- Ra- bin- đra- nat Tagor (1861-1941) là nhà văn lớn, nhà văn hóa lỗi lạc được nhân dân Ấn Đọ tôn thờ là một vị thánh về văn hóa nghệ thuật vì đã suốt đời góp phần quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân, cho cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Năm 1961, tổ chức UNESCO công nhận Tagor là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
- Tagor sinh ra trong một gia đình quý tộc Bà la môn nổi tiếng. Gia đình ông có 14 anh chị em và đều là những nhân tài của đất nước Ấn Độ.
7 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 7589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thơ tình số 28 - Trong tập “Người làm vườn", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ…/ Tuần…
Ban cơ bản
Người soạn: Lương Thị Phương Oanh
Đọc thêm: BÀI THƠ SỐ 28
(Trong tập “Người làm vườn”)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được bài thơ tình số 28 là một bài thơ về tình yêu độc đáo, mang đặc trưng tư duy thơ Ấn Độ.
- Cảm nhận được tư tưởng và các biện pháp nghệ thuật độc đáo mà Ta-go thể hiện trong bài thơ.
II. Phương pháp:
- Thuyết trình kết hợp vấn đáp.
- Câu hỏi gợi mở kết hợp hướng dẫn đọc thêm.
III. Tiến trình bài mới:
Vào bài:
Thi sĩ Xuân Diệu- ông hoàng của thơ tình Việt Nam đã từng viết: “Có ai sống được mà không yêu. Không nhớ không thương một kẻ nào”. Quả thật đúng như vậy, con người dù ở bất kì thời đại nào, phương trời nào cũng không thể sống thiếu tình yêu. Và giờ trước, chúng ta đã được cảm nhận một tâm hồn yêu chân thành, đằm thắm của “Mặt trời thi ca Nga” Puskin qua sáng tác “Tôi yêu em”. Và hôm nay, chúng ta lại một lần nữa cùng khám phá thế giới phức tạp của tình yêu qua một thi phẩm nổi tiếng “ Bài thơ số 28” của Tagor- một nhà thơ lỗi lạc của đất nước Ấn Độ.
Hoạt động của GV & HS
Mục tiêu cần đạt
Hỏi: Em hãy tóm tắt tiểu sử của nhà thơ Tagor?
(Yêu cầu HS gạch chân trong SGK)
Trả lời:
- Ra- bin- đra- nat Tagor (1861-1941) là nhà văn lớn, nhà văn hóa lỗi lạc được nhân dân Ấn Đọ tôn thờ là một vị thánh về văn hóa nghệ thuật vì đã suốt đời góp phần quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân, cho cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Năm 1961, tổ chức UNESCO công nhận Tagor là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
- Tagor sinh ra trong một gia đình quý tộc Bà la môn nổi tiếng. Gia đình ông có 14 anh chị em và đều là những nhân tài của đất nước Ấn Độ.
- Tagor thông minh, hiếu học từ nhỏ. Ông tự học là chính và sớm trở thành một học giả uyên bác. Tagor để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản khổng lồ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, gần 100 truyện ngắn, 63 tập tiểu luận triết học, 2000 bài ca, 3000 bức tranh … trong đó, tập thơ “Người làm vườn” được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1913.
- Thơ trữ tình của Tagor là những bản tình ca say đắm, chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của ông. Quan niện về tình yêu của Tagor rất sâu sắc và tiến bộ. Tagor dành riêng cho chủ đề tình yêu hai tập thơ giá trị: Người làm vườn, Tặng phẩm của người yêu…
Hỏi: Em hãy trình bày những hiểu biết về tập thơ Người làm vườn và Bài thơ số 28?
Trả lời:
- Tập thơ Người làm vườn là một tập thơ trữ tình nổi tiếng của Tagor, gồm 85 bài thơ viết bằng tiếng Ben-gan, đều không có nhan đề chỉ đánh số, được Tagor tự dịch ra bằng tiếng Anh và xuất bản năm 1914. Tập thơ vừa thể hiện một tâm hồn Ấn Độ vừa mang tinh thần nhân đạo, rất tiêu biểu cho thơ Tagor, một giọng thơ trữ tình- triết lí. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và chinh phục độc giả nhiều nước trên thế giới.
- Bài thơ số 28 là một trong những bài thơ trữ tình hay nhất trong tập Người làm vườn của Tagor và cũng là của thế giới. Bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ấn: Tìm chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng của đời sống.
GV yêu cầu HS đọc bài thơ. Gợi ý cách đọc: Cần đọc bài thơ trôi chảy, diễn cảm. Nên căn cứ vào dấu câu để có điểm nghỉ, điểm dừng hợp với tứ thơ, nhịp điệu và nhạc điệu của bài thơ.
Hỏi: Theo em, có thể chia bài thơ làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
Trả lời:
Bài thơ có thể chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1 (6 câu đầu): Tình yêu là sự hòa điệu giữa hai tâm hồn.
- Đoạn 2 (6 câu tiếp theo): Tình yêu là sự hiến dâng và hy sinh.
- Đoạn 3 (Còn lại): Sự đa dạng của Tình yêu trong cuộc đời con người và những nghịch lí.
Hỏi: Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh so sánh nào? Ý nghĩa của cách so sánh đó?
Trả lời:
- Mở đầu bài thơ là hình ảnh “đôi mắt em”:
Đôi mắt băn khoăn của em buồn,
Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Và trong khổ thơ đầu, Tagor đã miêu tả Đôi mắt em- cửa sổ tâm hồn ấy ở những trạng thái khác nhau:
+ Băn khoăn: là tâm trạng của một cô gái đang yêu nhưng chưa tin lắm vào tình yêu của chàng trai.
+ Buồn: Dường như trong sự chưa tin lắm ấy còn phảng phất chút hoài nghi.
+ Muốn nhìn vào tâm tưởng của anh: Tâm trạng của một người muốn biết sự thật về tình yêu của chàng trai đối với mình.
- Không những thế, Đôi mắt em được nhà thơ so sánh với vầng trăng: “Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”
( Cách so sánh ấy đã thể hiện cái nhìn tinh tế của Tagor trong tình yêu. Đôi mắt của người con gái đang yêu giống như một vấng trăng đang lặn sâu vào biển cả, như hòa nhập cùng cõi mênh mông, tỏa ra ánh sáng lung linh, huyền diệu, ánh sáng ấy như muốn rọi vào tận đáy sâu tâm hồn của chàng trai.
Qua cách so sánh độc đáo ấy, Tagor đã thể hiện một cách rất tinh tế, thành công tâm trạng, nỗi lòng khát khao muốn thấu hiểu đến tận cùng tâm hồn người mình yêu, muốn chan hòa, hòa hợp về tâm hồn với người mình yêu.
Hỏi: Vậy khát khao đó của cô gái có thực hiện được không?Tại sao?
Trả lời:
Đôi mắt của em – cửa sổ tâm hồn đẹp như vầng trăng ấy chỉ có thể tỏa ra được ánh sáng diệu kì, chỉ có thể toát lên được vẻ đẹp huyền ảo như trăng kia nhưng không thể khám phá hết tận đáy sâu tâm hồn người mình yêu. Và chính vì vậy niềm khát khao muốn thấu hiểu tận cùng tâm hồn người mình yêu là khát khao thật vô vọng. Bởi vậy, đôi mắt đẹp như trăng ấy mới “băn khoăn”, mới “buồn”.
Hỏi chuyển ý: Trước khát vọng đó của em thì chàng trai có thái độ như thế nào ở câu thơ tiếp theo?
GV đọc đoạn thơ
Trả lời:
Trước khát khao muốn thấu hiểu người yêu đến tận cùng của cô gái thì chàng trai đã chân thành bộc bạch, bày tỏ hết nỗi lòng mình: “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em- Anh không giấu em một điều gì” nhưng vẫn xảy ra một nghịch lí: “Chính vì thế mà em không biết gì về anh”.
Hỏi: Vì sao lại có nghịch lí như vậy?
Trả lời:
- Bởi có thể những điều họ biết về nhau mới chỉ là biểu hiện của hình thức bên ngoài (cách ăn mặc, cách ứng xử, hành động…)
- Nhưng điều mà em khao khát khám phá thì cao quý và thánh thiện hơn rất nhiều. Đó chính là tâm hồn của chàng trai. Không những thế, cô gái còn muốn khám phá tận đáy sâu thăm thẳm của tâm hồn ấy. Nhưng vẫn có một nghịch lí xảy ra. Vì sao vậy? Bởi những gì em biết về anh vẫn là chưa đủ. Tâm tưởng anh, sâu thẳm tâm hồn anh, suy nghĩ, cảm xúc trái tim anh đâu dễ em nắm bắt được. Và bởi suy nghĩ, cảm xúc con người gần đấy mà lại xa đấy, hữu hạn mà vô hạn đấy. Nhất là trong tình yêu, càng kể lể, càng giải thích bao nhiêu thì lại càng khó hiểu bấy nhiêu.
( Đưa ra nghịch lí thứ nhất này, Tagor đã thể hiện thật chính xác và tinh tế tâm hồn của chàng trai và cô gái khi yêu.
Chuyển ý: Vậy, trong nghịch lí thứ nhất, Tagor đã chỉ ra rằng tình yêu không thể chỉ xuất phát từ những cảm tính bên ngoài như: ngoại hình, cách ăn mặc, cách ứng xử, hành động…
Hỏi: Theo em, con đường đến với Tình yêu là gì?
Trả lời:
Tagor đã gửi gắm đến chúng ta một thông điệp đầy tính chiêm nghiệm của ông về tình yêu: Con đường để đến với tình yêu không phải chỉ là những cảm tính qua hình thức bên ngoài mà phải là từ trái tim đến với trái tim. Để cùng lắng nghe nhịp đập của nó. Xem nó chân thành hay giả dối chứ không phải là để chiếm đoạt hay chế ngự, sở hữu nó.
Chuyển ý: Nếu như ở 6 câu đầu, chàng trai đã chân thành bộc bạch tình cảm của mình thì ở đoạn thơ tiếp theo, tình cảm ấy còn được nâng lên ở một mức độ cao hơn.
Hỏi: Tình cảm của chàng trai thể hiện trong hai câu tiếp theo là gì? Nghệ thuật mà tác giả thể hiện? Ý nghĩa?
Trả lời:
- Chàng trai đã liên tục đưa ra những giả định và so sánh cuộc đời mình với những hình ảnh mang tính biểu tượng cao: “Nếu đời anh là viên ngọc”, “Nếu đời anh là đóa hoa”. Ngọc và hoa là những gì quý giá nhất và đẹp đẽ nhất mà tạo hóa ban tặng cho con người. Và qua cách nhìn của Tagor thì cuộc đời của chàng trai đang yêu cũng đẹp đẽ và quý giá như vậy. Và cả đoạn thơ với những hình ảnh cụ thể, từ ngữ đẹp đẽ, sang trọng kết hợp với điệp ngữ giả định, chàng trai đã bộc lộ ước nguyện hiến dâng cả cuộc đời mình cho người yêu. Không chỉ dừng lại ở thái độ chân thành bộc bạch tình yêu nữa mà qua những hành động cao quý: “quàng vào cổ em”, “đặt lên tóc em”, chàng trai đã thể hiện thái độ tôn vinh, nâng niu, trân trọng đối với người mình yêu. Đó chính là đức tính cao quý của chàng trai khi muốn khẳng định rằng: Tình yêu của anh sẽ làm cho em xinh đẹp hơn, đáng yêu hơn.
( Có thể nói, qua sáu câu thơ tiếp theo này, Tagor đã thể hiện một cách nhìn, một chân lý bất diệt trong tình yêu: Tình yêu là sự dâng hiến và hi sinh.
Chuyển ý: Đến câu thơ tiếp theo, chàng trai lại bất ngờ đưa ra một kết luận: “Nhưng em ơi đời anh là một trái tim. Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”.
Hỏi: Vậy theo em, hình ảnh trái tim ở đây tượng trưng cho điều gì? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
Trả lời:
- Trái tim chính là hình ảnh tượng trưng cho tâm hồn của con người mà thế giới tâm hồn của con người thì vô cùng bí ẩn. Nó không có giới hạn mà sâu thăm thẳm như biển cả, bao la như vũ trụ và bí ẩn đến không cùng, không ai có thể khám phá hết được. Mà đặc biệt là đối với những người đang yêu thì thế giới tinh thần ấy là vô cùng phức tạp và khó nắm bắt, khó chiếm lĩnh hơn thế gấp ngàn lần.
- Để rồi cuối cùng Tagor lại đưa ra một nghịch lí nữa trong giả định tiếp theo: trái tim con người cũng có lúc chỉ hữu hạn như một vương quốc mà em lá nữ hoàng nhưng chính nữ hoàng cũng không biết gì về biên giới của nó!
( Một lần nữa chàng trai lại thể hiện ước nguyện hiến dâng cả cuộc đời mình khi tôn vinh cô gái là nữ hoàng của vương quốc trái tim mình. Và qua nghịch lí thứ hai này, Tagor muốn khẳng định với chúng ta rằng: Cái quý giá nhất của đời anh là trái tim- là thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà dẫu em là nữ hoàng hay em chính là chủ nhân của nó thì em cũng không biết biên giới của nó đâu!
Bình: Nếu như ở nghịch lí thứ nhất, Tagor đã chỉ ra rằng khát khao muốn thấu hiểu đến tận cùng tâm hồn của người mình yêu là hoàn toàn vô vọng thì ở nghịch lí thứ hai nay, Tagor lại mở ra cho chúng ta thấy rằng trong tình yêu luôn hiện hữu một khoảng cách không thể xích lại gần, một đỉnh cao không thể chinh phục được. Và sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu dù thế nào đi nữa cũng không bao giờ là trọn vẹn. Đó chính là một nghịch lí trong trái tim con người. Chính vì vậy mà con người không thể hiểu biết tình yêu qua những hành động quan sat, phân tích đầy tính lí tính mà chỉ có thể hiểu tình yêu qua chính cảm xúc của tình yêu, bằng trái tim đến với trái tim.
Hỏi: Trong đoạn thơ cuối, tác giả còn đưa ra những giả thiết nào? Ý nghĩa của những giả thiết đó?
Trả lời:
- Trong đoạn thơ cuối, tác giả đưa ra hai giả thiết: trái tim = phút giây lạc thú; trái tim = nỗi khổ đau
( Qua hai giả thiết này, Tagor muốn khẳng định rằng nếu trái tim chàng trai mang những cảm xúc, những nỗi vui buồn giống như trái tim của con người bình thường thì cô gái sẽ rất dễ dàng để đồng điệu, để sẻ chia. Và sự đồng cảm, sẻ chia ấy cũng có thể có được nhờ những mối quan hệ xã hội mang tính chất đời thường.
- Nhưng cuối cùng, Tagor lại đi đến một kết luận đầy nghịch lí: trái tim của chàng trai là trái tim tình yêu nên nó không đơn giản chỉ cần sự hòa hợp, đồng cảm, sẻ chia mà nó còn chứa đựng những phức tạp, những nghịch lí và những bí ẩn không cùng. Chính vì vậy mà trong tình yêu, sự đồng cảm và hòa hợp hoàn toàn là không thể có. Nhưng con người lại luôn khao khát cái trọn vẹn ấy. Và tình yêu trở thành một cuộc tìm kiếm không cùng để chiếm lĩnh cái bí ẩn trong tâm hồn người mình yêu. Đó cũng chính là những chân lí vĩnh hằng mà Tagor gửi gắm đến độc giả hôm nay và mãi mãi về sau- những con người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu.
Hỏi: Bài thơ không chỉ hấp dẫn người đọc bởi những triết lí, những chân lí tình yêu vĩnh hằng mà còn bởi nghệ thuật thơ độc đáo của Tagor. Em hãy tìm và chỉ ra ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật đó?
Trả lời:
- Bài thơ là một hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh:
Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Hay: Trái tim = vương quốc
Cô gái = nữ hoàng…..
Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh như trên làm cho các sắc thái, cung bậc, hương vị của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu trở nên lung linh, huyền ảo.
- Bài thơ trữ tình nhưng cũng giàu chất triết lí: Đó là những lập luận theo mô thức: “Nếu…chỉ là… nhưng…”, đó là những giả thiết và sự giả định phản bác đầy sức thuyết phục. Nhiều sự vật của đời sống được nhà thơ- triết gia nhìn nhận trong sự nghi vấn để tìm ra quy luật và bản chất của nó. Nhà thơ hướng về cái vô cùng của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để tìm ra cái hữu hạn của đời người, đặc biệt của đời sống tinh thần, đời sống tâm hồn con người với bao cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn như là trong quy luật vĩnh cửu của tình yêu.
- Bài thơ có sức hấp dẫn còn bởi một chân lí mà nhà thơ muốn gửi gắm, khái quát: Tình yêu là sự dâng hiến và mãi mãi kiếm tìm. Nhưng trái tim- tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ bến tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao của con người.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
- Tập thơ “Người làm vườn”
- Là bài thơ trữ tình hay nhất
b. Bố cục: 3 phần
II. Những ý chính cần nhớ:
1. Sáu câu thơ đầu:
- Hình ảnh mở đầu: Đôi mắt em = cửa sổ tâm hồn
+ Băn khoăn
+ Buồn
+ Muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.
+ So sánh: Đôi mắt = vầng trăng
( niềm khát khao muốn thấu hiểu tận cùng tâm hồn người mình yêu.
( vô vọng
- Thái độ của chàng trai: chân thành
- Nghịch lí thứ nhất:
Lí do: + chỉ là hình thức cảm tính bên ngoài
+ muốn khám phá tâm hồn( thế giới phức tạp.
- Con đường đến với tình yêu: Trái tim đến với trái tim
2. Sáu câu tiếp theo:
- Tình cảm của chàng trai:
+ nguyện hiến dâng cuộc đời…
+ tôn vinh, trân trọng, nâng niu
( Tình yêu là sự hiến dâng và hi sinh.
- Hình ảnh trái tim: tâm hồn( phức tạp, bí ẩn
- Nghịch lí thứ hai:
3. Đoạn thơ cuối:
- Những giả thiết: trái tim = lạc thú, trái tim = khổ đau
-> cảm xúc của những con người bình thường
-> dễ dàng sẻ chia, đồng cảm
- Kết luận: trái tim= tình yêu
-> phức tạp, nghịch lí và bí ẩn không cùng.
-> khao khát đồng cảm trọn vẹn
( Tình yêu= cuộc tìm kiếm
4. Sức hấp dẫn của nghệ thuật thơ:
- Hệ thống hình ảnh tượng trưng, so sánh.
- Giàu chất triết lí.
- Chân lí khái quát: tình yêu là sự dâng hiến và mãi mãi kiếm tìm. Nhưng trái tim- tình yêu muôn đời vẫn là điều bí ẩn.
Giáo sinh GV hướng dẫn
Lương Thị Phương Oanh Nguyễn Thị Hoàn