Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh quản lý của công ty hóa dầu Petrolimex

"Các tổng công ty 90, 91 phải có một chiến lược phát triển lâu dài, ít nhất là đến năm 2001, không có chiến lược thì như là đi mà không nhìn thấy đường ", đó là lời phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải tại hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với các Tổng công ty Nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các Tổng công ty diễn ra trong hai ngày 23-24.8.1999, tại Hà Nội. Đây cũng là nhận định đúng đắn và yêu cầu cấp bách đối với khu vực kinh tế Nhà nước trong thời hạn thực hiện AFTA đang đến gần, khi mà cánh cửa vào WTO đang hé mở và hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết. Hội nhập với nền kinh tế trong khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vậy,các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang làm gì để thích ứng và vươn lên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt đồng thời giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công ty Hoá dầu Petrolimex, trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước còn non trẻ song đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu. Cùng với quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước của công ty ngày càng mở rộng, uy tín công ty ngày càng tăng và thị trong nước- quốc tế cũng ngày càng phát triển. Ngày nay, công ty Hoá dầu Petrolimex đã và đang khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hoá dầu nói riêng và trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Báo cáo thực tập tổng hợp ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục gồm 3 chương: Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hoá dầu Petrolimex. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

doc25 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng hoạt động kinh doanh quản lý của công ty hóa dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu "Các tổng công ty 90, 91 phải có một chiến lược phát triển lâu dài, ít nhất là đến năm 2001, không có chiến lược thì như là đi mà không nhìn thấy đường ", đó là lời phát biểu của thủ tướng Phan Văn Khải tại hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với các Tổng công ty Nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các Tổng công ty diễn ra trong hai ngày 23-24.8.1999, tại Hà Nội. Đây cũng là nhận định đúng đắn và yêu cầu cấp bách đối với khu vực kinh tế Nhà nước trong thời hạn thực hiện AFTA đang đến gần, khi mà cánh cửa vào WTO đang hé mở và hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết. Hội nhập với nền kinh tế trong khu vực nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vậy,các doanh nghiệp Nhà nước đã và đang làm gì để thích ứng và vươn lên trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt đồng thời giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công ty Hoá dầu Petrolimex, trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước còn non trẻ song đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu. Cùng với quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước của công ty ngày càng mở rộng, uy tín công ty ngày càng tăng và thị trong nước- quốc tế cũng ngày càng phát triển. Ngày nay, công ty Hoá dầu Petrolimex đã và đang khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm hoá dầu nói riêng và trong hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước nói chung. Báo cáo thực tập tổng hợp ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục gồm 3 chương: Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hoá dầu Petrolimex. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh, quản lý của công ty. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Chương I Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hoá dầu Petrolimex "Petrolimex – Khởi nguồn của mọi chuyển động ". Đây cũng chính là sự khẳng định vai trò và tầm quan trọng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm xăng dầu của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nói chung và công ty Hoá dầu Petrolimex nói riêng. Ngày nay, với bề dày 40 năm kinh nghiệm và truyền thống hoạt động, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã trở thành một tổ chức kinh doanh xăng dầu quốc gia. Với sự hiện diện của 49 công ty trực thuộc và 52 chi nhánh; xí nghiệp thành viên đại diện cho Petrolimex tại 60/61 tỉnh, thành phố, các trung tâm kinh tế trong cả nước và sự hợp tác thương mại với các hãng, các tổ chức kinh doanh lớn trên thế giới đã khẳng định khả năng đáp ứng toàn diện và sự phát triển liên tục của Petrolimex. I. Giới thiệu chung về công ty 1. Lịch sử hình thành công ty: Ngày 1.9.1994, công ty Dầu nhờn Petrolimex (Petrolimex Lubricant Company) – thành viên thứ 25 của tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành lập theo quyết định số 745 TM/ TCCB ngày 9.4.1994 của Bộ thương mại, đánh dâú sự lớn mạnh không ngừng trong lịch sử hình thành và phát triển 40 năm của PETROLIMEX. Đồng thời, điều đó cũng khẳng định đường hướng đúng đắn trong chiến lược đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhằm xây dựng Petrolimex thành một Tổng công ty mạnh, bảo đảm đủ sức cạnh tranh với các hãng dầu trong và ngoài nước, thực sự là một công cụ của Nhà nước để điều tiết thị trường. Đến năm 1999, công ty đổi tên thành Công ty hoá dầu Petrolimex theo quyết định số 1191/1998/QD?BTM ngày 13.10.1998 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Theo giấy phép đăng ký kinh doanh và điều lệ hoạt động của công ty, PLC có các nhiệm vụ và chức năng sau: ã Xuất nhập khẩu kinh doanh dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu (trừ nhiên liệu), vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vận tải phục vụ công tác kinh doanh của công ty. ã Theo Quyết định số 567/XD-QD, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam bổ sung nhiệm vụ cho PLC là: "nghiên cứu, sản xuất, pha chế các loại dầu mỡ nhờn để thay thế các mặt hàng nhập khẩu thuộc phạm vi kinh doanh của công ty ". ã Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đó sau khi được Tổng công ty duyệt. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Trụ sở văn phòng: Công ty PLC có trụ sở văn phòng tại số 1 Khâm Thiên- Đống Đa-Hà Nội. Giám đốc : Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm với Tổng công ty Xăng dầu Việt nam về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phó giám đốc công ty: có 2 người, trong đó một người phụ trách về kỹ thuật, một người kiêm giám đốc chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống phòng ban nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận đó được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ: Bộ máy tổ chức công ty Hoá dầu Petrolimex Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật sản xuất Phòng kinh doanh dầu nhờn Phòng kinh doanh nhựa đường Phòng kinh doanh hoá chất Chi nhánh hoá dầu Sài Gòn Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng Chi nhánh hoá dầu Đà Nẵng Xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội Một số cửa hàng kinh doanh tại Hà Nôi Các đại diện của công ty: tất cả các chi nhánh trên của công ty hoạt động kinh doanh đều hạch toán chung với công ty. 4. Trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật. -Trụ sở văn phòng công ty và các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh được trang bị đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, cmputer và mạng hệ thống diện rộng trong ngành và nối mạng internet. - Kho nhựa đường tại Đà Nẵng,Nhà Bè, Hải Phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Cụm kho chứa hoá chất ở Nhà Bè có sức chứa khoảng 15000 m3 cụm kho chứa hoá chất thứ hai vừa được xây dựng tại Hải Phòng năm 2000 vừa qua. - Dây chuyền pha chế dầu mỡ nhờn Hải Phòng, Nhà Bè tương đương trình độ công nghệ tiêu chuẩn của G7. - Đội xe chuyên dụng vận tải nhựa đường và hoá chất tại các chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. - Hai trung tâm thử nghiệm hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5958-1995 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có khả năng phân tích hầu hết các chỉ số cơ lý hoá của các loại dầu mỡ nhờn,nhựa đường, hoá chất đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam. 5. Đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở hướng dẫn của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, công ty đã tiến hành triển khai công tác định biên xuống các đơn vị cơ sở đảm bảo bộ máy gián tiếp gọn nhẹ nhưng hiệu quả, lao động trực tiếp được bố trí đúng và đủ ở các khâu công việc. Công ty hiện có 560 lao động, trong đó : số lao động gián tiếp là 210 người ở văn phòng công ty và các chi nhánh, số lao động trực tiếp là 350 người làm việc tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, công ty Hoá dầu Petrolimex đã kế thừa được truyền thống cũng như những kinh nghiệm hết sức quý báu. Cùng với một đội ngũ cán bộ tương đối trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết, công ty đã và đang tự khẳng định mình trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Phát huy những thành quả đạt được và không ngừng vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách, PLC sẽ vững bước tiến ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới. II. sản phẩm -khách hàng – tình hình cạnh tranh của công ty. 1. Sản phẩm. Hiện nay, công ty có 3 ngành hàng kinh doanh chính là dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất. Là doanh nghiệp nhà nước duy nhất tham gia vào lĩnh vực kinh doanh dầu mỡ nhờn, PLC đã đảm bảo cho thị trường trong nước và xuất khẩu các loại dầu nhờn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế mang các nhãn hiệu nổi tiếng Petrolimex, BP,ELF, PLC... cho các khách hàng công nghiệp trọng điểm và các hộ tiêu dùng trong nước. Do công tác đầu tư vào trang thiết bị kỹ thuật và cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định là nhiệm vụ cơ bản của chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn của ngành nhựa đường nói riêng và của toàn công ty nói chung, PLC đã trở thành nhà cung cấp nhựa đường nóng đầu tiên ở Việt Nam. Bên cạnh đó, PLC cũng chiếm thị phần lớn về các sản phẩm nhựa đường đặc đóng phuy, nhựa đường lỏng và nhựa đường nhũ tương... Về ngành hàng hoá chất, PLC là nhà cung cấp các loại dung môi rời như dung môi cao su, dung môi pha sơn LAWS, Toluence, Xylene...với phương thức giao hàng bằng xe tex đến tận kho của khách hàng hoặc đóng phuy 200 lit. Ngoài ra, PLC còn là nhà cung cấp các loại chất dẻo cho công nghiệp sản xuất các loại bao bì như PP, HDPE, LDPE, các loại hoá chất để sản xuất mút PPG, TDi, các loại hoá dẻo DOP, DiNP... Do đặc thù là nguyên liệu đầu vào cơ bản cho các ngành kinh tế khác và thường được mua bán với khối lượng lớn bằng phương thức đấu thầu nên các sản phẩm của PLC luôn phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về số lượng, chất lượng và giá cả. Dù vậy, các sản phẩm của PLC luôn được tín nhiệm và đánh giá cao. 2. Khách hàng. Với mục tiêu ban đầu là nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu (chủ yếu là dầu nhờn chất lượng cao) phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, khách hàng chủ yếu của PLC là các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước. Thị phần của PLC trong khu vực khách hàng quân đội là 10%.PLC đã đáp ứng được 55-60% nhu cầu ngành đường sắt; khu vực mía đường là 30%; than 15%; điện 5%... Các bạn hàng nước ngoài chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Singapore, Mỹ, Đức, Pháp (việc cung cấp dầu nhờn hàng hải cho các khách hàng ELF chiếm khoảng 15% doanh số của công ty). Công tác xúc tiến các hoạt động xuất khẩu sang Lào, Campuchia cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định. 3. Tình hình cạnh tranh a. Ngành hàng dầu nhờn. Sau 8 năm kể từ khi giấy phép đàu tư cho lĩnh vực sản xuất dầu nhờn được cấp, thị trường Việt Nam đã xuất hiện đầy đủ tên tuổi của các hãng dầu nhờn hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, có thể kể tên các đối thủ cạnh tranh trong nước của PLC như:APP, Vidamo...các công ty có vốn đầu tư nước ngoài mang nhãn hiệu: BP, Catrol, Mobil, Caltex, Shell...Với thế mạnh có hệ thống hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc, thị phần sản phẩm dầu nhờn của PLC cho thị trường công nghiệp và dân dụng đạt 25%. b. Ngành hàng nhựa đường. Cũng giống như ngành hàng dầu mỡ nhờn, ngành hàng nhựa đường của PLC đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ nước ngoài như: ADCO, Shell, Caltex...Dù vậy, PLC vẫn tỏ ra chiếm ưu thế với 37% thị phần của dung lượng thị trường, tức vào khoảng 220 000- 250 000 tấn/năm c. Ngành hàng hoá chất. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng song đa dạng về nhu cầu nên chưa có doanh nghiệp nào đủ sức chiếm hoàn toàn ưu thế. Tại đây, các đối thủ cạnh tranh lớn vẫn là: Shell, Mobil, Cemaco, Chemco...Riêng các loại hoá chất lỏng (dung môi cao su,xăng pha sơn, Toluen, Xylene...) PLC hiện chiếm 60% dung lượng thị trường. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đối thủ cạnh tranh chính của công ty vẫn là các công ty nước ngoài có ưu thế về vốn, công nghệ, uy tín thương hiệu trên phạm vi thế giới. Để tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế một cách hiệu quả, công ty cần xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh đúng đắn, trên cơ sở lấy nhân tố con người là động lực cho sự phát triển. III. Vài nét về hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty. 1. Nhận định chung về hoạt động xuất nhập khẩu. Như đã nói ở trên, mục tiêu thành lập ban đầu của công ty là nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu cao cấp phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước. Trong thời gian đầu mới thành lập với mục tiêu học hỏi, nắm bắt công nghệ, nâng cao uy tín doanh nghiệp, người ta biết đến PLC như một nhà phân phối chính cho các hãng dầu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, hoạt động nhập khẩu của công ty chuyển sang việc chỉ nhập khẩu dầu gốc ở dạng rời rồi tự pha chế theo đúng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đồng thời, công ty chuyển hướng từ nhập khẩu phục vụ tiêu dùng sang nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Về bản chất, chiến lược phát triển kinh doanh của PLC là chiến lược tự đầu tư để nội địa hoá sản phẩm tiến tơí thay thế hàng nhập khẩu giống như bất kỳ một liên doanh lắp ráp ô tô, xe máy hay đồ điện tử dân dụng đang được khuyến khích ở Việt Nam. Công ty đã và đang đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu sang hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Đây sẽ là tiền đề cần thiết để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc ra đời các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam sẽ mở ra hướng xuất khẩu cho các sản phẩm hoá dầu của công ty. Mặc dù, hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hoá dầu của PLC chưa thực sự lớn mạnh song đây là một chiến lược phát triển đúng đắn mà công ty đang đẩy mạnh. 2. Các đối tác nước ngoài. Là thành viên chính thức thứ 27 của ELF Lub Marine (Cộng hoà Pháp) PLC không những đã cung cấp dầu nhờn hàng hải cho hàng ngàn lượt tàu biển, thuyền đánh cá tại các cảng Việt Nam mà còn phát triển các hoạt động của mình tới 80 nước và 650 cảng trên thế giới. Các bạn hàng chủ yếu của công ty vẫn là các quốc gia như: Pháp, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Singapore...Cùng với công ty BP- Petrco (Liên doanh giữa Petrolimex và BP oil của vương quốc Anh) PLC đã cung cấp các sản phẩm giàu mỡ nhờn chất lượng cao mang nhãn hiệu BP đến khách hàng...Không ngừng tăng cường phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế luôn là mục tiêu quan trọng của công ty, là cơ sở của cạnh tranh và thâm nhập vào thị trường quốc tế. Chương II thực trạng hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty I. Những kết quả đạt được. 1. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Được chuyển giao một đội ngũ cán bộ có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, vừa có thực tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường lại được kế tục một cơ sở vật chất tương đối thuận lợi của Petrolimex, PLC đã trở thành một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhất của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam sau gần 5 năm hoạt động. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm sau luôn tăng cao hơn năm trước (xem bảng): Bảng: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. (Đơn vị: tỷ VND) Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 STĐ %KH %97 STĐ %KH %98 STĐ %KH %99 Doanh thu 357,4 110,5 125,4 460 104,3 122,3 520,3 106,3 113,1 Lợi nhuận 15,5 115,6 105,2 17 134 108,6 23 124,3 103,9 Nộp ngân sách 22 118,3 107,1 24 114,2 104,1 27 128,6 106,0 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán- Tài chính) Tuy tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại do những tác động khách quan nhưng các chỉ số khác vẫn cho thấy tiềm năng phát triển lớn. Số vòng quay của vốn là 2,7 vòng/năm, trong khi tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu là 4,4% và tỷ suất lợi nhuận/vốn là 31%, tức là gấp khoảng 2,5 lần lãi suất ngân hàng. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể với mức lương bình quân 1 500 000 đ/người/tháng. Trong kế hoạch phát triển dài hạn tới năm 2010, công ty Hoá dầu Petrolimex tập trung xây dựng và phát triển 3 nhóm ngành hàng chính là dầu mỡ nonfm, nhựa đường, hoá chất theo hướng chuyển dần từ nhập khẩu sang sản xuất thay thế hàng nhập khẩu bằng chiến lược tăng trưởng hội nhập (liên kết) theo chiều dọc, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh theo hai hướng: cung ứng và tiêu dùng. Thời gian qua, công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể là: Về ngành hàng dầu bôi trơn công nghiệp và dân dụng. Hiện nay, công ty chuyển sang nhập khẩu dầu gốc ở dạng rời rồi tự pha chế theo yêu cầu tiêu dùng trong nước; tỷ trọng kinh doanh sản phẩm do PLC tự pha chế là 80%. Chất lượng sản phẩm của PLC đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thực tế cho thấy, PLC đủ uy tín và công nghệ tiên tiến, đồng thời là thành viên của ELF, là tổng đại lý của BP trong nhiều năm. Mặt khác, giá thành sản phẩm thấp hơn giá dầu nhờn nhập khẩu cùng tiêu chuẩn chất lượng từ 10-15 %. Nhờ vậy, nhiều năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của công ty đạt 10%/năm. Về ngành hàng nhựa đường, nắm bắt được sự chuyển dịch về công nghệ làm đường mới đòi hỏi cung cấp nhựa đường nóng với khối lượng lớn và liên tục, PLC đã thay hẳn cả phương thức kinh doanh, không nhập nhựa đường phuy mà tập trung đầu tư xây dựng các khu, kho, bể có sức chứa hàng chục ngàn tấn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng...đồng thời phát triển đội xe tex chuyên dùng chở nhựa đường lỏng. Kết quả là PLC đã trở thành nhà cung cấp nhựa đường nóng đầu tiên ở Việt Nam với giá thành hạ 5-7% so với việc nhập khẩu nhựa đường phuy trong khi lại nâng cao được chất lượng sản phẩm so với phương pháp đun nóng cũ. Đồng thời, công ty đã tận dụng được lao động dôi dư và khai thác hiệu quả vỏ phuy đã qua sử dụng trong nước. Về ngành hàng hoá chất. PLC cũng định hướng chủ yếu là kinh doanh hàng xá để phát huy lợi thế về hệ thống kho cảng tiếp nhận hoá chất lỏng với công nghệ xuất nhập hiện đại. Đồng thời, chuyển hướng từ nhập khẩu phục vụ tiêu dùng sang nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Định hướng gắn liền kinh doanh với sản xuất thể hiện rõ qua các dự án liên doanh sản xuất với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là liên doanh giữa PLC với TAYCA và NiSSHO iWAi sản xuất chất hoạt động bề mặt Linear AlkylBenzen (LAS) tại Hải Phòng với tỷ lệ góp vốn giữa Việt Nam và phía nước ngoài là 60-40. Sản phẩm hiện đã xuất xưởng tỏ ra không có đối thủ, kể cả về giá và chất lượng trên thị trường Việt Nam. 2. Tình hình tài chính của công ty Ngay từ đầu năm tài chính, công ty đã làm việc với tổng công ty giao định mức vốn tới các phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất và định mức dư nợ lãi suất cho vay công ty. Trên cơ sở đó, công ty giao kế hoạch các định mức tồn kho, luân chuyển hàng hoá và công nơ mua hàng, bán hàng chi tiết cho từng khách hàng, đã bảo toàn vốn năm 1998 được 4,125 tỷ; năm 1999 là 3 tỷ đồng.Những năm qua, mặc dù nguồn vốn ngân sách do Nhà nước cấp có giảm nhưng nguồn vốn tự có của công ty không ngừng tăng lên. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực sự có hiệu quả.Cụ thể về tình hình vốn của PLC trong giai đoạn 1998-2000 được trình bày ở bảng sau: Bảng : Tình hình vốn của PLC giai đoạn 1998-2000. Năm 1998 1999 2000 Tổng (%) Tổng (%) Tổng (%) Nguồn vốn Vốn ngân sách 37 60 30 52 32 52 Vốn tự có 24,7 40 27,7 48 29,5 48 Phân bổ vốn Vốn cố định 33,3 54 35,8 62 41,8 68 Vốn lưu động 28,3 46 21,9 38 19,7 32 Bảng số liệu trên cũng cho ta thấy nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định của công ty lần lượt tăng qua các năm. Do chiến lược phát triển của công ty là hướng vào sản xuất và kinh hàng xá, trong giai đoạn đầu công ty tập trung đầu tư vào các tài sản cố định, cụ thể là: dây chuyền công nghệ pha chế, các khu vực kho cảng tiếp nhận, bồn bãi và các đội xe;tàu vận tải chuyên dụng. Nguồn vốn đầu tư này sẽ được tài trợ chủ yếu từ quỹ phát triển doanh nghiệp, vốn ngân sách và các hoạt động liên doanh, hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài.Thực hiện định mức vốn dự trữ hàng hoá và tận dụng những ưu đãi về vốn vay ngắn hạn của tổng công ty để cải thiện tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp. 3. Quá trình xây dựng và áp dụng ISO 9002 tại PLC. Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo công ty đã xác định vai trò của chất lượng sản phẩm và chất lượng hệ thống là vấn đề sống còn của công ty. Do vậy, từ năm 1995, PLC đã có định hướng quản lý hệ thống chất lượng theo mô hình ISO 9000.Sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu về ISO 9000, tháng 8/1997 lãnh đạo công ty đã khẳng định sự cam kết về xây dựng hệ thống chất lượng theo ISO 9000, cụ thể là ISO 9002 trên toàn công ty. Trong giai đoạn đầu, để làm quen với mô hình quản lý chất lượng mới, PLC sẽ áp dụng hệ thống chất lượng quản trị trên văn phòng công ty và chi nhánh hoá dầu Sài Gòn ở các lĩnh vực kinh doanh dầu mữ nhờn và nhựa đường.Ngay sau đó, ban giám đốc đã có quyết định thành lập Ban nghiên cứu triển khai thực hiện ISO 9000. Đồng thời công ty cũng tổ chức các lớp học tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng nhận thức về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng này. Tuy chi phí bỏ ra rất lớn nhưng đó là sự đầu tư dài hạn cho tương lai chứ không phải là chạy theo cái mốt của thời đại. Bởi PLC xác định được rõ ràng phương hướng phát triển lâu dài, thị trường của PLC sẽ tập trung vào xuất khẩu. Do đó, ISO 9000 sẽ là công cụ cạnh tranh, trở thành một trong những tiêu chí góp phần nâng cao tính cạnh tranh của PLC. Hơn nữa, giấy chứng nhận ISO 90
Tài liệu liên quan