Báo cáo Thực tập tại công ty đầu tư và thương mại Vạn Xuân

Công ty đầu tư và thương mại Vạn Xuân được thành lập theo quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội:Quyết định số 1872QĐ-UB ngày 8/5/1993. Tên nước ngoài của công ty:VAN XUAN Invesment and commercial company. Tên viết tắt: V.I.C. Trụ sở dặt tại: Phường Láng thượng - Quận Đống Đa- Hà Nội. Số đăng ký kinh doanh: 200506 Điện thoại: 7750468/7754070 Fax: 8352499 Số tài khoản: 43111.00304 tại ngân hàng Tech Combank Các ngành ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất kinh doanh đồ gỗ dân dụng và xuất khẩu. - Sản xuất kinh doanh hàng dệt và may mặc XK - DN XNK nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - DV du lịch lữ hành Quốc tế, môi giới đầu tư và thương mại - Giới thiệu việc làm và hợp tác lao động trong và ngoài nước. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và thiết bị giao thông - Kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng phục vụ thanh thiếu niên Tổ chức Doanh nghiệp theo hình thức: Doanh nghiệp hạch toán độc lập. Đến ngày 7/5/1997, UBND Thành phố Hà nội đã xác định lại nhiệm vụ cho công ty Đầu tư và thương mại Vạn xuân theo quyết định số:1727/QĐ-UB như sau: - SXKD đồ gỗ dân dụng, hàng dệt, may mặc và XK, DVXK, NK nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Dịch vụ du lịch lữ hành Quốc tế, kinh doanh khách sạn nhà hàng, vận chuyển khách du lịch, tư vấn đầu tư thương mại, chuyển giao công nghệ. - Giới thiệu việc làm, dịch vụ hợp tác lao dộng và đầu tư trong và ngoài nước. - KD vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và thiết bị giao thông,KD vật tư, thiết bị điện máy điện lạnh đồ chơi, thiết bị âm thanh, hàng tư liệu phục vụ thanh thiếu niên. - XD dân dụng, XD công nghiệp, XD giao thông, XD thuỷ lợi, SX VLXD. KD các mặt hàng nông, lâm, hải sản,vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực phẩm dịch vụ ăn uống và giải khát.

doc14 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty đầu tư và thương mại Vạn Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tổng hợp Phần I: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty I. Lịch sử hình thành Công ty đầu tư và thương mại Vạn Xuân được thành lập theo quyết định của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội:Quyết định số 1872QĐ-UB ngày 8/5/1993. Tên nước ngoài của công ty:VAN XUAN Invesment and commercial company. Tên viết tắt: V.I.C. Trụ sở dặt tại: Phường Láng thượng - Quận Đống Đa- Hà Nội. Số đăng ký kinh doanh: 200506 Điện thoại: 7750468/7754070 Fax: 8352499 Số tài khoản: 43111.00304 tại ngân hàng Tech Combank Các ngành ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Sản xuất kinh doanh đồ gỗ dân dụng và xuất khẩu. - Sản xuất kinh doanh hàng dệt và may mặc XK - DN XNK nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - DV du lịch lữ hành Quốc tế, môi giới đầu tư và thương mại - Giới thiệu việc làm và hợp tác lao động trong và ngoài nước. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và thiết bị giao thông - Kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng phục vụ thanh thiếu niên Tổ chức Doanh nghiệp theo hình thức: Doanh nghiệp hạch toán độc lập. Đến ngày 7/5/1997, UBND Thành phố Hà nội đã xác định lại nhiệm vụ cho công ty Đầu tư và thương mại Vạn xuân theo quyết định số:1727/QĐ-UB như sau: - SXKD đồ gỗ dân dụng, hàng dệt, may mặc và XK, DVXK, NK nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. - Dịch vụ du lịch lữ hành Quốc tế, kinh doanh khách sạn nhà hàng, vận chuyển khách du lịch, tư vấn đầu tư thương mại, chuyển giao công nghệ. - Giới thiệu việc làm, dịch vụ hợp tác lao dộng và đầu tư trong và ngoài nước. - KD vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và thiết bị giao thông,KD vật tư, thiết bị điện máy điện lạnh đồ chơi, thiết bị âm thanh, hàng tư liệu phục vụ thanh thiếu niên. - XD dân dụng, XD công nghiệp, XD giao thông, XD thuỷ lợi, SX VLXD. KD các mặt hàng nông, lâm, hải sản,vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực phẩm dịch vụ ăn uống và giải khát. II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Công ty đầu tư và thương mại Vạn Xuân thuộc Ban chấp hành trung ương Đoàn thanh niên CS HCM do đóBan giám đốc công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chi uỷ. Công ty tổ chức bộ máy theo mô hình tuyến chức năng. Theo biểu cơ cấu này, toàn bộ mọi hoạt động của công ty đều chịu sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Ban giám đốc công ty. Ban giám đốc công ty gồm: - Giám đốc Công ty. - Phó giám đốc thường trực. - Phó giám đốc Tài chính - Kỹ thuật. Giúp việc cho ban giám đốc công ty có ban tham mưu, bao gồm: - Văn phòng. - Phòng kế toán- tài chính. - Phòng kế hoạch. - Phòng XNK. - Phòng đầu tư và xây dựng. Ban tham mưu có chức năng hướng dẫn các hoạt độngcho các đơn vị sản xuất kinh doanh. Công ty có các chi nhánh ở Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh. (Xem Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy công ty Vạn Xuân) III. Tổ chức bộ máy quản lý nghiệp vụ: A. Ban tham mưu 1. Văn phòng công ty: Văn phòng công ty là đơn vị giúp việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc (GĐ) công ty, theo dõi tổ chức bộ máy quản lý hành chính, quản trị, công tác quản lý chế độ lao động, tiền lương, công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, công tác đời sống và an toàn VSCN. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng: 1. Nghiên cứu vận dụng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước với tình hình thực tế của công ty trên cơ sở đảm bảo tính công bằng, phân phối tiền lương, tiền thưởng của công ty và duy trì thực hiện các chính sách của Nhà nuwowcsddax ban hành. 2. Xây dựng nội quy, quy chế phân phối tiền lương tiền thưởng, quy chế thi đua khiếu tố khiếu nại, kỷ luật trong công ty. 3. Thực hiện công việc hành chính, sự vụ, tổng hợp tình hình SXKD.XD chương trìnhcông tác tháng, năm 6 tháng, năm. 4. Đôn đốc nhắc nhở các đơn vị thực hiện chương trình công tác và tổng hợp báo cáo với GĐ công ty. 5. Lưu trữ bảo quản, tiếp nhận chuyển giao các loại công văn giấy tờ, kịp thời. 6. Thực hiện việc quan hệ và đón tiếp khách hàng cũng như các cơ quan đoàn thể. 7. Quản lý tài sản,dụng cụ thông tin liên lạc. 8. Kiểm tra đôn đốc, xây dựng phương án bảo vệ cơ quan. 9. Tổ chức quản lý và phục vụ các yêu cầu về y tế, thực hiện phòng chống dịch bệnh,kiểm tra vệ sinh. 2. Phòng tổ chức, lao động và tiền lương. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ, quản lý lao động, và tiền lương. Nhiệm vụ cụ thể: - Thẩm định và trình giám đốc công ty những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ (đề bạt, miễn nhiệm, tiếp nhận cho thôi việc… ) thuộc thẩm quyền của GĐ công ty. - Hướng dẫn kiểm tra và báo caó GĐ Cty việc chấp hành các quy định, quyết định của Cty, chế độ chính sách của nhà nước. - Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác nâng lương , nâng bậc hàng năm. - Lập kế hoạch, quy hoạch, trình GĐ công ty phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CB quản lý, nhân viên. - Lập kế hoạch và chủ trì tổ chức hội thi thợ giỏi hàng năm. - Tham mưu cho GĐ Cty về công tác khen thưởng , kỷ luật, trình GĐ để triển khai thực hiện. 3. Phòng Kế toán - Tài chính. Chức năng, nhiệm vụ: - Kế toán, tài chính là việc tổ chức một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và truyền đật những thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. - Kế toán là một tổ chức hệ thống ghi chép, tính toán phản ánh các số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng vật tư, tài sản vố và kết quả SXKD. - Đôn đốc kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kiểm tra tình hình bảo quản sử dụng vật tư, tiền vốn, tài sản kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các hoạt động tiêu cực và vi phạm các chế độ chính sách về kế toán tài chính của nhà nưóc cũng như các quy định của công ty. - Cung cấp đầy đủ các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh thường kỳ của công ty, cân đối thu chi tài chính hàng tháng, ,quý, tổ chức và huy động các nguồn vốn một cách hợp lý và có hiệu quả. - Kiểm tra lập báo cáo, quyết toán phân tích hoạt động kinh tế thị trường phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Thực hiện côngviệc đào tạo, bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ nhân viên, làm công tác thống kê, kế toán của các xí nghiệp thành viên và công ty. 4. Phòng xuất nhập khẩu: Chức năng: a. XD kế hoạch XNK, tham mưu giúp giám đốc chỉ đạo có hiệu quả KH XNK của công ty. b. XD chế độ quản lý XNK của công ty trên cơ sở chế độ XNK của Nhà nước và tham mưu cho GĐ thực hiện tốt các chế độ quản lý. c. XD chiến lược mặt hàng và khách hàng của công ty:XD KH Marketing và tổ chức các phương pháp Marketing sản phẩm XNK. Nhiệm vụ: 1. Giúp giám đốc chỉ đạo có hiệu quả KH XNK từng tháng , quý và cả năm. 2. Chuẩn bị đầy đủ các văn bản hợp đồng bằng tiếng anh, tiếng việt để GĐký với khách hàng. 3. Theo dõi đôn đốc tiến độ thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng. 4. Kiểm tra, điều chỉnh LC đúng nguyên tắc buôn bán Quốc tế về mặt hàng đó. 5. Thống kê, báo cáo mặt hàng XNK theo định kỳ với bộ thương mại. 6. Giúp các đơn vị trong công ty về nghiệp vụ XNK. 7. Thực hiện nghiệp vụ XNK trong giao nhận hàng XNK và thanh toán với khách hàng. 8. Lưu trữ và boả quản hồ sơ XNK. 9. Khai thác các hợp đồng XNK trực tiếp , XNK uỷ thác làm tăng doanh số cho công ty. Phòng kinh doanh XNK cũng đã được tăng cường quyền chủ động trong kinh doanh XNKtheo quyết định ngày 30/8/1999. Phòng được quyền trực tiếp ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh theo quy định của công ty. được quyền quyết định tuyển chọn hoặc cho thôi việc đối với CBCNV trong phòng theo quy chế. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước công ty và trước pháp luật về kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ XNK, VAT đối với mõi hợp đồng kinh doanh của phòng. 5. Phòng đầu tư và xây dựng Phòng có chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Chức năng quản lý: Phòng đầu tư và xây dựng tham mưu cho Ban giám đốc công ty về: - Quy hoạch tổng thể, chi tiết các khu vực của công ty đang quản lý. - Kiểm tra giám sát việc xây dựng mới và sửa chữa thường xuyên của công ty. - Quản lý các đơn vị xây dựng của công ty về công tác kỹ thuật, chất lượng, thanh quyết toán. - Tham gia soạn thảo toàn bộ hoặc một phần dự án của công ty về lĩnh vực đầu tư xây dựng. Chức năng kinh doanh: Được phép kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng: nhận thầu, xây lắp công trình... trong phạm vi giấy phép của công ty. B. Các đơn vị SXKD. 1. Trung tâm dịch vụ giao nhận và kho vận quốc tế Vạn Xuân. - Trung tâm được thành lập ngày 14/3/1998. Chức năng: Tổ chức kinh doanh các dịch vụ giao nhận hàng hoà quốc tế và nội địa theo nhu cầu của các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh,KD XNK, các hãng vận tải và giao nhận,các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - Đại lý vận tải, giao nhận và đại ltàu biển cho các hãng tàu trong và ngoài nước. 2. Cửa hàng kinh doanh may mặc Cửa hàng được thành lập ngày 22/5/1998. Chức năng: - Kinh doanh các mặt hàng may mặc - Được phép kinh doanh một số mặt hàng, DV khác theo giấy phép của công ty. 3. Trung tâm phát triển thương mại, tư vấn và chuyển giao công nghệ Vạn Xuân: Được thành lập ngày 18/7/1995. Chức năng, nhiệm vụ: - Sưu tầm, thu thập, đánh giá các dự án chào hàng và đầu tuwtrong các lĩnh vực sản xuất, CN nhẹ với quy mô vừa và nhỏ, chọn lựa giới thiệu, triển khai DV tư vấn và chuyển giao công nghệ. - Tư vấn cho các dự án đầu tư về thiết bị, công nghệ với phương thức chìa khoà trao tay, khai thác các nguồn vốn ưu đãi từ nước ngoài cho các dự án đầu tư. - Nghiên cứu các công nghệ mới, tiến hành sản xuất thử, nếu thành công sẽ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp khác hoặc triển khai SX với quy mô lớn hơn. 4. Cửa hàng thiết bị văn phòng Được thành lập ngày 12/12/1997. Chức năng: - Kinh doanh các mặt hàng thiết bị văn phòng. - Thực hiện các DV tư vấn, chuyển giao công nghệ, DV kinh tế trước trong và sau khi bán hàng đối với các mặt hàng thiết bị văn phòng tham gia đâú thầu cung cấp các thiết bị VP cho cơ quan, DN nhà nước và tư nhân. 5. XN may Vạn Xuân 1. Được thành lập năm 1994 Chức năng: Thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc và hàng nội địa. 6. XN XD số 7 Được thành lập ngày 24/8/1999. Chức năng: - Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế về xây dựng các công trình:XD dân dụng, XD công nghiệp, thuỷ lợi, XD giao thông theo sự uỷ quyền của GĐ công ty. - Được trực tiếp giao dịch, đàm phán, tổ chức hồ sơ đấu thầu các công trình XD dân dụng công nghiệp… - Được tổ chức SX&KD các loại VLXD và trang thiết bị nội, ngoại thất. 7. Trung tâm lữ hành Quốc tế Vạn Xuân C. Chi nhánh Ninh Bình. 1. Làng du lịch quốc tế Vạn Xuân: Được thành lập ngày 12/3/1996 Chức năng, nhiệm vụ: - KD DV khách sạn, nhà hàng, các DV khách sạn. - KD thương mại trong phạm vi được công ty cho phép phù hợp với giấy phép hoạt động của công ty. - KD DV lữ hành 2. Trung tâm thương mại Vạn Xuân2: Chức năng, nhiệm vụ: - Sưu tầm thu thập đánh giá các dự án chào hàng. - Tư vấn cho các dự án Đầu tư về thiết bị công nghiệp. 3. XN may Vạn Xuân 2 Được thành lập năm 1994 Chức năng, nhiệm vụ:( giống XN may VX1). D. Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 1. XN XD số 8: Được thành lập ngày 10/4/1999. Chức năng,nhiệm vụ: như XN XD số7. 2. XN XD số9: Được thành lập ngày 10/1/1998. 3. XN may XK Phúc Thịnh: Được thành lập ngày24/8/1999. Chức năng, nhiệm vụ: XN được tiến hành các hoạt động SXKD ngành may mặc theo nội dung giấy phép hoạt động của công ty. Phần II. Đánh giá tình hình SXKD của công ty: I. Đặc điểm của công ty: Công ty Đầu tư thương mại Vạn Xuân là một doanh nghiệp nhà nước thuộc trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Khi mới thành lập công ty chỉ có 3 đơn vị: 1 xưởng sản xuất may,1 phòng kinh doanh, 1 phòng nghiệp vụ. Xưởng sản xuất và phòng kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả. Ngay từ những năm đầu mới thành lập công ty đã chiếm cảm tình của khách hàng. Nhưng do công nghệ cũ, máy thiếu và lạc hậu, thời gian đầu sản xuất bị đình trệ, sản phẩm may của công ty không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đứng trước tình hình đó và được sự giúp đỡ của trung ương đoàn, công ty đã mạnh dạn vay vốn trung và dài hạn của nhà nước để đầu tư hai xí nghiệp may:XN may Vạn Xuân 1 tại Hà Nội và XN mây VX2 tại Ninh Bình với tổng số 400 máy may công nghiệp và 50 máy chuyên dùng của Nhật. Đến nay công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 650 lao động trong ngành may, công suất trung bình của cả 2 xí nghiệp là 350 áo jacket/ngày. Sản phẩm được sản xuất ra trên dây chuyền hiện đại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nên sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Sản phẩm áo jacket của công ty đã chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Mục tiêu của công ty là ổn định thị trường, gia công sản phẩm may tiến tới xuất khẩu trực tiếp đồng thời nâng cao hiệu quả của các xí nghiệp. Bên cạnh đó công ty còn mở nhiều lĩnh vực hoạt động như kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng giao thông, giới thiệu việc làm, tuyển công nhân và chuyên gia lao động có thời hạn ở nước ngoài. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có tăng trưởng. a. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: Đơn vị: 1000 đồng Các chỉ tiêu cơ bản Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Tổng doanh thu 14.531.797,7 16.021.349.3 23.354.799 Cáckhoản nộp NSNN 398.653,5 497.579,2 1.467.896 Lợi nhuận sau thuế 30.595,2 32.616,1 68.912,8 Thu nhập bình quân (người/tháng) 487 495 500 b. Nhận xét: Mặc dù công ty mới được thành lập Từ năm 1993, nhưng do có sự cố gắng nỗ lực của tập thể lao động trong công ty, doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Đến năm 1999 doanh thu đã đạt hơn 16 tỷ đồng ước thực hiện năm 2000 đạt hơn 23 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2000 so với năm 1999 tăng gấp hơn 2 lần.Thu nhập bình quân của người lao động là 500.000 đồng.Tổng nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên. Năm 1996 tổng số vốn là 6,480 tỷ đồng. Trong đó: Vốn cố định là 4.295 triệu đồng. Vốn lưu động là 2.185 triệu đồng. Đến năm 1999 tổng số vốn là: 35 tỷ đồng. c. Đánh giá: Ưu điểm: Nhìn chung hoạt động SXKD của công ty có tăng trưởng, người lao động có việc làm ổn định và thường xuyên. Về may mặc đã đáp ứng được yêu cầu của XK. KD du lịch tăng trưởng khá, thu hút được nhiều khách du lịch.Các XN XD của công ty đã tiến hành thi công nhiều công trình, tạo việc làm cho người lao động. Duy trì được nhịp độ sản xuất. Công ty luôn chú trọng giữ vững uy tín chất lượng sản phẩm, nâng cấp máy móc thiết bị nhà xưởng,điều kiện làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Về lao động: Nguồn nhân lực chính là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động SXKD của công ty. Cho đến thời điểm hiện nay lao động của công ty gồm 800 người, trong đó chủ yếu là lao động trẻ năng động, có sức khoẻ tốt, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động. Nhược điểm: Bên cạnh những mặt dã đạt được công ty còn gặp không ít khó khăn và hạn chế: Cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị của công ty vẵn còn nhỏ bé, yếu kém, lạc hậu. Các công nhân ở các XN may chủ yếu là từ nông thôn lên, do đó lực lượng lao động của 2 XN may thường không ổn định, trình độ tay nghề chưa đồng đều, năng suất lao động thấp. Tiền lương của công nhân còn thấp, do đó chưa trở thành động lực khuyến khích người lao động. Hiệu quả SXKD thấp, chưa có tích luỹ. Về thị trường: Công ty chưa có các biện pháp tích cực để mở rộng thị trường. II. Phương hướng, kế hoạch SXKD năm 2001. 1. Tình hình đặc điểm năm 2001: - Nền kinh tế đất nước có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2000. Tốc độ tăng trưởng thương mại , công nghiệp, du lịch có khả năng tăng cao từ 15-20%. - Thị trường XK sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ, tạo cơ hội lớn cho XK hàng may mặc, thủ công, mỹ nghệ và dịch vụ. 2. Phương hướng phát triển SXKD năm 2001: a. Đầu tư chiều sâu, tăng năng lực SX may mặc XK lên 2 lần so với năm 2000, đồng thời với nâng cao chất lượng quản lý sản phẩm. - Đầu tư chiều sâu, tăng năng lực SX XN may Vạn Xuân2 lên 2lần. - Đầu tư XD chất lượng quản lý XN may Vạn Xuân 2 đạt tiêu chuẩn ISO 9000 - Tiếp tục hoàn thiện XN may VX1 về năng xuất, chất lượng sản phẩm và quản lý. - Tăng hiệu quả SX thông qua 2 hình thức: ã Tăng giá trị gia công hàng có chất lượng cao và năng suất lao động tăng trưởng 1,5 lần. ã Tăng tỉ lệ sản phẩm bán FOB chiếm 30% tổng doanh số. b. Tăng cường chất lượng toàn diện của các loại DV tại làng du lịch Quốc tế Vạn Xuân đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, phấn đấu tăng 1,5 lần doanh số kinh doanh so với năm 2000. - Thực hiện chế độ bồi dưỡng nâng cấp nghiệp vụ cán bộ quản lý nhân viên làng du lịch quốc tế Vạn Xuân. - Đẩy mạnh Marketing, chính sách khách hàng nhằm ổn định khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới. Mở rộng kinh doanh các loại hình để tăng cường công suất và hiệu suất kinh doanh. c. Đẩy mạnh dịch vụ XK lao động ở tất cả các khâu. Phấn đấu chất lượng và số lượng tăng gấp 2-3 lần. - Đầu tư mạnh mẽ công tác đào tạo chất lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo. - Chuyên môn hoá và nâng cao nghiệp vụ cán bộ quản lý, cán bộ nhân viên thực hiện DV XK lao động, quản lý lao động ngoài nước, coi trọng giáo dục phẩm chất CBCNV trong công tác XNK. - Đẩy mạnh khai thác thị trường bảo đảm nâng cao nhanh chóng số lượng lao động XK ở mức 300 – 500 lao động. d. Đẩy mạnh hoạt động KD XNK, thương mại trên cơ sở yêu cầu cao về công tác quản lý và bảo đảm an toàn tuyệt đối và chấp hành pháp luật nhà nước, quy chế của công ty và thực hiện nghĩa vụ tài chính nghiêm ngặt: - An toàn về pháp luật. - An toàn về tài chính. - Nghĩa vụ tài chính được nâng cao. 3. Tăng cường công tác quản lý: a. Chấn chỉnh mạnh mẽ các đầu mối SXKD, kiên quyết giải thể, sát nhập các đơn vị yếu kém về quản lý hiệu quả SX. Không mở rộng đầu mối SXKD độc lập. - Củng cố chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Giảm và giải thể một số đơn vị hoạt động kém hiệu quả. - Củng cố tổ chức tăng cường kiểm tra quy chế quản lý đối với XN may VX1.Xn may VX2 và làng du lịch quốc tế VX. - Rà soát lại quy chế quản lý, quy chế tài chính và nhân sự đối với từng đơn vị kinh doanh thương mại, du lịch, DV trực thuộc theo hướng ngày càng yêu cầu cao và giải thể các đơn vị yếu kém. b. Tiến hành cổ phần hoá XN may VX1, làng du lịch quốc tế VX. Tiến hành cổ phần hoá bước 1:XNmay VX2. Các chỉ tiêu cụ thể: Tổng doanh thu:27.000 triệu đồng. Tổng chi phí: 26.650 triệu đồng. Lợi tức trước thuế: 350 triệu đồng. Tổng số nộp ngân sách nhà nước: 685 triệu đồng. Nộp nghĩa vụ Trung ương Đoàn: 70 triệu đồng. kết luận Nội dung của bản báo cáo tổng hợp là sự tìm hiểu bước đầu của tôi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, và khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đâù tư và thương mại Vạn Xuân. Mặc dù thời gian ngắn nhưng các kiến thức thu nhận được đối với tôi là vô cùng bổ ích. Nó sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng như mở mang hiểu biết của bản thân về hoạt động thực tế, về cách vận dụng kiến thức đã học được vào thực tiễn, về phong cách làm việc. Ghi chú Chỉ đạo trực tiếp Chức năng hướng dẫn Chỉ đạo về tổ chức, hành chính và bảo vệ Bộ phận hành chính Bộ phận tổ chức - lao động - tiền lương Bộ phận Quản trị bảo vệ Ban tài chính Bảo vệ Bộ phận kế toán Tiếp thị Bộ phận nghiệp vụ XNK Sơ đồ hệ thống tổ chức bộ máy công ty Vạn Xuân Chi uỷ Ban GĐ công ty Công đoàn Đoàn thanh niên Làng du lịch VX XN XD số 7 Tham mưu Các đơn vị SXKD Chi nhánh Ninh Bình XN may XK Phúc Thịnh XN XD số 8 XN may VX2 TT thương mại VX2 Chi nhánh HCM TT lữ hành quốc tế XN XD số 9 TT du lịch và cung ứng lao động VX Vatechcen XN may VX I P.XNK NV TT XNK (6) (7) Phòng đầu tư và xây dựng P.KT-TC TC KT NH (4) (5) Văn phòng HC TC QT VT LĐ BV TH TL (1) (3)
Tài liệu liên quan