Qua hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, biểu hiện ở nhiều mặt trong nền kinh tế xã hội. Đời sống nhân dân được từng bước cải thiện, hàng hóa trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới. Đó là nhờ các đường lối, chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước ta.
43 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty thương mại và bao bì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Qua hơn 10 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, biểu hiện ở nhiều mặt trong nền kinh tế xã hội. Đời sống nhân dân được từng bước cải thiện, hàng hóa trên thị trường trong nước ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang thị trường thế giới. Đó là nhờ các đường lối, chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước ta. Trong đó chủ trương kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là một chủ trương đúng đắn. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo sẽ làm cho nền kinh tế của nước ta đi đúng hướng, đúng mục tiêu của Đảng, của dân ta cả về mặt kinh tế lẫn về mặt chính trị. Do đó từ năm 1989 khi nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế thì Đảng và chính phủ đã có những chính sách, định hướng để xây dựng kinh tế nhà nước trở nên vững mạnh, đặc biệt là những ngành có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Với mục đích dần xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã gây ra sự trì trệ cho nền kinh tế trong nhiều năm nên nhà nước ta đã tiến hành thành lập các công ty. Các công ty này tự tiến hành kinh doanh và hạch toán độc lập, vốn do nhà nước cấp và tiến hành nộp thuế sử dụng vốn cho nhà nước. Trong số các công ty của nhà nước thì cũng có những công ty làm ăn không có hiệu quả do sự thay đổi kinh tế. Công ty thương mại và bao bì Hà Nội ngày nay cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Qua hơn 10 năm hoạt động công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đó cũng chính là lý do để nhìn lại cũng như đánh gía hoạt động của công ty để từ đó thấy được những thành công và những tồn tại của công ty từ đó có thể đề ra được các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn vướng mắc của công ty cũng như phát huy các yếu tố thuận lợi của công ty.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cám ơn công ty Thương mại và Bao bì Hà Nội, đặc biệt là các cán bộ trong phòng Kinh doanh 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập ở công ty. Xin trân trọng cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Vũ Huy Thông, giảng viên khoa Marketing- Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo thực tập này.
I- Tóm lược về doanh nghiệp:
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định số 250/QĐ-UB ngày 24 tháng 1 năm 1989 thành lập "Công ty bao bì xuất khẩu Hà Nội", tên thương mại là HAPACO, đến nay công ty có tên là "Công ty thương mại và bao bì Hà Nội", tên thương mại là HATRAPACO. Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại 201 phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Tiếp quản xí nghiệp chạm bạc ở phố Khâm Thiên Hà Nội với nhà xưởng cấp 4, có 92 công nhân chạm bạc trong đó 72% là nữ. Đồng thời vào thời kỳ các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã nên mặt hàng chạm bạc không còn thị trường tiêu thụ, hơn thế nữa tài sản cố định không đáng kể.
Mặc dù được nhà nước cấp vốn nhưng chỉ là lượng vốn rất ít ỏi nên công ty đã phải cố gắng bằng chính nội lực của mình. Trong 2 năm đầu khi mới thành lập, công ty phải tiến hành kinh doanh trên phạm vi toàn quốc. Trong thời kỳ này công ty chủ yếu tiến hành hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm phục vụ cho sản xuất bao bì. Hai năm đầu hoạt động công ty bị thua lỗ do tay nghề của công nhân chưa cao và quản lý không tốt đồng thời thị trường bao bì chưa phát triển. Từ năm 1991 công ty quyết định lựa chọn sản xuất bao bì carton và khi xưởng sản xuất carton ra đời đã giải quyết công ăn việc làm cho 60 lao động trong công ty. Đến nay công ty làm ăn đã có lãi, hoàn thành các nghĩa vụ đối với nhà nước,lương công nhân ở mức trung bình của thành phố Hà Nội từ 600.000đồng đến 700.000đồng/tháng. Đến nay vốn do nhà nước cấp cộng với vốn tự có và vốn lưu động của công ty đã gấp 6 lần năm 1990. Công ty đã xây dựng được trên 1000m² nhà xưởng và hoạt động có hiệu quả. Thị trường của công ty mở rộng dần từ Nam ra Bắc và khách hàng không chỉ là khách hàng Việt Nam mà còn là các công ty, xí nghiệp liên doanh nước ngoài. Hiện nay công ty đang tiến hành mở rộng mặt hàng kinh doanh. Cho đến nay công ty là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, và là thành viên của Liên hiệp Công ty Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội. Như vậy qua 14 năm, công ty đã có sự phát triển lớn mạnh và bền bỉ đi lên bằng chính nội lực của mình.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:
Công ty có cơ cấu bộ máy chính như sau: Công ty có 3 cơ sở:
- Cơ sở chính: Chủ yếu tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại. Gồm có các phòng ban sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 2
Phòng TC- HC (8 ng)
Phòng Kế toán
(7 ng)
Phòng KD 1
(6 ng)
Phòng KD 2
(5 ng)
Phòng Kế hoạch&Đầu tư
(5 ng)
- Cơ sở sản xuất gồm có:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Xưởng sản xuất carton sóng
Xưởng Bán thành phẩm
Xưởng Thành phẩm
Xưởng In
Tổ Bảo vệ
- Chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh.
3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
3.1. Chức năng của công ty:
- Sản xuất và kinh doanh các loại bao bì cho xuất khẩu và nội địa.
- Kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
- Kinh doanh thương mại tổng hợp.
3.2. Nhiệm vụ của công ty:
- Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất bao bì.
- Nhập khẩu các hàng hóa phụ trợ cho sản xuất và kinh doanh bao bì.
- Cung cấp bao bì cho nhu cầu trong nước.
- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra nước ngoài.
- Thu gom hàng hóa phục vụ cho kinh doanh thương mại tổng hợp.
II- Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty:
1. Môi trường kinh doanh của công ty:
1.1.Môi trường bên ngoài:
a. Điều kiện chính trị:
Nước ta đã được độc lập 28 năm với sự ổn định về chính trị. Từ sự ổn định về chính trị dẫn đến sự ổn định và phát triển về kinh tế. Nhưng ngược lại có ổn định về kinh tế thì mới có ổn định về chính trị. Từ đó có thể thấy được chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Do đó công ty cũng gặp những khó khăn và thuận lợi khác nhau. Thuận lợi là:
- Thứ nhất là sự ổn định về chính trị, khi ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các bạn hàng mạnh dạn vào làm ăn ở Việt Nam từ đó công ty sẽ có nhiều cơ hội hơn, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm được các nguồn hàng mới đồng thời cũng tạo sự an tâm cho công ty khi thực hiện bất cứ một hoạt động kinh doanh nào.
- Thứ hai là nhà nước ta đã từng bước đặt quan hệ ngoại giao, tiến hành trao đổi về kinh tế, chính trị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty làm ăn dễ hơn đặc biệt trong các hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thứ ba là chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước ta là mở cửa nền kinh tế để tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài vào làm ăn.
- Thứ tư là nhà nước ta luôn chủ trương xây dựng nền kinh tế với kinh tế nhà nước là chủ đạo nên công ty cũng có nhiều điều kiện ưu đãi hơn trong kinh doanh.
- Thứ năm là bộ máy chính trị của Đảng và Nhà nước ta luôn có sự thống nhất về đường lối chính trị, kinh tế mặc dù có sự thay đổi tổ chức bộ máy Chính phủ cũng như bộ máy của Đảng.
- Thứ sáu là công ty có trụ sở đặt tại Hà Nội là thủ đô của cả nước đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nên công ty cũng có nhiều cơ hội làm ăn hơn.
Tuy nhiên công ty cũng gặp những khó khăn lớn khi kinh doanh. Đó là sự không ổn định trong các chính sách của nhà nước đã gây ra không ít khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Công ty thuộc thành phần kinh tế nhà nước mặc dù có những lợi thế nhưng cũng có những hạn chế đặc biệt là sự huy động vốn rất khó khăn khi cần thực hiện các thương vụ đòi hỏi nắm bắt đúng thời cơ. Ngoài ra bộ máy hành chính của nhà nước còn quá cồng kềnh, rườm rà làm cho sự linh hoạt, chủ động trong kinh doanh của công ty bị hạn chế rất nhiều. Đồng thời còn phải kể đến các tiêu cực trong bộ máy nhà nước tạo nên sự không công bằng cũng như khó khăn trong kinh doanh của công ty. Cũng phải kể đến hệ thống pháp luật của nước ta còn quá nhiều kẽ hở và việc áp dụng luật còn nhiều chỗ chưa đúng do đó cũng tạo nên sự không công bằng trong kinh doanh, gian lận thương mại.
Như vậy các điều kiện về chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, nó gắn liền với hoạt động của công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai. Điều kiện chính trị chính là điều kiện đầu tiên để công ty hoạt động.
b. Điều kiện kinh tế:
Công ty được thành lập từ năm 1989, đây là thời kỳ nước ta bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới đất nước với nhiệm vụ đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế triền miên. Mở cửa nền kinh tế, xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta. Đến nay nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, bước đầu đã xây dựng được một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh rất thuận lợi nhưng cũng rất khó khăn. Do đó công ty có những thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi đó là:
- Thứ nhất là thu nhập quốc dân của nền kinh tế đã cao hơn so với 10 năm trước đây nên nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các mặt hàng khác cũng tăng lên, nên công ty cũng có cơ hội làm ăn hơn.
- Thứ hai là nền kinh tế đã bắt đầu có sự tăng trưởng nhanh trong những năm trở lại đây kéo theo đó là sự phát triển của nền kinh tế nên nhu cầu về hàng hóa cũng tăng cao đồng thời nhà nước cũng có nhiều khoản đầu tư hơn đặc biệt là cho các doanh nghiệp của nhà nước. Do đó công ty cũng có nhiều cơ hội hơn khi xin vốn từ nhà nước.
- Thứ ba đó là nước ta đã đẩy lùi được lạm phát nên nền kinh tế đã phát triển ổn định hơn. Trong 2 năm 1998 và 1999 nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Thái Lan nên các công ty của Việt Nam nói chung cũng như HATRAPACO nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Biểu hiện ở việc xuất khẩu khó khăn, buôn bán ngay trong nước cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
- Thứ tư đó là nhà nước đã ổn định được tỷ giá hối đoái trong nhiều năm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm làm ăn đặc biệt là các công ty tiến hành hoạt động xuất khẩu.
Khó khăn đó là:
- Thứ nhất là sự cạnh tranh quyết liệt trong nên kinh tế nước ta và trên thị trường quốc tế làm cho công ty kinh doanh khó khăn hơn.
- Thứ hai là những gian lận trong thương mại tạo nên sự không công bằng trong kinh doanh.
- Thứ ba là những chính sách về thuế làm cho giá cả bị đẩy cao lên, đặc biệt khi chính phủ thực hiện chính sách thuế giá trị gia tăng (VAT) làm cho giá bán của các mặt hàng cao hơn từ đó làm cho sức mua giảm.
- Thứ tư đó là khi công ty tiến hành hoạt động xuất khẩu thì phải chịu những thông lệ quốc tế nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn.
- Thứ năm là nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh nên cơ sở hạ tầng của nền kinh tế bị tàn phá nặng nề nên các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng cũng gặp phải nhiều khó khăn. Từ cuối năm 1999 nền kinh tế nước ta xuất hiện những dấu hiệu chững lại, sức mua giảm xuống rõ rệt trên tất cả các ngành của nền kinh tế. Do đó công ty cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy có những khó khăn nhưng công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục như thành lập phòng kế hoạch & đầu tư để đưa ra những biện pháp, những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, tăng cường các biện pháp tiếp thị, mở rộng thị trường của công ty, tranh thủ vốn nhà nước cấp, chuyển từ việc công ty tự tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu sang uỷ thác xuất và uỷ thác nhập.
c. Điều kiện xã hội:
Điều kiện xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Một xã hội tiến bộ, có bản sắc văn hoá riêng sẽ là cơ hội để công ty tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nhưng đồng thời cũng là khó khăn nếu công ty không biết khai thác đúng hướng, đúng với đặc điểm của xã hội đó. Công ty có nhiều thị trường nhưng quy lại có hai thị trường chính đó là thị trường trong nước và thị trường ngoài nước và mỗi một thị trường lại có những điều kiện xã hội khác nhau.
Đối với thị trường trong nước, công ty có nhiều điều kiện thuận lợi. Do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao nên những mặt hàng mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật ngày càng được quan tâm chú trọng. Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi sự gia công tỉ mỉ, phức tạp xã hội ngày càng nhiều trong những nơi quan trọng, những gia đình giàu có,…
Đối với thị trường nước ngoài thì nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất cao, không những chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đạt được tiêu chuẩn về chất lượng. Thị trường nước ngoài đa dạng và phong phú về nhu cầu cũng như khiếu thẩm mỹ. Đây cũng là cơ hội để công ty tiến hành kinh doanh với các thị trường khác nhau. Tuy nhiên công ty cũng gặp những khó khăn như việc đáp ứng các tiêu chuẩn nước ngoài, các công ty ở các nước đó thường tin dùng các sản phẩm của các bạn hàng truyền thống, sự cạnh tranh ở các thị trường này rất khốc liệt.
d. Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh thường làm cho công ty khó khăn hơn trong kinh doanh. Đối thủ cạnh tranh của công ty không chỉ là những đối thủ trong nước mà còn là những đối thủ nước ngoài. Do nhà nước ta có chính sách tất cả các thành phần kinh tế tham gia trực tiếp kinh doanh, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu nên đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều đặc biệt là các xưởng, các xí nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều. Các xí nghiệp, công ty tư nhân ít chịu sự chi phối của nhà nước một cách trực tiếp nên khả năng linh hoạt, chủ động trong kinh doanh cao hơn công ty đặc biệt là khả năng huy động vốn nhanh, thích ứng nhanh nhạy với sự thay đổi môi trường kinh doanh, hiệu quả quản lý cao, bộ máy gọn nhẹ. Bên cạnh đó các công ty tư nhân cũng có những hoạt động lách luật như gian lận thương mại, trốn thuế, từ đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh các công ty tư nhân thì các công ty nhà nước cũng là đối thủ cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên chính các đối thủ cạnh tranh là động lực để công ty cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh. Trong hoàn cảnh hiện nay, các đối thủ cạnh tranh cũng có rất nhiều hoạt động để tăng cường vị thế của mình trên thị trường, ngoài các đối thủ hiện tại còn có các đối thủ tiềm năng đó chính là các công ty sắp tham gia vào thị trường. Do đó, công ty cần có những biện pháp cụ thể để có thể giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Môi trường bên trong:
a. Điều kiện về tài chính:
Vốn ít, cơ sở vật chất ban đầu chỉ là dãy nhà cấp bốn tiếp quản của xí nghiệp chạm bạc. Cho đến nay vốn của công ty đã gấp sáu lần vốn lúc đầu. Có được thành tích trên là nhờ được sự bổ sung vốn từ Sở tài chính, Cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại Hà Nội. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong khi công ty đang khó khăn về nguồn vốn thì năm 1999 công ty lại bị chiếm dụng vốn 1,2 tỷ đồng đến nay vẫn chưa đòi được. Như vậy điều kiện tài chính của công ty đang hết sức khó khăn, tuy nhiên tập thể cán bộ công nhân viên của công ty vẫn cố gắng để đạt được các chỉ tiêu mà nhà nước đề ra đồng thời tranh thủ xin thêm vốn từ nhà nước và tận dụng các khoản vay ưu đãi của nhà nước.
b. Lợi thế kinh doanh:
Qua 14 năm hoạt động công ty đã có những lợi thể kinh doanh nhất định và những lợi thế này đã giúp công ty hoạt động có hiệu quả.
- Thứ nhất, công ty thuộc thành phần kinh tế nhà nước, do đó cũng có được những ưu đãi nhất định do chủ trương của nhà nước là kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Tất nhiên công ty không thể chỉ dựa vào những sự ưu đãi này.
- Thứ hai, công ty đặt trụ sở kinh doanh chủ yếu ở hai trung tâm kinh tế lớn đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh do đó công ty cũng có nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
- Thứ ba, công ty hiện giờ là thành viên của Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội, đồng thời là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, do đó được sự chỉ đạo từ cấp trên mỗi khi gặp khó khăn và tăng thêm vị thế của công ty trên thị trường.
c. Trình độ nhân sự:
Trình độ nhân viên của công ty được nâng cao dần qua thời gian. Khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường được nâng cao hơn. Với việc thành lập phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và đầu tư thì khả năng an toàn trong kinh doanh được nâng cao hơn, tìm được nhiều thị trường mới, tăng cường các hoạt động marketing. Việc bố trí nhân sự cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các phòng này. Những cán bộ trẻ mới được tuyển dụng có trình độ, có sức trẻ do đó có thể tăng cường khả năng kinh doanh cho công ty. Khả năng quản lý của các nhà quản trị cũng khá tốt thể hiện ở việc tạo ra một bầu không khí thoải mái trong khi làm việc, nhà quản trị cấp cao nhất cũng có sự quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên.
Cơ cấu lao động của công ty:
Chỉ tiêu
Trình độ
Giới tính
Độ tuổi
Đại học
Trung cấp
Sơ cấp
Nam
Nữ
23-30
30-45
45-60
Số lượng
20
50
69
80
59
90
29
20
Tuy nhiên với trình độ như vậy thì các nhân viên của công ty cũng chưa đủ khả năng để có thể đưa doanh nghiệp thực sự trở thành một công ty lớn của nhà nước bởi lẽ thị trường thay đổi bất thường mà khả năng cập nhật những thông tin mới của nhân viên còn thấp. Do đó việc thích ứng với từng tình huống còn chậm, thêm vào đó khả năng hoạch định hay xây dựng kế hoạch kinh doanh còn thấp. Hơn nữa việc tuyển dụng bên trong công ty còn diễn ra chậm. Do vậy việc tạo điều kiện cho những người thực sự có khả năng với những công việc nhất định được làm đúng vị trí là khó khăn.
2. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002:
Thị trường của công ty ngày càng mở rộng với các bạn hàng trong và ngoài nước, không ngừng tăng về số lượng. Công ty đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh và chuyên vào một số hoạt động như:
- Nhập khẩu: máy móc và nguyên liệu dùng cho sản xuất như thép, giấy, hoá chất, máy dân dụng và máy công nghiệp, hàng tiêu dùng,…
- Xuất khẩu: Hàng thủ công mỹ nghệ như: hàng mây tre, đồ gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ nội thất, bao bì, thảo dược, lương thực, thực phẩm và nông sản,…
- Sản phẩm: Hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ nội thất, các loại bao bì giấy, các mặt hàng sử dụng vật liệu mới có nguồn gốc tự nhiên với hệ thống xưởng sản xuất hàng mây tre đan, đồ gỗ sơn mài, đồ gia dụng, gốm sứ,…
- Dịch vụ: Các dịch vụ khách sạn, đại lý giao nhận và bốc xếp hàng, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…
2.1. Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện:
STT
Nội dung
Kế hoạch giao
Thực hiện năm 2002
Tỷ lệ % so với KH giao
Tỷ lệ % so với cùng kỳ 2001
1
Nhập khẩu
4,8triệu USD
6,95triệu USD
144.80
159.03
2
Xuất khẩu
0,7triệu USD
0,84triệu USD
120.00
178.72
3
Tổng doanh thu
130 tỷ đồng
170,18 tỷ đồng
130.91
151.27
4
Tổng nộp NS NN
17,88 tỷ đồng
Với các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh đã đạt được, công ty Thương mại và Bao bì Hà Nội là một trong hai công ty thành viên của Liên hiệp công ty Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội được UNIMEX Hà Nội, Sở Thương mại Hà Nội đề nghị thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2002 và được Liên hiệp công ty khen thưởng.
2.2. Xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2002 tăng trên 178,72% so với năm 2001. Ngoài việc giữ vững được thị trường và bạn hàng cũ, công ty đã mở rộng thêm thị trường và khách hàng mới ở Nga và Nhật Bản, mở rộng thêm nguồn hàng xuất khẩu về quần áo, hàng mỹ nghệ. Xưởng sản xuất mây tre đã được củng cố về tổ chức, cải tiến về kỹ thuật, chủ động sản xuất được nguồn hàng đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng đạt yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt năm 2002 xưởng này đã cung cấp 90% nguồn hàng xuất khẩu cho công ty, sản xuất tăng 147% so với năm 2001.
2.3. Nhập khẩu:
Công ty có nhiều tiến bộ rõ rệt, kết quả tăng hơn 159% so với năm 2001. Năm 2002, mặt hàng truyền thống như nguyên liệu về giấy gặp nhiều khó khăn, kim ngạch nhập khẩu về mặt hàng này bị giảm sút do thị trường trên thế giới có nhiều biến động về giá cả. Công ty đã mở rộng và đẩy mạnh thêm về