Báo cáo Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng khi cho khách hàng doanh nghiệp vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thăng Long

Trong nền kinh tế thị trường thương mại hóa toàn cầu hóa hiện nay xuât nhập khẩu là một ngành nổi trội và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành này. Trước tình hình này các ngân hàng cũng lần lượt cho ra đời sản phẩm tín dụng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu để theo kịp sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Kinh tế trong nước phát triển mạnh đồng nghía với nhiều ngân hàng ra đời và các khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho khoản vay của mình, dẫn đến cạnh tranh giữa các Ngân Hàng. Trong thời gian thực tập tại phòng khách hàng doanh nghiệp, Chi Nhánh Thăng Long thuộc NHTMCP Quân Đội em có tìm hiểu về nhiều hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp. Xét về tình hình kinh tế hiện nay xuất nhập khẩu đang là ngành được các doanh nghiệp cân nhắc đầu tư và có tiềm năng nên em chọn tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu. Bởi Chi Nhánh chưa phát triển để cho ra đời dịch vụ khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu. Bản thân hoạt động nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro, nên hoạt động tín dụng trong ngân hàng về khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu cũng mang nhiều rủi ro hơn các hoạt động tín dụng khác. NHTMCP Quân Đội là 1 Ngân Hàng hàng đầu tại Việt Nam, và Chi Nhánh Thăng Long lại là Chi Nhánh tăng trưởng mạnh, luôn được đánh giá cao trong Ngân Hàng vì vậy Ngân Hàng có nhiều tiềm lực để hoạt động trong lĩnh vực này tốt. Mặc dù Chi Nhánh có đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng và đạt được một số kết quả, nhưng trong quá trình thực tập em nhận thấy Chi Nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế, vẫn còn gặp vướng mắc dẫn đến chất lượng tín dụng không tốt, khả năng rủi ro cao. Mà thực tế với tiềm năng lớn Chi Nhánh có thể hoạt động tín dụng này tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này đối với ngân hàng nên em đã chọn đề tài : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHI CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VAY TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG “ để làm báo cáo thực tập cuối khóa của mình. Kết cấu bài báo cáo của em chia làm ba chương lớn : CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng thu thập tài liệu, số liệu và phân tích để hoàn thành bài báo cáo được tốt nhưng trong quá trình làm em không tránh khỏi các thiếu sót. Mong cô góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

doc47 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng khi cho khách hàng doanh nghiệp vay tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường thương mại hóa toàn cầu hóa hiện nay xuât nhập khẩu là một ngành nổi trội và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào ngành này. Trước tình hình này các ngân hàng cũng lần lượt cho ra đời sản phẩm tín dụng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu để theo kịp sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Kinh tế trong nước phát triển mạnh đồng nghía với nhiều ngân hàng ra đời và các khách hàng có nhiều sự lựa chọn cho khoản vay của mình, dẫn đến cạnh tranh giữa các Ngân Hàng. Trong thời gian thực tập tại phòng khách hàng doanh nghiệp, Chi Nhánh Thăng Long thuộc NHTMCP Quân Đội em có tìm hiểu về nhiều hình thức cho vay đối với các doanh nghiệp. Xét về tình hình kinh tế hiện nay xuất nhập khẩu đang là ngành được các doanh nghiệp cân nhắc đầu tư và có tiềm năng nên em chọn tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu. Bởi Chi Nhánh chưa phát triển để cho ra đời dịch vụ khách hàng doanh nghiệp xuất khẩu. Bản thân hoạt động nhập khẩu chứa đựng nhiều rủi ro, nên hoạt động tín dụng trong ngân hàng về khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu cũng mang nhiều rủi ro hơn các hoạt động tín dụng khác. NHTMCP Quân Đội là 1 Ngân Hàng hàng đầu tại Việt Nam, và Chi Nhánh Thăng Long lại là Chi Nhánh tăng trưởng mạnh, luôn được đánh giá cao trong Ngân Hàng vì vậy Ngân Hàng có nhiều tiềm lực để hoạt động trong lĩnh vực này tốt. Mặc dù Chi Nhánh có đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng và đạt được một số kết quả, nhưng trong quá trình thực tập em nhận thấy Chi Nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế, vẫn còn gặp vướng mắc dẫn đến chất lượng tín dụng không tốt, khả năng rủi ro cao. Mà thực tế với tiềm năng lớn Chi Nhánh có thể hoạt động tín dụng này tốt hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này đối với ngân hàng nên em đã chọn đề tài : “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG KHI CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VAY TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG “ để làm báo cáo thực tập cuối khóa của mình. Kết cấu bài báo cáo của em chia làm ba chương lớn : CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH THĂNG LONG Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng thu thập tài liệu, số liệu và phân tích để hoàn thành bài báo cáo được tốt nhưng trong quá trình làm em không tránh khỏi các thiếu sót. Mong cô góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Hồng Ngân_Gi¶ng viªn khoa KT&KDQT tr­êng ĐH Ngoại Thương, cïng c¸c anh chị tại Chi Nhánh Thăng Long Ngân Hàng TMCP Quân Đội ®· tËn t×nh gióp ®ì em hoµn thµnh báo cáo này. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCP QUÂN ĐỘI Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội ( Military Bank – MB ) được hình thành 1994. Trải qua 15 năm hoạt động, MB liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Quân Đội là pháp nhân được hình thành từ vốn góp của các doanh nghiệp Quân Đội và các cổ đông trong cả nước. Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 00374/GP-UB ( 30/12/1994 ) của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội và giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP ( 14/09/1994 ) của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam với thời hạn hoạt động là 50 năm. Ngày 14/11/1994 Ngân Hàng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với trụ sở chính đặt tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Sau 15 năm đi vào hoạt động, đến nay, vốn điều lệ của Ngân hàng Quân đội (MB) là 5,300 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 67,000 tỉ đồng, 110 điểm giao dịch tại các đô thị trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hiện nay, Ngân Hàng có số lượng máy ATM: 450 cái, máy POS : 2,100 máy ( tính đến tháng 3 năm 2010 ). Mạng lưới MB cho đến nay cũng mở rộng tới hơn 500 Ngân Hàng ở trên 70 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các Châu Lục trên Thế Giới, hợp tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng toàn cầu. Vị thế mà MB xây dựng 15 năm qua không chỉ khẳng định bằng kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng vững vàng mà còn thể hiện qua một loạt giải thưởng uy tín trong và ngoài nước. Đặc biệt hơn cả là giải thưởng gần đây : Năm 2008: MB được đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Năm 2008: MB nhận cờ thi đua của Chính phủ Năm 2009: đón nhận Huân chương Lao động hạng ba Năm 2009: Nhận danh hiệu NH có cổ phiếu OTC thanh khoản tốt nhất ...... 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH 1.2.1. Khái quát về Chi Nhánh Thăng Long Ngày 24/12/2009, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - chi nhánh Thăng Long chính thức khai trương trụ sở mới tại địa chỉ 34 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. Với tiền thân là MB Lê Trọng Tấn, có trụ sở tại 164 Lê Trọng Tấn, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trước đây chi nhánh Lê Trọng Tấn là chi nhánh cấp 2 của hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội, trực thuộc chi nhánh cấp 1 Điện Biên Phủ. Từ tháng 11/2008 chi nhánh Lê Trọng Tấn đã có quyết định trở thành chi nhánh cấp 1 trong hệ thống MB. Và hiện tại là chi Thăng Long bây giờ. Chi nhánh có 65 cán bộ và nhân viên, đang quản lý 1 phòng giao dịch Định Công và 1 phòng giao dịch Lê Trọng Tấn. Tính đến nay, MB Thăng Long đang sở hữu tổng tài sản trên 4.500 tỷ đồng và trở thành chi nhánh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất MB. Trong gần 7 năm hoạt động chi nhánh đã đạt nhiều thành tựu và một số thành tựu nổi bật là: Tập thể tiềm năng 2003 Đơn vị xuất sắc toàn diện 2004 Cờ luân lưu quý 3 năm 2005 Đơn vị vững mạnh toàn diện 6 tháng năm 2006 Đơn vị vững mạnh toàn diện 2008 .....năm 2009 1.2.2. Mô hình tổ chức của chi nhánh MB là một doanh nghiệp cổ phần quốc doanh với quy mô hoạt động lớn, bao gồm nhiều chi nhánh và có các công ty hạch toán độc lập. Chi nhánh Thăng Long hiện là đại lý cấp 1 trực thuộc hệ thống MB. Chi nhánh có 65 người trong đó có 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, và 63 nhân viên. Bao gồm 4 phòng ban chính là các phòng: quản lý tín dụng, phòng tín dụng, phòng kế toán, và bộ phận văn phòng. Trong mỗi phòng ban lại được chia ra làm nhiều bộ phận hoạt động nhỏ chuyên sâu từng lĩnh vực. Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của MB chi nhánh Thăng Long Thẻ Tín dụng DN vừa và nhỏ DN lớn GIÁM ĐỐC Bộ phận quản lý tín dụng Phòng tín dụng Phòng kế toán Bộ phận văn phòng Bộ phận hỗ trợ quan hệ kháchhàng Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp Phòng kho quỹ Kế toán giao dịch Kế toán nội bộ Bộ phận chăm sóc khách hàng 1.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MB CHI NHÁNH THĂNG LONG TRONG 3 NĂM 2007, 2008, 2009 Chi Nhánh MB Thăng Long là chi Nhánh cấp 1 trực thuộc hệ thống NHTMCP Quân Đội. Được thành lập ngày 18/6/2003 và hoạt động gần 7 năm, hiện tại MB Thăng Long đang sở hữu tổng tài sản trên 4.500 tỷ đồng và trở thành chi nhánh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất MB. Đặc biệt chỉ riêng hai năm 2008, 2009 tổng tài sản của chi nhánh đã tăng 4,5 lần. 1.3.1 Hoạt động huy động vốn Trong thời gian qua hoạt động huy động vốn luôn được xem là điểm mạnh nhất của Chi Nhánh. Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tổng số dư tiền gửi của khách hàng 1,019.49 3,829.23 8,537.57 375.6% 222.95% Tiền gửi không kỳ hạn 239.79 1,005.76 2,159.45 419.43% 214.70% Tiền gửi có kỳ hạn 779.70 2,823.47 6,378.12 362.12% 225.89% Bảng 1 : Tình hình huy động vốn của MB Chi Nhánh Thăng Long trong 3 năm 2007, 2008, 2009. Đơn vị tính : tỷ đồng Dựa vào bảng số liệu về tình hình huy động vốn của MB qua 3 năm trở lại đây ta có biểu đồ so sánh hoạt động huy động vốn của MB trong 3 năm qua là: Biểu đồ 1 : Tổng vốn huy động của MB qua 3 năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng Hoạt động huy động vốn của Chi Nhánh Thăng Long không ngừng tăng trưởng trong 3 năm qua và đạt được doanh số rất cao. Huy động năm 2007 đạt 1,019.49 tỷ đồng, năm 2008 đạt 3,829.23 tỷ đồng và đến năm 2009 doanh số đã đạt rất lớn là 8,537.57 tỷ đồng. Ta thấy được năm 2008 mức huy động vốn tăng 3.76 lần so với năm 2007 còn năm 2009 mức huy động vốn tăng 2.23 lần so với năm 2008 và tăng rất nhiều lần so với năm 2007, với con số là 8.37 lần, gấp gần chục lần, một kết quả khả quan và tốt. Để có được con số tăng trưởng cao như vậy là nhờ MB Thăng Long đã áp dụng có hiệu quả các chính sách huy động vốn như áp dụng các hình thức gửi tiết kiệm với lãi suất linh hoạt, chính sách chăm sóc khách hàng tốt thu hút thêm nhiều khách hàng gửi tiết kiệm... Về cơ cấu tiền gửi thì nhìn chung tỷ lệ tiền gửi qua càng năm đều tăng ổn định, đặc biệt năm 2009 tỷ lệ tiền gửi tăng đột biến. Ta nhận thấy số tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tiền gửi có kỳ hạn, nhưng có xu hướng tăng. Việc gia tăng tiền gửi không kỳ hạn là do số lượng khách hàng doanh nghiệp ngày càng nhiều, số dư trên tài khoản khá tốt. Bên cạnh đó các khoản thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Chi Nhánh cũng tăng liên tục. Việc gia tăng tiền gửi không kỳ hạn giúp Chi Nhánh chủ động hơn trong việc sử dụng vốn và gia tăng một khoản lợi nhuận đáng kể. Vì nguồn vốn không kỳ hạn này Chi Nhánh chỉ phải trả với lãi suất rất thấp mà lại cho vay với lãi suất cao hơn. 1.3.2 Hoạt động tín dụng Đối với hoạt động tín dụng Chi Nhánh tập trung đẩy mạnh hoạt động cho vay cá nhân và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ cho vay là phản ánh tổng số tiền ngân hàng cho khách hàng vay tại một thời điểm xác định. Để nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của MB ta nghiên cứu tình hình hoạt động tín dụng, ở đây chúng ta cùng đi tìm hiểu số dư nợ cho vay ( cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân vay ) tại thời điểm cuối mỗi năm để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại NHTMCP Quân Đội. Bảng 2 : Tình hình dư nợ cho vay của MB Thăng Long trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 Tổng dư nợ 4,135 3,540 8,481 Khách hàng doanh nghiệp 2,265 2,540 5,431 Khách hàng cá nhân 1,870 1,000 3,050 Biểu đồ 2 : Cơ cấu dư nợ cho vay của MB Thăng Long Đơn vị tính :Tỷ đồng Dựa vào số liệu bảng số 2 ta có biểu đồ số 2 so sánh mức dư nợ cho khách hàng doanh nghiệp vay với mức dư nợ cho khách hàng cá nhân vay trong cùng 1 năm và trong 3 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009. Và so sánh tỷ lệ thay đổi giữa các năm. Từ biểu đồ trên ta thấy dư nợ của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng dần đều qua các năm. Điều này cho thấy Chi Nhánh khá quan tâm tới các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các khách hàng doanh nghiệp phát triển. Dư nợ của khách hàng doanh nghiệp năm 2009 lên đến 5,431 tỷ đồng, gấp 1.78 lần so với dư nợ khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó ta cũng thấy dư nợ của cá nhân năm 2009 tăng khá cao so với năm 2008, gần 3.05 lần. Là do Chi Nhánh đã thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu rộng rãi cùng các chương trình khuyến mại, dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, tạo cho khách hàng sự hài lòng khi đến với MB. Nhưng trước đó vào năm 2008 dư nợ cá nhân giảm so với năm 2007, giảm 0.53 lần. Năm 2007 dư nợ cá nhân là 1,870 tỷ đồng còn năm 2008 dư nợ là 1,000 tỷ đồng. Mặc dù Chi Nhánh luôn đưa ra các chiến lược quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mại, tuy nhiên là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vào năm 2008, dẫn đến nhu cầu của người tiêu dùng giảm sút và dẫn đến nhu cầu vay của khách hàng cá nhân cũng giảm sút, còn khách hàng doanh nghiệp tăng nhẹ. 1.3.3 Kết quả kinh doanh Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Chi Nhánh Thăng Long trong giai đoạn 2007 - 2009 tăng trưởng khá tốt. Dưới đây ta có biểu đồ thể hiện sự gia tăng lợi nhuận trước thuế của Chi Nhánh. Biểu đồ 3 : Lợi nhuận trước thuế của MB Thăng Long trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế của Chi Nhánh tăng đều qua các năm và tăng nhanh trong năm 2008,2009 lên đến con số hơn 4,500 tỷ đồng. Đây là một con số rất khả quan đối với Chi Nhánh có tuổi đời hoạt động còn trẻ như Thăng Long. Với tốc độ phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng như vậy Chi Nhánh đã quyết định CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THĂNG LONG MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 2.1.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tùy thuộc vào từng giác độ tiếp cận mà có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng. Nhưng nhìn chung tín dụng được hiểu là: Quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng ở bất kỳ dạng nào tín dụng cũng thể hiện ở ba mặt cơ bản: Có sự chuyển giao quyền sở hữu từ người này sang người khác. Sự chuyển giao này mang tính tạm thời. Đến thời hạn do hai bên thoả thuận, người sử dụng hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm được gọi là phần lời hay nói theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất. Tín dụng Ngân Hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân Hàng, các tổ chức tín dụng với các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư như: các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… trong đó Ngân Hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian đứng ra huy động vốn và sử dụng số vốn huy động được để cho vay đối với các đối tượng nêu trên. Như vậy trong mối quan hệ này, Ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Phân loại tín dụng : Trong nền kinh tế thị trường thì hiện nay có rất nhiều hình thức tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng như cho vay doanh nghiệp, cho vay đối với cá nhân, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất, đầu tư xây dựng… Tuy nhiên, cách phân loại tín dụng chủ yếu và phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp là căn cứ vào thời gian để phân loại tín dụng. Theo phương thức này thì tín dụng được chia làm hai loại: Tín dụng ngắn hạn, Tín dụng trung hạn và dài hạn. Tín dụng ngắn hạn: Là những khoản cho vay đối với các cá nhân, doanh nghiệp… được thể hiện với thời gian hoàn trả dưới một năm. Tín dụng trung hạn: là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng ( nghĩa là từ 1 đến 5 năm ) Tín dụng dài hạn: là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 60 tháng trở lên.( trên 5 năm ) 2.1.2. Khái niệm rủi ro Rủi ro cũng có nhiều cách để định nghĩa và hiểu, tùy thuộc vào góc độ tiếp cận trên từng lĩnh vực. Nhưng có thể hiểu đơn giản là rủi ro là những sự việc xảy ra dẫn đến kết quả không như mong đợi, có thể gây tổn hại về vật chất hoăc phi vật chất. Trong hoạt động của Ngân hàng hàm chứa rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro môi trường, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia và rủi ro khác….Để nhận dạng rủi ro, có một số rủi ro thường gặp trong hoạt động ngân hàng như sau : Rủi ro tín dụng: là thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một Ngân hàng, bao gồm cả việc thực hiện thanh toán nợ cho dù đó là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm cả rủi ro thanh toán khi một bên thứ 3 (ví dụ một Ngân hàng thanh toán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng này. Rủi ro lãi suất : là thể hiện rủi ro lỗ tiềm năng của một Ngân hàng do các biến động của lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro xác định lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất và rủi ro quyền chọn đi kèm. Rủi ro giá cả: Đây là rủi ro về việc giá trị tài sản của một Ngân hàng có thể biến động. Rủi ro này xuất hiện trong tất cả các chủng loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu… Rủi ro thanh khoản : Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các Ngân hàng là huy động ngắn hạn và cho vay dài hạn. Trường hợp này thường xảy ra nếu như các khoản huy động về mặt kỹ thuật sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi tiền , đặc biệt như chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ. Rủi ro ngoại hối : Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho Ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến động. Rủi ro pháp lý : Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện Ngân hàng. Lý do của việc khởi kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc Ngân hàng từ chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý. Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về Ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho Ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ Ngân hàng. Rủi ro tín dụng Trong hoạt động của Ngân hàng hàm chứa rất nhiều loại rủi ro nhưng đặc biệt và thường xuyên là rủi ro tín dụng. Doanh thu chủ yếu của Ngân hàng là thu lãi từ hoạt động tín dụng nên rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất của Ngân hàng, gây thiệt hại về vật chất lẫn uy tín của Ngân hàng. Theo khái niệm cơ bản nhất: đó là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ xấu trên qũy dự phòng tổn thất. Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) – có khả năng chuyển thành nợ xấu cao. Nợ không có tài sản đảm bảo. Chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng : Chi tiêu này được xác định thông qua công thức sau: Rủi ro tín dụng = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ. Trong đó: Nợ quá hạn: là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản chi phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. Tổng dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định tổng số tiền Ngân hàng cho vay hiện khách hàng còn nợ. Chỉ tiêu trên phản ánh chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt còn ngược lại thì phản ánh việc đầu tư tín dụng không tốt của Ngân hàng QUY TRÌNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU Trước khi phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu tại chi nhánh, chúng ta cùng đi tìm hiểu quy trình tín dụng của hoạt động này tại ngân hàng. Quy trình tín dụng tại ngân hàng được chia làm 2 loại : Quy trình tín dụng ngắn hạn ; quy trình tín dụng trung và dài hạn. Về cơ bản 2 loại quy trình tín dụng này đều trải qua 6 bước từ khi tiếp thị và hướng dẫn thủ tục cho khách hàng đến khi tất toán thanh lý hợp đồng. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ thứ 2 sau : Sơ đồ 2 : Quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhập khẩu TIẾP THỊ VÀ HƯỚNG DẪN THỦ TỤC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT HỒ SƠ HOÀN THIỆN HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC VAY VỐN (QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ) GIẢI NGÂN HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG GIÁM SÁT KHOẢN VAY TẤT TOÁN, THANH LÝ HỢP
Tài liệu liên quan