U tế bào tiết steroid của buồng trứng là loại u mô đệm dây giới hiếm gặp có tiềm năng ác tính. U chiếm 0,1% các loại u buồng trứng, thường liên quan đến sự sản xuất quá mức hormone androgen hoăc hormone estrogen. U dạng đặc, màu vàng, đặc điểm vi thể đặc trưng là tế bào lớn đa diện, có nhiều không bào chứa lipid. Chúng tôi báo cáo một trường hợp u tế bào tiết steroid của buồng trứng loại NOS ở bệnh nhân nữ 40 tuổi, được chẩn đoán tại bệnh viên ĐH Y Dược TP.HCM, để cùng chia sẻ đặc điểm giải phẫu bệnh của loại u hiếm gặp này.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp u tế bào tiết steroid của buồng trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 226
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP U TẾ BÀO TIẾT STEROID
CỦA BUỒNG TRỨNG
Phạm Quốc Thắng*, Dương ThanhTú*, Ngô Quốc Đạt*
TÓM TẮT
U tế bào tiết steroid của buồng trứng là loại u mô đệm dây giới hiếm gặp có tiềm năng ác tính. U chiếm
0,1% các loại u buồng trứng, thường liên quan đến sự sản xuất quá mức hormone androgen hoăc hormone
estrogen. U dạng đặc, màu vàng, đặc điểm vi thể đặc trưng là tế bào lớn đa diện, có nhiều không bào chứa lipid.
Chúng tôi báo cáo một trường hợp u tế bào tiết steroid của buồng trứng loại NOS ở bệnh nhân nữ 40 tuổi, được
chẩn đoán tại bệnh viên ĐH Y Dược TP.HCM, để cùng chia sẻ đặc điểm giải phẫu bệnh của loại u hiếm gặp này.
Từ khóa: u steroid buồng trứng, nam hóa, rậm lông, rong kinh, ra huyết hậu mãn kinh
SUMMARY
CASE REPORT: AN OVARIAN STEROID CELL TUMOR
Pham Quoc Thang, Duong Thanh Tu, Ngo Quoc Đat
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 226 ‐ 229
Steroid cell tumors not otherwise specified, are rare ovarian sex cord‐stromal tumors and potential
malignant. Tumor account for less than 0.1% of all ovarian tumors. Steroid cell tumors NOS are associated with
over production of androgen or estrogen hormone. The tumor is usually solid, yellowish, microscopically
characterized by large polygonal cell with abundant eosinophilic or vacuolated cytoplasm. We repot a case of a
steroid cell tumor in a 40 year‐olds woman that is diagnosed in University Medical Hospital in HCM, reviewing
pathological characteristics of this rare tumor.
Key words: steroid cell tumors virilization, hirsutism, menorrhagia, postmenopausal bleeding
GIỚI THIỆU
U tế bào tiết steroid của buồng trứng: là
những u mà thành phần ưu thế (>90%) là các tế
bào giống với các tế bào chế tiết hormone
steroid(10). U có nguồn gốc từ dây giới, hiếm gặp,
chiếm 0,1% u buồng trứng và chia thành 3 nhóm
(bảng 1), trong đó nhóm NOS (không đặc hiệu)
là u gặp nhiều nhất chiếm trên 50%(5). Nếu như
các u mô đệm hoàng thể hay U tế bào Leydig
lành tính thì nhóm NOS có tới 43% trường hợp
ác tính, khoảng 19% trường hợp tại thời điểm
chuẩn đoán bệnh đã ở giai đoạn tiến xa(4,5).
Bảng 1: U tế bào tiết steroid buồng trứng(5)
U tế bào tiết steroid của buồng trứng, loại NOS
U mô đệm hoàng thể
U tế bào Leydig
U rốn bào (Hilius cell tumor)
U tế bào Leydig, non hilar
Theo dữ liệu của MEDLINE từ 1979 đến
2007 có 79 trường hợp u tế bào tiết steroid buồng
trứng được báo cáo(3). U tế bào tiết steroid buồng
trứng trước đây còn được gọi là “u tế bào lipid”,
nhưng ngày nay thuật ngữ đó không còn đúng
nữa vì có 25% u mà tế bào có rất ít hoặc không
có chứa lipid(5,4,10).
Các phương pháp điều trị hiện nay đối với
u tế bào tiết steroid của buồng trứng là phẫu
thuật và hóa trị, xạ trị tùy vào mô học mà lựa
chọn phương pháp điều trị khác nhau. Đối với
* Bộ môn Giải Phẫu Bệnh – Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Phạm Quốc Thắng ĐT: 01283332527 Email: quocthang388@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 227
u mô đệm hoàng thể, u tế bào Leydig thường
là u lành tính nên chỉ cần phẫu thuật là đủ.
Mặt khác khi u dạng NOS thì tỉ lệ ác tính cao
nên cần phải phối hợp xạ trị sau phẫu thuật.
Đối với hóa trị, các nghiên cứu vẫn còn ít, một
vài nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường
hợp đều kháng với hóa trị(4,8,9).
Ca lâm sàng
Bệnh nhân nữ 40 tuổi, quốc tịch Campuchia.
Lý do nhập viện: khám kiểm tra sức khỏe tình
cờ phát hiện u buồng trứng qua siêu âm.
Tiền căn: bệnh nhân không có các triệu
chứng lâm sàng cường androgen (nam hóa, rậm
lông), cường estrogen (rong kinh).
Xét nghiệm cận lâm sàng
αAFP, CA‐125, βhCG bình thường (bệnh
nhân không được làm các xét nghiệm đo nồng
độ testosterone).
CT‐scan: chẩn đoán K buồng trứng (T) giai
đoạn 2.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ tử cung +
phần phụ (P) + u buồng trứng T, (không được
làm cắt lạnh). Mẫu bệnh phẩm được gửi tới
khoa Giải phẫu bệnh‐Đại học Y Dược TPHCM.
Đại thể
U buồng trứng (T) kích thước 8x4x3cm,
dạng đặc màu vàng nghệ, tương đối đồng nhất,
có vùng xuất huyết, có nơi hóa nhầy. Tử cung
kích thước 9x5x3cm, cổ tử cung và lòng tử cung
trơn láng.
Vi thể
Mô u gồm các tế bào lớn bào tương nhiều,
sáng, có nhiều không bào nhỏ trong bào tương,
nhân tế bào tròn nhỏ ở trung tâm, không rõ hạt
nhân. Các tế bào xếp thành dạng ổ hoặc dãy. Có
hình ảnh phân bào < 2 phân bào/10 quang
trường lớn. Có vùng xuất huyết. Không có tinh
thể Reinke. Chẩn đoán: u tế bào tiết steroid của
buồng trứng, NOS.
Hình 1: U kích thước to, mặt ngoài láng, mặt cắt màu vàng, có nhiều vùng xuất huyết
A B
Hình 2: (A) Đám tế bào u đa diện có bào tương sáng, mô đệm rất giàu mạch máu, không có tinh thể Reinke
H&Ex40; (B) tế bào u bào tương sáng có nhiều không bào chứa lipid (mũi tên) H&Ex100.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 228
A B
Hình 3: (A) Vùng xuất huyết H&Ex40; (B) Hình ảnh phân bào H&Ex400 là các yếu tố gợi ý đến tiên lượng
xấu.
BÀN LUẬN
U tế bào tiết steroid của buồng trứng gồm có
3 nhóm: u mô đệm hoàng thể, u tế bào Leydig
và u tế bào tiết steroid của buồng trứng, dạng
NOS. Bệnh án trên trình bày một trường hợp u
tế bào tiết steroid của buồng trứng dạng NOS,
rất hiếm gặp. Bệnh nhân 40 tuổi trùng với đỉnh
tuổi của loại NOS là 43 tuổi (có thể dao động từ
2‐80 tuổi)(5). U thường biểu hiện lâm sàng là các
triệu chứng nội tiết như cường androgen (nam
hóa, rậm lông) trong khoảng 52% trường hợp,
cường estrogen (rong kinh, rong huyết) khoảng
8% trường hợp, một số ít cũng có triệu chứng
của tăng cortisol (hội chứng cushing) khoảng 6%
trường hợp(4). Trường hợp này u được phát hiện
tình cờ và không nghi nhận các triệu chứng liên
quan đến tình trạng tăng tiết steroid hormone,
bệnh nhân không được làm các xét nghiệm đo
nồng độ testosterone, dihydroepiandosterone
sulfate (DHEA‐S), nên không thể nhận định có
hay không tình trạng tắng tiết các nối tiết tố như
y văn mô tả. Mặt khác nồng độ CA‐125 trong
huyết thanh bình thường không tăng, phù hợp
với các u tế bào tiết steroid của buồng trứng, loại
NOS vì theo y văn chỉ một số ít trường hợp có
tăng CA‐125 và sau khi điều trị (phẫu thuật) thì
CA‐125 giảm về mức bình thường(6).
Về đại thể u NOS thường có kích thước lớn
(trung bình 8,4 cm); u đặc, dạng thùy, dạng nốt,
màu vàng‐cam‐nâu; thỉnh thoảng có xuất huyết,
hoại tử(5). Hình ảnh đại thể của bệnh phẩm là
một u điển hình của NOS kích thước lớn 8cm,
dạng đặc với mặt cắt màu vàng nghệ đặc trưng
của u tiết steroids, có vùng xuất huyết (hình 1);
một số tác giả giải thích màu vàng đặc trưng của
u và sự thay đổi màu của u từ vàng đến cam là
do hàm lượng lipid tích trữ trong tế bào u(8).
Bảng 2: Các yếu tố đánh giá tiềm năng ác tính của U
tế bào tiết steroid của buồng trứng, loại NOS(2)
Đặc điểm Đánh giá Khả năng ác
tính
Phân bào ≥ 2 phân bào/10 quang trường
lớn
92%
Đường kính
u
≥ 7cm 86%
Xuất huyết Có 78%
Dị dạng nhân Grade 2-grade 3 64%
Một điều đáng chú ý trong chẩn đoán u tế
bào tiết steroid của buồng trứng, loại NOS là
phải chẩn đoán phân biệt NOS với u mô đệm
hoàng thể và u tế bào Leydig vì 2 u này có tiên
lượng tốt hơn và phương pháp điều trị cũng
khác nhau(5). Ba loại u này cũng gồm các hình
ảnh tương tự nhau tuy nhiên mỗi u cũng có các
đặc điểm riêng biệt bảng 3.
Bảng 3: Đặc điểm của các loại u tế bào tiết steroid buồng trứng(5)
U tế bào tiết steroid của buồng trứng, loại NOS u mô đệm hoàng thể U tế bào Leydig
Đại thể - Kích thước lớn, trung bình 8,4 cm.
- Dạng thùy, dạng nốt, u đặc, màu vàng-cam-nâu.
- Thỉnh thoảng có xuất huyết, hoại tử
- Dạng nốt giới hạn rõ, màu
trắng, vàng nâu, trong mô đệm
buồng trứng.
- Thường < 3cm
- Thường ở một bên, ở rốn
buồng trứng.
- < 3cm, giới hạn rõ
- Màu vàng hoặc nâu đỏ, dạng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 229
U tế bào tiết steroid của buồng trứng, loại NOS u mô đệm hoàng thể U tế bào Leydig
đặc, mềm.
Vi thể - Các tế bào dạng lan tỏa hoặc tạo thành từng
đám, dây.
- Bào tương ưa eosin hoặc có các không bào chứa
lipid.
- Thường không có đặc điểm tế bào không điển
hình, < 2 phân bào/quang trường lớn.
- Có thể có hoại tử và xuất huyết.
- Không có tinh thể Reinke.
- Tế bào đa diện, lan tỏa hoặc
tạo thành từng ổ, từng dây.
- Bào tương ưa eosin, có các
hạt trong bào tương, nhân tròn
nhỏ hạt nhân rõ.
- Không có hoặc rất ít phân bào
- Các tế bào đa diện lan tỏa hoặc
tạo thành từng thùy
- Tế bào ưa eosin hoặc có không
bào trong bào tương, tinh thể
Reinke và lipochrome pigment.
- Hiếm có phân bào
KẾT LUẬN
U tế bào tiết steroid của buồng trứng rất
hiếm gặp vì vậy việc chẩn đoán thường khó
khăn đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân
không có biểu hiện triệu chứng nội tiết. Việc
chẩn đoán phân loại u tế bào tiết steroid của
buồng trứng, loại NOS rất quan trọng về cả
phương diện giải phẫu bệnh cũng như trong
điều trị và tiên lượng vì u loại NOS thường ác
tính hơn so với u mô đệm hoàng thể và u tế bào
Leydig.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boyraz G, Selcuk I, Yusifli Z, Usubutun A, Gunalp S
(2013).Steroid Cell Tumor of the Ovary in an Adolescent: A
Rare Case Report. Case Rep Med;2013:527698.
2. Hayes MC, Scully RE (1987). Ovarian steroid cell tumors (not
otherwise specified). A clinicopathological analysis of 63
cases. Am J Surg Pathol.11(11):835‐45.
3. Kim YT, Kim SW, Yoon BS, Kim SH, Kim JH, Kim JW, Cho
NH (2007). An ovarian steroid cell tumor causing virilization
and massive ascites. Yonsei Med J.Feb 28;48(1):142‐6.
4. Kurman RJ, Ellenson LH and Ronnett BM (2011). Blausteins
Pathology of the Female Genital Tract. 6th. Springer. Pg: 826‐
831.
5. Nucci MR, Oliva E (2009).Gynecologc pahthology‐Series in
Foundations in Diagnosis Pathology. ELSEVIER
CHURCHILL LIVINGSTONE. Pp 446‐501.
6. Salvatore Andrea Mastrolia, Hugo Alvarez‐Arguelles, Janet
Carballo, Francisco Amaya, Javier de la Torre (2011). Steroid
cell tumor (NOS) of the ovary associated to high levels of CA‐
125. Gynecological Surgery, Volume 8, Issue 2, pp 231‐233.
7. Scully RE, Young RH and Clement PB (1998). AFIP: Scully:
Tumors of the Ovary, Maldeveloped Gonads, Fallopian Tube,
& Broad Ligament. Vol 23.
8. Soslow RA, Tornos C (2011). Diagnostic pathology of the
ovarian tumors. Springer. Sex cord stromal tumor of the
ovary. Pp: 193‐234.
9. Syrjänen KJ (2003). Steroid (lipid) cell tumours of the ovary.
CME Journal of Gynecologic Oncology. Pp: 154‐188.
10. Tavassoli FA, Devilee P (2003). World Health Organization:
Tumours of the Breast and Female Genital Organs. 1 edition.
IARCPress‐WHO. Pp: 160‐161.
Ngày nhận bài báo 10‐06‐2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20‐06‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15–07‐2013