Vai trò của nước ối
1. Bảo vệ thai nhi chống lại những chấn thương cơ
học.
2. Cung cấp 1 môi trường ấm áp ổn định.
3. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi
trong giai đoạn đầu.
4. Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
5. Cho phép thai nhi phát triển co duỗi dễ dàng
6. Cho phép hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương phát
triển một cách bình thường
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Vai trò của nước ối đối với sức khỏe và bệnh tật thai nhi - Huỳnh Văn Nhàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1VAI TRÒ CỦA NƯỚC ỐI
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
VÀ BỆNH TẬT THAI NHI
BS. CKII Huỳnh Văn Nhàn
BS Ngô Thị Kim Loan
2Vai trò của nước ối
1. Bảo vệ thai nhi chống lại những chấn thương cơ
học.
2. Cung cấp 1 môi trường ấm áp ổn định.
3. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi
trong giai đoạn đầu.
4. Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
5. Cho phép thai nhi phát triển co duỗi dễ dàng
6. Cho phép hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương phát
triển một cách bình thường.
3THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC ỐI
➢ Nước ối gồm 97% là nước, còn lại là muối khoáng và các
chất hữu cơ.
➢ Các điện giải chính là Na+, K+, Cl+, ngoài ra còn có
phosphor calcium và magnésium.
➢ Các thành phần hữu cơ gồm: protein (urea, creatinine,
acid uric, protide), glucide, lipide, các hormone (hCG,
estrogen) và chất màu (bilirubine).
➢ Tế bào trong nước ối có nhiều loại gồm:
Tế bào da (xuất hiện từ 16 tuần tuổi)
Tế bào niêm mạc tróc ra từ niêm mạc của thai
nhi
Tế bào nhiều nhân, đại thực bào
Tế bào không nhân
➢ Người ta còn cấy tế bào trong nước ối để khảo sát bất
thường nhiễm sắc thể bào thai.
4NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU
NƯỚC ỐI
➢ Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ
tinh.
➢ Từ ngày thứ 12 28 sau khi thụ tinh, tuần
hoàn nhau thai được thành lập, có sự thẩm
thấu giữa tuần hoàn và nước ối.
➢ Sau đó nước ối được tạo thành từ 3 nguồn
gốc: thai nhi, màng ối, mẹ
5➢ Trong giai đoạn đầu, da thai nhi có liên quan đến
sự tạo thành nước ối, chỉ khi chất gây xuất hiện,
khoảng tuần 20 28 thì con đường này mới
chấm dứt.
➢ Trong nửa sau của thai kỳ thì thận và phổi thai
nhi là 2 nguồn tạo nước ối, đặc biệt là thận của
thai
➢ Sự chế tiết nước tiểu từ thận thai được ghi nhận
từ tuần thứ 12. Vào tuần thứ 18, thận thai sản
xuất ra 7 – 17 ml nước tiểu/ ngày và tiếp tục tăng
lên trong thai kỳ. Do đó cần bắt buộc khảo sát hệ
niệu thai nhi trong trường hợp thiểu ối để tìm
những dị dạng như bất sản thận thai thi.
NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI
6➢ Thể tích nước ối bình thường ở 3 tháng giữa
và 3 tháng cuối của thai kỳ là bằng chứng
có ít nhất 1 thận của thai hoạt động.
➢ Từ tuần thứ 20 xuất hiện nguồn nước ối từ
khí – phế quản do huyết tương của thai nhi
thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp.
➢ Màng ối bao phủ bánh nhau và dây rốn
cũng tiết ra nước ối.
NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI
7➢ Sự tái hấp thu nước ối được thưcï hiện chủ
yếu qua hệ tiêu hóa của thai nhi (sự nuốt).
➢ Từ tuần thứ 20, thai nuốt nước ối. Khi tiêm
chất cản quang vào trong buồng ối, sau đó
chụp X quang sẽ thấy có chất cản quang
trong ruột thai nhi.
➢ Trên lâm sàng thường thấy đa ối do hẹp
thực quản thai nhi.
➢ Ngoài ra nước ối còn được tái hấp thu qua
da, dây rốn và màng ối.
NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI
8➢ Như vậy, có hiện tượng tuần hoàn của nước
ối. Nước ối luôn được tái tạo.
➢ Vào cuối thai kỳ, nước ối đổi mới mỗi 3h,
tức lưu lượng nước ối tương đương 4 – 8 l/
ngày.
➢ Sự tái tạo này tăng dần lên khi thai đủ
ngày và giảm dần sau đó.
NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI
9Các yếu tố ảnh hưởng lên sự tái tạo – hấp
thu nước ối:
1. Tuổi thai
2. Cân nặng thai
3. Huyết động học mẹ: cao huyết áp gây thiểu
ối.
NGUỒN GỐC TẠO THÀNH VÀ SỰ TÁI HẤP THU NƯỚC ỐI
10
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
LƯỢNG NƯỚC ỐI
Thể tích nước ối thay đổi từ 50 ml ở thai
1 – 2 tháng đến 1000 ml lúc thai 38 tuần
Sau đó thể tích nước ối giảm dần còn
khoảng 800 ml vào tuần thứ 40 của thai
kỳ.
11
Các phương pháp đo lường nước ối:
1.Phương pháp chủ quan:
+ ít
++ hơi ít
+++ trung bình
++++ hơi nhiều
+++++ nhiều
2.Phương pháp đo khoang ối lớn nhất (MVP):
< 1cm vô ối
1 – 2 cm thiểu ối
6 cm thừa ối
> 8 cm đa ối
3.Phương pháp đo chỉ số ối (AFI):
Chia tử cung thành 4 vùng, đo độ sâu khoang ối lớn nhất trong từng vùng
(cm) rồi sau đó cộng lại ra AFI.
4.Cắt ngang bụng thai nhi thấy khoang nước ối bên cạnh còn đủ chỗ để
chứa thêm một bụng thai nhi nữa là đa ối.
12
Kỹ thuật đo AFI
➢ Tư thế sản phụ: nằm ngửa.
➢ Đầu dò: Linear, curvilinear hoặc sector.
➢ Tử cung được chia thành 4 phần, bằng cách sử
dụng mặt cắt ngang qua rốn mẹ và mặt cắt
đứng dọc giữa.
➢ Đầu dò phải được giữ song song với mặt phẳng
đứng dọc (sagittal plane) và vuông góc với mặt
phẳng đứng ngang (coronal plane) của cơ thể
mẹ.
13
Kỹ thuật đo AFI
➢ Chọn khoang ối sâu nhất không chứa dây rốn và
các phần thai, rồi đo theo phương thẳng đứng
(strictly vertical direction).
➢ Quá trình này được lặp lại cho mỗi phần tư của
bụng, sau đó cộng cả 4 vùng lại ta có chỉ số
AFI.
14
15
Kỹ thuật đo AFI
Hill và Phelan đã nhận thấy cách đo AFI này chưa
đề cập đến việc nếu khoang ối có chứa dây rốn
có được chọn hay không?
Rutherford và cộng sự đã phát biểu rằng: dây rốn
hoặc chi thai có thể băng qua khoang ối được đo
(hình), nhưng nếu khoang ối này chứa đầy dây
rốn hoặc chi thai thì nó không nên được chọn để
đo.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng hầu hết các nhà
siêu âm đều chọn khoang ối không chứa dây rốn
hoặc 1 phần thai (chi thai) để đo.
16
17
Các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình đo
khoang ối trên Siêu âm
Khoang ối bị lấp đầy bởi dây rốn không nên được
dùng để đo thể tích nước ối. (Doppler sẽ xác định
sự hiện diện của dây rốn)
Thành bụng dầy mỡ cho ảnh giả hoặc sử dụng
đầu dò có độ phân giải thấp làm khoang ối đo
được nhỏ hơn thực tế.
Ơû 3 tháng cuối của thai kỳ, những chất trôi nổi tự
do (chất gây) có thể làm cho khoang ối khó quan
sát.
Hình ảnh chụp tĩnh 1 khoang ối có thể không đại
diện cho thể tích nước ối nó chứa đựng.
18
THIỂU ỐI
(oligohydramnios)
19
Định nghĩa:
Gọi là thiểu ối khi thể tích nước ối đo được <
250 ml.
Định nghĩa thiểu ối trên siêu âm khi:
Đo khoang ối lớn nhất (MVP) < 1 cm.
Hoặc AFI< percentile thứ 5 tương ứng với AFI
< 7 – 8 cm
THIỂU ỐI
20
Tuy nhiên Rutherford và cộng sự lại dùng ngưỡng
AFI < 5 cm, và một số ít tác giả khác lại dùng
ngưỡng AFI < percentile thứ 1 để chẩn đoán thiểu
ối.
Dù còn nhiều tranh cãi nhưng giá trị AFI trong
khoảng 5cm < AFI < 18– 20cm được hầu hết các
nhà siêu âm xem là bình thường. Vì vậy nguyên
tắc 1 cm đã được thay thế bằng 5 cm.
THIỂU ỐI
21
Khi có thiểu ối trên siêu âm
bắt buộc phải tìm các bất thường về hình thái của
thai nhi cũng như phần phụ của trứng.
Các xét nghiệm cận lâm sàng khác của thai chậm
tăng trưởng trong tử cung cũng phải được thực
hiện.
THIỂU ỐI
22
Nguyên nhân gây ra thiểu ối:
1. Về phía thai và các phần phụ của thai:
Dị tật thai: thường gặp nhất là các dị tật hệ tiết niệu gây vô
niệu cho thai nhi. Một tình trạng vô ối xuất hiện sớm là
biểu hiện của 1 bệnh lý trầm trọng. Các bệnh lý thường
gặp là:
Bất sản thận.
Loạn sản thận.
Hẹp van niệu đạo sau.
Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày.
Nhiễm khuẩn bào thai: trị liệu bằng kháng sinh có thể làm
thể tích nước ối gia tăng trở lại.
Động mạch rốn duy nhất.
U mạch cuống rốn.
Vỡ ối non.
THIỂU ỐI
23
NANG DÂY RỐN + 1 ĐỘNG MẠCH RỐN DUY NHẤT
24
THẬN ECHO DÀY TRONG LOẠN SẢN THẬN GÂY THIỂU ỐI
25
THẬN ECHO DÀY + TĂNG KÍCH THƯỚC
26
LOẠN SẢN THẬN GÂY THIỂU ỐI
27
BẤT SẢN THẬN GÂY VÔ ỐI
28
BẤT SẢN THẬN / DOPPLER: không thấy 2 ĐM Thận
29
Nguyên nhân gây ra thiểu ối
2. Về phía mẹ:
Mẹ mắc các bệnh lý gây thiếu oxy trường dẫn cho thai, làm giảm
lượng máu qua thận và phổi thai như:
Cao huyết áp.
Hút thuốc lá.
Nhược giáp.
Mẹ sử dụng các thuốc kháng prostagandine (VD: indomethacine)
hay hóa trị liệu ung thư cũng có thể gây thiểu ối. Từ tuần thứ
21 của thai kỳ, thận thai nhi nhạy cảm với indomethacine và
đáp ứng 1 cách nhanh chóng (gây giảm sản xuất nước tiểu một
cách trầm trọng) ngay sau khi sử dụng thuốc được 5h và tiếp
tục nặng lên ngay cả sau khi đã ngưng dùng thuốc. Tuy nhiên
hiệu ứng không mong muốn này của thuốc lại được ứng dụng
để làm giảm nước ối ở những ca đa ối.
3. Có 30 % các trường hợp thiểu ối không tìm thấy nguyên nhân.
THIỂU ỐI
30
Hậu quả của thiểu ối
Hậu quả của tình trạng giảm sút lượng nước ối là
những bất thường trong sự phát triển của bào
thai, thường thấy nhất là:
Thiểu sản phổi.
Biến dạng hệ bì cơ: các chi bị cứng khớp hoặc ở
trong những tư thế bất thường, mặt thai nhi bị
biến dạng.
Chèn ép dây rốn gây suy dinh dưỡng hoặc tử vong
thai.
THIỂU ỐI
31
Hướng xử trí trên siêu âm trước 1 ca
thiểu ối
Trước tiên cần phải loại trừ khả năng có 1
tình trạng vỡ ối non, điều này rất cần thiết
bởi vỡ ối non chiếm 30 % các trường hợp
có ít nước ối trong buồng ối được phát hiện
qua siêu âm.
THIỂU ỐI
32
Thận thai nhi
Có Không Bất sản thận
Hình dạng và kích thước
Bìnhthường Bất thường Loạn sản thận
(thận nhỏ echo dày hay
thận lớn echo dày hay
thận đa nang)
Bàng quang
Bình thường Lớn + dãn nở bể thận Hẹp van niệu đạo sau
Tắc nghẽn niệu quản
Sự phát triển của thai nhi
Bình thường Chậm phát triển Theo dõi sát
33
ĐA ỐI
(polyhydramnios)
34
Định nghĩa:
Gọi là đa ối khi lượng nước ối nhiều hơn bình
thường ứng với tuổi thai nào đó hoặc khi
lượng nước ối > 1500 – 2000 ml vào quí 3
của thai kỳ.
Siêu âm chẩn đoán đa ối khi
MPV > 8 cm
HoặcAFI > 24 cm hoặc > percentile thứ 97
ĐA ỐI
35
Đa ối gồm
Đa ối mãn: chiếm 95% trường hơp.
Đa ối cấp: chiếm 5% trường hợp.
Đa ối mãn thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai
kỳ, lượng nước ối phát triển không nhiều, tiến
triển từ từ, ít gây ảnh hưởng đến tình trạng người
mẹ.
Đa ối cấp thường xảy ra sớm vào 3 tháng giữa
của thai kỳ và là dấu hiệu của 1 bệnh lý của
trứng hoặc dị dạng thai nhi, diễn tiến nhanh
chóng, ảnh hưởng đến tình trạng người mẹ. Phân
nửa trường hợp đa ối cấp là do song thai 1 trứng.
ĐA ỐI
36
Nguyên nhân
Có 3 nhóm nguyên nhân:
Do mẹ: 20 %
Do thai: 20 %
Không rõ nguyên nhân: 60 %
Tuy nhiên trước khi đi đến kết luận đa ối
không rõ nguyên nhân phải loại trừ bất
thường nhiễm sắc thể hoặc rối loạn phát
triển ( growth disturbances) của thai nhi
ĐA ỐI
37
Do mẹ có:
1. Các bệnh nội khoa như tiểu đường (thường
gặp), thiếu máu nặng.
2. Các bệnh nhiễm trùng: giang mai,
toxoplasmose, cytomegalo virus
3. Bất đồng nhóm máu mẹ – con.
ĐA ỐI
38
Do thai có:
Gồm năm nhóm nguyên nhân
1. Đa thai, đặc biệt là đa thai cùng 1 trứng.
2. Rối loạn nhiễm sắc thể.
3. Phù nhau thai.
4. Bất thường bánh nhau dây rốn: dây rốn chỉ có 1 động
mạch, dây rốn thắt ruột
5. Dị tật bẩm sinh: các dị tật thai gây đa ối thường gặp
là:
Dị tật hệ tiêu hóa.
Dị tật hệ thần kinh trung ương.
Dị tật hệ tim mạch.
Dị tật hệ cơ xương.
Dị tật hệ hô hấp.
Dị tật hệ tiết niệu.
ĐA ỐI
39
Dị tật hệ tiêu hóa gồm:
(Astomia)
Teo thực quản (Esophageal atresia)
Hẹp tá tràng (Duodenal stenosis)
Tụy hình vòng (Annular pancreas)
Thoát vị hoành (Diaphragmatic hernia)
Hở thành bụng (Gastroschisis)
Thoát vị rốn (Omphalocele)
Chẻ vòm (Cleft palate)
Dị tật hệ thần kinh trung ương gồm:
Thai vô sọ (Anencephaly).
Não úng thủy (Hydrocephaly).
Thoát vị não (Enecephalocele).
Tật đầu nhỏ (Microcephaly).
(Iniencephaly).
(Hydranencephaly).
ĐA ỐI
40
Dị tật hệ tim mạch gồm:
Khiếm khuyết van (Valvular incompetence)
Hẹp van (Valvular stenosis)
Loạn nhịp (Arrhythmias)
(Ebstein ‘ s anomaly)
(Twin – to – twin transfusion syndrome)
Dị tật hệ cơ xương gồm:
Loạn sản xương (Skeletal dysplasia)
Loạn dưỡng xương (Skeletal dystrophy)
(Pena – Shokeir syndrome)
Hội chứng mất/giảm (Fetal akinesia/hypokinesia syndrome)
vận động thai
Dị tật hệ hô hấp gồm:
Tràn dịch nhũ trấp MPhổi (Chylothorax)
(Cystic adenomatoid malformation of lung)
Dị tật hệ tiết niệu gồm:
Fetal renal hamartoma
Unilateral ureteropelvic junction obstruction
ĐA ỐI
41
HẸP THỰC QUẢN + TÁ TRÀNG
42
HÌNH ẢNH BÓNG ĐÔI TRONG HẸP TÁ TRÀNG
43
THOÁT VỊ RỐN
44
HỞ THÀNH BỤNG
45
CHẺ ĐỐT SỐNG
46
HOLOPROSENCEPHALY + THOÁT VỊ NÃO MÀNG NÃO
47
Dạ dày thai nhi
Có Không Teo thực quản
Hình dạng và kích thước
Bình thường Hình bóng đôi Hẹp tá tràng
(Double bubble)
Vị trí của dạ dày
Bình thường Bất thường Thoát vị hoành
Sự nuốt của thai nhi
Có Không Dị dạng hệ thần kinh
Sự phát triển của thai nhi
Bình thường Thai to Tiểu đường thai kỳ
Nhiễm trùng?
48
Đa ối Thiểu ối
Định
nghĩa
Thể tích nước ối > 2000 ml
MVP > 8 cm
AFI > percentile thứ 97
Thể tích nước ối < 400 – 500
ml
MVP < 1 cm
AFI < percentile thứ 5
Nguyên
nhân
_Tăng tiết dịch ối từ bánh
nhau hoặc các bất thường
thai gây cản trở sự nuốt và
hấp thu
_Dị tật thai: thần kinh, tiêu
hóa, tim mạch, ngực, rối
loạn nhiễm sắc thể
_Tiểu đường
_Bất đồng nhóm máu
_Song thai
_Không rõ nguyên nhân
_Vỡ ối non
_Thai lưu
_Thai chậm tăng trưởng
_Thai quá ngày
_Giảm cung cấp máu cho
nhau: tiền sản giật, nhau bong
non
_Bất thường hệ niệu
Lâm
sàng
_Mẹ tăng cân nhanh
chóng_Mẹ phù hai chi dưới
_Mẹ tăng cân chậm hay đứng
cân_Thai nhỏ hơn tuổi thai
49
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN