Báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc

Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh thuộc tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc, nơi phân bốchủyếu địa hình karst ởViệt Nam với nhiều hang động và các ngọn núi cao mà tiêu biểu là đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương”. Đây cũng là lãnh thổcó địa hình chia cắt với hệthống sông suối khá phát triển mà tiêu biểu là hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và sông KỳCùng - Bằng Giang. Đây là những điều kiện và tiềm năng to lớn đểphát triển loại hình du lịch thểthao - mao hiểm vốn đang rất được khách du lịch ưa chuộng. Minh chứng cho tính hấp dẫn của loại hình du lịch này là việc tổchức thành công chương trình du lịch thểthao - mạo hiểm “Raid Gouloises” năm 2002 trên một lãnh thổtrải dài từLào Cai đến Hải Phòng. Mức độhấp dẫn của các sản phẩm du lịch thểthao - mạo hiểm ởkhu vực này sẽ được tăng lên khi du khách còn được khám phá những giá trịvăn hoá bản địa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu sốnhưTày, Dao, H’Mông, v.v. sinh sống ở đây.

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Cơ sở khoa học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA-DU LỊCH VÀ THỂ THAO VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC Chủ nhiệm đề tài: PHẠM TRUNG LƯƠNG Viện Nghiên cứu phát triển du lịch 7030 18/11/2008 HÀ NỘI - 2008 BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 . Đặt vấn đề Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên Lạng Sơn, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh thuộc tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc, nơi phân bố chủ yếu địa hình karst ở Việt Nam với nhiều hang động và các ngọn núi cao mà tiêu biểu là đỉnh Phan Xi Phăng cao 3.143m được mệnh danh là “mái nhà Đông Dương”. Đây cũng là lãnh thổ có địa hình chia cắt với hệ thống sông suối khá phát triển mà tiêu biểu là hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng - Bằng Giang. Đây là những điều kiện và tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch thể thao - mao hiểm vốn đang rất được khách du lịch ưa chuộng. Minh chứng cho tính hấp dẫn của loại hình du lịch này là việc tổ chức thành công chương trình du lịch thể thao - mạo hiểm “Raid Gouloises” năm 2002 trên một lãnh thổ trải dài từ Lào Cai đến Hải Phòng. Mức độ hấp dẫn của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở khu vực này sẽ được tăng lên khi du khách còn được khám phá những giá trị văn hoá bản địa đặc sắc của nhiều dân tộc thiểu số như Tày, Dao, H’Mông, v.v. sinh sống ở đây. Mặc dù có tiềm năng lớn về du lịch thể thao - mạo hiểm, tuy nhiên thời gian qua loại hình du lịch này còn chưa phát triển, các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chưa rõ nét, đơn điệu và thiếu hấp dẫn. Khách du lịch hiện nay đến với vùng núi phía Bắc chủ yếu là để tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hoá của một số dân tộc thiểu số, tham quan cảnh quan ở một số vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên như Ba Bể, Hoàng Liên, v.v. Tiềm năng du lịch đặc sắc của khu vực này cho đến nay còn để ngỏ. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là cho đến nay chưa có được cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) làm cơ sở cho việc đẩy mạnh sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc này. Nhằm đẩy mạnh sự phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc, góp phần tích cực khắc phục một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam và thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Cơ sở học để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc” là rất cần thiết và mang tính cấp thiết. Kết quả nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận mà sẽ còn có giá trị thực tiễn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển loại hình du lịch đặc thù và hấp dẫn của vùng núi phía Bắc Việt Nam. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 2 1.2 Mục tiêu, nội dung, quan điểm, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu * Mục tiêu tổng quan: Góp phần làm phong phú và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam, thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; gắn phát triển du lịch với xoá đói giảm nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi có tiềm năng du lịch song còn nhiều khó khăn. * Mục tiêu cụ thể: Xác lập cơ sở khoa học (lý luận và thực tiễn) để phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm - thế mạnh đặc thù của vùng núi phía Bắc, góp phần nâng cao sức hấp dẫn du lịch của lãnh thổ. 1.2.2. Các nội dung nghiên cứu chính ƒ Tổng quan những vấn đề lý luận về du lịch thể thao - mạo hiểm, về sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, bao gồm cả việc xây dựng một số tiêu chí cơ bản của sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm. ƒ Tổng quan kinh nghiệm về phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ƒ Tiềm năng tài nguyên du lịch thể thao - mạo hiểm ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒ Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒ Xác định các nguyên nhân chủ yếu hạn chế sự phát triển của các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm ƒ Xác lập những định hướng chính phát triển các sản phẩm du lịch thể thao – mạo hiểm chủ yếu ở vùng trung du miền núi phía Bắc ƒ Kiến nghị một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc để phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung. 1.2.3 Các quan điểm nghiên cứu chính * Quan điểm hệ thống lãnh thổ Hoạt động phát triển nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng, ở bất kỳ cấp phân vùng lãnh thổ nào cũng không tách rời trong hệ thống lãnh thổ chung ở cấp cao hơn. Hơn nữa, do đặc tính của hoạt động du lịch là có tính liên vùng và xã hội hoá cao nên nghiên cứu các yếu tố liên quan đến hoạt động du lịch không thể tách rời khỏi BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 3 quan điểm hệ thống lãnh thổ. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu các yếu tố tài nguyên và môi trường do mối liên hệ liên vùng trong quản lý và đánh giá các tác động ảnh hưởng. * Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của nghiên cứu tự nhiên nói chung và nghiên cứu về tài nguyên, môi trường nói riêng. Các vấn đề được xét dưới những góc độ khác nhau: - Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về tiềm năng du lịch vùng núi phía Bắc nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng, các yếu tố kinh tế - xã hội, quy luật phân bố và biến động của chúng, những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần. - Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu tố hợp phần, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù của vùng lãnh thổ nghiên cứu. - Nghiên cứu toàn diện mối quan hệ tương tác giữa phát triển du lịch nói chung, du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng với sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung trong vùng lãnh thổ nghiên cứu. * Quan điểm môi trường - sinh thái Du lịch là một ngành kinh tế, vì vậy trong hoạt động phát triển phải tính đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường sinh thái. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển du lịch bởi sự tồn tại của du lịch phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm du lịch, trong đó điều gây cảm nhận rõ nhất cho du khách là tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường. 1.2.4 Phạm vi nghiên cứu ƒ Về lãnh thổ : Nghiên cứu được tiến hành trên lãnh thổ đất liền vùng trung du miền núi Bắc Bộ bao gồm các tiểu vùng du lịch Đông Bắc, tiểu vùng du lịch Tây Bắc và một phần tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc (địa bàn các địa phương : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình và Quảng Ninh ). ƒ Về thời gian: các số liệu, tài liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là những tư liệu đã công bố trong vòng 5 năm trở lại đây (2000 - 2005). ƒ Đối tượng: tài nguyên du lịch, sản phẩm và điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển các sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 4 1.2.5 Các phương pháp và quy trình nghiên cứu 1.2.5.1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu * Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về phát triển du lịch có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài này. * Phương pháp điều tra thực địa Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc định hướng phát triển du lịch thể thao mạo hiểm ở những điểm được lựa chọn * Phương pháp thống kê Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động tự nhiên, kinh tế - xã hội với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. * Phương pháp chuyên gia Ngoài các phương pháp tự thân thì phương pháp chuyên gia cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, do vậy muốn đảm bảo cho các đánh giá tổng hợp có cơ sở và mang tính hiệu quả đòi hỏi có sự tham gia của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực liên quan. * Phương pháp sơ đồ, bản đồ và GIS Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ có liên quan đến tổ chức lãnh thổ nào. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích minh hoạ về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS) sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ thuận lợi của hoạt động phát triển du lịch thể thao mạo hiểm đứng trên cơ sở tổng hợp các điều kiện và tài nguyên du lịch có liên quan. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 5 Khái quát về Hệ thông tin địa lý - GIS: Ngày nay, khái niệm về hệ thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) còn chưa được hoàn toàn thống nhất từ những góc độ nghiên cứu và ứng dụng khác nhau. Có thể nêu ra một số thí dụ: ƒ GIS là một hệ thống thông tin bao gồm một số phụ hệ (subsystem) có khả năng đổi dữ liệu địa lý thành các thông tin có ích (Calkins and Tomlinson 1977; Marble 1984; Star and Estes 1990). ƒ GIS là một hệ thống có chức năng xử lý các thông tin địa lý nhằm phục vụ quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lãnh vực chuyên môn nhất định. (Pavlidis 1982). ƒ GIS là một hệ thống chứa hàng loạt chức năng phức tạp dựa vào khả năng máy tính và các bài toán xử lý thông tin không gian. (Tomlinson and Boy 1981). ƒ GIS là một hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu để trả lời các câu hỏi về bản chất địa lý của các thực thể địa lý. (Goodchild 1985; Peuquet 1985). ƒ GIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian. (National Centrer for Geographic Information and Analysis 1988). ƒ GIS là một hệ thống bao gồm bốn khả năng xử lý dữ liệu là: 1) Nhập dữ liệu; 2) Quản lý dữ liệu (lưu trữ và truy xuất); 3) Hiệu chỉnh và phân tích dữ liệu; 4) Xuất dữ liệu. (Stan Aronoff 1993). Mặc dù còn có sự chưa thống nhất về “chữ nghĩa”, song đa số ý kiến đều cho rằng: “Hệ thông tin địa lý (GIS) là tập hợp phần cứng và phần mềm máy tính để lưu trữ, phân tích, xử lý và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data) cho mục đích nào đó”. GIS khác với hệ thống đồ hoạ máy tính đơn thuần. Hệ thống đồ hoạ máy tính không quan tâm nhiều tới thuộc tính không đồ hoạ, cái mà một thực thể nhận thấy được có thể có hoặc không, trong khi đó các thuộc tính này rất có ích trong việc phân tích dữ liệu cho một mục tiêu nghiên cứu cụ thể nào đó. Một hệ thống đồ hoạ tốt là cấu phần cơ bản quan trọng của GIS, tuy nhiên chỉ với hệ thống đó vẫn chưa đủ vì hệ thống này mới chỉ là một phần cơ sở tốt cho việc phát triển GIS. GIS cũng khác với hệ thống trợ giúp thiết kế bằng máy vi tính (CAD - Computer Aided Design) dùng để vẽ các đối tượng kỹ thuật. Sự khác nhau chủ yếu giữa GIS và CAD là dung lượng và tính đa dạng của GIS lớn hơn nhiều và cách thức phân tích dữ liệu của GIS là tự nhiên hơn. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 6 Hệ GIS coi mô hình tiếp cận lãnh thổ như một loại các lớp bản đồ trùng phủ (Overlay) lên nhau mà mỗi lớp bản đồ riêng rẽ là một biến số. Thông tin thể hiện trên các bản đồ này có thể được tổ chức theo một trong hai cách : raster hoặc vector. Mô hình Raster sử dụng lưới điểm để thực hiện và lưu trữ thông tin, thể hiện trực tiếp cho phần bên trong của vùng và gián tiếp cho đường bao. Mô hình Vector thể hiện toàn bộ thụng tin thành điểm, đường hoặc vùng, thể hiện trực tiếp cho đường bao và gián tiếp cho phần bên trong của vùng. Năng lực của một hệ GIS dù theo cấu trúc Raster hay Vector thể hiện ở các chức năng xử lý và hiển thị các thông tin không gian của hệ ấy, bao gồm : ƒ Truy nhập dữ liệu; ƒ Tạo và biến đổi các bản đồ; ƒ Tạo, chồng xếp, gộp các vùng; ƒ Các phép đo, biến đổi toán học; ƒ Chồng xếp (overlay) và gộp (combine) các vùng; ƒ Xử lý Raster; ƒ Phân tích không gian 3 chiều (3D analysis) Các mô hình xử lý chủ yếu có thể được mô tả như sau : + Mô hình quản lý dữ liệu bản đồ nhiều cấp: Mụ hỡnh này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý một số lượng lớn các đối tượng phân bố trên một phạm vi lónh thổ rộng mà mỗi đối tượng lại là một cơ sở dữ liệu - bản đồ hoàn chỉnh với nhiều lớp bản đồ cùng với các dữ liệu đi kèm. + Mô hình tạo bản đồ hệ thống các vùng (polygon) từ thuộc tính dữ liệu đã có, tạo bản đồ hệ thống các điểm (point) từ tập dữ liệu có gắn tọa độ quốc gia: mô hình này đáp ứng thuận tiện cho nhu cầu xây dựng bản đồ chủ đề vùng, điểm rất phổ biến trong công tác nghiên cứu, tổ chức lãnh thổ. Mô hình này được thực hiện rất thuận tiện nhờ kỹ thuật GIS. + Mô hình thống kê diện tích, chu vi cũng như khoảng cách của các đối tượng trên một hoặc nhiều lớp bản đồ: đây là một khâu cơ bản trong GIS, trong hệ này, việc thống kê diện tích, chu vi và khoảng cách được đề xuất theo 2 cách : thống kê qua việc phân tích đường bao và thống kê qua việc đếm số pixel trong cấu trúc raster. + Mô hình chồng xếp và xây dựng một bản đồ chủ đề mới từ các lớp bản đồ đã có theo qui tắc bảng tra xếp cấp (area cross tabulation) hoặc theo mô hình toán học (Model): Hệ GIS giải quyết bài toán hay thông qua mô hình chồng xếp raster (matrix template) và kỹ thuật phân tích lớp (class analysis). BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 7 + Mô hình phân tích địa hình, tính độ dốc, mật độ chia cắt: Hệ GIS giải quyết bài toán này một cách tự động và đưa ra các bản đồ tương ứng. Trong ứng dụng GIS để giải quyết các bài toán quản lý, đánh giá tài nguyên, xác định không gian thuận lợi cho một mục đích nào đó, v.v., có nhiều phương pháp (thuật toán) khác nhau như phương pháp phân tích lớp (class analysis); phương pháp nội suy không gian (spatial interpolation); phương pháp mô hình hóa 3 chiều (3-dimension model); v.v.. Tuy nhiên phương pháp đơn giản song khá hiệu quả thường được ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tế là phương pháp phân tích chồng xếp (Overlay Analysis) . Trong khuôn khổ phương pháp này, các số liệu không bị biến đổi mà chỉ phối hợp với nhau theo các phương pháp chồng xếp, tách chọn hoặc gộp nhóm. Công cụ toán học cơ bản được sử dụng nhiều nhất là đại số tập hợp (Boolean Algebra). Các phép toán cơ bản của đại số tập hợp là AND, OR, XOR NOT. Khi các số liệu thông tin địa lý đã được lưu trữ và có thể được truy nhập bằng các phương thức khác nhau, việc tái phân loại, ghép nhóm là những thao tác đầu tiên hay được thực hiện. Tư liệu được ghép nhóm theo các yêu cầu cho trước và sau đó được thể hiện trên màn hình. Các thuật toán chồng xếp chủ yếu áp dụng cho cấu trúc dữ liệu raster. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng cho các bản đồ vector. Đương nhiên khi chồng xếp các bản đồ vectơ với nhau, rất nhiều các vùng đa giác được tạo thành. Có những vùng thực sự có ý nghĩa và có những vùng hoàn toàn xuất hiện do sự không nhất quán giữa các bản đồ chuyên đề tạo thành. Đương nhiên với kiến thức chuyên ngành người ta có thể hiệu đính hoặc loại bỏ hoặc gộp các vùng lại với nhau. Kỹ thuật chồng xếp thường được đề xuất theo 2 cách : Qua bảng tra xếp cấp và qua mô hình toán học. + Qua bảng tra xếp cấp, ví dụ từ bản đồ nham và bản đồ kiểu địa hình có thể đưa ra bản đồ dạng đất (Land Form) qua bảng tra: Loại nham + Kiểu địa hình => Dạng đất + Qua mô hình toán học, ví dụ như : XM=A*Dt1*Lt2*pt3*Tt4 trong đó XM là bản đồ tiềm năng xói mòn, “A“ là bản đồ nhóm đất, “D“ là bản đồ độ dốc, “L“ là bản đồ chiều dài sườn, “p” là bản đồ cường độ mưa và “T“ là bản đồ thời gian mưa. Các yếu tố ở từng bản đồ thành phần nêu trên đều thể hiện qua trị số, định lượng tương ứng cho từng điểm của bản đồ raster. Bản đồ thành quả có thể xây dựng theo hai cách : ƒ Từ bản đồ raster kết quả, trực tiếp đưa ra bản đồ chính thức; ƒ Từ bản đồ raster thống kê phối hợp với một bản đồ đơn vị tự nhiên cơ sở, tiến hành phân loại các đơn vị tự nhiên cơ sở. Bản đồ thành quả chính thức sẽ được tạo ra từ bản đồ phân loại các đơn vị tự nhiên cơ sở. BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH THỂ THAO – MẠO HIỂM VÙNG NÚI PHÍA BẮC 8 Như vậy, việc nghiên cứu phân vùng lãnh thổ có thể đưa về việc phân loại các đơn vị lãnh thổ cơ sở. Và cũng do vậy, kỹ thuật phân loại lãnh thổ là một trong các phương pháp rất thường dùng. Trong trường hợp cụ thể của nghiên cứu này, phương pháp GIS được ứng dụng để xác định không gian thuận lợi phát triển du lịch TTMH ở vùng núi phía Bắc trên cơ sở mô hình „chồng ghép“ các bản đồ đánh giá các yếu tố thành phần chính bao gồm: địa hình (độ dốc, sự tập trung các đỉnh núi cao, các hang động); hệ thống thuỷ văn (các dòng sông, con suối và hồ nước) – kết hợp sự tập trung các làng/bản dân tộc nơi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị sinh học (các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) – kết hợp các giá trị cảnh quan. 1.2.5.2 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của đề tài được bao gồm các bước cơ bản sau: * Xác lập mục tiêu và nội dung nghiên cứu Đây là bước khởi đầu quan trọng đối với việc thực hiện đề tài. Các mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn nghiên cứu của đề tài sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực hiện trong những hoàn cảnh cụ thể căn cứ vào ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học và các chuyên gia trong và ngoài ngành . * Thu thập tư liệu và tiến hành phân tích sơ bộ trong phòng Các nội dung cần thu thập phân tích xử lý tư liệu bao gồm: ƒ Về hiện trạng tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch thể thao mạo hiểm nói riêng ở vùng núi phía Bắc; ƒ Về hiện trạng phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch thể thao mạo hiểm, bao gồm lượng khách du lịch, doanh thu, đầu tư, lực lượng lao động... ở vùng núi phía Bắc; ƒ Về các điều kiện có liên quan khác đến phát triển du lịch thể thao mạo hiểm như các vấn đề về kinh tế - xã hội, hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống các chính sách có liên quan,... ƒ Về hiện trạng công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường cho phát triển du lịch nói chung, trong đó có du lịch thể thao mạo hiểm ở vùng núi phía Bắc. ƒ Tham khảo, lựa chọn các vấn đề cần quan tâm về phát triển du lịch thể thao mạo hiểm. * Thực địa nhằm bổ sung chỉnh lý các tư liệu Các số liệu, tư liệu sau khi được thu thập và phân tích sơ bộ được đối chiếu để chỉnh lý và bổ sung bằng công tác thực địa . BÁO CÁO TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN P