Báo cáo Giải pháp thúc đẩy phát hành trái phiếu đô thị tại các địa phương

Huy động vốn để đầu tưxây dựng cơsởhạtầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tếquốc tếluôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các địa phương, đặc biệt là ởcác thành phốlớn, nơi mà quá trình đô thịhóa diễn ra nhanh chóng. Thực tếcho thấy nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tưnên các địa phương luôn phải tìm kiếm những phương thức huy động vốn khác nhau. Phát hành trái phiếu đô thị đã được thực hiện từlâu ởnhiều quốc gia trên thếgiới nhưng mới bước đầu được áp dụng tại Việt Nam. Trong phạm vi bài báo này, tác giảmuốn làm rõ nhận thức vềtrái phiếu đô thị, phân tích những lợi ích cũng nhưnhững khó khăn, hạn chếtrong phát hành trái phiếu đô thịcủa Việt Nam. Trên cơsở đó, tác giả đềxuất một sốgiải pháp đểthúc đẩy việc huy động vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu đô thịcho tỉnh, thành phốtrong cảnước.

pdf7 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Giải pháp thúc đẩy phát hành trái phiếu đô thị tại các địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG SOLUTIONS TO THE ENHANCEMENT OF ISSUING MUNICIPAL BONDS Huỳnh Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền các địa phương, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mà quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Thực tế cho thấy nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không thể đáp ứng được nhu cầu đầu tư nên các địa phương luôn phải tìm kiếm những phương thức huy động vốn khác nhau. Phát hành trái phiếu đô thị đã được thực hiện từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mới bước đầu được áp dụng tại Việt Nam. Trong phạm vi bài báo này, tác giả muốn làm rõ nhận thức về trái phiếu đô thị, phân tích những lợi ích cũng như những khó khăn, hạn chế trong phát hành trái phiếu đô thị của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy việc huy động vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu đô thị cho tỉnh, thành phố trong cả nước. ABSTRACT Fund raising for infrastructure investment is a great concern for local governments, especially in big cities which have been experiencing rapid urbanization. In fact, the budget from the Central government is not sufficient, so local governments have to find many ways to raise money. Issuing municipal bonds is a popular activity in many foreign countries, but it is really new in Vietnam. This paper deals with the introduction of knowledge about municipal bonds and analyses the benefits as well as the difficulties in issuing municipal bonds. It also suggests solutions to enhancing fund raising by issuing municipal bonds in Vietnam. 1. Đặt vấn đề Ở hầu hết các địa phương trong cả nước, chính quyền địa phương đều dành phần lớn ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và xem đây là vấn đề trọng tâm để phát triển đô thị bền vững, hiện đại. Thực tế cho thấy, nhu cầu đầu tư là rất lớn nhưng nguồn tài chính hằng năm thì có hạn và không thể chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Do vậy, chính quyền các địa phương phải đa dạng hóa các phương thức huy động vốn, trong đó việc huy động bằng hình thức vay nợ là không thể tránh khỏi. Ngoài hình thức phổ biến là vay vốn từ các ngân hàng thương mại, chính quyền các địa phương cần thiết và có thể huy động thông qua việc phát hành trái phiếu đô thị. Đây là một phương thức còn mới mẻ đối với Việt Nam. Mặc dù đã có những nghiên cứu về phát hành trái phiếu đô thị nhưng phần lớn các nghiên cứu này chưa đi sâu làm rõ bản chất và lợi ích của trái phiếu đô thị, chưa nhận diện đầy đủ những khó khăn của việc phát hành trái phiếu và chưa có các giải pháp mang tính hệ thống nhằm thúc đẩy việc phát hành trái 150 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 phiếu ở Việt Nam. Vì vậy, tác giả mong muốn cung cấp thêm những thông tin về trái phiếu đô thị, phân tích những lợi ích cũng như khó khăn, hạn chế mà các địa phương đã và sẽ gặp phải trong việc phát hành trái phiếu đô thị. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp có tính hệ thống ở giác độ quản lý vĩ mô của Chính phủ và các giải pháp cho các địa phương để thúc đẩy việc phát hành trái phiếu đô thị tại các địa phương. 2. Tổng quan về Trái phiếu đô thị 2.1. Bản chất của trái phiếu đô thị Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Nói cách khác, trái phiếu là phương tiện vay nợ trung và dài hạn, theo đó chủ thể phát hành cam kết sẽ trả lại cả gốc và lãi vào một thời gian nhất định. Trái phiếu có nhiều loại, một trong số đó là trái phiếu đô thị. Trái phiếu đô thị (Municipal Bond) hay có khi còn gọi là trái phiếu địa phương (Local bond) là một loại giấy ghi nợ do chính quyền một thành phố, một địa phương hay một tổ chức được chính quyền thành phố, địa phương chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Tùy mục đích phát hành mà kỳ hạn trái phiếu có thể khác nhau nhưng phải lớn hơn 1 năm và có thể kéo dài đến 30 năm. Ở Việt Nam, trái phiếu đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành, nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương. Trái phiếu đô thị là có thể được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trái phiếu đô thị rất đa dạng, thông thường có các loại như: trái phiếu doanh thu công nghiệp (Industrudial revenue bond), trái phiếu nghĩa vụ bắt buộc (Moral obligation bond), trái phiếu có thể hoàn trả (Refunding bond) v..v…Tuy nhiên, nhìn chung trái phiếu đô thị có thể chia làm hai nhóm: trái phiếu nợ chung và trái phiếu doanh thu. Trái phiếu nợ chung (General Obligation Bond – GO) là loại trái phiếu được phát hành chủ yếu dựa trên “sự tin cậy” của nhà đầu tư đối với nhà phát hành. Trái phiếu này thường được chính quyền địa phương phát hành nhằm cung cấp nguồn tài chính cho việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Do vậy, bên cạnh đảm bảo mức sinh lời hợp lý cho nhà đầu tư, trái phiếu loại này còn có ý nghĩa hỗ trợ Nhà nước thực hiện các dự án vì lợi ích công cộng. Trái phiếu nợ chung được bảo đảm hoàn trả bằng ngân sách địa phương. Lãi suất của trái phiếu này phụ thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu và lãi suất ngân hàng nhưng thường thấp hơn so với các loại trái phiếu cùng kỳ hạn khác trên thị trường. Bù lại, nhà đầu tư trái phiếu được miễn thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ trái phiếu. Trái phiếu doanh thu (Renenue Bond) là loại trái phiếu được phát hành để thu hút vốn đầu tư cho các dự án có sinh lời như các dự án về cầu đường có thu phí, các chương trình phát triển nhà ở, mở rộng bến cảng, sân bay…Mức lãi suất của trái phiếu doanh thu thường không cố định mà tùy thuộc vào hiệu quả đạt được từ các dự án, công 151 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 trình. Để hấp dẫn nhà đầu tư, loại trái phiếu này thường có lãi suất cao, nhưng kèm theo đó là rủi ro cao vì chúng thường không được bảo đảm bằng bất cứ nguồn nào khác ngoài thu nhập từ dự án, công trình. Tuy khác nhau ở phương thức bảo đảm trả nợ nhưng về bản chất cả hai loại trái phiếu đều là chứng khoán nợ trung và dài hạn, có tính thương mại, có bảo đảm về pháp lý cao do được chính quyền các tỉnh, thành phố phát hành và thu nhập từ trái phiếu thường được miễn thuế thu nhập theo qui định của pháp luật. 2.2. Lợi ích của huy động vốn bằng phát hành trái phiếu đô thị Với những đặc điểm trên có thể nhận diện những lợi ích của việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu đô thị như sau: - Quy mô huy động vốn lớn nhờ khả năng huy động rộng rãi trong cộng đồng; - Có thời hạn vay tương đối dài góp phần vào sự ổn định tài chính ở địa phương; - Thường có chi phí rẻ hơn so với nguồn vay từ các ngân hàng thương mại; - Cung cấp thêm hàng hoá cho thị trường chứng khoán và thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, qua đó khơi thông nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; - Tạo áp lực thúc đẩy chính quyền địa phương cải tiến trong quản lý, kiểm toán, tăng cường tính minh bạch, nâng cao uy tín và nhất là phải công khai trong việc chi tiêu ngân sách địa phương, ngoài ra còn giúp địa phương có trách nhiệm trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công cộng. - Các địa phương chủ động lập các kế hoạch đầu tư dài hạn, phát huy mọi tiềm năng sẵn có để phát triển, tự chủ trong việc phân bổ nguồn vốn hợp lý và không còn phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách Trung ương. Trên phương diện quốc gia, huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu của các địa phương sẽ giảm được áp lực chi tiêu hỗ trợ cho các địa phương, từ đó cải thiện được cán cân thu, chi ngân sách Trung ương. Ngoài ra, một khi các chính quyền địa phương tự chủ được nguồn vốn ngân sách hằng năm thì quốc gia sẽ hạn chế được nguồn vay nợ và viện trợ từ nước ngoài, điều này cũng góp phần nâng cao hệ số tín nhiệm của quốc gia. 3. Tình hình phát hành trái phiếu đô thị ở các nước và ở Việt Nam 3.1. Trái phiếu đô thị một số quốc gia trên thế giới Trái phiếu đô thị là phương thức huy động vốn khá phổ biến nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ, nơi mà trái phiếu đô thị phát triển nhất thế giới, trái phiếu đô thị được phát hành lần đầu vào năm 1812 tại thành phố New York. Trong những năm gần đây, lượng trái phiếu đô thị phát hành là từ 400-500 tỷ đô la/năm. Đến tháng 5/2009, theo Ngân hàng dự trữ liên bang, toàn nước Mỹ có hơn 2.700 tỷ đô la Mỹ trái phiếu đô thị đang lưu hành. Ở Nga, việc phát hành trái phiếu đô thị cũng bắt đầu khá sớm từ năm 1901 do chính quyền thành phố S. Peterburg phát hành. Ở các nước Đông Âu như Ba Lan, với sự xuống 152 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 cấp của hệ thống hạ tầng đô thị, từ năm 1990, nhiều địa phương trong nước đã sử dụng chiến lược nợ dài hạn huy động từ nhân dân thông qua phát hành trái phiếu đô thị. Một số quốc gia như Ấn Độ, Thụy Sĩ, Thái Lan,… cũng có thị trường trái phiếu đô thị phát triển. Chủ thể phát hành trái phiếu đô thị ở các quốc gia này đã được mở rộng sang các tổ chức được chính quyền địa phương chỉ định nhưng vẫn đặt trong tầm kiểm soát rất chặt chẽ của chính phủ Trung ương. Ở Trung Quốc, thị trường trái phiếu đô thị chưa thật sự phát triển. Mặc dù, chính quyền nhiều địa phương nhận thấy rất cần thiết để tìm nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng bằng cách phát hành trái phiếu đô thị nhưng chính phủ Trung ương vẫn còn e ngại về việc quản lý nợ địa phương và vẫn chưa giao quyền chủ động cho các địa phương. 3.2. Trái phiếu đô thị ở Việt Nam Ở Việt Nam, trước năm 2003, cơ chế phân cấp ngân sách trong giai đoạn này còn mang nặng tính tập trung, phần lớn các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa phương đều do Ngân sách Trung ương thực hiện. Từ năm 1995, triển khai Nghị định 72/CP của Chính phủ về việc ban hành qui chế phát hành các loại trái phiếu chính phủ, Ủy ban nhân dân một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng …đã xây dựng đề án huy động vốn cho các dự án đầu tư trọng điểm của địa phương như: khu đô thị Linh Đàm, khu đô thị mới Định Công (Hà Nội), đường Nguyễn Tất Thành - liên tỉnh lộ 15 (Thành phố Hồ Chí Minh)… Việc phát hành trái phiếu đô thị để huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ thật sự bắt đầu khi Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương cũng như Nghị định 123, 124/2004/NĐ-CP về việc qui định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đầu tiên phát hành thí điểm trái phiếu đô thị quy mô lớn, với mức huy động khoảng 2.000 tỷ đồng/năm bắt đầu từ năm 2003. Năm 2005, chính quyền Thành phố Hà Nội cũng phát hành Trái phiếu Thủ đô thời hạn 5 năm để huy động vốn xây dựng công trình cầu Vĩnh Tuy, một công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. 4. Những khó khăn, hạn chế trong phát hành trái phiếu đô thị ở Việt Nam Có thể thấy rằng các địa phương chưa mặn mà với trái phiếu đô thị, đến nay mới chỉ có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện phát hành trái phiếu đô thị. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại trong phát hành trái phiếu đô thị để huy động vốn ở các địa phương. Trong giới hạn bài báo này, tác giả xin dẫn ra một số khó khăn cơ bản như sau: - Các qui định về phát hành trái phiếu đô thị của Việt Nam chưa thật sự rõ ràng, đầy đủ. Ví dụ, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị Định 141/2003/NĐ-CP không nêu rõ yêu cầu các nội dung cần có trong các phương án phát hành trái phiếu trình Bộ Tài chính cũng như chưa cụ thể về giới hạn tổng vốn tối đa mà các địa phương có thể 153 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 - Các yếu tố khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu chưa nhiều như mức lãi suất chưa hấp dẫn, hạng mức tín nhiệm đối với chính quyền địa phương chưa được xác định cụ thể… - Những ưu đãi về miễn thuế thu nhập từ trái phiếu chưa được phổ biến rộng rãi. - Thị trường trái phiếu đô thị chưa phát triển, việc niêm yết, giao dịch trái phiếu đô thị trên thị trường chứng khoán chưa được nhà phát hành và nhà đầu tư quan tâm, giao dịch trái phiếu đô thị trên thị trường tự do chưa được kiểm soát... - Các địa phương chưa thực sự coi đây là biện pháp huy động hữu hiệu, còn e ngại trong tổ chức thực hiện hình thức huy động vốn này. Công tác xây dựng được chiến lược tổng thể về huy động vốn trung và dài hạn nói chung và kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị của chính quyền địa phương nói riêng chưa tốt. - Áp lực trả nợ luôn là thách thức lớn nhất là khi năng lực quản lý điều hành vốn huy động của địa phương còn hạn chế. Tiền phát hành trái phiếu thu được một lần và bắt đầu phải trả lãi từ thời điểm đó, trong khi dự án triển khai trong một thời gian nhất định (chưa kể trường hợp dự án chậm tiến độ), nếu không có kế hoạch sử dụng kịp thời, hợp lý sẽ làm hiệu quả của việc huy động thấp. Hơn nữa, nếu việc phát hành trái phiếu không đi đôi với tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ nguồn vốn huy động sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư… 5. Một số giải pháp thúc đẩy việc phát hành trái phiếu đô thị ở Việt Nam Qua nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát hành trái phiếu đô thị của các nước và thực tế phát hành trái phiếu đô thị tại các địa phương ở Việt Nam trong những năm qua, tác giả xin đề xuất một số giải pháp cơ bản để thúc đẩy việc áp dụng hình thức huy động vốn này như sau: - Bổ sung thêm những qui định về việc phát hành trái phiếu đô thị, như Chính phủ nên qui định chi tiết về qui trình trình Bộ tài chính cho phép phát hành trái phiếu, hướng dẫn chi tiết về nội dung đề án phát hành trái phiếu, giới hạn số vốn được phép phát hành (có thể từ 75% đến 85% tổng mức đầu tư dự án), qui định nguyên tắc, căn cứ cụ thể xác định lãi suất trái phiếu… - Mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương, như qui định nới rộng hơn tỷ lệ khống chế vay nợ của địa phương căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, năng lực quản lý, qui mô, hiệu quả của dự án đầu tư và khả năng trả nợ để có tỷ lệ khống chế này cho mỗi địa phương. Đồng thời, nên có những quy định riêng cho các đô thị lớn được phép thu một số nguồn thu hoặc các mức phí đặc thù tạo nguồn trả nợ trái phiếu (ví dụ: phí dịch vụ sử dụng các cơ sở hạ tầng do chính quyền địa phương đầu tư theo nguyên tắc “người hưởng lợi phải trả tiền”). - Khẩn trương hình thành cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm: Các địa phương cần được tổ chức xếp hạng tín nhiệm theo từng mục tiêu cụ thể trước khi phát hành trái 154 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 - Phát triển thị trường trái phiếu đô thị: Nhà nước cần chú trọng phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô nhằm tạo môi trường tài chính lành mạnh, mặt bằng lãi suất hợp lý; chú trọng tổ chức hoạt động thị trường niêm yết và giao dịch trái phiêu đô thị. - Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư, đặc biệt nhấn mạnh lợi ích của việc đầu tư trái phiếu như không có nhiều rủi ro, được miễn thuế đối với thu nhập trái phiếu. Đồng thời, tuyên truyền để công chúng đầu tư thấy rõ được mục đích huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cách thức trả nợ gốc và lãi để họ tin tưởng hơn vào trái phiếu do các địa phương phát hành tạo nên tính hấp dẫn cho nhà đầu tư. - Các giải pháp từ chính quyền địa phương: Để huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu một cách có hiệu quả, các chính quyền địa phương nên chú trọng giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất cần xây dựng chiến lược phát triển của địa phương phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho phù hợp. Thứ hai, lập kế hoạch phát hành trái phiếu, trong đó phải xác định được quy mô và thời hạn trái phiếu gắn với kế hoạch đầu tư của địa phương trong những giai đoạn cụ thể, đặc biệt phải xác định mức lãi suất của trái phiếu cho phù hợp. Mức lãi suất này phải hấp dẫn nhà đầu tư, thường phải bằng hoặc cao hơn mức lãi tiền gửi ngân hàng có cùng kỳ hạn và lãi suất của trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên mức lãi suất này cũng không nên cao quá, vì như thế sẽ tạo áp lực thanh toán lãi vay cho địa phương. Thứ ba, xúc tiến hình thành cơ quan huy động và quản lý vốn để đầu tư các dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương như Quỹ đầu tư phát triển đô thị theo mô hình của Thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ đầu tư phát triển đô thị là một tổ chức tài chính, có vốn điều lệ được hình thành từ các khoản thu hiện có của địa phương. Quỹ đầu tư phát triển đô thị được huy động vốn trung và dài hạn, trong đó có việc huy động từ phát hành trái phiếu đô thị, được thực hiện việc đầu tư trực tiếp và gián tiếp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án phát triển kinh tế, cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và tham gia hoạt động thị trường vốn. Việc thành lập các cơ quan như Quỹ đầu tư phát triển đô thị trong giai đoạn này là cần thiết để thực hiện chuyên môn hóa các công tác huy động vốn và thực hiện sử dụng vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị một cách có hiệu quả. Cuối cùng, địa phương cần xây dựng kế hoạch tăng thu ngân sách địa phương bằng cách tăng cường hiệu quả của việc thu thuế cũng như áp dụng thu phí hợp lý đối với một công trình công cộng đầu tư bằng vốn từ phát hành trái phiếu. Đồng thời xây dựng một chính sách quản lý nợ địa phương phù hợp trong đó phải chú trọng việc nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính và chi tiêu công. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn củng cố niềm tin của nhà đầu tư và nâng cao uy tín vay nợ của địa phương. 155 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010 156 6. Kết luận Qua những nội dung đã đề cập trong bài báo này, có thể thấy trái phiếu đô thị là một phương thức thích hợp huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư cơ sở hạ tầng đã được áp dụng thành công ở các nước và bước đầu ở Việt Nam. Tuy vẫn còn những khó khăn, thách thức nhưng với sự quan tâm, nỗ lực của Chính phủ và chính quyền các địa phương, chắc chắn trong tương lai gần, trái phiếu đô thị hứa hẹn tạo ra bước phát triển đột phá nhờ khả năng huy động nguồn vốn tiềm ẩn trong xã hội để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng của các địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ, Nghị định số 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, 2003 [2] Diệp Gia Luật, “Thị trường trái phiếu đô thị ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 215, 2008 [3] Ngô Anh Tín, Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, 2008. [4] Nguyễn Văn Đua, “Phát hành trái phiếu đô thị và phát triển đô thị ở Tp Hồ Chí Minh”, Hội thảo Chiến lược phát triển thành phố: Từ tầm nhìn đến tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, 2004. [5] Peter S. Rose, Money and Capital Markets, 7th Edition, McGraw-Hill Companiies, Inc, 2000. [6] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân sách Nhà nước.
Tài liệu liên quan