy vốn đầu tư đăng ký trực tiếp tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006(31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí… Đến hết năm 2007, lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp có 933 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,4tỷ USD, đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD, chiếm 10,8% về số dự án, 5,37% tổng số vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Sau 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì vốn đầu tư đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế - xã hội chung và các vùng phụ cận. Vùng trọng điểm phía bắc có 2220 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 24 tỷ USD, chiếm 26% số dự án, 27% tổng vốn đăng ký cả nước, trong đó Hà Nội đứng đầu (987 dự án với tổng số vốn đăng ký 12,4 tỷ USD ) chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng,Vĩnh Phúc và Hải Dương. Vùng trọng điểm phía Nam thu hút được 5293 dự án với tổng vốn đầu tư 44,87 tỷ USD, chiếm 54% tổng vốn đăng ký, trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2397 dự án với tổng vốn đăng ký 16,5 tỷ USD ) chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu. Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, chiếm 6% tổng số vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD ) hiện đứng đầu các tỉnh miền trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng và Quảng Nam. Tây Nguyên và các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long là những địa bàn thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn thấp so với vùng khác, dù Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý khó khăn. Qua 20 năm đã có 8 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Các nước Châu á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng số vốn đăng ký. Các nước Châu Âu chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%, các nước Châu Mỹ chiếm 5% riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Ví dụ: tập đoàn Intel không đầu tư thẳng từ Mĩ vào Việt Nam mà thông qua chi nhánh tại Hồng Kông. Hai nước Châu úc (New Zealand và Australia ) chỉ chiếm 1% tổng số vốn đăng ký. Theo đối tác có vốn đầu tư vào nước ta hiện nay đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký trên 100 triệu USD, lớn nhất là Hàn Quốc 4463,2 triệu USD; tiếp đến là quần đảo Vigin thuộc Anh 4267,7 triệu USD; Singapore 2614,2 triệu USD; Đài Loan 1735,6 triệu USD; Malayxia 1091,2 triệu USD; Nhật Bản 965,2 triệu USD; Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên 460,5 triệu USD; Mỹ 358,3 vtriệu USD. Tính từ 1988 đến nay, đã có 18 nước và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký đạt trên 1 tỷ USD tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD; đứng thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD; thứ 3 là Đài Loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD ); quần đảo Vigin thuộc Anh gần 9,9 tỷ USD; Nhật Bản gần 9,4 tỷ USD; Hồng Kông trên 6,6 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD; tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD. Theo địa bàn có 23 địa phương đạt trên 100 triệu USD, đứng đầu là Thành Phố Hồ Chí Minh 2280,7 triệu USD; tiếp đến lầ Hà Nội 1990,8 triệu USD; Đồng Nai 1786,8 triệu USD; Bình Dương 1754,1 triệu USD; Đà Nẵng 872,1 triệu USD; Long An 809,4 triệu USD; Vĩnh Phúc 780,6 triệu USD; Hậu Giang 629 triệu USD; Thừa Thiên Huế 560,6 triệu USD. Bên cạnh những trung tâm, khu đô thị mới thu hút nhiều vốn; năm nay đã xuất hiện những địa danh mà những năm trước ít xuất hiện hoặc lượng vốn còn nhỏ nhưng hiện nay đã có lượng đăng ký lớn như Phú Yên, Hậu Giang, Ninh Bình 118,6 triệu USD, Thái Bình 27 triệu USD, Hà Nam 57,5 triệu USD, Thái Nguyên 100 triệu USD, Bến Tre 68,8 triệu USD, Sóc Trăng 15,5 triệu USD. Tính từ năm 1988 đến nay, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đứng đầu là Thành Phố Hồ Chí Minh gần 20,2 tỷ USD, tiếp đến là Hà Nội gần 14,6 tỷ USD, Đồng Nai gần 12,2 tỷ USD, Bình Dương gần 8,5 tỷ USD, Bà Rịa –Vũng Tàu gần 7,5 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đăng ký hiện nay: Năm 1988tổng số vốn đăng ký là 341,7 triệu USD Năm 1989 tổng số vốn đăng ký là 525,5 triệu USD Năm 1990 tổng số vốn đăng ký là 735 triệu USD Tổng cộng: 1602,2 triệu USD Năm 1991, tổng vốn đăng ký 1291,5triệu USD, vốn thực hiện 328,8triệu USD. Năm 1992, tổng vốn đăng ký 2208,5 triệu USD, vốn thực hiện 574,9 triệu USD. Năm 1993, tổng vốn đăng ký 3037,4 triệu USD, vốn thực hiện 1017,5 triệu USD. Năm 1994, tổng vốn đăng ký 4118,4 triệu USD, vốn thực hiện 2040,6 triệu USD. Năm 1995, tổng vốn đăng ký 6937,2 triệu USD, vốn thực hiện 3961,8 triệu USD. Tổng cộng : vốn đăng ký là 26259 triệu USD, vốn thực hiện là 6517,8 triệu USD. Năm 1996, tổng vốn đăng ký 10164,1 triệu USD, vốn thực hiện 2714 triệu USD. Năm 1997 tổng vốn đăng ký 5590,7 triệu USD, vốn thực hiện 3195 triệu USD. Năm 1998 tổng vốn đăng ký 5099,7 triệu USD, vốn thực hiện 2367,4 triệu USD . Năm 1999, tổng vốn đăng ký 2565,4 triệu USD, vốn thực hiện 2334,9 triệu USD. Năm 2000 tổng vốn đăng ký 2838,9 triệu USD, vốn thực hiện 2415,5 triệu USD. Tổng cộng: vốn đăng ký là 26259,0 triệu USD, vốn thực hiện 12944,8triệu USD. Năm 2001, tổng vốn đăng ký 3142,8 triệu USD, vốn thực hiện 2450,5 triệu USD. Năm 2002, tổng vốn đăng ký 2998,8 triệu USD, vốn thực hiện 2591,0 triệu USD. Năm 2003, tổng vốn đăng ký3191,2 triệu USD, vốn thực hiện 2650 triệu USD. Năm 2004, tổng vốn đăng ký4547,6 triệu USD, vốn thực hiện 2852,5 triệu USD. Năm 2005, tổng vốn đăng ký 6839,8 triệu USD, vốn thực hiện 3308,8 triệu USD. Tổng cộng: vốn đăng ký là 20720,2 triệu USD, vốn thực hiện là 13852,8 triệu USD. Năm 2006, tổng vốn đăng ký 12003,8 triệu USD, vốn thực hiện 3956,5 triệu USD. Năm 2007, tổng vốn đăng ký 21300 triệu USD, vốn thực hiện 6400 triệu USD. Tổng cộng: vốn đăng ký 99548,2 triệu USD, vốn thực hiện 43671,7 triệu USD. 2: Đầu tư gián tiếp Thực trạng đầu tư gián tiếp vào Việt Nam: Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vồn FDI nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế. Sau năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng quy mô cồn nhỏ và chiếm tỉ lệ thấp so với vốn FDI. Một số quỹ mới hoạt động ở Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5 đến20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997) chiếm 1,2 vốn FDI tăng lên 3,7% năm 2004 tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực(tỷ lệ thu hút FII và FDI trong khoảng 30-40%). Thực tế cũng cho thấy đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Đến cuối năm 2008, có khoảng 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đó là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong thời gian qua, góp phần tăng cường năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm, gia tăng kim nghạch xuất khẩu hàng hoá, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo viềc làm cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài có vai trò trong chuyển giao công nghệ cũng tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ ,nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự án đầu tư nước ngoài cũng tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 3: Những mặt còn hạn chế của đầu tư nước ngoài Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn những mặt hạn chế, bất cập. So với vốn đăng ký của những dự án còn hiệu lực, số vốn thực hiện mới đạt 52,3% còn tới khoảng 40 tỷ USD chưa thực hiện. Trong tổng số 8590 dự án còn hiệu lực mới có khoảng b50% dự án triển khai. Tỷ trọng vốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của nước ta giảm từ 30% vào năm 1995 xuống 17% vào những năm 2000 cho tới nay. Nhìn chung, công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thường cao hơn mặt bằng công nghệ của ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta . Tuy vậy, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của những nước khác. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam còn hết sức khó khăn, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Cơ cấu phân bố và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài còn có những bất hợp lý, khi thì tập trung vào nột số ngành dễ thu lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh, khi thì tập trung vào một số ngành sản xuất được bảo hộ như xi măng, ô tô, xe máy, còn những dự án lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa ra lợi nhuận thoả đáng thì không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Đối với việc lựa chọn địa điểm để triển khai dự án xảy ra tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi. Do đó, những địa phương có cảng biển, những thành phố lớn, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đấu tư nước ngoài nhất. Trong khi đó các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tình trạng trên đã dẫn đến một nghịch lý. Những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ thấp, kém phát triển thì có ít dự án đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Về vốn đầu tư, phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ các nước Châu á (Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…), chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển. Các nước G8 mới chiếm 23,7% tổng vốn ở Việt Nam. Đầu tư của Hoa Kỳ (nếu không kể đầu tư theo nước thứ 3 ) từ khi có hiệp định thương mại BTA giữa hai nước còn thấp so với tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều. Đầu tư của EU tại Việt Nam tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều và chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 đề ra cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là vốn đăng ký mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001-2005), vốn thực hiện khoảng 25 tỷ USD (tăng 70%-75% so vứi giai đoạn 2001-2005), doanh thu đạt khoảng 163,4 tỷ USD, xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô), nhập khẩu đạt 10,3 tỷ USD. Những ngành sẽ ưu tiênthu hút đầu tư nước ngoài là ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là ngành có công nghệ cao, tạo việc làm; các dự án sản xuất các sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.; các ngành công nghiệp đặc biệt khuyến khích đầu tư công nghệ thông tin điện tử, công nghệ sinh học… , chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, sẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm tri phí đầu vào về nguyên –phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Về đối tác đầu tư: chú trọng hơn nữa vào việc thu hút đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là các tập đoàn đến từ các trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU theo hướng để thực hiện các dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu, tạo điều kiện để một số tập đoàn xây dựng các trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực. 4: Nhận xét Hiện nay, đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng vào việc phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhờ có đầu tư nước ngoài mà cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết như vấn đề việc làm…, đầu tư nước ngoài cũng góp phần làm tăng GDP. ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài ngày càng rõ nét và lan rộng trên nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội của nước ta và đang trở thành nhân tố thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài còn phân bố chưa hợp lý chủ yếu các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào những vùng đã có nền kinh tế khá phát triển, ít đầu tư vào các vùng như duyên hải miền trung, trung du miền núi. Chính vì vậy, nhà nước ta cần cải thiện môi trường kinh tế pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt ở những vùng kém phát triển thì cần có những chính sách hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 2: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.Nhận xét sự chuyển dịch đó. 1:Sự chuyển dịch Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp và hiện nay đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch cơ cấu. Sự chuyển dịch đó được thể hiện trên một số mặt chủ yếu sau: - Xét về tổng thể, cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng: tỷ trọng nhóm ngành nông - lâm nghiệp –thuỷ sản tiếp tục giảm, tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp –xây dựng tăng lên, tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ đã chặn lại được sự giảm sút liên tục trong 10 năm từ 1995-2004 (năm 1995 là 44,06%, năm 1996 là 42,51%, năm1997 là 42,15%, năm 1988 là 41,73%, năm 1999 là 40,08%, năm 2000 là 38,74%, năm 2001 là 38,63%, năm 2002 là 38,46%, năm 2003 là 38%, năm 2004 là 37.98%) và từ 3 năm nay đã tăng nhẹ (năm 2005 là 38,01%;năm 2006 là 38,08 và sơ bộ năm 2007 là 38,14%). - Trong nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thuỷ sản, tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm từ 19,82% năm 2000 xuống 15,85% năm 2005, xuống15,32% năm 2006 và năm 2007 chỉ còn 15,18%; của ngành thuỷ sản đã tăng từ 3,37% năm 2000 lên 3,93% năm 2005, năm 2006 và 4,03%năm 2007. - Cơ cấu nhóm ngành nông - lâm –ngư nghiệp trong thời kỳ 2001-2007 đã chuyển dịch theo hướng: chuyển từ cây con có giá trị tăng thêm thấp sang cây con có giá trị tăng thêm cao; chuyển từ các sản phẩm cung đã vượt cầu sang các sản phẩm có thi trường tiêu thụ rộng lớn hơn. N
Tài liệu liên quan