NeurIPS 2019 - Hội nghị thượng đỉnh
trí tuệ nhân tạo (AI)
NeurIPS 2019 (Neural Information
Processing Systems - Hội nghị quốc tế
hàng năm về hệ thống xử lý thông tin
mạng thần kinh nhân tạo) diễn ra từ 8-
14/12/2019 tại Vancouver thu hút hơn
10.000 người tham dự - chủ yếu là các nhà
nghiên cứu và doanh nghiệp.
Đây là hội nghị thượng đỉnh trí tuệ
nhân tạo (AI) lớn và có uy tín nhất trong
năm, quy tụ số lượng lớn các công trình
nghiên cứu đỉnh cao về AI, thống kê, học
máy. NeurIPS cũng là nơi hội tụ của các
chuyên gia hàng đầu về học thuật từ
Google, Apple, Facebook, Intel, Amazon,
IBM, Nvidia, Tesla, Uber, Alibaba,
Baidu Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân
tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn
Vingroup) đã vinh dự có hai kết quả
nghiên cứu khoa học đầu tiên được công
bố tại Hội nghị lần này. Việt Nam là nước
thứ hai trong khu vực có công trình được
công bố tại Hội nghị.
Hội nghị năm nay có t
16 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin khoa học, công nghệ đối mới sáng tạo - Tháng 12 năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 1
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
Mục lục
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG
1. NeurIPS 2019 - Hội nghị thượng đỉnh trí tuệ nhân tạo (AI) 2
2. Đài Loan tăng cường thiết lập đối tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo 3
3. Trung Quốc thiết lập các nguyên tắc về nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo 4
4. Trung Quốc công bố thêm 26 biện pháp thu hút nhân tài Đài Loan 5
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG
5. APO hỗ trợ xây dựng Trung tâm xuất sắc về đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất
tại Việt Nam
7
6. Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 8
7. Thành lập Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo 9
8. Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF trao 160 suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ 10
9. Ngày Internet Việt Nam 2019: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số 11
GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI
10. Giáo sư người Việt giành giải quốc tế cho nhà toán học trẻ 13
11. Nhật Bản vinh danh nhà khoa học Việt 13
NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH
12. Phân bố tài năng AI toàn cầu 15
13. Dự báo của IEA về điện gió trong tương lai
Tháng 12 năm 2019
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 2
NeurIPS 2019 - Hội nghị thượng đỉnh
trí tuệ nhân tạo (AI)
NeurIPS 2019 (Neural Information
Processing Systems - Hội nghị quốc tế
hàng năm về hệ thống xử lý thông tin
mạng thần kinh nhân tạo) diễn ra từ 8-
14/12/2019 tại Vancouver thu hút hơn
10.000 người tham dự - chủ yếu là các nhà
nghiên cứu và doanh nghiệp.
Đây là hội nghị thượng đỉnh trí tuệ
nhân tạo (AI) lớn và có uy tín nhất trong
năm, quy tụ số lượng lớn các công trình
nghiên cứu đỉnh cao về AI, thống kê, học
máy. NeurIPS cũng là nơi hội tụ của các
chuyên gia hàng đầu về học thuật từ
Google, Apple, Facebook, Intel, Amazon,
IBM, Nvidia, Tesla, Uber, Alibaba,
Baidu Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân
tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn
Vingroup) đã vinh dự có hai kết quả
nghiên cứu khoa học đầu tiên được công
bố tại Hội nghị lần này. Việt Nam là nước
thứ hai trong khu vực có công trình được
công bố tại Hội nghị.
Hội nghị năm nay có tổng cộng hơn
1.400 nghiên cứu được nhận, trong tổng
số hơn 6.700 nghiên cứu nộp. Google,
Google Brain và Google Deepmind là
công ty có số lượng nghiên cứu được nhận
nhiều nhất; đứng thứ hai là Đại học MIT
và sau đó là Đại học Stanford, Microsoft
Research... Để được công bố nghiên cứu
khoa học tại sự kiện này, ngoài ý tưởng
mới các nghiên cứu còn phải đáp ứng yêu
cầu áp dụng được trong thực tế. Hằng
năm, chỉ có 20% các nghiên cứu được gửi
"vượt qua" được những đánh giá khắt khe
từ ban giam khảo là hội đồng các nhà khoa
học hàng đầu thế giới.
Các nghiên cứu của VinAI được công
bố tại NeurIPS 2019 là những kết quả ban
đầu của dự án nghiên cứu về vấn đề tối ưu
hoá quyết định và lựa chọn hành động cho
hệ thống AI. Một trong những vấn đề
quan trọng trong AI hiện nay. Khi máy
tương tác với môi trường, đặc biệt là khi
những tương tác ảnh hưởng trực tiếp đến
dữ liệu của hệ thống trong tương lai, máy
sẽ cân nhắc giữa việc tối ưu hoá dựa vào
những thông tin máy đã học được với việc
khám phá những thông tin và khái niệm
TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 3
mới. Hai nghiên cứu được ứng dụng cho
các lĩnh vực khác nhau như robot thông
minh; hệ thống đưa ra gợi ý, đề xuất; tiếp
thị kỹ thuật số; mua hàng trực tuyến;
quảng cáo web; điều chỉnh siêu tham số
của các thuật toán học máy. Ngoài dự án
này, VinAI còn tập trung vào các dự án
khác liên quan đến nhận diện khuôn mặt,
thị giác máy tính, xử lý và hiểu ngôn ngữ
tự nhiên. Bên cạnh việc công bố các công
trình nghiên cứu khoa học, VinAI cũng có
gian trưng bày giúp mọi người có cái nhìn
toàn cảnh về môi trường nghiên cứu và
làm việc tại VinAI. Sự kiện là cơ hội để
VinAI hợp tác với những viện nghiên cứu,
các trường đại học công nghệ hàng đầu
thế giới nhằm tạo ra mạng lưới cùng trao
đổi, nghiên cứu, từng bước đưa AI thế
giới về gần hơn với Việt Nam.
Nguồn: https://sg.news.yahoo.com/;
https://nips.cc/Conferences/2019/Dates
Đài Loan tăng cường thiết lập quan
hệ đối tác quốc tế trong lĩnh vực trí tuệ
nhân tạo
Với việc dựa vào siêu máy tính mới
Taiwania 2, Đài Loan (Trung Quốc) hiện
đang nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm kích
thích hiện đại hóa công nghiệp. Taiwania
2 được xây dựng bởi Trung tâm tính toán
mạng Internet tốc độ cao thuộc Viện
Nghiên cứu Thực nghiệm Đài Loan hợp
tác với các tập đoàn công nghiệp lớn của
Đại Loan là AsusTek Computer, Quanta
Computer và Taiwan Mobile. Được cài
đặt tại Trung tâm Khoa học của miền
trung Đài Loan, tại Đài Trung, siêu máy
tính này đạt tốc độ tính toán cao nhất là 9
petaflop, nhanh thứ 20 trên thế giới, theo
bảng xếp hạng hai năm một lần do trang
TOP500 công bố. Các đối tác công nghiệp
đã có thể tiếp cận được Taiwania 2 từ quý
IV năm 2019.
Chính quyền Đài Loan coi AI là một
trong những lĩnh vực tăng trưởng cao
quan trọng và đang nỗ lực thúc đẩy phát
triển AI thông qua các sáng kiến như Kế
hoạch hành động phát triển AI tại Đài
Loan (AITAP), được đưa ra vào tháng 1
năm 2018 với ngân sách hàng năm là 9 tỷ
đô la Đài Loan (287 triệu đô la Mỹ).
AITAP thực hiện trong 4 năm nhằm giúp
nhân lực AI trong nước nâng cao chuyên
môn về AI và kích thích hiện đại hóa công
nghiệp thông qua việc áp dụng các công
nghệ thông minh và cải cách quy định để
thúc đẩy R&D AI tiên tiến.
Đài Loan mới đây đã thiết lập quan
hệ đối tác về AI với một số tổ chức liên
quan trên thế giới. Ngày 13/8/2019, tại
Hsinchu ở phía bắc Đài Loan, Viện
nghiên cứu công nghệ công nghiệp
Hsinchu (ITRI) ký kết với Đại học
California tại Los Angeles (UCLA) Bản
ghi nhớ về hợp tác R&D về AI, cho phép
hai tổ chức khuyến khích trao đổi để tăng
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 4
cường tài năng AI và cùng phát triển
robot.
Lãnh đạo ITRI và UCLA ký kết Bản
ghi nhớ về hợp tác R&D về AI
Đài Loan mới đây cũng đã tăng
cường liên kết đại học với Ấn Độ để thành
lập Trung tâm nghiên cứu chung về AI tại
Rupnagar, bang Punjab, Ấn Độ. Được hỗ
trợ bởi Bộ Khoa học và Công nghệ Đài
Loan, dự án này được thực hiện bởi Đại
học Chung Cheng Đài Loan và Viện Công
nghệ Ấn Độ Ropar và Đại học Chitkara.
Nguồn: diplomatie.gouv.fr
Trung Quốc thiết lập các nguyên tắc
cho việc điều chỉnh nghiên cứu và ứng
dụng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc vừa đưa ra các hướng
dẫn mới cho nghiên cứu và ứng dụng trí
tuệ nhân tạo (AI), sẽ cung cấp một khuôn
khổ cho các nhà khoa học và nhà lập pháp
để thúc đẩy "việc sử dụng AI an toàn, có
thể kiểm soát và có trách nhiệm" vì lợi ích
của nhân loại.
Tài liệu được công bố bởi Ủy ban
quản trị quốc gia về AI thế hệ tiếp theo
(gồm các chuyên gia AI và chuyên gia
chính sách công từ các trường đại học và
tổ chức nghiên cứu khác nhau).
Theo đó, 8 nguyên tắc chung được
đưa ra, trong đó có:
• Các nhà khoa học phát triển trí
thông minh nhân tạo và các ứng dụng tiếp
theo của nó phải tôn trọng và bảo vệ các
giá trị và đạo đức của con người và ngăn
chặn thành quả của họ bị lạm dụng bởi các
tác nhân gây hại.
• Nghiên cứu về AI phải được thực
hiện một cách công bằng và cởi mở, để
bảo vệ lợi ích của tất cả các bên liên quan,
từ nhà phát triển đến người tiêu dùng (bảo
vệ quyền riêng tư, hợp tác quốc tế, v.v.).
Theo ông Xue Lan, Đại học Thanh
Hoa và là Chủ tịch của Ủy ban quản trị
quốc gia về AI, AI đang phát triển rất
nhanh và thay đổi mọi thứ trong xã hội,
bao gồm cả cấu trúc kinh tế, quản trị, an
ninh quốc gia và thậm chí cả quan hệ quốc
tế. Xue Lan cũng đề cập rằng trí thông
minh nhân tạo đã nảy sinh nhiều vấn đề
mới và phức tạp (bảo mật dữ liệu, đạo đức
và nguy cơ lạm dụng các công nghệ này
như truyền bá thông tin sai lệch thông qua
"phương tiện truyền thông giả tưởng" và
vai trò của nó trong việc làm giảm niềm
tin vào các tổ chức chính phủ và báo chí.
Thế giới cần một cơ chế hợp tác toàn cầu
để giải quyết các vấn đề về AI. Điều quan
trọng là Trung Quốc tham gia và cung cấp
kiến thức và kinh nghiệm của riêng mình,
để mọi người đều có có thể học hỏi từ
những thực tiễn tốt nhất và cải thiện lẫn
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 5
nhau. Hiện có khoảng 40 quốc gia và các
tổ chức quốc tế đã ban hành các hướng
dẫn công nghệ AI.
Tuy nhiên, ông Xue Lan cũng chỉ ra
rằng nhiều nhà khoa học và kỹ sư AI
không được đào tạo để đánh giá tác động
kinh tế xã hội lâu dài của những sáng tạo
của họ. Thông tin thêm cho các nhà phát
triển và công chúng nói chung về tác động
của AI là chìa khóa để đảm bảo rằng các
nguyên tắc của Trung Quốc được công bố
sẽ được áp dụng trong thực tiễn.
Ông Xue Lan cho rằng sự tiến bộ
nhanh chóng của AI ở Trung Quốc trong
những năm gần đây có bốn lý do chính:
• Tài nguyên dữ liệu quan trọng,
• Nhiều ứng dụng,
• Sản lượng nghiên cứu cao liên quan
đến AI
• Sự hỗ trợ đáng kể của Chính phủ
Nguồn:
Trung Quốc công bố thêm 26 biện pháp
thu hút nhân tài Đài Loan
Trong một nỗ lực mới nhằm thu hút
thêm nhân tài từ Đài Loan, Trung Quốc
mới đây công bố 26 biện pháp đãi ngộ bổ
sung vào 31 biện pháp đãi ngộ mà họ đã
đưa ra năm ngoái.
Văn phòng Các vấn đề Đài Loan
(TAO) của Trung Quốc và Ủy ban Cải
cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) đã
công bố thêm 26 biện pháp để tiếp tục
tăng cường trao đổi kinh tế, văn hóa và
hợp tác giữa hai bờ eo biển Đài Loan,
trong đó gồm 13 biện pháp dành cho giới
doanh nghiệp Đài Loan và 13 dành cho
công dân Đài Loan, mang tới "sự đối xử
bình đẳng như với công dân Trung Quốc".
Trước đó, Trung Quốc từng đưa ra 31
Biện pháp vào ngày 28/2/2018 nhằm thu
hút nhân tài từ Đài Loan đến đại lục và
giành cảm tình của dư luận.
Các chương trình khuyến khích mới -
gọi là "26 biện pháp" đã có hiệu lực.
Ngoài văn bản đầy đủ về các biện pháp
mới được đăng tải trên Tân Hoa Xã, Văn
phòng Các vấn đề Đài Loan còn mở ra
một trang mới trên website của họ để giới
thiệu về các biện pháp này.
Theo 13 chính sách khuyến khích
mới dành cho giới doanh nghiệp, các công
ty được Đài Loan rót vốn giờ được phép
tham gia bình đẳng vào hoạt động đầu tư
và xây dựng các thiết bị kỹ thuật quan
trọng, mạng 5G, kinh tế tuần hoàn, các
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 6
công viên giải trí và các loại hình thể chế
tài chính mới ở Trung Quốc.
Các công ty Đài Loan giờ đây cũng
có thể được hỗ trợ tài chính, đền bù
trong thương mại, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu, hưởng điều kiện thuận lợi
trong xuất/nhập khẩu và xây dựng tiêu
chuẩn. Họ cũng có thể hỗ trợ xây dựng
các địa điểm phục vụ cho việc tuyển
dụng nhân lực trẻ và các trung tâm khởi
nghiệp công nghệ.
Nguồn: Taiwan News
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 7
APO hỗ trợ xây dựng Trung tâm xuất
sắc về đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng
suất tại Việt Nam
Tổ chức Năng suất châu Á hỗ trợ xây
dựng trung tâm này để phát triển nguồn
nhân lực, hài hòa các tiêu chuẩn và thúc
đẩy tăng năng suất.
Thông tin về việc hợp tác giữa Việt
Nam và Tổ chức Năng suất Châu Á
(APO) xây dựng Trung tâm xuất sắc về
đổi mới sáng tạo được Bộ trưởng Khoa
học và Công nghệ Chu Ngọc Anh và TS.
Achmad Kurnia Prawira Mochtan, Tổng
thư ký APO trao đổi tại buổi tiếp ngày
30/11/2019 khi ông có chuyến thăm Việt
Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm ngày
thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ.
Năng suất và đổi mới sáng tạo là nội
dung xuyên suốt trong Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (2020
- 2030), theo đó Bộ trưởng Chu Ngọc Anh
đề nghị APO cùng phối hợp với Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các
đơn vị có liên quan triển khai những nội
dung liên quan năng suất và đổi mới sáng
tạo, đặc biệt là việc xây dựng Trung tâm
xuất sắc về đổi mới sáng tạo thúc đẩy
năng suất tại Việt Nam. Bộ trưởng Chu
Ngọc Anh cũng cho biết, Bộ Khoa học và
Công nghệ sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ
quan liên quan để chuẩn bị đề án về Trung
tâm xuất sắc này để gửi tới APO vào năm
2020.
Hiện APO đã hỗ trợ bốn nền kinh tế
thành viên thành lập các Trung tâm xuất
sắc (Center of Excellence - COE) về đổi
mới sáng tạo thúc đẩy năng suất tại
Singapo, Philipin, Ấn Độ, Đài Loan
(Trung Quốc). Việt Nam trở thành nền
kinh tế thứ năm được APO hỗ trợ thành
lập Trung tâm xuất sắc này.
TS Achmad Kurnia Prawira Mochtan
khẳng định, APO sẵn sàng ủng hộ và hỗ
trợ cho Việt Nam thúc đẩy hoạt động đổi
mới sáng tạo tạo động lực cho phát triển
năng suất và mong muốn mở rộng phạm
vi ứng dụng đổi mới sáng tạo trong lĩnh
vực: Nông nghiệp, phát triển nguồn nhân
lực, hài hòa các tiêu chuẩn...
Nguồn: https://vnexpress.net
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh (bìa phải) tặng quà lưu
niệm TS. Achmad Kurnia Prawira Mochtan tặng
quà tại buổi tiếp.
TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 8
Cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng tạo
Qualcomm Việt Nam
Ngày 12/12/2019 tại Hà Nội, Tập
đoàn Qualcomm Việt Nam đã công bố về
tổ chức cuộc thi Thử thách Đổi mới sáng
tạo Qualcomm Việt Nam vào năm 2020.
Tham dự lễ công bố có Thứ trưởng Bộ
KH&CN Trần Văn Tùng.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng
phát biểu tại buổi lễ công bố cuộc thi
“Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm
Việt Nam”
Thử thách Đổi mới sáng tạo
Qualcomm Việt Nam là cuộc thi đổi mới
sáng tạo đầu tiên mà Qualcomm tổ chức
tại Việt Nam và sẽ chào đón tất cả các
công ty và đội thi đáp ứng đầy đủ các tiêu
chí tham gia. Thông qua nhiều vòng tuyển
chọn, 10 đội thi cuối cùng sẽ được tham
gia vào giai đoạn ươm mầm khởi nghiệp.
Trong giai đoạn này, các đội thi sẽ được
huấn luyện kỹ năng kinh doanh, nhận hỗ
trợ kỹ thuật tại phòng thí nghiệm của
Qualcomm tại Hà Nội cũng như được hỗ
trợ đăng ký sáng chế để bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của họ. Sau giai đoạn ươm
mầm khởi nghiệp, 3 đội thi thắng cuộc sẽ
được công bố.
Ban tổ chức kỳ vọng Cuộc thi sẽ hỗ
trợ sự phát triển của hệ sinh thái công
nghệ đang lớn mạnh của Việt Nam thông
qua việc lựa chọn và hỗ trợ các công ty
đổi mới sáng tạo vừa và nhỏ, đồng thời
khuyến khích các công ty này tạo ra
những sản phẩm mới trong các lĩnh vực
như 5G, Internet vạn vật (IoT), công
nghệ học máy, đô thị thông minh, các
thiết bị đeo, truyền thông đa phương tiện
sử dụng nền tảng di động và công nghệ
của Qualcomm. Sáng kiến này sẽ là bước
đệm giúp các doanh nghiệp Việt Nam
thâm nhập vào các thị trường mới trên
thế giới.
Phát biểu tại buổi lễ công bố, Thứ
trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng
khẳng định: “Phát triển Hệ sinh thái khởi
nghiệp sáng tạo là một trong những trọng
tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam
trong những năm vừa qua. Với vai trò cơ
quan quản lý nhà nước về đổi mới sáng
tạo được Chính phủ giao, Bộ KH&CN đã
phối hợp chặt chẽ với các ban, ủy ban, bộ,
ngành, địa phương triển khai các kế hoạch
cụ thể để thúc đẩy sự hình thành và phát
triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng
tạo của Việt Nam, đặc biệt là đối với một
số lĩnh vực hỗ trợ ưu tiên phát triển tại
cuộc thi Thử thách đổi mới sáng tạo
Qualcomm Việt Nam”.
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019 9
Lễ phát động cuộc thi 'Thử thách Đổi mới
sáng tạo Qualcomm Việt Nam' 2020.
Cuộc thi này sẽ tạo bước đệm cho các
cá nhân và các doanh nghiệp khởi nghiệp
có những ý tưởng đổi mới sáng tạo tại
Việt Nam. Cuộc thi đã cho thấy sự vào
cuộc của các tập đoàn lớn trong việc thúc
đẩy đổi mới sáng tạo trong chính tập đoàn
và khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp
sáng tạo tham gia giải quyết các vấn đề
lớn của tập đoàn. Ông Alex Rogers, Phó
Chủ tịch Điều hành Tập đoàn Qualcomm
kiêm Chủ tịch Công ty Qualcomm
Technology Licensing (QTL), cho biết,
Qualcomm là một đầu tàu nghiên cứu và
phát triển công nghệ. Qualcomm đã chế
tạo ra các công nghệ cơ bản góp phần làm
thay đổi cách thế giới kết nối, tính toán và
giao tiếp, và Qualcomm cũng đã xây dựng
được các hệ sinh thái giúp các doanh
nghiệp đổi mới dựa trên những phát minh
cốt lõi đó. Ông Alex Rogers bày tỏ hy
vọng cuộc thi mới này sẽ kích thích tinh
thần đổi mới sáng tạo, phát triển sản phẩm
cũng như nâng cao nhận thức về sở hữu
trí tuệ tại Việt Nam.
NASATI
Thành lập Trung tâm Ươm tạo
doanh nghiệp đổi mới sáng tạo
Ngày 12/12/2019, Trung tâm Ươm
tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc
Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,
Khu Công nghệ phần mềm Đại học Quốc
gia TPHCM, chính thức được khánh
thành và đi vào hoạt động với sự tài trợ
của Hàn Quốc. PGS.TS Nguyễn Anh Thi,
Giám đốc Khu Công nghệ phần mềm, cho
biết, Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp
đổi mới sáng (Trung tâm) do Cơ quan
Phát triển Thông tin Quốc gia Hàn Quốc
tài trợ. Đây sẽ là địa chỉ dành cho các hoạt
động ươm tạo các doanh nghiệp ĐMST
do các sinh viên sáng lập, không giới hạn
sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM mà
mở rộng cho sinh viên trong khu vực, đặc
biệt là khu vực Đông Bắc TPHCM, nơi
được quy hoạch phát triển thành khu đô
thị sáng tạo.
Lễ khánh thành Trung tâm Ươm tạo
doanh nghiệp ĐMST
Rộng 900m2, Trung tâm gồm nhiều
không gian như Không gian kết nối (nơi
gặp gỡ, trao đổi và tiếp khách phục vụ cho
cộng đồng khởi nghiệp); Không gian tổ
chức sự kiện; Không gian làm việc riêng
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 12/2019
10
(hỗ trợ chỗ làm việc cho các startup với
diện tích trung bình 25m2/nhóm; Không
gian phòng họp (nơi các nhóm khởi
nghiệp, các dự án có thể sử dụng trong các
cuộc họp nội bộ hoặc làm việc với đối tác
và khách hàng); Không gian làm việc
chung (60-70 cá nhân có thể sử dụng
trong cùng một lúc); và Không gian
phòng học (được thiết kế linh động, trang
bị hiện đại cho các lớp học chuyên môn
cũng như các lớp học sáng tạo).
Bên cạnh đó, Trung tâm còn tập trung
các dịch vụ phục vụ cho việc hình thành
và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp
ĐMST.
NASATI
Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF trao 160
suất học bổng thạc sĩ và tiến sĩ
Ngày 16/12/2019, Quỹ Đổi mới Sáng
tạo VinIF (thuộc Tập đoàn Vingroup) trao
160 suất học bổng trị giá 23 tỷ đồng cho
các sinh viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh
vực khoa học công nghệ, kỹ thuật và y
dược, khoa học máy tính, dữ liệu, công
nghệ mô phỏng, tài nguyên môi trường,
công nghệ thực phẩm, tự động hóa.
Theo TS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa
học của VinIF, ở nhiều nước, tiến sĩ là
một nghề được trả lương, dù thấp nhưng
đủ sống, nhờ vậy nghiên cứu sinh có thể
chuyên tâm học tập. Trong khi đó, ở Việt
Nam, học tiến sĩ giống như làm bán thời
gian, nghiên cứu sinh phải lo làm thêm
nghề khác để kiếm sống, chỉ còn lại vài
tiếng mỗi ngày, thậm chí mỗi tuần, cho
nghiên cứu khoa học nên không thể đạt
kết quả như kỳ vọng. Do đó, VinIF muốn
xây dựng một chương trình nhằm hỗ trợ,
đảm bảo các điều kiện kinh tế căn bản để
các học viên cao học, các nghiên cứu sinh
xuất sắc chuyên tâm học tập, vững tâm đi
theo con đường nghiên cứu khoa học.
Các ứng viên nhận học bổng thạc sĩ, tiến
sĩ trong nước trị giá từ 120 triệu đồng đến
150 triệu đồng/năm do VinIF trao chiều
16/9 tại Hà Nội.
Đại diện của VinIF cho biết, trong đợt
trao đầu tiên này, có 80 học viên cao học
và 78 nghiên cứu sinh được chọn ra từ hơn
500 hồ sơ gửi đến. Một số ứng viên có
hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn đạt kết
quả học tập và thành tích nghiên cứu tốt.
Học bổng trị giá 120 triệu đồng/năm đối
với học viên cao học và 150 triệu
đồng/năm đối với nghiên cứu sinh được
chuyển khoản 1 lần ngay sau khi ký hợp
đồng tài trợ. Ngoài ra, những ứng viên
nhận học bổng hỗ trợ học tập của VinIF
còn có cơ hội nhận hỗ trợ công bố quốc
tế, tức là