Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số với phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng vừa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nói chung và vùng các dân tộc rất ít người vừa góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, loại hình du lịch này mới chính thức phát triển mở rộng, từng bước đem lại lợi ích tích cực về kinh tế cho nhiều địa phương. Tuy nhiên muốn phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp từng vùng, có quy hoạch và chọn lọc, hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số với phát triển du lịch cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 101Ngày nhận bài: 23/1/2018; Ngày phản biện: 3/2/2018; Ngày duyệt đăng: 6/2/2018 (1) Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam; e-mail: sonvanlc@gmail.com BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Trần Hữu Sơn(1) Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng các dân tộc rất ít người nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng vừa nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào cuối những năm 1980, loại hình du lịch này mới chính thức phát triển mở rộng, từng bước đem lại lợi ích tích cực về kinh tế cho nhiều địa phương. Tuy nhiên muốn phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, đòi hỏi các địa phương phải xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp từng vùng, có quy hoạch và chọn lọc, hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành công của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương. Từ khóa: Bản sắc văn hóa các dân tộc; vùng dân tộc thiểu số; du lịch cộng đồng; sản phẩm du lịch; xóa đói, giảm nghèo bền vững. 1. Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên của cộng đồng, do cộng đồng chủ động tham gia xây dựng sản phẩm quản lý và vì lợi ích của cộng đồng Du lịch cộng đồng được xây dựng và phát triển ở vùng người Thái ở bản Lác, huyện Mai Châu (Hòa Bình) vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Đến năm 2000, người Tày ở bản Dền, xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cũng triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng. Sau gần 20 năm phát triển, đến nay, du lịch cộng đồng được xây dựng thành công ở vùng người Thái, người Tày, người Dao, Mông tại các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái,... Nhiều điểm du lịch cộng đồng thu hút hàng vạn du khách, như Bản Dền (Lào Cai) đón 12.000 lượt khách quốc tế (năm 2008), các điểm du lịch cộng đồng ở Mai Châu (Hòa Bình) đón 300.000 lượt du khách, trong đó có 100.000 lượt du khách quốc tế (năm 2014). Các điểm du lịch cộng đồng, như bản Lác, bản Văn (huyện Mai Châu, Hòa Bình), bản Áng (huyện Mộc Châu, Sơn La), bản Mển, Phiêng Lơi (Điện Biên),... trở thành những điểm đến quen thuộc của các hãng lữ hành và các tour du lịch vùng Tây Bắc. Du lịch cộng đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo nguồn sinh kế mới cho người dân vùng cao. Các điểm du lịch cộng đồng ở Sa Pa (Lào Cai) có tốc độ xóa đói, giảm nghèo nhanh gấp 3 lần so với các thôn, bản không có du lịch. Năm 2012, số hộ nghèo ở huyện Mai Châu (Hòa Bình) chiếm 25%, trong khi ở các điểm du lịch cộng đồng, số hộ nghèo chỉ chiếm từ 8 - 11%. Du lịch cộng đồng đem lại nguồn thu khá lớn cho người dân và xã hội. Ở bản Mển, xã Thanh Nưa, thành phố Điện Biên, có 110 hộ dân và có tới 25 hộ gia đình có người tham gia các dịch vụ du lịch. Năm 2014, bản Mển đã đón 1.200 đoàn khách tới thăm. Vào dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, bản Mển mỗi ngày đón 5 đoàn khách đến thăm. Bản Phiêng có cảnh quan đẹp, có 30 hộ gia đình tham gia dịch vụ du lịch, những tháng đông khách mỗi hộ cũng thu được từ 3-5 triệu đồng. Bên cạnh kết quả đã đạt được, các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc còn có những hạn chế. Nhiều tỉnh phát triển du lịch cộng đồng một cách ồ ạt, không có quy hoạch, dẫn đến sự cạnh tranh khá khốc liệt. Một số điểm du lịch trước kia đón hàng nghìn khách quốc tế mỗi năm thì nay vắng khách. Trong cuộc phỏng vấn phiếu điều tra du khách của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (tháng 12 năm 2014) có tới từ 65% - 75% du khách quốc tế không muốn trở lại các điểm du lịch cộng đồng. Ở huyện Vân Hồ và Mộc Châu (tỉnh Sơn La), các điểm du lịch cộng đồng như bản Phụ Mẫu 1, bản Phụ Mẫu 2, bản Nà Bai, số du khách đã suy giảm nghiêm trọng. Nhiều hộ gia đình đầu tư hàng chục triệu đồng làm phòng nghỉ, nhà vệ sinh phục vụ du lịch,... thì nay không có khách. Phỏng vấn sâu 10 hãng lữ hành đưa khách du lịch đi vùng người Thái ở Mai Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Vân Hồ (Sơn La) và Điện Biên đều có nhận xét chung là du khách chỉ thăm một làng du lịch cộng đồng thì đã biết trước các sản phẩm du lịch của các làng khác, đều ngủ nhà sàn, ăn cơm lam, xem xòe Thái, uống rượu cần,... Tình trạng phát triển du lịch cộng đồng không Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 102 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, chính quyền địa phương và người dân nhận thức du lịch cộng đồng dễ làm, đầu tư ít nên phát triển khá ồ ạt. Có tỉnh xây dựng 18 làng du lịch văn hóa, có tỉnh dân số không đông, điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa của một tộc người không có nét khác biệt nhưng cũng có chủ trương xây dựng hơn 70 làng văn hóa du lịch. Hệ quả là 3/4 số làng đó không đón được du khách. Thứ hai, chính quyền địa phương chưa giải được bài toán giữa phát triển du lịch với phát triển các ngành nghề khác. Điển hình là huyện Sa Pa, điểm du lịch cộng đồng ở bản Dền năm 2008 đã thu hút gần 25.000 lượt khách nhưng do làm thủy điện, cảnh quan môi trường bị xâm hại nghiêm trọng nên lượng du khách giảm sút nhanh chóng (năm 2009 chỉ có gần 500 khách đến thăm). Vấn đề đô thị hóa các bản vùng ven thành phố cũng là nguyên nhân làm nghèo tài nguyên du lịch. Có điểm du lịch như bản Ten, xã Thanh Xương, thành phố Điện Biên là một điểm du lịch quen thuộc của những năm 2004 - 2010; nhưng một vài năm gần đây, do đô thị hóa, nhà cao tầng mọc lên, đường bê-tông hóa như thành phố nên các hãng lữ hành không đưa khách đến. Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước, người dân và chính quyền địa phương chưa nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch trên cơ sở của bản sắc văn hóa vùng dân tộc thiểu số. Đây được xem là nguyên nhân quan trọng nhất. Các tộc người ở mỗi vùng đều có đặc trưng văn hóa khác nhau; cảnh quan môi trường tự nhiên ở các vùng dân tộc thiểu số cũng khác nhau nhưng các cơ quan quản lý về du lịch cũng như người dân và doanh nghiệp chưa nghiên cứu sâu về đặc trưng văn hóa vùng dân tộc thiểu số để tìm ra sắc thái riêng. Vì vậy, các mô hình du lịch cộng đồng và sản phẩm du lịch thường được xây dựng tương tự như nhau. Như vậy, tình trạng phổ biến hiện nay đối với các điểm du lịch cộng đồng là không dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc để xây dựng sản phẩm du lịch. Các địa phương quan niệm làm du lịch cộng đồng là dễ nên phát triển du lịch cộng đồng mang tính đại trà. Mặt khác, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở các địa phương chưa có quy hoạch về phát triển du lịch cộng đồng, chủ yếu là tham quan học tập các mô hình và vận dụng luôn vào địa phương. Không phân biệt bản sắc văn hóa dân tộc từ khâu đánh giá tài nguyên du lịch đến việc lựa chọn tộc người, địa điểm làm du lịch cũng trùng lắp, thiếu bản sắc. Vì vậy, có tỉnh xây dựng gần 20 điểm du lịch cộng đồng người Thái, có tỉnh phát triển hơn chục điểm du lịch cộng đồng người Dao. Hậu quả dẫn đến là chỉ một thời gian ngắn các điểm du lịch cộng đồng này không có khách. Bài học kinh nghiệm đối với vùng các dân tộc thiểu số phát triển du lịch cộng đồng là phải dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc. Từ bản sắc văn hóa dân tộc mới xây dựng thành các sản phẩm du lịch. 2. Phát triển du lịch trên cơ sở tài nguyên văn hóa dân gian. Đồng thời sản phẩm du lịch cũng bắt nguồn từ nụ cười, vẻ đẹp mến khách của cư dân và người làm du lịch. Do đó, muốn xây dựng sản phẩm du lịch cần nghiên cứu, khảo sát tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên văn hóa dân gian. Sản phẩm du lịch là tổng thể các dịch vụ, hàng hóa do người kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách, đáp ứng nhu cầu của du khách. Sản phẩm du lịch bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình (đồ lưu niệm, món ăn,...) và vô hình (tạo bầu không khí, thái độ ân cần, niềm nở,...). Sản phẩm du lịch có thể là bầu không khí náo nhiệt, sôi động của lễ hội đua ngựa nhưng cũng có thể là sự vui vẻ tưng bừng bên ẩm thực ở chợ vùng cao. Sản phẩm du lịch văn hóa dân gian ở vùng dân tộc thiểu số vẫn mang dáng dấp chung của miền núi. Trong phát triển du lịch phải tạo ra vẻ đẹp riêng, sức hút riêng từ sản phẩm du lịch. Vì vậy, cần nghiên cứu tính riêng trong văn hóa dân gian các tộc người vùng cao cùng với tài nguyên du lịch khác để “chưng cất” lên thành các sản phẩm du lịch đặc thù nhưng hấp dẫn. Sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm xuất phát từ tính riêng trong tài nguyên, điều kiện du lịch từng tộc người. Sản phẩm du lịch đặc thù là hồn cốt của du lịch cộng đồng, có sự khác biệt với các sản phẩm du lịch biển chung chung. Sản phẩm đặc thù mang được vẻ đẹp hấp dẫn của văn hóa tộc người cũng trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương mà không nơi nào có được. Sản phẩm du lịch đặc thù được thổi hồn của văn hóa dân gian sẽ có sức hấp dẫn riêng, có khả năng thúc đẩy toàn bộ sự phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số. Tính đặc thù, tính chất hấp dẫn sẽ tạo ra khả năng có nguồn thu lớn, tạo khâu đột phá trong phát triển du lịch. Để thiết kế được các sản phẩm, đòi hỏi người sản xuất phải tiến hành sản xuất thử nghiệm, thăm dò nhu cầu du khách. Sau đó, người sản xuất tiến hành quảng cáo, bán sản phẩm. Cả một quy trình xây dựng sản phẩm đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa nhà tư vấn (có thể là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian), các nghệ nhân và doanh nghiệp du lịch. Tất nhiên, muốn xây dựng, thiết kế sản phẩm du lịch đặc thù đòi hỏi phải tuân theo hệ thống nguyên tắc quan trọng: - Nguyên tắc hàng đầu của sản phẩm du lịch phải mang tính văn hóa dân gian đặc thù phải chứa đựng cái hồn của văn hóa dân gian. Hồn của văn hóa dân gian phải trở thành cốt lõi của sản phẩm, nó tạo nên tính đặc thù riêng của từng vùng, miền khác nhau. - Nguyên tắc thứ hai là cần nghiên cứu xây dựng thành các chuỗi sản phẩm, trong đó có sản phẩm cốt lõi. Đây là loại sản phẩm đặc trưng, tinh túy nhất Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 103Số 21 - Tháng 3 năm 2018 phản ánh vẻ đẹp đặc sắc, có sức hấp dẫn du khách. Sản phẩm cốt lõi giữ vị trí trung tâm, hạt nhân của sản phẩm. Bên cạnh sản phẩm cốt lõi cần phải xây dựng các sản phẩm bổ trợ. Các sản phẩm này có khả năng kết nối với sản phẩm cốt lõi, bổ sung thêm tính đặc thù, đặc sắc của sản phẩm cốt lõi, có điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia. Trong sản phẩm bổ trợ, cần xây dựng loại sản phẩm hoàn thiện. Sản phẩm hoàn thiện là những dịch vụ, hàng hóa cung cấp những tính năng, lợi ích vượt quá sự mong đợi của khách hàng, giúp cho sản phẩm đó hấp dẫn hơn các sản phẩm khác. - Nguyên tắc thứ ba là xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa dân gian vùng dân tộc thiểu số cần hướng tới thị trường. Các sản phẩm này đều do nhu cầu của du khách và thị trường định hướng quyết định. Hiện nay, các sản phẩm đặc thù này cần phải nghiên cứu phù hợp với tâm lý các loại du khách như du khách nội địa, du khách đại trà Trung Quốc và du khách chất lượng cao của châu Âu. Từ đầu thế kỷ XXI, nhu cầu về sản phẩm du lịch đang có xu hướng biến đổi nhanh chóng. Từ du lịch mang tính chất thụ động (xem, ăn, nghỉ) chuyển sang loại hình du lịch chủ động. Du khách đòi hỏi phải được thưởng thức, khám phá và trải nghiệm. Vì vậy, du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số sinh sống không chỉ có các dịch vụ thưởng thức ẩm thực, nghỉ dưỡng mà cần phải có các dịch vụ khám phá tri thức dân gian, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chính nhu cầu trải nghiệm, khám phá của du khách đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng, xây dựng các sản phẩm du lịch mới. - Nguyên tắc thứ tư là hướng tới du lịch phát triển bền vững. Các sản phẩm, dịch vụ phải đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Nguyên tắc này sẽ xóa bỏ những “tư duy nhiệm kỳ”, xóa bỏ “lợi ích nhóm”, ngăn chặn được những vụ lộn xộn như tình trạng kinh doanh du lịch theo kiểu chộp giật vì lợi ích trước mắt, quên mất lợi ích lâu dài, bỏ qua lợi ích của thế hệ mai sau. Nguyên tắc phát triển bền vững cũng đòi hỏi những nhà hoạch định chính sách, quy hoạch hạ tầng du lịch phải thận trọng, dày công nghiên cứu. Mọi dự án về du lịch vùng dân tộc thiểu số, đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà khoa học, trong đó có các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. - Nguyên tắc thứ năm là kiên quyết chống tệ nạn làm sản phẩm giả, “hàng nhái”. Vì thế không thể đóng giả lễ hội, không làm giả các nghi lễ linh thiêng để thu hút khách dẫn đến tình trạng giải thiêng. Các nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch mang tính văn hóa dân gian đặc thù cần được xem xét trong tính hệ thống, tổng thể của chiến lược phát triển sản phẩm du lịch. 3. Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng dân tộc thiểu số là một động lực quan trọng để xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Muốn phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững đòi hỏi các địa phương phải phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc để xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp từng vùng, có quy hoạch và chọn lọc, hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống cũng cần phải xây dựng một chiến lược phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả, có những chính sách, cơ chế mang tính đặc thù và các giải pháp đồng bộ như sau: Một  là,  đẩy  mạnh  công  tác  nghiên  cứu  bản  sắc văn hóa và tính đặc thù của từng địa phương,  phục vụ hiệu quả cho phát triển du lịch cộng đồng Chính quyền các cấp cần tiến hành quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng, tránh tình trạng xây dựng tràn lan, tự phát. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, thị hiếu của du khách để xây dựng các điểm du lịch cộng đồng hiệu quả. Lựa chọn vị trí điểm du lịch cộng đồng là các bản không quá xa các trung tâm đô thị để thuận lợi cho việc di chuyển và công tác lưu trú (khoảng cách từ khu vực trung tâm đến các điểm du lịch cộng đồng thuận lợi nhất là 10-15km). Điểm du lịch cộng đồng phải được xây dựng trên cơ sở các bản, làng dân tộc thiểu số giàu tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên. Trong đó các bản phải có phong cảnh đẹp, mang sắc thái riêng của từng vùng, (ví dụ kiến trúc nhà sàn mang bản sắc riêng của từng ngành người Thái, ngành Thái trắng, Thái đen, Thái Mai Châu... hoặc nhà sàn của người Tày, người Mường). Cần xem xét lại chủ trương xây dựng tiêu chí nông thôn mới về giao thông, có thể sử dụng đường lát đá, đường đất ở các làng du lịch chứ không nhất thiết bê-tông hóa. Về tài nguyên du lịch nhân văn, bản du lịch cộng đồng còn có các nghề thủ công, lưu giữ kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, như ẩm thực, nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian, tín ngưỡng dân gian... Hai  là,  nghiên  cứu  khai  thác,  xây  dựng  tài  nguyên du lịch thành các sản phẩm du lịch mang  tính đặc thù, phù hợp với nhu cầu của du khách,  đặc biệt là xây dựng thành các chuỗi sản phẩm Sản phẩm du lịch là tổng thể các dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách. Nguyên tắc xây dựng các sản phẩm du lịch là chắt lọc từ tài nguyên du lịch, căn cứ vào thị hiếu và nhu cầu của du khách để xây dựng. Nhưng các sản Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 104 Số 21 - Tháng 3 năm 2018 phẩm đó phải mang tính bền vững, bảo vệ được môi trường và cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người. Các điểm du lịch cộng đồng cũng cần lựa chọn đối tượng du khách (khách nội địa, khách quốc tế) để xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch phù hợp, cụ thể là: - Thứ nhất là vấn đề đón khách: Đón khách là hành động đầu tiên của cộng đồng tiếp xúc với du khách, hành động này thường để lại dấu ấn trong lòng du khách vì vậy cần nghiên cứu các hình thức đón khách cổ truyền của vùng đồng bào dân tộc thiểu số (đón khách trong lễ cưới, đón khách trong lễ mừng nhà mới...) để xây dựng kịch bản đón khách phù hợp. Trong những trường hợp đón những đoàn khách đông người, cộng đồng và từng gia đình xây dựng kịch bản trình diễn nghi lễ đón khách (có cả dân ca, dân vũ, dân nhạc,...) tại vị trí đầu bản hoặc chân cầu thang của từng gia đình. - Thứ hai là dịch vụ lưu trú: Người Thái, người Tày cư trú ở nhà sàn - loại hình nhà ở phù hợp với đón khách cộng đồng. Hầu hết các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng ở miền núi đều sử dụng mô hình đón khách lưu trú ở nhà sàn. Tuy nhiên, tùy theo đoàn khách, các gia đình cần phân khu hoặc làm phòng riêng phù hợp. Điểm cần thiết nhất đối với dịch vụ lưu trú là khu vệ sinh phải đặc biệt được coi trọng. Nơi tắm rửa, vệ sinh phải xây dựng hiện đại, sạch sẽ, các trang thiết bị cần được thiết kế từ các nguyên vật liệu gần gũi với thiên nhiên (chao đèn, ống dẫn nước, rèm cửa,...). - Thứ ba là dịch vụ ăn, uống: Vùng dân tộc thiểu số nổi tiếng có những món ăn ngon, độc đáo nổi tiếng, gắn với điều kiện tự nhiên. Vì vậy, người làm du lịch cần nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng dân tộc thiểu số nhưng đồng thời cũng chú trọng đến nhu cầu ẩm thực của từng đoàn khách, tránh tình trạng lặp đi lặp lại một vài món quen thuộc, như cơm lam, cá nướng, rượu cần,... - Thứ tư là dịch vụ giải trí: Du khách đến vùng dân tộc thiểu số đều có nhu cầu trải nghiệm đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Do vậy, các nghệ nhân ở các bản cần chắt lọc từ di sản nghệ thuật dân gian để xây dựng chương trình nghệ thuật hấp dẫn, tránh các tiết mục “cải biên, cải tiến” xa lạ với với người dân. Các chương trình này nên bố trí thời lượng vừa phải với kết cấu hợp lý, có tính hấp dẫn, xây dựng theo loại hình diễn xướng dân gian. Đặc biệt, cần có sự giao lưu, hòa đồng giữa du khách với cộng đồng bản địa. Bên cạnh nhu cầu thưởng thức văn nghệ, du khách rất khao khát được trải nghiệm cuộc sống dân dã. Vì thế, các điểm du lịch cộng đồng cần nghiên cứu xây dựng các chương trình trải nghiệm, như hội thi bắt cá suối, quăng chài, thả lưới bắt cá ao, tham gia dệt thổ cẩm, chế biến món ăn,... - Thứ năm là dịch vụ đi lại: Địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều loại địa hình khác nhau. Các điểm du lịch cộng đồng cần nghiên cứu xây dựng các hình thức vận chuyển, đi lại truyền thống cho du khách, như tổ chức xe trâu đưa du khách đi thăm quan; tổ chức đi thuyền đuôi én, đi bè, đi thuyền độc mộc,... - Thứ sáu là sản xuất đồ lưu niệm: Cần nghiên cứu sản xuất các đồ lưu niệm từ ngành nghề thủ công truyền thống của từng vùng, như ở Sa Pa có thổ cẩm đặc trưng của người Mông, người Dao, ở Mường Thanh có thổ cẩm người Thái, Kiên quyết chống các loại hàng giả, hàng nhái (như hàng bạc giả, thuốc nam không có tác dụng chữa bệnh,...). Đặc biệt chú ý khuyến khích các nghệ nhân giảm giá bán đồ thủ công, nghiên cứu các mẫu mã mới phù hợp nhu cầu du khách. Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho  du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng là cánh cửa mở cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn người dân tộc thiểu số, góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Cần có chính sách ngân hàng cho các hộ gia đình vay với lãi suất thấp hoặc lập các quỹ du lịch hỗ trợ cho cộng đồng để đồng bào các dân tộc thiểu số có kinh phí xây dựng nhà cửa và các công trình vệ sinh phục vụ du lịch cộng đồng. Mặt khác, Nhà nước cần có một số chế độ ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đưa khách đến với vùng du lịch cộng đồng, như chế độ giảm thuế, cho vay ưu đãi,... Bốn  là,  xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả,  phân  chia nguồn  lợi  cho  cộng đồng  công bằng,  bình đẳng Xây dựng các điểm du lịch cộng đồng là công việc mới mẻ đối với người dân. Đây là lĩnh vực kinh doanh phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp c
Tài liệu liên quan