Bản tin khoa học, công nghệ đối mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019

Ngày 24/7/2019 tại New Delhi (Ấn Độ), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với Trường Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) và các đối tác đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2019 (Global Innovation Index 2019, gọi tắt là GII 2019). Chỉ số cung cấp các số liệu chi tiết về hiệu suất ĐMST của 129 quốc gia và nền kinh tế trên toàn thế giới. Với 80 tiểu chỉ số/tiêu chí, GII 2019 cho thấy một tầm nhìn rộng về ĐMST, bao gồm: môi trường chính trị, giáo dục, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển kinh doanh. từ các phép đo truyền thống như đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), công bố bằng sáng chế và thương hiệu quốc tế đến các chỉ số mới hơn như tạo ứng dụng cho điện thoại di động và xuất khẩu công nghệ cao. Theo đó, Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ vị trí 45 lên vị trí 42 trên tổng số 129 nền kinh tế được xếp hạng. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42 cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Thứ hạng năm nay của Việt Nam đã được cải thiện 17 bậc so với thứ hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapo và Malaixia.

pdf16 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bản tin khoa học, công nghệ đối mới sáng tạo - Tháng 7 năm 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 1 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Mục lục TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG 1. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019: Việt Nam tăng 3 bậc 2 2. Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo của Ôxtrâylia 5 3. Đức: năng lượng tái tạo chiếm 44% tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm 2019 6 4. Hàn Quốc: Chiến lược đi đầu về tiêu chuẩn quốc tế trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 7 TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG 5. Tháng 1/2020 sẽ khởi công Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội 8 6. Cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” 9 7. Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp” 10 8. Aus4Innovation mở khóa đào tạo về thương mại hóa kết quả nghiên cứu 11 GƯƠNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI 9. Hai học sinh giành Huy chương vàng Olympic phát minh và sáng chế thế giới 12 10. Gương mặt nhà khoa học hàng đầu châu Á 2019: Tiến sỹ Nguyễn Thị Hiệp 12 NGHIÊN CỨU, NHẬN ĐỊNH 11. Nghiên cứu của Oxford Economics: robot và tự động hóa công nghiệp chiếm 20 triệu việc làm vào năm 2030 14 Tháng 7 năm 2019 Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 2 Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2019: Việt Nam tăng 3 bậc Lễ công bố GII 2019 ở New Delhi, Ấn Độ Ngày 24/7/2019 tại New Delhi (Ấn Độ), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với Trường Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) và các đối tác đã công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu năm 2019 (Global Innovation Index 2019, gọi tắt là GII 2019). Chỉ số cung cấp các số liệu chi tiết về hiệu suất ĐMST của 129 quốc gia và nền kinh tế trên toàn thế giới. Với 80 tiểu chỉ số/tiêu chí, GII 2019 cho thấy một tầm nhìn rộng về ĐMST, bao gồm: môi trường chính trị, giáo dục, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển kinh doanh... từ các phép đo truyền thống như đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D), công bố bằng sáng chế và thương hiệu quốc tế đến các chỉ số mới hơn như tạo ứng dụng cho điện thoại di động và xuất khẩu công nghệ cao. Theo đó, Việt Nam đã tăng 3 bậc, từ vị trí 45 lên vị trí 42 trên tổng số 129 nền kinh tế được xếp hạng. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42 cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Thứ hạng năm nay của Việt Nam đã được cải thiện 17 bậc so với thứ hạng năm 2016 và đưa Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong nhóm 26 quốc gia thu nhập trung bình thấp và đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapo và Malaixia. Bảng xếp hạng về ĐMST toàn cầu, thể hiện kết quả và năng lực đổi mới sáng tạo của các nên kinh tế. Đây là lần thứ 12 liên tiếp, Báo cáo Chỉ số GII được công bố. Mục đích của Chỉ số GII là đưa ra các đánh giá về trình độ ĐMST của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất, là tài liệu tham khảo hàng đầu về năng lực ĐMST hiện nay của các nước. GII được coi là là một công cụ định lượng chi tiết giúp các nhà ra quyết định toàn cầu hiểu rõ hơn về cách kích thích hoạt động ĐMST để tạo động lực cho phát triển kinh tế và con người. Về thứ hạng ĐMST năm nay, theo Chỉ số GII 2019, Thụy Sĩ là quốc gia ĐMST nhất thế giới, tiếp theo là Thụy Điển, Mỹ, Hà Lan và Vương quốc Anh. GII 2019 cũng xác định nền kinh tế đứng đầu về ĐMST trong khu vực, như Ấn Độ, Nam Phi, Chile, Israel và Singapo; và đứng đầu về ĐMST trong cùng nhóm thu TIN QUỐC TẾ TRONG THÁNG Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 3 nhập với Trung Quốc, Việt Nam và Rwanda. Năm nay, 4 nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á nằm trong top 20 là Singapo (8), Hàn Quốc (11), Nhật Bản (15) và Trung Quốc (14). Về chỉ số ĐMST 2019 của Việt Nam Trong GII 2019, Việt Nam đứng thứ 42/129 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 3 bậc so với năm 2018. Đây là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam tăng hạng và vị trí 42 cũng là vị trí cao nhất mà Việt Nam từng đạt được từ trước đến nay. Phân tích Bảng 2, chúng ta có thể thấy: Sở dĩ năm 2019, Việt Nam có sự tăng bậc về chỉ số ĐMST so với năm 2018 là do có sự tăng bậc cả ở Nhóm chỉ số đầu vào (tăng 2 bậc, từ vị trí 65 năm ngoái lên 63 năm nay), và Nhóm chỉ số đầu ra (tăng 4 bậc, từ vị trí 41 lên 37). Nhóm chỉ số đầu vào, gồm 5 trụ cột, tăng bậc do trụ cột “Nguồn nhân lực và nghiên cứu” tăng 5 bậc (từ 66 lên 61) nhờ nhóm chỉ số “Nghiên cứu và phát triển” tăng 14 bậc, trong đó tiểu chỉ số “Tổng chi cho nghiên cứu và phát triển” tăng 5 bậc; và trụ cột “Trình độ phát triển của thị trường” tăng 4 bậc, trong đó chỉ số “Tín dụng” tăng 4 bậc. Nhóm chỉ số đầu ra tăng, do trụ cột “Sản phẩm tri thức và công nghệ” tăng 8 bậc, trong đó các tiểu chỉ số như “Đơn đăng ký sáng chế” (tăng 2 bậc), “Số công bố bài báo khoa học và kỹ thuật” (tăng 5 bậc), “Tốc độ tăng năng suất lao động” tăng 3 bậc, “Số chứng chỉ ISO 9001” tăng 3 bậc, “Sản lượng ngành công nghệ cao và công nghệ trung bình cao” tăng 20 bậc Những chỉ số này thể hiện sự chỉ đạo và những giải pháp của Chính phủ trong việc đảm bảo kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, cùng các giải pháp tập trung vào thu hút các nguồn lực của xã hội cho khoa học và công nghệ, thúc đẩy Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 4 doanh nghiệp chuyển giao, hấp thụ và phát triển công nghệ, góp phần tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua đó, khẳng định sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang đi rất đúng hướng, tạo ra những kết quả rất thiết thực, cụ thể. Kết quả chỉ số GII năm 2019 cho thấy Việt Nam đã đạt được nhiều chỉ tiêu Chính phủ đặt ra đến năm 2021. Kết quả chỉ số GII 2019 cũng cho thấy sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và triển khai các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực ĐMST quốc gia. Để tiếp tục cải Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 5 thiện thứ hạng trong chỉ số GII một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, chất lượng các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng lực lượng lao động Nguồn: WIPO Kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo của Ôxtrâylia Tại hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Nhật Bản mới đây, Bà Karen Andrews - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ Ôxtrâylia cho biết, Chính phủ liên bang Ôxtrâylia đang chuẩn bị những bước cuối cùng cho kế hoạch nhằm đảm bảo nước này vẫn an toàn trước xu hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Bà Karen Andrews cho rằng, trong bối cảnh rất nhiều quốc gia đã công bố kế hoạch tiếp cận với công nghệ AI, để chắc chắn xu hướng mới này phù hợp các với tiêu chuẩn về an toàn, đạo đức và không gây tác hại đến người dân trong nước, Ôxtrâylia sẽ đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, tích cực tìm kiếm phản hồi từ việc sử dụng công nghệ AI, nhằm đưa ra các chính sách phù hợp cho người dân. Theo Bà Karen Andrews, một khoản kinh phí 29 triệu AUD (tương ứng 19,72 triệu USD) đã được đưa vào ngân sách quốc gia giai đoạn 2019-2020 để giúp phát triển ngành công nghiệp AI và hỗ trợ ứng dụng AI. Trong đó, phần lớn chi phí được sử dụng cho lĩnh vực an ninh mạng và điều chỉnh các khung pháp lý cần thiết, tránh những nguy cơ bất lợi từ AI. Bởi theo bà Andrews, công nghệ AI sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với hình thái việc làm và cuộc sống trong tương lai. AI sẽ dần thay thế con người, dẫn đến giảm việc làm và thu hẹp số lượng công việc sử dụng lao động. Vì vậy, điều quan trọng nhất của mỗi chính phủ là phải đảm bảo tạo ra các chính sách phù hợp, bảo vệ người dân khỏi những mặt trái mà công nghệ AI có thể gây ra. Tại Ôxtrâylia, nhiều chuyên gia an ninh mạng cảnh báo AI có thể khiến rủi ro leo thang trên phạm vi toàn xã hội. Theo GS. Fergus Hanson, Viện Chính sách chiến lược Ôxtrâylia (ASPI), nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước này thường xuyên bị tấn công mạng. Đầu năm nay, Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 6 Quốc hội Ôxtrâylia cũng đã lên tiếng về việc hệ thống máy tính của họ bị tin tặc tấn công. Gần đây nhất, Đại học Quốc gia Ôxtrâylia cũng thông báo bị đánh cắp dữ liệu thông tin mạng. Công nghệ phát triển cho phép con người tiến sâu hơn vào không gian tự động hóa, khiến nguy cơ bị tấn công từ chính loại hình công nghệ này càng tăng cao. Dự kiến đến cuối năm nay, Chính phủ Liên bang Ôxtrâylia sẽ công bố lộ trình áp dụng công nghệ AI trong tương lai, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn như du lịch, khai thác mỏ, nông nghiệp, với hy vọng sẽ tạo ra những đột phá mới về công nghệ, nhưng vẫn đảm bảo an ninh và các vấn đề đạo đức. Nguồn: ABC News Đức: năng lượng tái tạo chiếm 44% tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm 2019 Hiệp hội Năng lượng Đức (BDEW) vừa cho biết, năng lượng tái tạo tại nước này đã đạt mức cao kỷ lục khi chiếm tới 44% tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018. Theo BDEW, sản lượng “điện xanh” tăng cao một phần nhờ điều kiện thời tiết nhiều gió trong những tháng đầu năm 2019. Sản lượng điện gió từ các nhà máy trên đất liền đã tăng 18% so với nửa đầu năm 2018 để đạt mức 55,8 tỷ Kwh. Bên cạnh đó, các nhà máy điện gió trên biển cũng cho sản lượng tăng 30% so với cùng kỳ; các nhà máy điện mặt trời cũng đạt sản lượng 24 tỷ Kwh, tăng 1 tỷ Kwh so với cùng kỳ năm 2018; các nguồn năng lượng xanh khác như năng lượng sinh học, thủy điện cũng đã cung cấp 36,7 tỷ Kwh. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lo ngại về sự tăng trưởng bền vững của loại năng lượng quan trọng này. Theo ông Stefan Kapferer, người đứng đầu BDEW, mặc dù sản lượng điện từ năng lượng tái tạo đạt con số kỷ lục, nhưng tình hình vẫn còn nhiều khó khăn do vấn đề nằm sâu trong cấu trúc năng lượng. Chính phủ liên bang Đức muốn tăng lỷ lệ điện từ năng lượng tái tạo đến năm 2030 lên 65% tổng sản lượng điện, tuy nhiên theo người đứng đầu BDEW, nếu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng như trước đây mà không có sự thay đổi mạnh mẽ, mục tiêu này khó có thể đạt được. BDEW lo ngại rằng tỉ lệ năng lượng xanh trong những năm tới có thể sẽ tăng rất chậm hoặc không tăng. Từ năm 2021, các tuabin gió được lắp đặt từ 20 năm trước sẽ hết hạn thời hạn sử dụng, do vậy có thể ảnh hưởng đến các nhà máy điện gió có công suất từ 4000 Megawatt trở lên. Việc lắp đặt các tuabin mới thay thế không phải dễ dàng vì phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Hiện tại việc phát triển điện gió, đặc biệt là đối với các nhà Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 7 máy điện gió trên đất liền, gặp rất nhiều khó khăn do phải đảm bảo các yêu cầu cao về bảo vệ môi trường, bên cạnh đó là sự phản đối của một số địa phương và các thủ tục pháp lý. Để tránh những vấn đề này, Chính phủ Đức sẽ tập trung phát triển các nhà máy điện gió trên mặt biển và điện mặt trời, thay vì phát triển các nhà máy điện gió trên mặt đất. Nguồn: Diplomatie scientifique Hàn Quốc: Chiến lược đi đầu về tiêu chuẩn quốc tế trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Tiêu chuẩn không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn là cơ sở, định hướng công nghệ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng. Tiêu chuẩn hóa quốc tế có vai trò quan trọng trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và Chính phủ Hàn Quốc đang có tham vọng lớn trong việc nâng tỷ lệ đề xuất và gia tăng các tiêu chuẩn quốc tế của nước này. Cụ thể, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên cùng Bộ Khoa học, Công nghệ, Thông tin và Truyền thông của Hàn Quốc vừa công bố "Chiến lược đi đầu về tiêu chuẩn quốc tế trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, đặt mục tiêu trở thành quốc gia hàng đầu về tiêu chuẩn quốc tế trong 4 năm tới Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đề xuất các tiêu chuẩn quốc tế từ mức 12% như hiện nay lên 20% vào năm 2023. Bên cạnh đó, Chính phủ nước này cũng sẽ nỗ lực tăng gấp đôi số lượng người Hàn được bổ nhiệm vào ban lãnh đạo của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, tương đương với số lượng người trong các ban này của các quốc gia đi đầu về tiêu chuẩn quốc tế như Mỹ, Đức, Nhật Bản. Hàn Quốc hiện có khoảng 40 người đang làm việc trong ban lãnh đạo của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU). Chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng Dự án 300-60: đề xuất 300 tiêu chuẩn quốc tế và 60 thành viên được bầu vào ban lãnh đạo của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, đề xuất ở lĩnh vực xe điện, xe tự lái chiếm tỷ lệ cao nhất với 52 tiêu chuẩn. Tiếp theo là 33 tiêu chuẩn ở lĩnh vực chip bán dẫn hệ thống và 28 tiêu chuẩn ở lĩnh vực năng lượng. Theo Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc, Sung Yun-mo, trong tương lai gần, Hàn Quốc phải trở thành quốc gia tiên phong, đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, chứ không chỉ đi theo tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển hàng đầu. Nguồn: Diplomatie scientifique (https://www.diplomatie.gouv.fr). Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 8 Tháng 1/2020 sẽ khởi công Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội Thông tin được đưa ra trong buổi tiếp ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Chu Ngọc Anh tại trụ sở Bộ KH&CN ngày 24/7/2019. Tại buổi tiếp, ông Choi Joo Ho đã thông báo nhanh với Bộ trưởng Chu Ngọc Anh tình hình hoạt động kinh doanh của Samsung tại Việt Nam trong 6 tháng qua và đặc biệt là kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (SVMC) của Samsung tại Việt Nam. Theo đó, dự án xây dựng tòa nhà dành cho hoạt động R&D sẽ có quy mô đầu tư khoảng 220 triệu USD với tổng diện tích 11.603 m2, diện tích sàn là 80.744m2 với quy mô tòa nhà gồm 16 tầng nổi, 3 tầng hầm. Samsung hy vọng khi tòa nhà được đưa vào vận hành sẽ thu hút khoảng 3000 người làm việc tại đây. Dự kiến, công trình sẽ khởi công vào tháng 1/2020 tại Tây Hồ Tây, Hà Nội và khánh thành vào năm 2022. Ông Choi Joo Ho cũng cho biết, hiện SVMC tại Hà Nội đang hoạt động một cách có hiệu quả cũng như mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên môn nhằm chuyển giao công nghệ và nâng quy mô nhân lực lên 2.600 người vào năm 2020 và 3.000 người năm 2022. Định hướng hoạt động của SVMC sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng lớn nhất của Samsung tại khu vực Đông Nam Á. Trung tâm sẽ trở thành “đầu tàu” hướng đến nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, Trung tâm cũng sẽ là nơi đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, đặc biệt các công nghệ đang là xu hướng của thế giới như Al, BigData Bày tỏ sự ủng hộ về kế hoạch xây dựng SVMC, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đánh giá cao việc Tập đoàn Samsung đạt được kết quả kinh doanh tốt nhờ xác định rõ cạnh tranh bằng công nghệ. Bộ trưởng cũng đánh giá cao hoạt động của SVMC tại Hà Nội thời gian qua như việc hợp tác với 9 trường đại học hàng đầu Việt Nam xây dựng, tài trợ và vận hành 10 phòng lab, tài trợ các hội thảo khoa học, các khóa học hoặc các giải thưởng cho các cuộc thi nghiên cứu khoa học cũng như tài trợ các dự án nghiên cứu khoa học.; Chương trình học bổng tài năng Samsung (50 TIN TRONG NƯỚC TRONG THÁNG Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 9 triệu/ người cho tổng 360 sinh viên năm cuối các ngành công nghệ thông tin giai đoạn 2018 - 2020) của các trường đại học của Việt Nam; Hỗ trợ tổ chức các cuộc thi lập trình theo chuẩn ACM/ICPC năm 2018 và một số các cuộc thi khác Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, với định hướng và mục tiêu mà Samsung đề ra đối với SVMC, đây sẽ là nơi hỗ trợ, đào tạo tốt cho nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam. Bộ KH&CN cam kết luôn ủng hộ, đồng hành cùng Samsung trong các công việc cụ thể. Nguồn: CESTC Cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” Ngày 11/7, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao và Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tổ chức họp báo giới thiệu về cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2019”. Theo TS. Đinh Minh Hiệp, Trưởng ban Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM, sau 2 năm tổ chức (năm 2017 và 2018), cuộc thi thu hút gần 200 dự án đăng ký tham gia, trong đó đã hỗ trợ ươm tạo và kêu gọi đầu tư cho 9 dự án với số tiền đầu tư gần 10 tỷ đồng. Tiếp nối thành công của nhưng lần tổ chức trước, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao tiếp tục tổ chức cuộc thi “Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2019” nhằm hiện thực hóa các ý tưởng, từ đó hỗ trợ phát triển thành sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa, hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng như tăng cường khả năng kết nối các nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Cuộc thi hướng đến đối tượng là các thanh niên, giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận có quan tâm và mong muốn khởi nghiệp, có ý tưởng, sản phẩm, quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến và quản lý sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thời gian cuộc thi diễn ra từ 1/6- 15/10/2019 với tổng giá trị giải thưởng lên đến trên 800 triệu đồng, bao gồm 1 giải nhất trị giá 220 triệu đồng; 2 giải nhì, mỗi giải trị giá 170 triệu đồng; 2 giải ba, mỗi giải trị giá 120 triệu đồng và 3 giải khuyến khích, mỗi giải trị giá 10 triệu đồng. NASATI Bản tin Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Số 7/2019 10 Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp” Thực hiện Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng “Hỗ trợ phát triển hội nhập khoa học và công nghệ”, ngày 02/07/2019 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp”. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển công nghệ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đối mặt với khó khăn về đổi mới công nghệ. Các diễn giả cùng đại biểu tham gia Tọa đàm đã cùng nhau thảo luận, phân tích thực trạng đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, đồng thời đề xuất một vài các giải pháp có tính khả thi. Kết quả điều tra thử nghiệm về đổi mới sáng tạo của 8.000 doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo giai đoạn 2014- 2016 do Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thực hiện cho thấy, số lượng doanh nghiệp Việt Nam có đổi mới sáng tạo chiếm khoảng 61,63%. Tuy nhiên mức độ đổi mới sản phẩm phần lớn vẫn nằm ở mức mới ở quy mô doanh nghiệp, rất ít sản phẩm được tạo ra đạt mức mới với thị trường. Phương thức thực hiện đổi mới quy trình của doanh nghiệp cũng mới chỉ dừng lại ở hoạt động đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị phần mềm. Điều quan trọng hơn là hoạt động đổi mới của doanh nghiệp được thực hiện khép kín với tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho đổi mới từ vốn tự có là khá cao, trong khi mức độ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu phát triển thấp. Thực