Bài Test - Bạn có phải là một nhà lãnh đạo xuất sắc?

Hãy làm bài quiz sau để có thể giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu trên con đường trở thành một lãnh đạo hiệu quả, và những kĩ năng nào mà bạn cần học hỏi thêm. Trong bài phân tích dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn những nguồn lực mà bạn cần để có một kĩ năng lãnh đạo nổi trội. Đâu chính là yếu tố quyết định? Ai là người có khả năng trở thành một lãnh đạo giỏi? Có thể là một nhà chính trị, một doanh nhân nổi tiếng, hoặc một nhà truyền đạo. Hoặc có thể là bất cứ người nào mà bạn biết- ví dụ như ông chủ của bạn, thầy cô giáo, và thậm chí là một người bạn của bạn. Bạn có thể tìm thấy với vai trò lãnh đạo ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, đảm đương trọng trách này không có nghĩa là bạn sẽ làm tốt vai trò đó. Điều này thật đáng xấu hổ, với một chút kiến thức, nhân cách và sự chăm chỉ, tất cả chúng ta đều có thể học được cách đứng đầu hiệu quả. Vì thế, làm cách nào để bạn có thể chứng minh năng lực lãnh đạo của mình vượt trội so với những người khác? Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích khả năng của mình trong những mảng nhỏ của kĩ năng lãnh đạo. Hãy làm bài quiz sau để có thể giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu trên con đường trở thành một lãnh đạo hiệu quả, và những kĩ năng nào mà bạn cần học hỏi thêm. Trong bài phân tích dưới đây, chúngtôi sẽ chỉ rõ cho bạn những nguồn lực mà bạn cần để có một kĩ năng lãnh đạo nổi trội.

pdf14 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Test - Bạn có phải là một nhà lãnh đạo xuất sắc?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Test - Bạn có phải là một nhà lãnh đạo xuất sắc? Hãy làm bài quiz sau để có thể giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu trên con đường trở thành một lãnh đạo hiệu quả, và những kĩ năng nào mà bạn cần học hỏi thêm. Trong bài phân tích dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn những nguồn lực mà bạn cần để có một kĩ năng lãnh đạo nổi trội. Đâu chính là yếu tố quyết định? Ai là người có khả năng trở thành một lãnh đạo giỏi? Có thể là một nhà chính trị, một doanh nhân nổi tiếng, hoặc một nhà truyền đạo. Hoặc có thể là bất cứ người nào mà bạn biết- ví dụ như ông chủ của bạn, thầy cô giáo, và thậm chí là một người bạn của bạn. Bạn có thể tìm thấy với vai trò lãnh đạo ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, đảm đương trọng trách này không có nghĩa là bạn sẽ làm tốt vai trò đó. Điều này thật đáng xấu hổ, với một chút kiến thức, nhân cách và sự chăm chỉ, tất cả chúng ta đều có thể học được cách đứng đầu hiệu quả. Vì thế, làm cách nào để bạn có thể chứng minh năng lực lãnh đạo của mình vượt trội so với những người khác? Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích khả năng của mình trong những mảng nhỏ của kĩ năng lãnh đạo. Hãy làm bài quiz sau để có thể giúp bạn hiểu rõ mình đang ở đâu trên con đường trở thành một lãnh đạo hiệu quả, và những kĩ năng nào mà bạn cần học hỏi thêm. Trong bài phân tích dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ rõ cho bạn những nguồn lực mà bạn cần để có một kĩ năng lãnh đạo nổi trội. Kĩ năng lãnh đạo của bạn đã tốt chưa? Hướng dẫn: Đối với mỗi câu hỏi, click vào ô hàng ngang phương án hợp lí nhất.. Chú ý rằng hãy chọn phương án đúng nhất với bạn hiện tại ( hơn là chọn phương án mà bạn nghĩ là sẽ phải thực hiện) và đừng lo lắng nếu một vài câu hỏi dường như đi lạc với chủ đề. Khi kết thúc, hãy tính xem tổng điểm của bạn là bao nhiêu và xem kết quả nằm ở dưới bài trắc nghiệm TT Câu hỏi Không Hiếm Thi Thường Rất bao giờ khi thoảng xuyên thường xuyên 1 Khi phân công công việc, bạn luôn cân nhắc khả năng và sở thích của mỗi người 1 2 3 4 5 2 Tôi không tự tin về bản thân và khả năng thành công của mình 5 4 3 2 1 3 Tôi luôn đánh giá cao kết quả cuối cùng của công việc 1 2 3 4 5 4 Tôi luôn kì vọng vào chất lượng công việc của mọi người hơn là của bản thân 5 4 3 2 1 5 Khi nhân viên có tâm sự, tôi luôn cố gắng thấu hiểu tâm sự của họ 1 2 3 4 5 6 Khi hoàn cảnh thay đổi, tôi luôn cố gắng để tìm ra những việc mà mình phải làm 5 4 3 2 1 7 Tôi nghĩ rằng cảm xúc cá nhân không được chen vào công việc 5 4 3 2 1 8 Tôi luôn tràn đầy tự tin vì tôi biết tôi luôn có khả năng để thành công 1 2 3 4 5 9 Rất lãng phí nếu dành thời gian để suy nghĩ về tinh thần nhóm 5 4 3 2 1 10 Tôi thường xuyên cảm thấy buồn bực và lo lắng khi ở nơi làm việc 5 4 3 2 1 11 Hành động của tôi với mọi người luôn bộc lộ những 1 2 3 4 5 gì mà tôi muốn ở họ 12 Khi làm việc nhóm, tôi luôn động viên mọi người để thực hiện một mục tiêu chung 1 2 3 4 5 13 Tôi luôn cân nhắc những trường hợp ngoại lệ và đặc biệt, như vậy sẽ thoải mái hơn là luôn luôn làm đúng quy tắc 5 4 3 2 1 14 Tôi luôn hào hứng khi lên kế hoạch cho tương lai 1 2 3 4 5 15 Tôi cảm thấy bị đe dọa khi có ai đó chỉ trích tôi 5 4 3 2 1 16 Tôi dùng thời gian của mình để làm những gì mà mọi người cần ở tôi 1 2 3 4 5 17 Tôi luôn lạc quan về cuộc sống và luôn vượt qua những vấn đề trước mắt 1 2 3 4 5 18 Tôi nghĩ hoạt động nhóm hiệu quả nhất là khi tất cả mọi cá nhân có chung mục đích và luôn nỗ lực hoàn thiện chúng, chứ không phải là cố gắng học thêm những kĩ năng mới và đương đầu với chúng 5 4 3 2 1 Tổng điểm: Cách chuyển đổi điểm: Điểm Nhận xét 18-34 Bạn cần phải làm việc một cách chăm chỉ để tăng cường kĩ năng lãnh đạo. Nhưng tin tốt cho bạn chính là nếu bạn có thể sử dụng những kĩ năng này ở nơi làm việc, tại nhà và tại cộng đồng, bạn sẽ có thể trở thành một người quan trọng đối với những người ở xung quanh bạn. Bản thân bạn có thể làm điều đó. Hãy bắt đầu ngay bây giờ, đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu (Hãy đọc những hướng dẫn ở sau để bắt đầu) 35-52 Bạn có thể đảm đương vai trò của một lãnh đạo, nhưng với khả năng của mình bạn có thể làm tốt hơn thế. Khi bạn đang cố gắng xây dựng nền tảng cho việc lãnh đạo của mình, đây chính là cơ hội thuận lợi cho bạn tăng cường kĩ năng này và dành được thuận lợi tốt nhất. Hãy kiểm tra những điều thiếu sót của bạn nhờ chỉ dẫn dưới đây, dựa vào đó hãy tăng cường những kĩ năng còn yếu này. 53-90 Xuất sắc! Bạn đang thực hiện rất tốt con đường để trở thành một lãnh đạo giỏi. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ có thể trở thành một người đứng đầu hoàn hảo đầy kinh nghiệm, hãy theo dõi những chỉ dẫn dưới đây để xem vì sao số điểm của bạn lại không phải là tối đa. Thông qua đó hãy học hỏi thêm nhé. Dưới đây chúng tôi đưa ra rất nhiều kĩ năng và kinh nghiệm để cho các bạn có thể kết hợp và áp dụng vào trường hợp của bản thân để có thể làm tiền đề để trở thành lãnh đạo giỏi. Tự bản thân mình, bạn sẽ phải phát triển những kĩ năng này. Hãy đọc những ý tưởng độc đáo dưới đây để biết cách làm điều này. Những đặc điểm cá nhân Một lãnh đạo thành công thường có những nét đặc trưng nhất định. Hai yếu tố then chốt cho hình thành và tăng cường kĩ năng lãnh đạo tốt đó chính là tự tin và thái độ tích cực. Những người tự tin thường tạo cảm hứng thoải mái cho mọi người, và mọi người sẽ thích làm việc với những người lãnh đạo luôn tin tưởng vào bản thân họ và công việc mà họ làm. Tương tự như thế, nếu bạn là một người suy nghĩ tích cực và lạc quan, luôn có gắng làm thật tốt trong mọi trường hợp, bạn sẽ dễ dàng hơn khi động viên người khác cố gắng làm việc. Tự tin (Câu hỏi 2, 8) Tự tin được xây dựng bởi những kĩ năng, hoàn cảnh cụ thể đồng thời nhờ những thành quả mà bạn dành được thông qua quá trình trải nghiệm. Các thức tốt nhất để tăng cường khả năng của bạn chính là nhận thức được một cách rõ ràng những gì mà bạn đã dành được. Chuyên mục xây dựng khả năng tự tin sẽ chỉ rõ bạn cần làm gì để hiểu bản thân mình hơn và để tăng cường sự tự tin của mình. Dựa vào những tiền đề đó, bạn sẽ bắt đầu tận dụng những điểm mạnh cũng như loại bỏ khuyết điểm của bạn thân. Thành viên của câu lạc bộ DOANH NHÂN 24/7 sẽ đào tạo thêm về điều này với Chuyên mục đào tạo trên Phân tích SWOT cho cá nhân. Thái độ tích cực và tầm nhìn (Câu hỏi 10, 17) Một quan niệm tích cực là một phần liên quan chặt chẽ với khả năng lãnh đạo tốt. Tuy nhiên, thái độ tích cực không chỉ là khuôn mặt luôn niềm nở và tươi cười: bạn cần phải tăng cường kĩ năng cân bằng trong cuộc sống, nhận biết những vấn đề xảy ra đột xuất- và cách giải quyết cho những vấn đề này một cách độc đáo. Một người có thái độ tích cực luôn tiếp cận tình huống một cách thực tế, chuẩn bị cho những sự thay đổi cần thiết để vượt qua khó khăn. Ngược lại, một người tiêu cực thường đắm chìm trong tình huống căng thẳng, áp lực. Điều này sẽ sinh ra sợ hãi, lo lắng, thất vọng, giận dữ và thiết sót.. Kĩ năng quản lí stress sẽ đề cập đến nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ, đồng thời là những bài tập vận động cơ thể, đó là những gì cần thiết để loại bỏ suy nghĩ và cảm nhận tiêu cực. Hiểu rõ phương thức, tìm cách để nhận biết và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực chính là yếu tố quyết định. Bạn sẽ có thể học được điều này thông qua chuyên mục “Nhận thức và phát hiện ra cách thức tích cực” và những thành viên quan trọng của DOANH NHÂN 24/7 CLUB có thể tìm đọc ở chuyên mục “học cách lạc quan” trên tạp chí lưu hành giữa các thành viên. Nhận thức về xúc cảm (EQ) (câu hỏi 5, 15) Chủ đề của phần nhận thức về xúc cảm này liên quan đến “ kĩ năng mềm” “tính cách” và thậm chí là “ kĩ năng giao tiếp”. Sáng kiến gần đây nhất của “ Nhận thức về xúc cảm” đưa đến một cách hiểu ngắn gọn về những tài năng của con người. Chuyên mục này giúp nhận biết khả năng của bạn cũng như những người khác, nhờ đó để học cách kiểm soát cảm xúc và tăng cường các mối quan hệ. Học cách tăng cường khả năng thấu hiểu là yếu tố cần thiết để nhận thức về xúc cảm, như là một cách hiệu quả để giao tiếp và thực hành kĩ năng “Lắng nghe tâm sự”. Tất cả những điều trên sẽ giúp bạn nhận thức đúng đắn quan niệm của người khác. Kĩ năng ứng biến khi lãnh đạo Lãnh đạo ứng biến là phong cách của một người đứng đầu với tầm nhìn xa về tương lai, kích thích nhân viên của mình hoàn thành được tầm nhìn đó, biết cách quản lí công việc một các hiệu quả, động viên các thành viên trong nhóm cố gắng thực hiện tốt hơn nữa trong tương lai. Chúng ta hãy cùng khai thác trên những phương diện sau. Đưa ra một tầm nhìn khả thi trong tương lai ( Câu hỏi 6, 14) Đây chính là khả năng “Tầm nhìn tương lai”, và chuyển tải được tính thuyết phục của tầm nhìn này một cách thuyết phục cho nhân viên của bạn. Điều đầu tiên là khả năng hiểu cặn kẽ về lĩnh vực mà bạn đang hoạt động. Bạn có thể tìm được thông tin cụ thể về điều này trong chuyên mục đào tạo của “xây dựng khả năng chuyên gia”. Với những công cụ này, bạn có thể xác định được thách thức phải đối mặt cũng như những lựa chọn cho mình. Sử dụng hiệu quả kĩ năng nổi trội và cách thức ra quyết định sẽ giúp bạn nhận thức được phương án tốt nhất để chọn lựa, đồng thời xác định được hướng đi của mình. Cuối cùng, để có thể thương mại hóa tâm nhìn của bạn thân, bạn cần khả năng trình bày câu chuyện của mình một cách độc đáo và thú vị. Chuyên mục Sức mạnh của thuyết phục sẽ giúp bạn tiếp cận với người khác mở cửa tấm lòng người khac, do đó mọi người sẽ coi trọng ý kiến của bạn hơn. Một phương pháp sáng tạo khác là sử dụng những câu chuyện sinh động để mô hình hóa tầm nhìn của bạn. Các thành viên của câu lạc bộ có thể tiếp cận với vấn đề nhiều hơn thông qua chuyên mục Phỏng vấn chuyên gia Annette Simmons, với tiêu đề là Người chiến thắng là người có câu chuyện hấp dẫn nhất. Khuyến khích mọi người đưa ra quan điểm (Câu hỏi 9, 12) Ý tưởng này gần giống như việc nghĩ ra ý tưởng và bán nó. Bạn sẽ cần có khả năng thuyết phục người khác chấp nhận mục tiêu mà bạn đưa ra. Nếu mọi người tập trung vào công việc nhóm thì kết quả mang lại sẽ không tồi. Để biết cách lãnh đạo hiểu quả và kết nối công việc cũng như mục tiêu của mọi người lại với nhau, hãy sử dụng Quản lí mục tiêu (MBO) và Chỉ số đo lường mục tiêu (KPIs) Cơ bản thì để mọi người có mục tiêu chung đồng nghĩa với việc người đứng đầu tìm ra cách động viên nhân viên một cách thích đáng. Để hiểu rõ hơn về việc này thì sau khi hoàn thành bài quiz trên, hãy tham khảo thêm bài viết Lí thuyết vận động của Herzberg và Lí thuyết 3 nhân tố của Sirota. Đóng vai trò như một hình mẫu (Câu hỏi 4, 11) Một lãnh đạo giỏi luôn lấy mình là tấm gương cho người khác. Họ làm bất cứ điều gì họ nói và luôn nói những gì họ làm. Đây là loại lãnh đạo đáng tin cậy và liêm chính. Họ tham gia vào công việc hàng ngày của nhóm khi cần thiết và nắm bắt tất cả những gì xảy ra trong công ty, tổ chức. Một người đứng đầu xuất sắc không phải là người chỉ ngồi một chỗ và ra lệnh, họ luôn năng động tiến hành bất cứ công việc gì mà họ trông chờ vào nhóm của mình. Khi xây dựng tầm nhìn trên, chìa khóa để thành công chính là bắt đầu bằng việc phát triển Sức mạnh chuyên gia. Người lãnh đạo không phải là người đơn độc, bạn phải luôn nắm vững tình hình liên quan đến tổ chức, có như thế bạn mới có thể thuyết phục người khác bởi vì bạn có được niềm tin và sức mạnh chứ không đơn thuần chỉ là ông chủ. Quản lí công việc hiệu quả (Câu hỏi 3,13) Quản lí công việc hiệu quả bằng việc đặt ra mục tiêu một cách rõ ràng và ngắn gọn. Khi mọi người hiểu rõ những gì cần tiến hành, như thế công việc sẽ được tiến hành dễ dàng hơn. Khi đã chắc chắn về mục tiêu, mọi việc sẽ tiến hành thuận lợi hơn. Và nếu khi công việc có dấu hiệu của sự sa sút, chuyên mục Nạp thêm năng lượng cho các thành viên sẽ là một gợi ý hoàn hảo để thay đổi hoàn cảnh. Nếu khi bạn đưa ra quy tắc, thì cần phải giúp các thành viên hiểu rõ Vì sao lại có quy tắc này. Hãy để những thành viên tham gia vào quy trình đưa ra những quy tắc này,có như thế thì nguồn lực mới có thể phù hợp với mục tiêu. Khi áp dụng phải thống nhất và công bằng Ủng hộ và khuyến khích (Câu hỏi 1,7,16,18) Đây là hai nhân tố cuối cùng đẻ một người lãnh đạo năng động có thể áp dụng để quản lí nhân viên. Khi thực hiện tốt hai điều này, mọi người luôn cảm thấy công việc hàng ngày đang làm là không đủ. Họ cần thêm thách thức và những công việc thú vị hơn. Họ mong muốn phát triển thêm kĩ năng của mình và cảm thấy nếu nỗ lực họ luôn có thể làm tốt. Hãy nghĩ về cách để “Phân công công việc” và tìm kiếm cơ hội để kết nối giữa công việc và trách nhiệm của nhân viên, giúp họ trưởng thành hơn. Sử dụng “ 6 cách để can thiệp của Heron” sẽ giúp bạn quyết định cách thức để tối đa hóa hiệu quả. Tiến hành Đánh giá kĩ năng đào tạo là nền tảng để quyết định nhóm của bạn cần thêm những yếu tố nào để thành công. Hãy nhớ rằng những ủng hộ về tâm lí là điều rất quan trọng. Sử dụng mạng lưới quản lí của Blake-Mouton là công cụ quan trọng để cân bằng những lợi ích của nhân viên và hiệu quả công việc. Nhân tố quyết định Để thành công trong sự nghiệp của mình, hãy quan tâm đến vị trí và quyền hạn của mình, hãy tập trung vào việc tăng cường kĩ năng quản lí. Một lãnh đạo hiệu quả có thể tăng cường thêm giá trị bằng cách thuyết trình trước đám đông. Người nghe luôn cảm thấy được hứng thú và sự khuyến khích. Những người lãnh đạo này luôn hiểu họ những gì cần nói để giúp mọi người hiểu hơn về những gì cần thiết, đồng thời thuyết phục được họ ủng hộ thêm về sự nghiệp chung. Khi bạn có tài năng và biết cách lãnh đạo một cách hiệu quả, bạn sẽ thành công trên con đường của mình. Phát triển kĩ năng lãnh đạo , hiệu quả công việc sẽ được tăng lên nhanh chóng.