Báo cáo này được thực hiện với sự tham gia phối hợp của nhiều cá nhân, đơn vị cơ quan ban, ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn, bản và nhiều bà con dân tộc thiểu số ở Quảng Trị. Trước hết, chúng tôi chân thành cảm ơn sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Ban quản lý Chương trình Chia sẽ, Ban Dân tộc tỉnh, sự chia sẽ thông tin của Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch & Đầu Tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Tư pháp; văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh; sự tham gia của cán bộ các Phòng Ban huyện Hướng Hoá và Đakrông và sự tham gia tận tình của cán bộ lãnh đạo của các xã: xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ; xã Thanh, thuận và xã Hướng Linh, huyện Hướng Hoá; xã Hướng hiệp, xã Đakrông huyện Đakrông cùng các Bí thư chi bộ Trưởng thôn, Trưởng bản, già làng và đại diện nhiều hộ dân của các xã nói trên.
Những ý kiến đóng góp từ cán bộ các cấp ở địa phương và phản ảnh từ người dân đã giúp cho việc phản ảnh khách quan thực trạng chính sách định canh, định cư và nhà ở hộ nghèo đồng bào DTTS từ ngày thống nhất non sông đến nay, nhất là thực trạng từ ngày thành lập lại tỉnh đến nay ( 1990 – 2010) ở tỉnh Quảng Trị.
Tiến trình nghiên cứu đã được tiến hành bởi đơn vị tư vấn: Công ty TNHHMTV AKA Quảng Trị, cụ thể là nhóm tư vấn thuộc Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế với sự hợp tác chặt chẽ của cán bộ nhân viên Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị.
Bản dự thảo của báo cáo này đã được chia sẻ tại Hội thảo cấp tỉnh vào ngày 20/10/2010 tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Các ý kiến bình luận và đóng góp của các quý vị đại biểu đã giúp bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các cá nhân và tổ chức nói trên. Chúng tôi hy vọng báo cáo khảo sát này là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan ban ngành trung ương cũng như các cấp ở địa phương có biện pháp hợp lý nhằm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách ĐC ĐC và nhà ở đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương trong thời gian đến tốt hơn, góp phần phát triển cộng đồng, phát triển địa phương hoà nhập với cả nước và thế giới.
79 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1715 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát đánh giá chính sách ĐCĐC và nhà ở đồng bào DTTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Báo cáo này được thực hiện với sự tham gia phối hợp của nhiều cá nhân, đơn vị cơ quan ban, ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn, bản và nhiều bà con dân tộc thiểu số ở Quảng Trị. Trước hết, chúng tôi chân thành cảm ơn sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Ban quản lý Chương trình Chia sẽ, Ban Dân tộc tỉnh, sự chia sẽ thông tin của Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch & Đầu Tư, Sở Tài chính, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Tư pháp; văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh; sự tham gia của cán bộ các Phòng Ban huyện Hướng Hoá và Đakrông và sự tham gia tận tình của cán bộ lãnh đạo của các xã: xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ; xã Thanh, thuận và xã Hướng Linh, huyện Hướng Hoá; xã Hướng hiệp, xã Đakrông huyện Đakrông cùng các Bí thư chi bộ Trưởng thôn, Trưởng bản, già làng và đại diện nhiều hộ dân của các xã nói trên.
Những ý kiến đóng góp từ cán bộ các cấp ở địa phương và phản ảnh từ người dân đã giúp cho việc phản ảnh khách quan thực trạng chính sách định canh, định cư và nhà ở hộ nghèo đồng bào DTTS từ ngày thống nhất non sông đến nay, nhất là thực trạng từ ngày thành lập lại tỉnh đến nay ( 1990 – 2010) ở tỉnh Quảng Trị.
Tiến trình nghiên cứu đã được tiến hành bởi đơn vị tư vấn: Công ty TNHHMTV AKA Quảng Trị, cụ thể là nhóm tư vấn thuộc Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Huế với sự hợp tác chặt chẽ của cán bộ nhân viên Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị.
Bản dự thảo của báo cáo này đã được chia sẻ tại Hội thảo cấp tỉnh vào ngày 20/10/2010 tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Các ý kiến bình luận và đóng góp của các quý vị đại biểu đã giúp bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin cảm ơn tất cả các cá nhân và tổ chức nói trên. Chúng tôi hy vọng báo cáo khảo sát này là cơ sở quan trọng giúp các cơ quan ban ngành trung ương cũng như các cấp ở địa phương có biện pháp hợp lý nhằm xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách ĐC ĐC và nhà ở đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương trong thời gian đến tốt hơn, góp phần phát triển cộng đồng, phát triển địa phương hoà nhập với cả nước và thế giới.
CÔNG TY TNHH AKA
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BVTV: Bảo vệ thực vật
2. BQL: Ban quản lý
3. Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4. CT: Chương trình
5. CT ĐCĐC: Chương trình định canh định cư
6. CSHT: Cơ sở hạ tầng
7. CT135-II: Chương trình 135 giai đoạn II
8. CT135: Chương trình 135
9. DTTS: Dân tộc thiểu số
10. DTTS ĐBKK: Dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
11. DCDC: Du canh du cư
12. DA: Dự án
13. ĐBDTTS: Đồng bào dân tộc thiểu số
14. ĐBKK: Đặc biệt khó khăn
15. ĐCĐC: Định canh định cư
16. ĐC: Định cư
17.QĐ: Quyết định
18. KT – XH: Kinh tế - Xã hội
19.QĐ-TTg: Quyết định - Thủ tướng
20. HĐND tỉnh: Hội đồng nhân dân tỉnh
21. UBND tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh
22. NQ –CP: Nghị quyết – Chính phủ
23.QĐ-TTg: Quyết định - Thủ tướng
24. XD: Xây dựng
25. PTSX: Phát triển sản xuất
26. VHTT: Văn hoá thông tin
27. NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
28. UBMTTQVN: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
29. Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
30. TTLT-BKH-BTC: Thông tư liên tịch - Bộ Kế hoạch - Bộ Tài chính
MỤC LỤC
PHẦN I
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Bối cảnh của hoạt động khảo sát, đánh giá
2. Mục tiêu của hoạt động khảo sát, đánh giá:
3. Phương pháp khảo sát, nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
3.2. Phương pháp phỏng vấn
3.3. Phương pháp nghiên cứu thực địa
3.4. Phương pháp phân tích và tổng hợp
3.5. Phương pháp chuyên gia:
4. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
5. Hạn chế của khảo sát, đánh giá
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm và tiêu chí xác định
1.1.1.1 Du canh, du cư
1.1.1.2 Định cư, du canh
1.1.1.3. Định canh định cư
1.1.2. Vai trò của công tác ĐCĐC đối với phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Sự cần thiết phải chuyển từ du canh, du cư sang ĐCĐC
1.1.2.2. ĐCĐC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo
1.1.3. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác ĐCĐC
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới và bài học ở Việt Nam
1.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước
Chương II
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Trị
2.2 Đặc điểm vùng miền núi tỉnh Quảng Trị
Chương III
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐCĐC VÀ XÂY DỰNG NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO DTTS Ở TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2002-2008
3.1. Chính sách ĐCĐC ở tỉnh Quảng Trị
3.1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
3.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000
3.1.1.2 Giai đoạn 2001 đến 2010
3.1.2. Đánh giá những kết quả đạt được
3.1.2.1. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất và đất ở
3.1.2.2. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt
3.1.2.3 Chính sách hỗ trợ PTSX
3.1.2.4. Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS
và dự án nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng đồng
3.1.2.5. Chính sách hỗ trợ dịch vụ XH và cải thiện ĐSND, trợ giúp pháp lý
3.1.2.6. Chính sách hỗ trợ đối với giáo viên vùng khó
3.1.2.7. Chương trình kiên cố hoá trường, lớp
3.1.2.8. Chính sách củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản
3.1.2.9. Chính sách văn hoá - thông tin
3.1.2.10. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.3. Những hạn chế, bất cập trong trong quá trình triển khai thực hiện
3.1.3.1. Hệ thống văn bản hướng dẫn của Trung ương và địa phương
3.1.3.2 Bộ máy chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện
3.1.3.3. Chính sách hỗ trợ đất sản xuất và đất ở cho hộ nghèo
3.1.3.4. Chính sách hỗ trợ nước sạch cho hộ nghèo đồng bào DTTS
3.1.3.5. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
3.1.3.6. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
3.1.3.7. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người DTTS và dự án nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng
3.1.3.8. DA hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện ĐSND, TGPL để nâng cao nhận thức pháp luật
3.1.3.9. Dự án hỗ trợ dịch vụ xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật
3.1.3.10. Chính sách đối với giáo viên vùng khó
3.1.3.11. Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học
3.1.3.12. Chương trình củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường
3.1.3.13. Văn hoá thông tin
3.1.3.14. Những bất cập phát sinh về nhân thức, tư tưởng khi thực hiện các chính sách, chương trình:
3.2. Chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS giai đoạn 2002 - 2008
3.2.1. Bối cảnh ra đời
3.2.2. Thực trạng thực hiện chương trình
3.2.2.1. Công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền
3.2.2.2. Công tác triển khai thực hiện
3.2.2.3. Công tác huy động các nguồn lực trên địa bàn
3.2.2.4. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
3.2.2.5. Công tác điều tra, bình xét
3.2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát
3.2.2.7. Công tác triển khai các văn bản hướng dẫn của Bộ ngành
3.2.3. Những kết quả đạt được
a) Giai đoạn 2002 - 2004
b) Giai đoạn từ năm 2005 đến 2010
3.2.4. Những hạn chế trong việc thực hiện chủ trương, chính sách xây dựng nhà ở cho hộ nghèo đồng bào DTTS
3.3. Những bất cập trong việc thực hiện một số chủ trương, chính sách của Nhà nước trên địa bàn
3.3.1. Chủ trương phân cấp mạnh cho cơ sở làm chủ đầu tư các chương trình
3.3.2. Chủ trương lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn
3.3.3 Chủ trương dân biết, dân bàn, dân kiểm tra
3.3.4. Chủ trương “xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập
3.3.5. Về thực hiện chủ trương giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ và sử dụng
Chương IV
NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐCĐC VÀ NHÀ Ở CHO ĐỒNG BÀO DTTS TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
4.1 Những thách thức của địa phương
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.2. Đặc thù về xã hội
4.1.3.Về nguồn lực kinh tế
4.2 Giải pháp trong giai đoạn mới
4.2.1 Những giải pháp trong tổ chức thực hiện
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
2.1. Đối với chính quyền các cấp ở địa phương
2.2 Đối với Trung ương
2.2.1. Về các chủ trương, chính sách
2.2.2 Những điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện chính sách
PHẦN I
MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Bối cảnh của hoạt động khảo sát, đánh giá
Ngay những năm đầu mới giải phóng Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác định canh, định cư cho các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số đói nghèo, lạc hậu do thiếu đất sản xuất, thiếu các điều kiện sinh sống thiết yếu, sống ly tán, du canh, du cư trong rừng sâu có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả công tác ĐCĐC.
Trong thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt được những kết quả tích cực, trong đó phải kể đến chính sách ĐCĐC. Tỉnh đã chủ trương tất cả các cấp, các ngành và đoàn thể phải tập trung giải quyết công tác khai hoang, phục hoá, di dân kinh tế mới và vận động đồng bào DTTS thực hiện ĐCĐC gắn với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn nhằm tạo thế ổn định vững chắc và phát triển lâu dài.
Chính sách ĐCĐC của tỉnh Quảng Trị được chia thành các giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1990: Do bối cảnh đất nước mới thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh kéo dài và vô cùng khóc liệt, rồi lại tiếp tục cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, đất nước lại bị đế quốc Mỹ bao vây, cấm vận, do đó chính sách ĐCĐC thời kỳ này chủ yếu vận động bà con người dân tộc trở về quê cũ làm ăn (đồng bào bị dồn vào các ấp chiến lược ở Tây nguyên trở về, đồng bào tản cư ra miền Bắc và từ các huyện biên giới giáp bạn Lào trở về quê hương); vận động đồng bào thực hiện ĐCĐC tại chỗ, hướng dẫn đồng bào khai hoang, phục hoá nương rẫy sau nhiều năm bị tàn phá của chiến tranh, hướng dẫn xây dựng các đập thuỷ lợi nhỏ, làm ruộng nước. Chính sách ĐCĐC thời kỳ này chủ yếu là hỗ trợ tiền công khai hoang và trợ cấp lương thực trong 6 tháng hoặc một năm đầu đến khu định cư mới.
Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000: là thực hiện theo Quyết định 72-HĐBT ngày 13-3-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế- xã hội miền núi. Mục tiêu chính của giai đoạn này là: xây dựng cơ cấu kinh tế của miền núi theo hướng chuyển sang kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng tiểu vùng, từng dân tộc, phát huy các thế mạnh về lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, lương thực, chăn nuôi đại gia súc, phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, du lịch...; xây dựng kết cấu hạ tầng; mở rộng giao lưu kinh tế giữa miền núi với miền xuôi và với nước ngoài. Gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và củng cố an ninh, quốc phòng. …đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, quy hoạch, phân vùng kinh tế, phân bố lực lượng sản xuất... trên từng địa bàn làm cơ sở để tổ chức lại sản xuất, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Giai đoạn từ năm 2001 đến 2010 thực hiện Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất dự án ĐCĐC, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn. Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được thực hiện theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 135). Mục tiêu chính của chương trình này ở giai đoạn I nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước.
Kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I (từ 2001-2005) đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ, bộ mặt nhiều xã ở miền núi và vùng sâu, vùng xa thực hiện chương trình này đã có sự thay đổi đáng kể; nhiều xã xây dựng (XD) được cơ sở hạ tầng (CSHT) thiết yếu và vượt qua được tình trạng đói nghèo… Tuy nhiên, kết thúc giai đoạn I nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nghèo, đời sống hết sức khó khăn, hạ tầng lạc hậu… Vì vậy, ngày 10 tháng 01 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ 07/2006/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT, XH) các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II).
Mục tiêu tổng quát của CT 135-II là tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản ĐBKK một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng, miền trong cả nước. Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại QĐ số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện CT 135 vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc ở những vùng đặc biệt khó khăn còn du canh, du cư, do vậy, ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007- 2010. Những nội dung đầu tư theo quyết định này tập trung vào các công trình phục vụ trực tiếp cho các điểm ĐCĐC tập trung và hỗ trợ cho các điểm ĐCĐC xen ghép, hỗ trợ trực tiếp hộ du canh du cư, thực hiện ĐCĐC, với mục tiêu chung: nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào DTTS còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Nhằm cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Trung ương vào điều kiện thực tế của địa phương, trong thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các Nghị quyết, Quyết định về phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào DTTS. Do vậy, việc khảo sát, đánh giá chính sách ĐC ĐC trong giai đoạn từ 2001-2010 không thể tách rời các chính sách cho vùng đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, các chính sách của địa phương cho đồng bào DTTS.
2. Mục tiêu của hoạt động khảo sát, đánh giá:
Khảo sát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương về ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với mục tiêu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số;
- Đánh giá những kết quả đạt được của chính sách ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS trong thời gian qua;
- Nghiên cứu, phân tích tìm ra những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện tốt chương trình này trong thời gian tới.
3. Phương pháp khảo sát, nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
- Thông tin, dữ liệu thứ cấp: là các thông tin dữ liệu được thu thập từ các văn bản, quy định có liên quan đến chương trình ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào dân tộc được các cấp từ trung ương đến địa phương ban hành đang triển khai thực hiện tại Quảng Trị (từ 2000 đến 2010) và thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống… của tỉnh Quảng Trị, các địa phương cơ sở và đội ngũ cán bộ quản lý có liên quan đến việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình. Thông tin, dữ liệu này bao gồm:
+ Thông tin về các văn bản, quy định:
Gồm các văn bản, quy định của trung ương; các văn bản, quy định của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Sở Ban ngành cấp tỉnh; các văn bản, quy định của Uỷ ban nhân dân, các Phòng Ban liên quan cấp huyện nhằm cụ thể hóa thực hiện ở địa phương.
Các văn bản, quy định này được thu thập từ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, từ các Sở Ban ngành liên quan cấp tỉnh, UBND và các Phòng Ban chức năng liên quan cấp huyện (các huyện được lựa chọn) và từ UBND các xã triển khai thực hiện chương trình ĐCĐC và nhà ở đồng bào DTTS được lựa chọn. Ngoài ra, nguồn thông tin dữ liệu điện tử trên các website của các Ban Ngành trung ương có liên quan cũng được thu thập và đưa vào nghiên cứu.
+ Thông tin, dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
Được thu thập thông qua UBND tỉnh, Ban Dân tộc, Sở Ban ngành cấp tỉnh, Phòng Ban cấp huyện và các xã nghiên cứu. Các thông tin thứ cấp này phản ánh bức tranh thực trạng ở địa phương và đội ngũ cán bộ quản lý có phù hợp với hoàn cảnh và tác động của các văn bản, quy định của các cấp liên quan đến chương trình hay không.
- Thông tin dữ liệu sơ cấp: là các thông tin dữ liệu được thu thập trực tiếp từ các đối tượng liên quan đến việc tổ chức triển khai thực hiện CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS ở Quảng Trị.
Có 2 đối tượng quan trọng cần thu thập thông tin sơ cấp là:
+ Các cán bộ thuộc các Sở Ban ngành cấp tỉnh, Phòng Ban cấp huyện và cán bộ xã trực tiếp tham gia soạn thảo và quyết định ban hành các văn bản, quy định cụ thể hóa các văn bản, quy định hướng dẫn của cấp trên trong việc tổ chức thực hiện chương trình ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS ở địa phương, từ tỉnh đến cơ sở xã.
+ Các cá nhân, hộ gia đình là người hưởng lợi trực tiếp từ CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS ở các địa phương, thôn, bản thuộc các xã được lựa chọn.
Thông qua các đối tượng này, các thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống… và những thiếu thốn cũng như kỳ vọng của họ về CTĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS đã được thu thập. Các đối tượng này đã cho biết rõ tính phù hợp của CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS, tính khả thi của các văn bản, quy định của các cấp và tình hình tổ chức triển khai thực hiện CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS, cách giải quyết các vấn đề liên quan của ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS trong thực tế ở địa phương. Thông tin này là cơ sở quan trọng cho việc, đánh giá những mặt được và chưa được trong thực hiện chính sách nhằm giúp chúng tôi có cơ sở kiến nghị trong công tác chỉ đạo điều hành, đồng thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi hay thay thế các văn bản, quy định của các cấp để phù hợp với tình hình thực tiễn.
3.2. Phương pháp phỏng vấn
- Các Sở Ban Ngành cấp tỉnh, Phòng Ban cấp huyện được phỏng vấn trực tiếp đến từng cá nhân theo bộ câu hỏi trắc nghiệm đã được xây dựng trước, gồm: Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh Xã hội, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh…; ở các huyện được chọn gồm, Phòng Nông nghiệp huyện, Phòng Cơ sở hạ tầng huyện, Ban quản lý dự án huyện…. và một số cơ quan ban ngành liên quan khác.
- Các đối tượng phỏng vấn là cán bộ cấp tỉnh và huyện được phỏng vấn trực tiếp theo nội dung văn bản, quy định hướng dẫn triển khai của trung ương; nội dung văn bản, quy định đã được các đối tượng này trực tiếp soạn thảo, quyết định ban hành và tình hình triển khai thực tế các văn bản, quy định đó ở địa phương.
- Các đối tượng phỏng vấn là cán bộ cấp xã gồm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch xã phụ trách CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS của xã, các cán bộ phụ trách các hợp phần liên quan CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS của xã. Các cá nhân và hộ gia đình hưởng lợi từ CT ĐCĐC và nhà ở cho đồng bào DTTS được chọn phỏng vấn là các Trưởng thôn, Trưởng bản, đội trưởng, Tổ trưởng các tổ sản xuất, tín dụng, phụ trách các hiệp hội đoàn thể: thanh niên, phụ nữ, nông