Báo cáo Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tài chínhdầu khí Việt Nam

Đối với bất cứ một sinh viên nào khi đến những doanh nghiệp thực tập thì điều đầu tiên và hơn hết là phải tìm hiểu những vấn đề chung về công ty mà mình thực tập. Điều đó sẽ giúp cho sinh viên thực tập biết rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, từng tổ, đội của công ty. Ngoài ra việc tìm hiểu chung cũng giúp cho sinh viên có thể nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới và quá trình thực tập được diễn ra tốt đẹp hơn. Đặc biệt hơn để có thể làm tốt báo cáo tổng quát cũng như chuyên đề thực tập của giai đoạn 2 thì việc tìm hiểu khái quát về công ty đóng vai trò rất quan trọng, có vậy sinh viên thực tập sẽ tìm thấy những ưu cũng như nhược điểm của phòng mình thực tập cũng như phần hành của phòng đó trong công ty để phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập. Một khi đã không hiểu được tổng quát về công ty thì quá trình viết báo cáo tổng hợp cũng như chuyên đề thực tập gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn trong việc tìm tài liệu, xin tài những tài liệu cần thiết Quá trình thực tập chính là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên thu thập cho mình những kiến thức thực tế phong phú và đa dạng. Mỗi người sẽ có được những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn nắm bắt nhanh nhạy và so sánh với những gì đã được học sau đó tự rút ra những bài học bổ ích. Việc tìm hiểu chung về công ty chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên những thành công đó. Báo cáo gồm các nội dung chính sau: Phần I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phần II: Đặc điểm công tác kế toán của công ty.

doc40 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tài chínhdầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Đối với bất cứ một sinh viên nào khi đến những doanh nghiệp thực tập thì điều đầu tiên và hơn hết là phải tìm hiểu những vấn đề chung về công ty mà mình thực tập. Điều đó sẽ giúp cho sinh viên thực tập biết rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, từng tổ, đội của công ty. Ngoài ra việc tìm hiểu chung cũng giúp cho sinh viên có thể nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới và quá trình thực tập được diễn ra tốt đẹp hơn. Đặc biệt hơn để có thể làm tốt báo cáo tổng quát cũng như chuyên đề thực tập của giai đoạn 2 thì việc tìm hiểu khái quát về công ty đóng vai trò rất quan trọng, có vậy sinh viên thực tập sẽ tìm thấy những ưu cũng như nhược điểm của phòng mình thực tập cũng như phần hành của phòng đó trong công ty để phục vụ cho việc viết chuyên đề thực tập. Một khi đã không hiểu được tổng quát về công ty thì quá trình viết báo cáo tổng hợp cũng như chuyên đề thực tập gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn trong việc tìm tài liệu, xin tài những tài liệu cần thiết… Quá trình thực tập chính là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên thu thập cho mình những kiến thức thực tế phong phú và đa dạng. Mỗi người sẽ có được những kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn nắm bắt nhanh nhạy và so sánh với những gì đã được học sau đó tự rút ra những bài học bổ ích. Việc tìm hiểu chung về công ty chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên những thành công đó. Báo cáo gồm các nội dung chính sau: Phần I: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phần II: Đặc điểm công tác kế toán của công ty. Phần I: đặc đIểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tàI chính Dầu khí Việt nam Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tổng công ty dầu khí Việt Nam viết tắt là PV, tên tiếng Anh là: Vietnam oil and Gas Corporation (viết tắt là PetroVietnam),được thủ tướng chính phủ kí quyết định thành lập theo quyết định số 330/TTG ngày 29/5/2005.Trụ sở chính của PV đặt tại 22 NGô Quyền Tp.Hà Nội. Chức năng chính của PV hiện nay là: Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác chế biến, vận chuyển và làm dịch vụ về dầu khí; kinh doanh và phân khối các sản phẩm về dầu khí và các sản phẩm hoá dầu; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, các sản phẩm dầu khí và các sản phẩm hoá dầu, tư vấn đầu tư, khảo sát, thiết kế, kinh doanh xây dựng và sữa chữa công trình, phương tiện nổi phục vụ dầu khí, dân dụng; Bảo hiểm và tái bảo hiểm dầu khí; kinh doanh khách sạn du lịch, đào tạo và cung ứng nhân lực cho ngành dầu khí; Tiến hành các hoạt động kinh doanh đa dạng cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước ban hành, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Định hướng phát triển đến năm 2010 của tổng công ty dầu khí Việt Nam. Về mục tiêu hoạt động: Không chỉ chú trọng đến việc phát triển ngành dầu khí chỉ dựa vào tài nguyên vào nội lực sẵn có trong nước mà cần phải chú trọng mở rộng hoạt động dầu khí ngoài nước nhằm tận dụng nguồn nnguyên liệu nước ngoài, đảm bảo an toàn năng lượng cho đất nước; nâng cao và phát triển các doanh nghiệp quốc doanh; phát triển có chọn lựa trên cơ sở so sánh thế mạnh để hoà nhập và phát triển trên thị trường khu vực và quốc tế; phát triển ngành dầu khí Việt Nam trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế; việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng cần được phát triển . Với những mục tiêu đề ra như vậy ngành dầu khí Việt Nam cần phải đổi mới cơ cấu đầu tư và tiến hành việc hiện đại hoá ngành thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng các đơn vị thành viên nhằm tận dụng tối đa nguồn lực. Việc cho ra đời một công ty tài chính dầu khí trực thuộc tổng công ty dầu khí là hết sức cần thiết, công ty tài chính ra đời sẽ giúp tổng công ty trong vấn đề về huy động và thu hút vốn cho tổng công ty; đứng ra đàm phán thu xếp các khoản vay vốn và trả nợ dối với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; nhân vốn uỷ thác và đầu tư và sử dụng có hiệu quả vào các dự án phát triển của công ty thành viên trong tổng công ty, công ty tài chính sẽ là một công cụ đắc lực cho sự phát triển của tổng công ty. Công ty tài chính dầu khí (PVFC), tên gọi bằng tiếng Anh: PETROVIETNAM FINANCE COMPANY, trực thuộc tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam. PVFC được thành lập theo quyết định số 04/2000/QĐ/VPCP do chủ nhiệm văn phòng chính phủ kí quyết định. Là đơn vị hạch toán độc lập với tổng công ty dầu khí Việt Nam. Là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng vì vậy nó hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp nhà nước. Ngày 19/6/2000 được hội đồng quản trị tổng công ty dầu khí Việt Nam kí quyết định số 903/QĐ-HĐQT thành lập công ty tài chính dầu khí. Được thống đốc ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động số12/GP-NHNN, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 25 tháng 10 năm 2000; được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 113108 ngày 23 tháng 8 năm 2000. Trụ sở chính của công ty tài chính dầu khí VN đặt tại số 72 Trần Hưng Đạo quận hoàn kiếm Hà nội điện thoại: 049426800; fax: 049426796/97; web: công ty có 2 chi nhánh chính: 99bí Sương Nguyệt ánh –Q1- Thành Phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh đặt tại 33 Trương Công Định thành Phố Vũng Tàu. Có 4 văn phòng giao dịch trong đó có 2 văn phòng tại Hà nội, 1 văn phòng tại TPHCM và một văn phòng tại TP Vũng Tàu bao gồm: phòng giao dịch số 10: địa chỉ 72f trần Hưng Đạo –HoànKiếm-Hà Nội; phòng giao dịch số 11: địa chỉ 61 Huỳnh Thúch Kháng-ĐốngĐa- Hà Nội; phòng giao dịch số 20: địa chỉ 12AB Thanh Đa –Bình Thạnh- TP.HCM; phòng giao dịch số 30: địa chỉ: 33 Trương Công Định –Phường 3- Vũng Tàu. Hiện nay số cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty lên đến 334 người với trình độ đại học và trên đại học là 271 người chiếm 81.13% trong số đó trình độ trên đại học là 3%. Trải qua 5 năm hoạt động công ty đã cho thấy sự phát triển vượt bậc của mình, từ vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ VNĐ tính đến ngày 1/12/2004 vốn điều lệ của công ty đã đạt mức 300 tỷ VNĐ. Quy mô vốn và tài sản của công ty tính đến ngày 31/12/2004 lên đến 4207025342751 VNĐ tăng khoảng 1,45 lần so với năm 2003 và tăng 3,4 lần so với năm 2002, tăng 11,2 lần so với năm 2001. Lợi nhuận năm 2004 là 8.300.716.079 tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2003, tăng 1,7 lần so với năm 2002. Hoạt động của công ty không ngừng tăng trưởng dù chỉ mới đi vào hoạt động, điều đó cho thấy tính tất yếu của việc ra đời công ty tài chính dầu khí đối với tổng công ty dầu khí Việt Nam. Bộ máy quản lý của công ty: Do vừa được thành lập và đi vào hoạt động 5 năm nên cơ cấu tổ chức của công ty đang trong quá trình chỉnh sửa và hoàn thiện phù hợp với đường lối phát triển cũng như hoạt động của công ty. 2.1.Chức năng của PVFC: PVFC ra đời thực hiện chức năng chính của nó là đảm bảo vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của tổng công ty cũng như các đơn vị thành viên, ngoài ra nó còn tham gia đầu tư tài chính và tư vấn các dịch vụ tài chính. Cụ thể là nó nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên của PV, các đơn vị thành viên và các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế kĩ thuật mà PV có quan hệ kinh doanh, của cán bộ công nhân viên PV, và cùng với quá trính phát triển của đất nước cũng như của hệ thống ngân hàng trong nước PVFC cũng thực hiện những chức năng như vậy đối với các doanh nghiệp khác hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, và tổ chức cá nhân khác; Đàm phán kí kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước đối với các dự án của chính phủ, các doanh nghiệp, cá nhân mà trong đó nhiệm vụ chính của nó là các dự án đầu tư của PV và các đơn vị thành viên theo sự uỷ quyền; Phát hành tín phiếu và trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; Làm đại lí phát hành trái phiếu cho PV và các đơn vị thành viên; Nhận uỷ thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn của PV và cá đơn vị thành viên; Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được hội đồng quản trị PV cho phép và được sự đồng ý của thống đốc ngân hàng nhà nước. 2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty tài chính Dầu khí Việt nam: Phụ lục I 2.3 Nguyên tắc tổ chức và điều hành: PVFC chịu sự quản lí của PV về chiến lược phát triển, về tổ chức và nhân sự; chịu sự quản lí của ngân hàng nhà nước về nội dung và nhiệm vụ hoạt động; Giám đốc của PVFC do hội đồng quản trị của tổng công ty bổ nhiêm, thay mặt tổng công ty điều hành hoạt động của công ty, và bổ nhiệm theo quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam; Là một tổ chức kinh tế vì vậy PVFC chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên PVFC cũng chịu sự quản lí và giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam . 2.4. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể: Hiện nay PVFC có 6 phòng kinh doanh: Phòng Đầu tư, Phòng Quản Lí Vốn Uỷ Thác Đầu Tư, Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp, Phòng dịch vụ tài chính, Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân, Phòng quản lí dòng tiền. Có 6 phòng quản lí: Văn phòng giám đốc và hội đồng quản trị, Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương, Phòng kế hoạch và thị trường, phòng kế toán, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ, Phòng thông tin và công nghệ thông tin. Hội đồng quản trị: Theo điều lệ hoạt động của PVFC hội đồng quản trị công ty có quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến quản lí công ty theo luật các tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp nhà nước. Có nhiệm vụ báo cáo lên tổng công ty những vấn đề của PVFC thuộc thẩm quyền và quyết định các vấn đề theo sự uỷ quyền của hội đồng quản trị của tổng công ty. Hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy điều hành và con dấu của PVFC để thực hiện nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị cũng lập ra ban kiểm soát nhằm kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty tài chính dầu khí. Ban giám đốc gồm 3 thành viên trong đó 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của công ty, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo nhiệm vụ quyền hạn được quy định cụ thể trong điều lệ cụ thể của công ty. Phó giám đốc: là người gúp giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao do giám đốc phân công. Về chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụ thể: a. Văn phòng giám đốc và hội đồng quản trị: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc và hội đồng quản trị trong việc chỉ đạo, quản lí và điều hành công ty. Gồm các tổ: Tổ thư kí, tổ nghiệp vụ, tổ pháp chế, tổ hành chính, tổ quản trị. b. Phòng tổ chức nhân sự và tiền lương: Là một bộ phận điều hành làm nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho ban giám đốc công ty trong việc quản lí và điều hành các công tác: tổ chức nhân sự, Đào tạo, Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, Tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động, Công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của công ty Cơ cấu tổ chức: Tổ tổ chức nhân sự và đào tạo: Tổ lao động và tiền lương và chế độ chính sách. c. Phòng kế hoạch và thị trường: Là phòng có chức năng giúp giám đốc trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm: nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng. Gồm các tổ: Tổ kế hoạch, Tổ thị trường, Tổ quản lí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị. d. Phòng kế toán: Là phòng chuyên môn chức năng tổ chức công tác hạch toán kinh tế, quản lí tài sản tiền vốn, xây dựng quản lí và thực hiện kế hoạch tài chính của công ty. Bao gồm các tổ: Tổ kế toán nội bộ, Tổ kế toán khách hàng, Tổ kế toán tổng hợp và phân tích hoạt động kinh doanh. e. Phòng thông tin và công nghệ thông tin: Là phòng có chức năng thu thập, tổng hợp, xử lí, phân tích lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động cho công ty; Quản lí hệ thống kĩ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng. Gồm các tổ: Tổ tổng hợp và phân tích thị trường, Tổ lập trình và phát triển phần mềm, Tổ quản trị hệ thống mạng và trang thiết bị tin học, Tổ biên tập, phát triển website và thư viện. f. Phòng quản lí dòng tiền: Là một bộ phận nghiệp vụ có chức năng cân đối,điều hoà, sử dụng và kinh doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu quả vốn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Gồm các tổ: Tổ trái phiếu, Tổ kinh doanh vốn và các tổ chức tín dụng, Tổ cân đối và tổng hợp. l. Phòng thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp: Là một phòng nghiệp vụ có chức năng thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong và ngoài tổng công ty; Quản lí và triển khai các hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp. Gồm các tổ: Tổ tư vần và thu xếp vốn dự án, Tổ tín dụng, Tổ bảo lãnh- bao thanh toán, Tổ tổng hợp. m. Phòng dịch vụ tài chính: Là phòng chuyên môn có chức năng tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính cho tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác. Gồm các tổ: Tổ dịch vụ tư vấn tài chính, Tổ huy động vốn uỷ thác, Tổ them định, Tổ khai thác và phát triển các dịch vụ tài chính. n. Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân: Là một bộ phận kinh doanh có chức năng nghiên cứu và triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trực tiếp tổ chức hoạt động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cán bộ công nhân viên trong công ty và các cá nhân khác. Gồm các tổ: Tổ nghiệp vụ, Tổ tổng hợp, nghiên cứu và phát triển thị trường, Tổ giao dịch. i. Phòng đầu tư: Là một bộ phận có chức năng nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lí đầu tư vốn của công ty vào các dự án và các doanh nghiệp nghiên cứu và triển khai kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán. Gồm các tổ: Tổ đầu tư dự án, Tổ đầu tư chứng từ có giá, Tổ kinh doanh, Tổ tổng hợp và phân tích, Phòng giao dịch chứng khoán. k. Phòng quản lí vốn uỷ thác đầu tư: Là phòng nghiệp vụ có chức năng nghien cứu, tổ chức triển khai, huy động và quản lí nguồn vốn uỷ thác đầu tư của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Gồm các tổ: Tổ huy động vốn uỷ thác đầu tư trong nước, Tổ huy động vốn uỷ thác đầu tư quốc tế, Tổ tổng hợp quản lí danh mục đầu tư. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 3.1.Những hoạt động chính của PVFC: 3.1.1 Đàm phán và ký kết các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư của Tổng công ty Dầu khí Việt nam và các đơn vị thành viên theo sự uỷ quyền: PVFC đảm bảo thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư của tổng công ty dầu khí, các đơn vị thành viên và khách hàng khác với các điều kiện tối ưu nhất. PVFC sẽ thực hiện các vai trò: -Thay mặt bên vay tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án; soạn thảo, đàm phán các điều kiện của hợp đồng vay vốn. -Nhận uỷ thác đàm phán, kí kết hợp đồng tín dụng với các nhà tài trợ trong và ngoài nước; quản lí các khoản cho vay đó với các chủ đầu tư. -Thành viên đồng tài trợ: PVFC trực tiếp tham gia đồng tài trợ cho các dự án (từ nguồn vốn của mình hoặc và từ nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức tín dụng khác). -Dàn xếp thuê mua tài chính: PVFC thay mặt chủ đầu tư tìm kiếm lựa chọn, đàm phán với tổ chức cho thuê tài chính để đảm bảo khách hàng có cơ hội được sử dụng các dịch vụ thuê mua tài chính để đảm bảo khách hàng có cơ hội được sử dụng các dịch vụ thuê mua tài chính với các điều kiện phù hợp cho dự án, công trình, trang thiết bị, máy móc và các động sản khác. Với nghiệp vụ này đã giúp cho các nhà đầu tư nhận được nguồn tài trợ với lãi suất cạnh tranh, giảm thiểu chi phí trả cho khoản vay, thuận tiện nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Được PVFC chịu trách nhiệm đến cùng với dự án thông qua việc hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả đối với các vấn đề tài chính phát sinh trong quá trình giải ngân vốn cho dự án. Giúp các nhà tài trợ có cơ hội đầu tư vào ngành dầu khí và các ngành kinh tế có hiệu quả cao. Chính vì ưu điểm và lợi thế này hoạt động thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư đã đem về cho công ty một khoản thu nhập không nhỏ. Trong giai đoạn 2001-2004 công ty đã thu xếp thành công được 5.300 tỷ VNĐ. 3.1.2 Hoạt động huy động vốn: PVFC thực hiện nghiệp vụ huy động vốn với tiêu chí an toàn và hiệu quả. Có những hình thức huy động như sau: -Nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên của các tổ chức và cá nhân -Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. -Phát hành tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. -Nhận uỷ thác quản lí vốn và tài sản cho tổng công ty dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, các tổ chức và cá nhân khác. -Nhận uỷ thác đầu tư cho các tổ chức và cá nhân. Với những hoạt đông như trên PVFC đã tạo ra được những ưu thế và lợi ích cho khách hàng nhằm tạo được niềm tin cũng như sụ hấp dẫn về dịch vụ đã thu hút khách hàng đến với công ty, giúp khách hàng có cơ hội đầu tư vào các ngành kinh tế hiệu quả nhất; vốn của khách hàng được đảm bảo an toàn và sinh lời cao; hình thức huy động thì đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng; khách hàng được vay vốn tại PVFC với lãi suất ưu đãi và thủ tục nhanh chóng thuận lợi. Hoạt động huy động vốn của công ty đã không ngừng tăng trưởng qua các năm đã cho thấy sự phát triển vượt bậc của công ty tài chính dầu khí trong quá trình hoạt động, nó cho thấy sự tin tưởng của các tổ chức tín dụng cũng như các tổ chức kinh tế đối với công ty. Đồng thời với sự mở rộng không ngừng của hoạt động huy động vốn đã tạo cho công ty có được nguồn vốn lớn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng của các tổ chức kinh tế và các dự án có quy mô lớn, mở rộng hoạt động tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty tài chính dầu khí. 3.1.3 Hoạt động tín dụng doanh nghiệp: Với hoạt động này PVFC đã đáp ứng được nhu cầu tín dụng kịp thời và cùng chia sẻ và chịu trách nhiệm với doanh nghiệp. Với các hình thức tín dụng sau: -Cho vay: PVFC sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xất kinh doanh; cho vay vốn trung và dài hạn đầu tư dự án, mua sắm máy móc trang thiết bị …Việc cho vay vốn của PVFC có thể sử dụng nguồn vốn của mình hoặc từ nguồn vốn uỷ thác. Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam giới hạn cho vay của một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó, với 300 tỷ VNĐ vốn điều lệ dư nợ cho vay của một khách hàng không vượt quá 45 tỷ đồng, trong trường hợp khoản vay của một khách hàng vượt quá 45 tỷ đồng thì công ty cần phối hợp với các tổ chức tín dụng khác để cho vay hợp vốn theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chính vì việc hạn chế về số vốn điều lệ đang còn quá nhỏ so với vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại mà đặc biệt là ngân hàng quốc doanh đã hạn chế về hoạt động của công ty, gây cản trở trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên hoạt động này cũng không ngừng phát triển và tăng trưởng qua các năm hoạt động. Dư nợ cho vay năm 2001 là 171 tỷ đồng, năm 2002 là 931 tỷ đồng gấp 5,4 lần so với năm 2001 trong đó cho vay trực tiếp là 250 tỷ đồng cho vay từ uỷ thác là 685 tỷ đồng, năm 2003 dư nợ cho vay là 1830 tỷ đồng gấp 10,7 lần so với năm 2001 trong đó cho vay trực tiếp là 1173,3 tỷ đồng và cho vay uỷ thác là 657,477 tỷ đồng. Năm 2004 dư nợ cho vay lên đến 2350 tỷ đồng trong đó cho vay trực tiếp là 1863,5 tỷ đồng, cho vay uỷ thác là 487,7 tỷ đồng. Năm 2005 dư nợ cho vay là 4000 tỷ đồng tăng 1,7 lần so với năm 2004 và tăng 23,39 lần so với khi bắt đầu đi vào hoạt động, một sự tăng trưởng vượt bậc của công ty tài chính dầu khí. -Bảo lãnh bằng ngoại tệ: Với năng lực và tài chính hiện có, PVFC thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bão lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh đối ứng và các loại bảo lãnh khác. Theo quy định của ngân hàng nhà nước tổng mức bảo lãnh của một tổ chức tín dụng không được vượt quá mức vốn tự có của công ty. Trong năm 2001 công ty đã cấp bảo lãnh cho 2 khách hàng với tổng giá trị bảo lãnh và đồng bảo lãnh là 30,8 tỷ đồng. Năm 2002 công ty đã cung cấp hoạt động bảo lãnh cho 8 khách hàng với số dư bảo lãnh là 58 tỷ đồng, năm 2003 giá trị bảo lãnh là 65 tỷ đồng trong đó bảo lãnh trong ngành dầu khí là 40 tỷ đồng, tăng 1,12 lần so với năm trước, năm 2004 giá trị bảo lãnh là 70 tỷ đồng tăng 1,07 lần so với năm 2003 và tăng
Tài liệu liên quan