Với sựphát triển như vũ bão của nền kinh tếthếgiới , các mối quan h ệ
kinh tếtrên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mởrộng ra các nước ,
do đó vấn đềthanh toán ,đ ịnh giá , so sánh ,phân tích đánh giá vềmặt giá trịvà
hiệu quảtrởnên phức tạp hơn nhiều . Đơn vịthanh toán không chỉlà tiền tệ
trong nước mà còn phải sửdụng các loại ngoại tệkhác nhau liên quan đến việc
trao đổi tiền của nước khác . Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật
của nước đó và đặc điểm riêng của nó ,vì vậy phát sinh nhu cầu tất y ếu là phải
so sánh giá trị,sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệvà giữa các
ngoại tệvới nhau . Ho ạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác
trong quá trình quan hệgiữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh
phạm trù tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tếnhạy cảm và rất phức tạp . Kinh tế
thịtrường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái c ũng như những hiện
tượng kinh tếkhác biến động là lẽtất nhiên ,là hợp với quy luật vận động của
sựvật ,của hiện tượng . Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường , khác lạ
của hiện tượng kinh tếtất phải do nh ững nguyên nhân ,hoặc do những trục trặc
nào đó làm cho hiện tượng kinh tếđó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình
thường . Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từmọi
phía,một cách toàn diện đểcó nhận thức , quan điểm đúng đắn , làm cơ sởtin
cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn
Nghiên cứu sựvận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đềphức tạp nhưng
cũng đầy mới mẻvà hấp dẫn , nhất là trong bối cảnh nền kinh tếphát triển và
vận động không ngừng .Do đó , đểlựa chọn đềtài nghiên cứu trong đềán môn
học Lý thuy ết Tài chính -Tiền tệ,
tôi đã lựa chọn việc tìm hiểu về"Tỷgiá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở
Việt Nam hiện nay"
Cơ cấu bài viết g ồm 3 chương :
Chương 1 Tổng quan lý luận vềt ỷ giá hối đoái và chính sách t ỷgiá hối
đoái
Tỷ giá hối đoái
Chương 2 Sự ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tốc độphát
triển kinh tếcủa Việt Nam
Chương 3 Một sốgiải pháp và kiến nghị
40 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài viết Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ giá hối đoái
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung
Chương 1: Tổng quan lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối
đoái 3
1.Tỷ giá hối đoái 3
1.1. Tỷ giá hối đoái là gì 3
1.2. Các loại tỷ giá trên thị trường 5
1.3 .Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở 6
1.4. Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái 8
1.5. Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 9
2. Chính sách tỷ giá hối đoái và những tiền đề ,mục tiêu cho việc hoạch định
chính sách tỷ giá hối đoái 10
2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái 10
2.2 Lựa chọn chế độ TGHĐ 12
Chương 2 Sự ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tốc độ phát
triển kinh tế của Việt Nam 21
1.Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn
trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế. 21
2. Sự vận động của tỷ giá và chính sách TGHĐ từ tháng 3/1989 đến
nay, thời kì nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với định
hướng xã hội chủ nghĩa. 24
2.1. Giai đoạn từ 1989-1992. 24
2.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996 25
2.3. Giai đoạn từ tháng 7/1997 đến ngày 26/2/1999 30
2.4. Giai đoạn từ 26/2/1999 đến nay 33
Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị 34
1.Một số nhận định chung 34
2. Định hướng về điều hành chính sách tỷ giá của NHNNVN. 36
3.Một số giải pháp . 37
Kết luận 41
Tỷ giá hối đoái
LỜI MỞ ĐẦU
Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới , các mối quan hệ
kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước ,
do đó vấn đề thanh toán ,định giá , so sánh ,phân tích đánh giá về mặt giá trị và
hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều . Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ
trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc
trao đổi tiền của nước khác . Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật
của nước đó và đặc điểm riêng của nó ,vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải
so sánh giá trị ,sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các
ngoại tệ với nhau . Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác
trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh
phạm trù tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp . Kinh tế
thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện
tượng kinh tế khác biến động là lẽ tất nhiên ,là hợp với quy luật vận động của
sự vật ,của hiện tượng . Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường , khác lạ
của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân ,hoặc do những trục trặc
nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình
thường . Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi
phía,một cách toàn diện để có nhận thức , quan điểm đúng đắn , làm cơ sở tin
cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn …
Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng
cũng đầy mới mẻ và hấp dẫn , nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và
vận động không ngừng .Do đó , để lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đề án môn
học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ ,
tôi đã lựa chọn việc tìm hiểu về "Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở
Việt Nam hiện nay"
Cơ cấu bài viết gồm 3 chương :
Chương 1 Tổng quan lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối
đoái
Tỷ giá hối đoái
Chương 2 Sự ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tốc độ phát
triển kinh tế của Việt Nam
Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị
Tỷ giá hối đoái
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ
GIÁ HỐI ĐOÁI.
1. Tỷ giá hối đoái.
1.1 Tỷ giá hối đoái là gì?
Khái niệm của tỷ giá hối đoái rất phức tạp có thể tiếp cân nó từ những
góc độ khác nhau.
Xét trong phạm vi thị trường của một nước ,các phương tiện thanh toán
quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một
nước theo một tỷ giá nhất định .Do đó có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đơn
vị tiền tệ một được biểu hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác hay là
bằng số lượng ngoại tệ nhận được khi đổi một đơn vị nội tệ hoặc bằng số lượng
nội tệ nhận được khi đổi một đơn vị ngoại tệ .Các nước có giá trị đồng nội tệ
thấp hơn giá trị ngoại tệ thường sử dụng cách thứ hai .Chẳng hạn ở Việt Nam
người ta thường nói đến số lượng đồng Việt nam nhận được khi đổi một đồng
USD ,DEM hay một FFR …Trong thực tế ,cách sử dụng tỷ giá như vậy thuận
lợi hơn .Tuy nhiên trong nghiên cứu lý thuyết thì cách định nghĩa thứ nhất
thuận lợi hơn
Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở khía cạnh khác ,đó là quan hệ so
sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau . Một đồng tiền hay một lượng
đồng tiền nào đó đổi được bao nhiêu đồng tiền khác được gọi là tỷ lệ giá cả
trao đổi giữa các đồng tiền với nhau hay gọi tắt là tỷ giá hối đoái hay ngắn gọn
Tỷ giá hối đoái
là tỷ giá .Như vậy ,trên bình diện quốc tế ,có thể hiểu một cách tổng quát : tỷ
giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với nhau.
Tỷ giá dùng để biểu hiện và so sánh những quan hệ về mặt giá cả của
các đồng tiền các nước khác nhau . Có hai loại giá : giá trong nước (giá quốc
gia ) phản ánh những điều kiện cụ thể của sản xuất trong một nước riêng
biệt ,và giá ngoại thương ( giá quốc tế ) phản ánh những điều kịên sản xuất trên
phạm vi thế giới . Do phạm vi ,điều kiện sản xuất cụ thể trong mỗi nước và trên
phạm vi thế giới khác nhau nên hàng hoá có hai loại giá : giá quốc gia và giá
quốc tế . Giá trị quốc gia được biểu hiện dưới hình thức giá cả trong nước bằng
đơn vị tiền tệ của nước đó . Giá trị quốc tế biểu hiện qua giá cả quốc tế bằng
các ngoại tệ trên thị trường thế giới .Tiền tệ là vật ngang giá chung của toàn bộ
khối lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước . Vì vậy trong sức mua của đồng
tiền được phản ánh đầy đủ các quan hệ tái sản xuất trong nước đó ,hay nói cách
khác ,sức mua của một đồng tiền do mức giá cả của toàn bộ các loại hàng hoá
dịch vụ trong nước đó quyết định.Tỷ giá thể hiện sự tương quan giữa mặt bằng
giá trong nước và giá thế giới . Do sự khác nhau giữa hai loại giá cả trong nước
và giá cả thế giới mà tiền tệ vừa làm thước đo giá trị quốc gia vừa làm thước
đo giá trị quốc tế. Trong các hoạt đọng kinh tế đối ngoại khi tính đến vấn đề
hiệu quả kinh tế ,thì phảI thường xuyên so sánh đối chiếu hai hình thức giá cả
với nhau : giá quốc gia và giá quốc tế . Muốn thế phải chuyển từ đồng tiền này
sang đồng tiền khác , phải so sánh giá trị đồng tiền trong nước với ngoại tệ
thông qua công cụ tỷ giá .Tỷ giá dùng để tính toán và thanh toán xuất , nhập
khẩu ( không dùng để ổn định giá hàng hoá sản xuất trong nước ) . Tỷ giá hàng
xuất khẩu là lượng tiền trong nước cần thiết để mua một lượng hàng xuất khẩu
tương đưong với một đơn vị ngoại tệ .Tỷ giá hàng nhập khẩu là số lượng tiền
trong nước thu được khi bán một lượng vàng nhập khẩu có giá trị một đơn vị
ngoại tệ.
Tỷ giá là tỷ lệ so sánh giữa các đồng tiền với nhau . Do đó muốn so
sánh giá trị giữa các đồng tiền với nhau ,cần phải có vật ngang giá chung làm
bản vị để so sánh .Tiền tệ là vật ngang giá chung để biểu hiện giá trị của các
hàng hoá ,nhưng giờ đây đến lượt cần so sánh giá cả giữa các đồng tiền với
nhau lại phải tìm một vật ngang giá chung làm bản vị để so sánh.
1.2. Các loại tỷ giá thông dụng trên thị trường
Tỷ giá hối đoái
Để nhận biết được tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động
của nền kinh tế nói chung ,hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng ,người ta thường
phân loại tỷ giá theo các tiêu thức sau đây :
* Dựa trên tiêu thức là đối tượng quản lý :
Tỷ giá chính thức : đây là loại tỷ giá được biết dến nhiều nhất và là tỷ
giá được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng do ngân hàng công bố
chính thức trên thị trường để làm cơ sở tham chiếu cho các hoạt động giao
dịch , kinh doanh ,thống kê…
Tỷ giá thị trường : tỷ giá được hình thành thông qua các giao dịch cụ
thể của các thành viên thị trường .
Tỷ giá danh nghĩa : là tỷ lệ giữa giá trị của các đồng tiền so với
nhau ,đồng này đổi được bao nhiêu đồng kia .
Tỷ giá thực: là tỷ giá phản ánh tương quan giá cả hàng hoá của hai
nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó hoặc là giá trị tính
bằng cùng một đồng tiền của hàng xuất khẩu so với giá hàng nhập khẩu..v.v..
* Dựa trên kỹ thuật giao dịch : cơ bản có hai loại tỷ giá :
Tỷ giá mua/bán trao ngay, kéo theo việc thay đổi ngay các khoản tiền
Tỷ giá mua/bán kỳ hạn ,kéo theo việc trao đổi các khoản tiền vào một
ngày tương lai xác định.
Bên cạnh đó ,trong quá trình theo dõi hoạt động kinh doanh của ngân
hàng ,người ta còn đưa ra các khái niệm tỷ giá :
Tỷ giá điện hối : tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện ,thường
được niêm yết tại ngân hàng . Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các
loại tỷ giá khác.
Tỷ giá thư hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư .
Tỷ giá của sec và hối phiếu trả tiền ngay : được mua và bán theo một
tỷ giá mà cơ sở xác định nó bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi của giá trị
toàn bộ của sec và hối phiếu phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để
chuyển sec từ nước này sang nước khác và theo số ngày kể từ lúc ngân hàng
bán hối phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền .
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát
sinh tính từ lúc ngan hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả
tiền .Thời hạn này thường là bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với
thời gian chuyển tờ hối phiếu đó từ ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàng
đồng nghiệp của nó ở nước của con nợ hối phiếu .Thông thường lãi suất được
tính theo mức lãi suất của nước mà đồng tiền được ghi trên hối phiếu.
1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở .
Đối với từng quốc gia hay nhóm quốc gia ( nếu có sự liên kết và có
đồng tiền chung ) thì tỷ giá hối đoái mà họ quan tâm hàng đầu chính là tỷ giá
giữa đồng tiền của chính quốc gia đó ,hay nhóm các quốc gia đó (đòng nội tệ)
với các đồng tiền của các quốc gia khác ( các đồng ngoại tệ) Tỷ giá giữ vai trò
quan trọng đối với mọi nền kinh tế.Sự vận động của nó có tác động sâu sắc
mạnh mẽ tới mục tiêu,chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia thể hiện trên
hai điểm cơ bản sau :
Thứ nhất, TGHĐ và ngoại thương:Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ
là quan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả
hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó.Khi đồng tiền của một quốc gia
tăng giá(Tăng trị giá so với đồng tiền khác)thì hàng hoá nước đó ở nước ngoài
trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn.Ngược lại
khi đồng tiền một nước sụt giá,hàng hoá của nước đó tại nước ngoài trở nên rẻ
hởn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn(các yếu tố khác
không đổi).Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó tác động
tới cán cân thanh toán quốc tế,gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân.
Thứ hai,TGHĐ và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát.Tỷ giá hối
đoái không chỉ quan trọng là vì tác động đến ngoại thương ,mà thông qua đó tỷ
giá sẽ có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả
trong nước ,lạm phát khả năng sản xuất , công ăn việc làm hay thất nghiệp…
Với mức tỷ giá hối đoái 1USD =10500VND của năm 1994 thấp hơn
mức 1USD = 13500VND của năm 1998 ,tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu
giả định mặt bằng giá thế giới không đổi ,thì không chỉ có xe con khi nhập
khẩu tính thành tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập
khẩu đều rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu ,máy
móc cho sản xuất . Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi,thì điều
Tỷ giá hối đoái
này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên . Nếu tỷ giá hối đoái
tiếp tục có sự gia tăng liên tục qua các năm ( đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất
giá ) có nghĩa lạm phát đã tăng . Nhưng bên cạnh đó , đối với lĩnh vực sản xuất
chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước ,thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ
giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này , giúp phát triển sản xuất
và từ đó có thể tạo thêm công ăn việc làm , giảm thất nghiệp ,sản lượng quốc
gia có thể tăng lên . Ngược lại , nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ
giảm ,khả năng cạnh tranh của các lĩnh vực trong nước cũng có xu hướng
giảm ,sản lượng quốc gia có thể giảm ,thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng
lên … nếu tỷ gá hối đoái giảm xuống ( USD giảm giá hay VND tăng giá )
Tỷ giá hối đoái
1.4. Những nhân tố tác động tới tỷ giá:
Về dài hạn có 4 nhân tố tác động tới tỷ giá :Năng suất lao động,mức giá
cả tương đối ở thị trường trong nước,thuế quan và hạn mức nhập khẩu,ưa thích
hàng nội so với hàng ngoại.
- Năng suất lao động(NSLĐ)trong nước đóng một vai trò quan trọng
trong việc ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.NSLĐtrong nước tăng
lên tương đối so với nước ngoài, đồng nghĩa với việc các nhà kinh doan có thể
hạ giá thành sản phẩm,dich vụ của mình tương đối so với hàng ngoại nhập,dẫn
đến sự gia tăng mức cầu của hàng nội dịa so với hàng ngoại nhập,làm cho hàng
nội địa vẫn bán tốt khi giá đồng nội tệ tăng lên(TGHĐ)giảm xuống và ngược
lại. Thực tế trên thị trường thế giớiTGHĐ của đồng tiền phụ thuộc rất khăng
khít vào NSLĐ tương đối của nước đó.Một nền kinh tế phát triển có NSLĐ cao
trong thời kì nào đó thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giá của đồng
tiền nước đó.
- Mức giá tương đối ở thị trường trong nước là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đếnTGHĐ.Theo thuyết mức giá cả tương đối,khi mức giá cả
hàng nội địa tăng tương đối so với hàng ngoại nhập thì cầu của hàng nội địa sẽ
giãmuống và đồng nội địa có xu hướng giảm giá để cho hàng nội bán được tốt
hơn và ngược lại nó sẽ làm đồng nội tệ có xu hướng tăng giá,bởi vì hàng nội
đíãe vấn bán tốt ngay cả với giá trị cao hơn của đồng nội tệ.
- Thuế quan và hạn mức nhập lhẩu là những công cụ kinh tế mà chính
phủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu.Chính công cụ này nhiều hay ít đã
tác động và làm tăng giả cảcủa hàng ngoại nhập,làm giảm tương đối nhu cầu
với hàng nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất
trong nước.Những công cụ mà nhà nước dùng để hạn chế nhập khẩu sẽ ảnh
hưởng và làm cho tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ có xu hướng giảm về lâu dài.
- Ưa thích hàng nội so với hàng ngoại. Nếu sự ham thích của người
nước ngoài về mặt hàng trong nước tăng lên thì cầu về hàng nội sẽ tăng lên làm
đồng nội tệ tăng giá,bởi hàng nội địa vẫn bán được nhiều ngay cả với giá cao
hơn của đồng nội tệ.Cầu đối với hàng xuất của một nước tăng lên làm cho đồng
tiền nước đó giảm giá.
1.5. Tầm quan trọng của tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái
Bất kì một quốc gia nào cũng luôn luôn tìm cách để đạt được
hai mục tiêu lớn của nền kinh tế : Đó là mục tiêu cân bằng ngoại
(cân băng ngoại thương) và mục tiêu cân bằng nội(cân bằng sản
lượng,công ăn việc làm và lạm phát)
Ta biết rằng, tỷ giá tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong
nước và hàng hoá nước ngoài . Khi đồng tiền của một nước tăng giá ( Tăng giá
trị so với đồng tiền khác ) thì hàng hoá nước đó tại nước ngoài trở lên đắt hơn
và hàng hoá nước ngoài trở lên rẻ hơn(giá nội địa tại hai nước giữ nguyên ) .
Ngược lại, khi đồng tiền của một nước sụt giá , hàng hoá nước đó tại nước
ngoài trở lên rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở lên đắt hơn.
Từ đó tỷ giá ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và xuất nhập khẩu của
các quốc gia và trở thành yếu tố chính ảnh hưởng tới việc thực hiện 2 mục tiêu
lớn của nền kinh tế . Điều này có thể nhận thấy một cách rõ ràng khi xem xét
nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay,đồng VND đang được coi là tăng giá tương đối
so với các đồng tiền trong khu vực ( do đồng tiền của các nước này giảm giá so
với đồng USD ) nên giá cả của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế đang cao
hơn so với hàng hoá cùng chủng loại của các nước trong khu vực dẫn đến bị
cạnh tranh một cách gay gắt và thực tế là tổng kim ngạch xuất khẩu của nước
ta trong năm 2000 và mấy tháng đầu năm 2001 là không tăng mà có tăng thì
cũng chỉ tăng một lượng nhỏ.
2. Chính sách tỷ giá hối đoái và những tiền đề, mục tiêu cho việc
hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái.
2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái .
2.1.1 Khái niệm:
Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung
cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới
những mục tiêu cần thiết.
Về cơ bản , chính sách tỷ giá hối đoái tập trung chú trọng vào hai vấn đề lớn
là : vấn đề lựa chọn chế độ ( hệ thống ) tỷ giá hối đoái ( cơ chế vận động của tỷ
giá hối đoái ) và vấn đề điều chỉnh tỷ giá hối đoái .
Tỷ giá hối đoái
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái
Trong nền kinh tế mở động cơ hoạch định chính sách là những mục
tiêu cân đối bên trong và bên ngoài .Trong khi đó tỷ giá hối đoái lại là một yếu
tố có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến những cân đối này nên việc hoạch định
những chính sách tỷ giá phải trực tiếp nhắm đến hai mục tiêu này.
Trên đây là hai nhóm mục tiêu cơ bản mà chính sách tỷ giá cuối
cùng phải hướng đến .Tuy nhiên trong giai đoạn nhất định nào đó , chính sách
tỷ giá cũng có thêm những mục tiêu cụ thể như : thường xuyên xác lập và duy
trì mức tỷ giá cân bằng , duy trì và bảo vệ giá trị đồng nội tệ, tiến tới thực hiện
đầy đủ chức năng của đồng tiền ( bao gồm việc thực hiện khả năng chuyển đổi
của đồng tiền) ,gia tăng dự trữ ngoại tệ..
Bây giờ sẽ lần lượt xem xét hai mục tiêu : cân bằng nội và cân
bằng ngoại.
* Mục tiêu cân bằng nội : Là trạng thái ở đó các nguồn lực của một
quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá
cả ổn định. Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấu đến các khoản tín dụng
và đầu tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên hay xuống phát triển đột ngột
của tổng cầu để duy trì một mức giá cả ổn định, có thể dự kiến trước được. Vì
vậy, tỷ giá hối đoái được xem như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả cho
Chính phủ trong việc điều chỉnh giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế, xu thế hội
nhập quốc tế như hiện nay.
* Mục tiêu cân bằng ngoại : Khái niệm "cân bằng ngoại" khó xác
định hơn nhiều so với "cân bằng nội", nó chủ yếu là sự cân đối trong "tài khoản
vãng lai". Trên thực tế người ta không thể xác định được "tài khoản vãng lai"
nên cân bằng, thâm hụt hay thặng dư bao nhiêu chỉ có thể thống nhất rằng:
không nên có một sự thâm hụt hay thặng dư quá lớn mà thôi. Tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia mà Chính phủ phải có cách
để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của họ cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác động
vào các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia.
2.1.3. Các công cụ của chính sách tỷ giá hối đoái.
- Phương pháp lãi suất chiết khấu : Đây là phương pháp thường sử dụng
để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.Với phương pháp này, khi tỷ giá
Tỷ giá hối đoái
hối đoái đạt đén mức báo động cần phải can thiệp thì NHTƯ nâng cao lãi suất
chiết khấu . Do lãi suất chiết khấu tăng nên lãi suất trên thị trường cũng tăng
lên . Kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi
suất cao hơn . Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu về ngoại tệ sẽ bớt đi , làm
cho tỷ giá không có cơ hội tăng nữa. Lãi suất do quan hệ cung cầu của vốn vay
quyết định . Còn tỷ giá thì do quan hệ cung cầu về ngoại tệ quyết định . Điều
này có nghĩa là những yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất là không giống
nhau , do vậy mà biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động
của tỷ giá.
- Các nghiệp vụ của thị trường hối đoái : Thông qua các nghiệp vụ mua
bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp quan
trọng nhất của nhà nước để giữ vững ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia .
Đây là biện ph