Nhà máy Cơ khí 120 hình thành và phát triển đã được gần 60 năm. Trong quá trình đó, Nhà máy đã có 4 lần đổi tên và có 3 tên gọi khác nhau gắn với những mốc lịch sử khác nhau:
- Tiền thân là Nhà máy GK 120, thuộc Tổng công ty Cơ khí Việt Nam (Tên gọi đầu tiên của Nhà máy Cơ khí 120) được thành lập vào tháng 7 năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc.
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị của Nhà máy Cơ khí 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Hơn ba năm học tập trên mái trường Đại học Kinh tế quốc dân, mỗi sinh viên chúng ta đều đã nắm bắt được một khối lượng kiến thức không nhỏ. Song để những kiến thức ấy thực sự trở thành hành trang cho mỗi chúng ta trong cuộc sống sau này thì nó còn một khoảng cách rất lớn. Nhận thức được điều đó, hàng năm trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức các đợt thực tập cho các sinh viên năm cuối. Mục đích của đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên :
- Một là hệ thống toàn bộ nội dung, kiến thức đã được học trong toàn khóa nhằm hoàn thiện tri thức khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ở bậc đại học.
- Hai là để giúp các sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của cơ sở thực tập nói chung cũng như các vấn đề về chuyên môn đã được đào tạo.
- Ba là nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời đề xuất được các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần giải quyết thực tiễn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất – kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên.
Được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế lao động và dân số, hiện nay em đang được thực tập tại Nhà máy Cơ khí 120 thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập thì một trong những yêu cầu đó là phải viết một báo cáo tổng hợp trình bày tổng quan về hoạt động của đơn vị nơi thực tập.
Kết cấu báo cáo của em gồm 4 phần:
Phần I: Giới thiệu về Nhà máy Cơ khí 120.
Phần II: Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà máy Cơ khí 120.
Phần III: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị của Nhà máy.
Phần IV: Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Do sự hiểu biết của em còn có hạn và sự hiểu biết chưa đầy đủ nên bài viết của em không tránh khỏi một vài thiếu sót. Em mong thầy giáo cùng các co chú, anh chị trong cơ quan đóng góp ý kiến cho bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thanh Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin cảm ơn cô Hồng cùng các cô chú, anh chị trong Phòng Tổ chức lao động đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành bài viết.
I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120.
1. Giới thiệu chung về Nhà máy Cơ khí 120.
- Tên doanh nghiệp: Nhà máy cơ khí 120, thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam.
- Địa chỉ: 609 – Đường Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Mã ngành kỹ thuật: 25
- Loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp Nhà nước
- Giấy đăng ký kinh doanh: Số 108513, cấp ngày 11/6/1993, do Trọng tài kinh tế nhà nước cấp.
- Tel: 04.8442713 – 04.8642724
- Fax: (84 – 4) 863032
- Email: Cokhi120@hn.vnn.vn
2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy
Nhà máy Cơ khí 120 hình thành và phát triển đã được gần 60 năm. Trong quá trình đó, Nhà máy đã có 4 lần đổi tên và có 3 tên gọi khác nhau gắn với những mốc lịch sử khác nhau:
- Tiền thân là Nhà máy GK 120, thuộc Tổng công ty Cơ khí Việt Nam (Tên gọi đầu tiên của Nhà máy Cơ khí 120) được thành lập vào tháng 7 năm 1947 tại chiến khu Việt Bắc.
- Năm 1983, do yêu cầu sắp xếp cơ sở sản xuất, Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định số 576/QĐ – TCCB ngày 19 tháng 3 năm 1983 về việc hợp nhất Nhà máy GK 120, Nhà máy X410 và đổi tên thành Nhà máy Cơ khí 120.
- Ngày 15 tháng 6 năm 1996 được sự đồng ý của Bộ Giao thông vận tải Nhà máy cơ khí 120 đổi tên thành Công ty Cơ khí 120.
- Ngày 15 tháng 9 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 189/2003/QĐ- TTg về việc tổ chức lại Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải thành Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam, thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam là công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Cơ khí ô tô 1/5, Công ty Cơ khí ô tô 3/2, Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự, Công ty Cơ khí 120, Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT, Công ty Cơ khí ô tô và xe máy công trình, Công ty sản xuất và kinh doanh xe máy, Trung tâm Đào tạo cung ứng lao động ngoài nước và dịch vụ, Văn phòng tổng công ty, Chi nhánh Tổng công ty tại TP. HCM, Trường đào tạo nghề Cơ khí GTVT, Ban quản lý các dự án phát triển Cơ khí GTVT.
Theo đó, Tháng 5 năm 2005 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định 3347/QĐ- BGTVT chuyển nguyên trạng Công ty Cơ khí 120 vào Công ty mẹ thuộc Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy Cơ khí 120.Và tên gọi Nhà máy Cơ khí 120 vẫn tồn tại từ đó tới nay.
Quá trình phát triển của Nhà máy Cơ khí 120 có thể chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1947 đến 1986:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy gặp nhiều khó khăn do chiến tranh và công cuộc khôi phục sau chiến tranh. Máy móc thiết bị cũ kỹ, nhiều bộ phận bị hư hỏng, độ chính xác kém và không có phụ tùng thay thế. Trong giai đoạn này, Nhà máy sản xuất các loại phụ tùng, phụ kiện, đầu máy, toa xe cho ngành đường sắt với sản lượng hàng trăm tấn/năm. Đến năm 1977 các sản phẩm chủ yếu là các sản phẩm kết cấu thép phục vụ thi công cầu, sửa chữa xe máy công trình cũng như các loại dầm cầu phục vụ cho tuyến đường sắt thống nhất. Đến năm 1983, sản phẩm chủ yếu vẫn là các sản phẩm kết cấu thép như dầm cầu, phao phà, hàng trăm tấn phụ kiện đường sắt như cọc ray, bu lông, sản xuất phao tạo cầu thủy 2 tấn.
Vượt lên những thử thách, cán bộ công nhân viên trong Nhà máy đã hết sức cố gắng trong sản xuất, có nhiều sáng kiến đem lại lợi ích lớn cho Nhà máy, đẩy Nhà máy từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình. Song đây cũng là thời kỳ chịu sự chi phối của cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, sản xuất hoàn toàn theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước nên hoạt động của Công ty mang tính thụ động, năng suất thấp.
+ Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Nhận rõ thực trạng kém phát triển của Nhà máy, ban lãnh đạo đã kịp thời đổi mới về mọi mặt: tổ chức lại cơ cấu quản lý, tuyển thêm lao động có trình độ đồng thời giảm biên chế đối với lực lượng lao động kém, thực hiện tiêu dùng tiết kiệm nguyên vật liệu. Mặt khác, để có thể tháo gỡ những khó khăn, thử thách trong thời kỳ mới, Nhà máy đã không ngừng nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm, sản xuất nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết với nhiều Nhà máy khác. Do đó, Nhà máy đã đứng vững trong sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, bước đầu ổn định sản xuất kinh doanh.
Suốt 60 năm qua kể từ ngày thành lập đến nay, Nhà máy luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, làm phong phú thị trường cơ khí trong nước và góp phần tạo nên bộ mặt mới cho ngành Cơ khí Việt Nam. Đến nay, Nhà máy đã vinh dự đón nhận 2 huân chương lao động hạng 3 do Nhà nước trao tặng.
Hiện nay, Nhà máy Cơ khí 120 là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải quản lý.
Tính đến nay, bình quân mỗi năm Nhà máy đã sản xuất được từ 800 đến 1000 tấn. Hiện nay, Nhà máy vẫn đang cố gắng nâng cao giá trị tổng sản lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy
a. Chức năng, nhiệm vụ chung:
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng thị trường trong các lĩnh vực được phép kinh doanh để tìm ra chiến lược phát triển cho Nhà máy, xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm về sản xuất và kinh doanh.
- Tổ chức tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh theo các ngành nghề đã đăng ký.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư tăng năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường, mở rộng quan hệ cả trong và ngoài nước. Kinh doanh ngày càng phát triển, có hiệu quả đảm bảo uy tín với khách hàng.
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.
- Quản lý, bảo toàn và phát triển tốt tài sản, vốn, vật tư, làm đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng đã ký kết với các đối tác trong khuôn khổ pháp luật.
- Không ngừng đào tạo cán bộ công nhân viên của Nhà máy theo phương châm vững tay nghề, có đạo đức tốt và có bản lĩnh kinh doanh.
- Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất đầy đủ cho người lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh chính trị.
b. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Trước năm 1986, hoạt động sản xuất của Nhà máy được thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao để phục vụ ngành Giao thông vận tải. Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế, Nhà máy tự xây dựng kế hoạch sản xuất, mua sắm vật tư thiết bị, bán hàng theo giá cả và quan hệ cung cầu trên thị trường. Nhiệm vụ sản xuất chính của Nhà máy Cơ khí 120 là:
- Sản xuất phục vụ Giao thông vận tải như làm cầu, phà, sản xuất kết cấu thép, sửa chữa ô tô, lắp ráp xe máy.
- Phục vụ cho ngành điện và truyền hình như sản xuất cột điện, cột truyền hình.
- Phục vụ các nhu cầu của các đơn bị khác nhằm đáp ứng các phương tiện về đầu tư cung ứng sản xuất và tiêu thụ cũng như nhu cầu của thị trường.
4. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Phần lớn thiết bị máy móc của Nhà máy Cơ khí 120 được đưa vào sử dụng từ những năm 60, 70 và không có những thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm kết cấu thép theo quy mô công nghiệp với chất lượng cao phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác. Với đặc điểm đó, Nhà máy Cơ khí 120 có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hiện nay như sau:
- Tập kết vật liệu hoặc xuất hàng hoặc lưu chuyển sản phẩm từ nơi này sang nơi khác hoặc lắp ráp gồm có một cần cẩu tháp, một xe nâng hàng nên năng lực còn hạn chế, năng suất thấp, nhất là khi cần sản xuất nhanh phải thuê cẩu bánh lốp làm chi phí tăng lên.
- Tạo phôi rèn với các phôi bulon các loại, rivê, đệm các loại có trong khối lượng sản phẩm kết cấu thép đề được gia công trên các máy búa và máy dập 150 và 250.
- Tạo phôi kết cấu thép: Các loại thép hình chữ L có kích thước 90 trở xuống được cắt bằng máy cắt cột Đức, còn lại là cắt bằng hơi ôxy-axtylen sau đó phải bào hoặc mài tay. Tôn tấm có chiều dày từ 8mm trở xuống được cắt bằng máy thái tôn và có thể chuyển san phay hoặc bào. Không có khả năng tạo thép hình I.U đặc chủng và phôi cong tròn.
- Tạo phôi đúc: khối lượng ít nên gia công ở ngoài.
- Gia công cơ khí các chi tiết: Gia công được các chi tiết tròn có Dmax = 400, Lmax = 2000, chi tiết bằng tôn có kích thước lớn nhất là 800×800 độ chính xác không cao, độ bóng bề mặt lớn: 7, độ chính xác lớn nhất là +0,1-0,2 các loại sản phẩm nhỏ như bu lông, các loại rivê đều được gia công trên máy phay, máy bào và máy khoan hiện có.
- Lắp ráp các cụm chi tiết bằng hàn được thực hiện trên các máy hàn biến thế nên khả năng điều chỉnh điện áp rất thấp, các mối hàn thường xấu và không đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Các cụm chi tiết lắp ráp bằng tán được làm trên máy búa tán hơn ép Liên xô.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Chỉ kiểm tra được các kích thước bao, độ cứng chi tiết nhưng không có khả năng kiểm tra chất lượng bên trong của mối hàn một công nghệ đặc trưng, quan trọng của sản phẩm kết cấu thép.
- Làm sạch và sơn là khâu công nghệ cuối cùng, hiện tại thiết bị sơn còn lạc hậu, chủ yếu làm bằng thủ công nên chất lượng thấp, mẫu mã chưa đẹp.
Dưới đây là quy trình công nghệ của một số sản phẩm tiêu thụ:
Quy trình công nghệ sản xuất cột điện
Sấy khô
lau sạch
Mạ kẽm
Đưa phôi ngâm
axit
Lấy dấu các lỗ khoan
Lấy dấu
cắt phôi
Khoan lỗ hoặc
đục lỗ
Phân loại
đóng gói
Quy trình công nghệ sản xuất dầm cầu
Lấy dấu
cắt phôi
Gá dính hàn
dầm I
Gá dính hàn dầm mảnh tam giác
Gia công các
phụ kiện
Khoan các loại dầm cả lấy dấu
Dao định hình theo thiết kế
Lắp ráp từng khoang toàn nhịp
Nghiệm thu
toàn nhịp
Tháo ra
Sơn
một lớp
Đi
mạ kẽm
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí 120.
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy là mô hình kiểu trực tuyến – chức năng. Trong đó:
- Ban giám đốc: (5 người) 1 Giám đốc, 4 Phó giám đốc (Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Phó giám đốc kinh doanh – nội chính, Phó giám đốc phụ trách đầu tư – dự án).
- Các phòng chức năng: 8 phòng (Phòng kỹ thuật – công nghệ, Ban cơ điện, Phòng tổ chức – lao động, Phòng vật tư – điều độ, Phòng tài chính – kế toán, Phòng kinh doanh, Văn phòng nhà máy, Phòng xây dựng cơ bản).
- Các đơn vị sản xuất: 3 đơn vị (Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình, Xí nghiệp kết cấu thép, Xí nghiệp mạ).
Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Cơ khí 120
XN
mạ
Phó GĐ phụ trách sản xuất
Phó GĐ kinh doanh – nội chính
Phó GĐ phụ trách đầu tư – dự án
Phó GĐ kỹ thuật
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng vật tư điều độ
Văn phòng nhà máy
Phòng xây dựng cơ bản
Giám đốc
Ban cơ điện
XN
kết cấu thép
XN
sửachữa xe máy công trình
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc, các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất
2.1. Ban giám đốc
2.1.1. Giám đốc
a. Chức năng:
Là người đại diện pháp lý của Nhà máy, chịu trách nhiệm trước người lao động của Nhà máy về quản lý, điều hành mọi hoạt động của Nhà máy theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Nhà máy đạt hiệu quả cao nhất, định hướng chiến lược và từng bước thực hiện xây dựng Nhà máy phát triển lâu dài, ổn định.
b. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển Nhà máy ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được cấp trên và tập thể lao động thông qua, bảo đảm việc làm cho người lao động. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và tiến hành tốt công tác sơ kết, tổng kết hàng năm.
- Tổ chức bộ máy điều hành tinh giảm gọn nhẹ có hiệu quả cao.
- Ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng các quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện các nội dung của hợp đồng kinh tế có hiệu quả.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính, cân đối các nguồn vốn đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch kinh doanh.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và giải quyết tốt các chế độ chính sách.
- Tổ chức và thực hiện nghiêm Nghị quyết của lãnh đạo cảu tổ chức Đảng ủy các cấp, nhất là Đảng ủy cơ sở của Công Ty.
2.1.2. Phó Giám đốc Kỹ thuật
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác kỹ thuật, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như
Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung công việc được Giám đốc phân công.
- Trực tiếp chỉ đạo Phòng kỹ thuật công nghệ, Ban cơ điện làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Trực tiếp đề xuất, đầu tư chiều sâu về ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đầu tư tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật và thi tay nghề hàng năm.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của Nhà máy về việc thực hiện các quy trình công nghệ, sáng tiến cải tiến kỹ thuật.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc đề xuất các ý kiến chuyên môn với Hội đồng kỹ thuật, Hội đồng thi đua.
- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, tiến hành công tác sơ kết, tổng kết hàng quý, năm đối với việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tổ chức lưu giữ hồ sơ, tài liệu trong phạm vi, chức trách nhiệm vụ.
- Nếu được Giám đốc phân công nhiệm vụ khác thì phải có quy định riêng.
2.1.3. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác sản xuất ở các Xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ và nội dung công việc được Giám đốc phân công.
- Trực tiếp chỉ đạo Xí nghiệp kết cấu thép, Xí nghiệp mạ và Xí nghiệp sửa chữa xe máy công trình làm tốt nhiệm vụ được giao, thông qua việc tổ chức, triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất của các Xí nghiệp đó.
- Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà máy về thực hành tiết kiệm trong sản xuất tại các Xí nghiệp.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất tại các Xí nghiệp.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ và các tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ cả cấp trên và Nhà máy.
- Nếu được Giám đốc phân công nhiệm vụ khác thì phải có quy định riêng.
2.1.4. Phó Giám đốc kinh doanh – nội chính:
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác kinh doanh – nội chính, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp chỉ đạo Phòng kinh doanh, Văn phòng Nhà máy, làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, định hướng phát triển lâu dài.
- Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm, thực hiện công tác sơ kết, tổng kết hàng quý, hàng năm việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng nề nếp tác phong làm việc của cơ quan Nhà máy và văn phòng các Xí nghiệp trực thuộc.
- Chỉ đạo trực tiếp việc tổ chức các hợp đồng giữa các đơn vị trong nội bộ Nhà máy.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ, tài liệu trong phạm vi chức trách nhiệm vụ.
- Nếu được Giám đốc phân công nhiệm vụ khác thì phải có quy định riêng.
2.1.5. Phó Giám đốc phụ trách đầu tư – dự án
a. Chức năng:
Là người giúp Giám đốc chủ trì công tác đầu tư, dự án chịu trách nhiệm trước Giám đốc về từng mặt công tác được Giám đốc phân công phụ trách, khi được Giám đốc ủy quyền thay thế thì có trách nhiệm và quyền hạn như Giám đốc.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp chỉ đạo Phòng xây dựng cơ bản làm tốt nhiệm vụ được giao.
- Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư của Nhà máy.
- Tổ chức lưu giữ hồ sơ và các tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình theo đúng chế độ cả cấp trên và Nhà máy.
- Nếu được Giám đốc phân công nhiệm vụ khác thì phải có quy định riêng.
2.2. Các phòng ban chức năng
2.2.1. Phòng Kỹ thuật – công nghệ
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về việc tổ chức hệ thống Quản lý kỹ thuật, Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức, triển khai, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh thuộc lĩnh vực chuyên môn trong hoạt động sản xuất, đặc biệt là khi mới ứng dụng công nghệ tiên tiến.
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình Kỹ thuật công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phối hợp với phòng Tổ chức lao động để tổ chức thi nâng cấp, nâng bậc hàng năm cho công nhân, định mức đơn giá tiền lương và điều chỉnh đơn giá tiền lương cho phù hợp.
- Phối hợp với phòng Tổ chức lao động tổ chức phát động, triển khai, tổng kết các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề trong toàn bộ Nhà máy.
2.2.2. Ban cơ điện
a. Chức năng:
Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về các công tác liên quan đến máy móc và các thiết bị điện, hệ thống điện trong Nhà máy.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp lắp đặt, quản lý máy móc và các thiết bị điện trong các văn phòng và các Xí nghiệp trực thuộc Nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục, không đứt đoạn và an toàn.
- Phản ứng linh hoạt, nhanh chóng giải quyết các sự cố có liên quan đến máy móc, thiết bị điện, nhằm giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất do tính chất không liên tục.
-