Báo cáo Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội

Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động kinh doanh đều mong muốn đạt được lợi nhuận tối ưu.Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ do vậy lợi nhuận là vấn đề ngân hàng quan tâm hàng đầu. xuất phát từ thực tiễn hoạt động của BIDV Việt Nam nói chung và chi nhánh BIDV Nam Hà Nội nói riêng trong qúa trình kinh doanh đã bộc lộ những khó khăn thách thức trước yêu cầu cạnh tranh để hội nhập. Đối với chi nhánh BIDV Nam Hà Nội tuy tốc độ tăng trưởng trong những năm qua đạt tỷ lệ khá cao nhưng chất lượng kết quả kinh doanh vẵn chưa tương sứng với tiềm năng của đơn vị. Ngoài những khó khăn của môi trường kinh tế- xã hội còn có nguyên nhân rất quan trọng nữa là việc quản trị điều hành, quản lý các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh còn nhiều vấn đề tồn tại đang đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết nhằm điều chỉnh và đưa ra giải pháp để đưa BIDV Nam Hà Nội Phát triển đạt Hiệu quả. Bào cỏo thực tập gồm 3 phần: Phần I : Tổng quát về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển BIDV Nam hà nội Phần II : Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam hà nội Phần III: Thu hoạch và nhận xét đánh giá trong Ngân Hàng BIĐV Nam Hà Nội Do thời gian, kiến thức hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giỏo PGS.TS: Hà Đức Trụ để báo cáo được hoàn thiện hơn.

doc19 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3665 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động kinh doanh đều mong muốn đạt được lợi nhuận tối ưu.Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ do vậy lợi nhuận là vấn đề ngân hàng quan tâm hàng đầu. xuất phát từ thực tiễn hoạt động của BIDV Việt Nam nói chung và chi nhánh BIDV Nam Hà Nội nói riêng trong qúa trình kinh doanh đã bộc lộ những khó khăn thách thức trước yêu cầu cạnh tranh để hội nhập. Đối với chi nhánh BIDV Nam Hà Nội tuy tốc độ tăng trưởng trong những năm qua đạt tỷ lệ khá cao nhưng chất lượng kết quả kinh doanh vẵn chưa tương sứng với tiềm năng của đơn vị. Ngoài những khó khăn của môi trường kinh tế- xã hội còn có nguyên nhân rất quan trọng nữa là việc quản trị điều hành, quản lý các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh còn nhiều vấn đề tồn tại đang đặt ra cần phải nghiên cứu giải quyết nhằm điều chỉnh và đưa ra giải pháp để đưa BIDV Nam Hà Nội Phát triển đạt Hiệu quả. Bào cỏo thực tập gồm 3 phần: Phần I : Tổng quát về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển BIDV Nam hà nội Phần II : Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Nam hà nội Phần III: Thu hoạch và nhận xét đánh giá trong Ngân Hàng BIĐV Nam Hà Nội Do thời gian, kiến thức hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giỏo PGS.TS: Hà Đức Trụ để báo cáo được hoàn thiện hơn. PHẦN I TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 1.1 quá trình hình thành và phát triển ngân hàng BIDV Nam Hà Nội Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam – Nam Ha Noi Branch. Tên viết tắt: BIDV Nam Hà Nội. Địa chỉ: số 1281 Đường Giải phóng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Trong quá trình tồn tại và hoạt động, chi nhánh đã trải qua các thời kỳ với những tên gọi và nhiệm vụ khác nhau: - Chi điếm I Tương Mai - Chi hàng kiến thiết Hà Nội (từ 31/10/1963): Trong thời kỳ chiến tranh (1963-1975) Chi điếm I vừa chiến đấu vừa đảm bảo cung ứng vốn phục vụ các công trình thuộc quận Hai Bà Trưng, Đống Đa và huyện Thanh trì. Thời kỳ phát triển kinh tế, thống nhất đất nước (1975-1985) chi nhánh tiếp tục cung ứng vốn, phục hồi và phát triển kinh tế thủ đô. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì (từ 12/1986). Tháng 12/1986, chi nhánh được đổi tên thành chi nhánh ngân hàng Đầu tư và xây dựng huyện Thanh Trì trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Hà Nội. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển huyện Thanh Trì (từ 12/1991): Chi nhánh tiếp tục cấp phát và cho vay theo KHNN. Thời kỳ 1995-2005: hệ thống BIDV chuyển từ Ngân hàng cấp phát sang Ngân hàng thương mại với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. - Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nam Hà Nội: Ngày 1/11/2005, chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thanh Trì đã được nâng cấp lên thành Chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Nam Hà Nội (Tháng 11 năm 2007 đã có 93 nhân viên) 1.2. chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh BIĐVNam Hà Nội Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội : là chi nhánh BIDV có quyền tự chủ, có con dấu diêng và được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước. Hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hành thương mại. - Huy đông vốn : Với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước không kì hạn, có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi và các hình thức huy động vốn như tiếp nhận các vốn tái trợ. - Tín Dụng : cho vay ngắn hạn chung hạn dài hạn băng việt nam đồng và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng tài trợ cho vay vốn đối với dự án lớn và hạn hoàn vốn dài. - Bảo lảnh: Thực hiên các nghiệp vụ bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng vay vốn đối với bên thứ ba, bảo lãnh thanh toán, tạm ứng . - Thanh toán quốc tế: thực hiện thanh toán XNK hàng hoá dịch vụ bằng phương thức: thư tín dụng (L/ C), chuyển tiền điện tử ,chuyển tiền kiều hối . Dịch vụ thanh toán điện tử :Được thực hiện nhanh chóng và tiện lợi bằng hệ thống máy tính mạng nội bộ . 1.3. mô hình bộ mỏy tổ chức của ngân hàng BIDV Nam Hà Nội: Hiện nay, cơ cấu tổ chức của BIDV Nam Hà Nội như sau: Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng tín dụng Phòng thẩm định - quản lý TD Phòng dịch vụ khách hàng Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch nguồn vốn Phòng - kế toán và TTQT Tổ điện toán Tổ tiền tệ - kho quỹ Phòng giao dich I Phòng giao dịch II Phòng giao dịch III Điểm giao dịch IV Điểm giao dịch V PHẦN II THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV NAM HÀ NỘI 2.1 .Quy trình hoạt động Nghiệp vụ của Ngân Hàng. Quy trình chung đối nhưng các loại hình đều cơ bản qua 5 bước : Bước 1 : Tiếp xúc khách hàng: đây là giai đoạn đầu tiên quan trọng để đánh giá tư cách và năng lực của khách hàng vay,nếu cho vay phải tiến hành tư vấn khách hàng về phương thức vay,thời hạn vay sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng. Bươc 2 : Hoàn thiện hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm hướng đẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của ngân hàng. Bước 3 : trình cấp trên phê duyệt Bước 4 : giải ngân là cán bộ tín dụng phối hợp với các phòng ban khác để giải ngân khoản vay theo đúng quy trình và cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm theo dõi quá trình giải ngân. Bước 5 : kiểm tra và hoàn tất khoản vay là sau khi giải ngân cán bộ tín dụng phảI co trách nhiệm theo dõi khoản vay và theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, hoàn tất khoản vay hoặc sử lý rủi do nếu có. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội. 2.2.1. Công tác huy động vốn: Công tác huy động vốn 3 năm qua đã đạt được một số kết quả đáng kể, có thể thấy qua bảng số liệu sau đây Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn. (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Nguồn vốn huy động 618.195 76 755.085 77 845.905 80 1. Tiền gửi dân cư 408.665 61 471.020 62 576.925 68 - Tiền gửi tiết kiệm 270.210 66 277.260 59 553.440 96 - Giấy tờ có giá 138.455 34 193.760 41 23.485 4 2.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 320.300 29 284.065 38 268.980 32 - Tiền gửi Kho bạc 245.460 83 213.755 75 200.200 74 - Tiền gửi của tổ chức kinh Từ khác 74.840 17 70.310 25 68.780 26 II. Nguồn vốn uỷ thác 167.640 24 284.065 23 211.920 20 Tổng nguồn vốn 874.435 100 976.310 100 1.057.825 100 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán BIDV Nam Hà Nội) Bảng trên cho thấy, tổng nguồn vốn huy động năm 2007 đạt976.310 triệu đồng, tăng11,7% so với năm 2006, năm 2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.057.825 triệu đồng, tăng 8,3% so với năm 2007, số tuyệt đối tăng 81.515 triệu đồng. Năm 2007 tăng 0.22% so với năm 2006, năm 2008 nguồn vốn tự huy động đạt 845.905 triệu đồng so với năm 2007 tăng 12%. Trong đó tiền gửi từ dân cư chiếm một tỷ trọng tương đối lớn so với tổng vốn huy động đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm tăng tương đối nhanh, cụ thể năm 2007 tăng 2,6% so với năm 2006, năm 2008 tiền gửi tiết kiệm đạt 553.440 triệu đồng tăng 99,6% so với năm 2007,Trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn tiền gửi từ dân cư nhưng cũng có xu hướng tăng, đây là dấu hiệu tốt sẽ làm giảm lãi suất đầu vào,là một điểm có lợi cho HĐKD của BIDV Nam Hà Nội 2.2.2. Công tác đầu tư tín dụng: Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ qua các năm (Đơn vị tính : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Phân theo thời gian 525.215 100 715.250 100 1.125.855 100 1. Ngắn hạn 206.830 39,4 263.836 36,8 579.715 52,5 2. Trung hạn 278.140 53 325.445 45,5 464.115 41,2 3. Dài hạn 40.245 7,6 125.969 17,7 82.025 7,3 B. Phân theo thành phần kinh Từ 525.215 100 715.250 100 1.125.855 100 1.Doanh nghiệp Nhà nước 295.396 57 421.760 59 685.720 60 2. Doanh nghiệp NQD 129.560 24 170.304 23,8 285.990 25,5 3. Hộ sản xuất 100.259 19 123.186 17,2 139.219 15,5 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán BIDV Nam Hà Nội) Với cơ chế thị trường như hiện nay BIDV Nam Hà Nội đã không chịu bó hẹp trong phạm vi những khách hàng này mà đã nhanh chóng tìm kiếm những khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế như Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn... Hoạt động tín dụng và đầu tư không ngừng được mở rộng ngày càng đa dạng phong phú. Dư nợ cho vay đến 31/12/2006 là 525.215 triệu đồng, đến 31/12/2007 dư nợ là 715.250 triệu đồng, tăng 36,2%. Dư nợ cho vay đến 31/12/2008 đạt đến 1.125.855 triệu đồng tăng 57,4% so với năm 2007, số tuyệt đối tăng 410.605 triệu đồng. Như vậy công tác tín dụng năm 2008 đã có một bước nhảy vọt. Điều đó chứng tỏ sự phát triển không ngừng cả về quy mô lẫn chiều sâu của hoạt động kinh doanh tại BIDV Nam Hà Nội. 2.2.3 Thực trạng về thu nhập của BIDV Nam Hà Nội Bảng 2.3 : Tình hình thu nhập tại BIDV Nam Hà Nội (Đơn vị tính : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (giảm) % 1. Thu về hoạt động tín dụng 60.015 71,5 88.475 93 28.460 47,4 2. Thu về thanh toán và ngân quỹ 315 0,4 625 0,7 310 98,4 3. Lãi do thừa nguồn vốn 18.790 22,4 3.260 3,4 -18.370 -97,8 4. Thu từ hoạt động khác 85 0,1 255 0,3 170 200 - Kinh doanh ngoại tệ 60,5 150 89,5 147 5. Thu khác 4.785 5,7 2.465 2,6 -2.320 -48,5 Tổng thu 83.990 100 95.080 100 11.090 13,2 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán BIDV Nam Hà Nội) Qua số liệu biểu trên cho thấy tổng thu nhập cuối năm 2008 đạt 95.080 triệu đồng, tăng 13,2% so với năm 2007. Trong tổng thu nhập thì thu về HĐTD là nguồn thu nhập chủ yếu của BIDV Nam Hà Nội. Năm 2007 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 71,5% tổng thu nhập, năm 2008 chiếm 93% tổng thu nhập, tăng 47,4% so với năm 2007 . Đối với BIDV Nam Hà Nội thì các khoản thu từ hoạt động tín dụng lại chủ yếu là thu lãi cho vay. Năm 2007 thu lãi cho vay đạt 60.015 triệu đồng chiếm 87% khoản thu từ hoạt động tín dụng. Năm 2008 đạt 88.475 triệu đồng chiếm 89%, tăng 28.460 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tốc độ tăng là 52,2%. Như vậy thu lãi cho vay tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. 2.2.4 Thực trạng về chi phí Chi nhỏnh BIDV Nam Hà Nội đã tìm mọi cách cố gắng giảm hợp lý chi phí sao cho đúng, đủ theo quy định của Bộ Tài chính và ngân hàng cấp trên. Bảng 2.4 : Tình hình chi phí tại BIDV Nam Hà Nội (Đơn vị tính : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng (giảm) % 1. Chi phí Về hoạt động kinh doanh 31.600 63,5 35.180 63,4 3.580 11,3 - Trả lãI tiền gửi 14.815 46,9 21.350 60,7 6.535 44,1 - Trả lãi tiền vay vốn dự án Uỷ thác đầu tư 3.745 11,9 5.695 16,2 1.950 52 - Trả lãi các giấy tờ có giá 11.250 35,6 7.435 21,1 -3.815 -33,9 2. Chi dịch vụ thanh toán 170 0,3 265 0,5 95 55,9 - Chi vận chuyển, bốc xếp và bảo quản tiền 30 60 30 100 - Chi khác 140 205 65 46,4 3. Chi tài sản 2.875 5,9 2.955 5,3 80 2,8 - Chi KHCB TSCĐ 1.215 1.205 -10 -0,8 - Bảo dưỡng tài sản 1.165 840 -325 -27,9 - Chi mua sắm công cụ lao động 630 810 180 28,6 4. Chi nộp thuế, phí và lệ phí 235 0,5 240 0,4 5 2,1 5. Chi cho nhân viên 8.525 17,1 10.895 19,6 2.370 27,8 6. Chi cho hoạt động quản lý 4.735 9,5 5.195 9,4 460 9,7 7. Chi dự phòng, bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi. 1.590 3,2 785 1,4 -805 -50,6 Tổng chi 49.730 100 55.515 100 5.785 11,6 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán BIDV Nam Hà Nội) Theo bảng số liệu, tổng chi phí của BIDV Nam Hà Nội tính đến năm 2008 là 55.515 triệu đồng so với năm 2007 tăng 11,6%,số tuyệt đối tăng 5.785 triệu đồng. Mặc dù chi phí tăng nhưng so tổng thể với nguồn thu nhập thì ngân hàng vẫn có lãi. Năm 2007 mục chi này chiếm tỷ trọng 63,5% tổng chi phí, năm 2008 chiếm tỷ trọng 63,4% tổng chi phí và giảm không đáng kể so với năm 2007 . * Chi cho dịch vụ thanh toán : Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ mặc dù có tăng về số tuyệt đối và tương đối từ 170 triệu năm 2007 lên 265 triệu năm 2008 nhưng tỷ trọng của nó là rất nhỏ so với tổng chi. * chi tài sản: Năm 2007 chi về tài sản chiếm tỷ trọng 5,9% tổng chi phí, năm 2008 chiếm 5,3% tổng chi phí nhưng vẫn tăng 2,8% so với năm 2007 *chi nộp thuế: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng không đáng kể. Năm 2007, BIDV Nam Hà Nội chi nộp thuế, phí và các khoản lệ phí là 235 triệu đồng, năm 2008 là 240 triệu đồng, tăng so với năm 2007 2,1%. * chi cho cán bộ công nhân viên: Toàn bộ chi phí cho nhân viên năm 2007 là 8.525 triệu đồng, đến cuối năm 2008 là 10.895 triệu đồng, tăng 27,8%. *Chi dự phũng: So với tổng chi phí khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ 1,4% trong năm 2008 nhưng lại cần thiết đối với cả ngân hàng và khách hàng . 2.2.5 Kết quả kinh doanh. Bảng 2.5 : Kết quả kinh doanh của BIDV Nam Hà Nội (Đơn vị tính : Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Năm So sánh 2007 2008 Tăng (giảm) % Tổng thu nhập 83.990 95.080 11.090 13,2 Tổng chi phí 49.730 55.515 5.785 11,6 Lợi nhuận 34.260 39.565 5.305 15,5 (Nguồn số liệu: Phòng Kế toán BIDV Nam Hà Nội) Nhìn vào kết quả trên ta thấy tổng thu nhập năm 2008 đạt 95.080 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 11.090 triệu đồng, tốc độ tăng là 13,2% .Tổng chi phí năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.785 triệu đồng, tốc độ tăng 11,6%. Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn so với chi phí,, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là sự chỉ đạo của BGĐ ngân hàng đã có phương hướng chiến lược đúng đắn trong việc khơi tăng các nguồn thu, đa dạng hoá trong việc sử dụng vốn tạo . PHẦN III THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TRONG NGÂN HÀNG BIĐV NAM HÀ NỘI 3.1. Thu hoạch trong nhưng năm vừa qua của Ngân Hàng - Kết quả tổng thu nhập năm 2008 đạt 95.080 triệu đồng, tăng 11.090 triệu đồng, tốc độ tăng là 13,2%. Tổng chi phí năm 2008 tăng 5.785 triệu đồng, tốc độ tăng 11,6%. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho thấy tốc độ tăng của thu nhập góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. - Chi nhỏnh BIDV Nam Hà Nội đã không ngừng đổi mới, bảo đảm chữ tín với khách hàng năm 2008 tiền gửi tiết kiệm đạt 553.440 triệu đồng tăng 99,6% so với năm 2007, công tác tín dụng năm 2008 đã có một bước nhảy với số tuyệt đối tăng 410.605 triệu đồng. - Đến hết năm 2008 ngân hàng có dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế là 1.125.855 triệu đồng. Hoạt động cho vay của BIDV Nam Hà Nội đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu dịch vụ và thương mại. Tốc độ tăng trưởng GDP của quận đạt mức tăng trưởng khá cao. - Nguồn lực ngân hàng ngày lớn mạnh: nguồn vốn hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kết cấu tài sản trong bảng tổng kết tài sản. Đến hết năm 2008 nguồn huy động của BIDV Nam Hà Nội đứng trên phương diện xã hội là đủ nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, tạo ra các thế và lực mới trong hoạt động cạnh tranh trên thị trường. - Cán bộ ngân hàng không ngừng trưởng thành trong kinh doanh, từ những cán bộ hoạt động trong cơ chế bao cấp đã tự điều chỉnh thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện nay . 3.2 : Nhận xét đánh giá trong Ngân Hàng BIĐV Nam Hà Nội * Về ưu điểm - Kết quả kinh doanh phát triển tương đối toàn diện về nguồn lực về tài chính, về con người và công nghệ. đến hết năm 2008 nguồn huy động của BIDV Nam Hà Nội đã thoả mãn nhu cầu cho các thành phần kinh tế, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thông qua lợi nhuận. - Tỷ trọng các loại hình cho vay không ngừng tăng lên, cho thấy sự phát triển của dịch vụ cho vay ở chi nhánh.NHĐT & PT Chi Nhánh Nam Hà Nội đã thực hiện tính chuyên nghiệp trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Đồng thời cán bộ tín dụng có định hướng cụ thể trong khi thực hiện cho vay . - Đội ngũ cán bộ năng động sáng tạo, nhiệt tình với công việc, với khách hàng… làm cho khách hàng khi giao tiếp với cán bộ ngân hàng cảm thấy vừa lòng với ngân hàng. - HĐKD của ngân hàng đã cải biến thành nhiều hình thức cấp tín dung như: cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà ở, …đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của khách hang. - Mạng lưới ATM của ngân hàng là một trong những ngân hàng có mạng lưới ATM rộng, liên kết với các ngân hàng khác, giúp khách hàng có thể thực hiện giao dịch ở bất cứ nơi đâu. - Lãi suất cho vay của ngân hàng so với các ngân hàng thương mại khác thấp hơn, huy động vốn với giá rẻ hơn các ngân hàng khác.Với lãi suất cho vay thấp góp một phần thu hút khách hàng tìm đến ngân hàng nhiều hơn. * Một số tồn tại - Trong chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ quá hạn tăng cả về số tuyệt đối và tương đối qua các năm. Đó là vấn đề nan giải nhất trong hoạt động ngân hàng hiện nay. Năm 2007 nợ quá hạn, ngắn hạn là 734 triệu đồng, nợ quá hạn trung và dài hạn là 4.971 triệu đồng nhưng đến cuối năm 2008 con số tương ứng là 728 triệu đồng và 6.419 triệu đồng. Nợ quá hạn xử lý chậm, nợ quá hạn phát sinh. Nợ quá hạn kéo dài dẫn đến nợ khó đòi, Khách hàng truyền thống của ngân hàng có dư nợ cao, Mặt khác do sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn nên đối với hầu hết các khách hàng lớn, BIDV Nam Hà Nội đều cho vay với lãi suất thấp. Đầu tư cho vay kinh tế ngoài quốc doanh quá lớn đối với một khách hàng, trong khi khả năng tài chính doanh nghiệp thấp không thuận lợi cho việc xử lý để thu hồi dẫn đến nợ tồn đọng kéo dài. - Chi phí huy động vốn cao: Nguồn vốn huy động có lãi suất thấp có tỷ trọng nhỏ, vừa không ổn định. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là nguồn huy động có lãi suất cao, gây bất lợi cho HĐKD ngân hàng. Quản lý chi phí chưa hợp lý, Tiết kiệm chi phí chưa hẳn đã mang lại kết quả kinh doanh, có thể còn đi ngược lại. Vấn đề đặt ra là quản lý chi phí theo hướng hợp lý, tiết kiệm như việc gia tăng chi phí để bổ sung thêm nghiệp vụ hoạt động mới, mở rộng mạng lưới hoạt động. Chi cho phát triển hoạt động kinh doanh chưa gắn với thực tế: Chi hoa hồng, môi giới, chi khuyến mại, chi tuyên truyền quảng cáo. Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ là vấn đề then chốt, ảnh hưởng quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng vẫn còn những hạn chế nhất định: Xu hướng các ngân hàng hiện đại ngày nay là thu về dịch vụ chiếm tỷ trọng 70%-80%.Trong đó hoạt động dịch vụ của BIDV Nam Hà Nội vẫn chỉ là dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, nên không thể thu hút hết được khách hàng tiềm năng và không thể tạo thế mạnh tuyệt đối trong cạnh tranh. Thực tế trong những năm vừa qua hoạt động dịch vụ mang nhiều tính thụ động, chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển cũng như lợi nhuận của BIDV Nam Hà Nội. - đẩy mạnh hoạt động maketing ngân hàng. Để có hiệu quả marketing trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh BIDV Nam Hà Nội cần tập trung vào: Marketing phải thâm nhập vào tất cả các bộ phận từ quản lý tới giao dịch, tất cả các nhân viên ngân hàng, với phương châm tất cả cùng hợp sức để đáp ứng tốt nhất những mong đợi của khách hàng. Tích cực chủ động trong quan hệ với khách hàng, phải coi Marketing là công cụ phòng ngừa rủi ro từ xa, nhân tố đem lại hiệu quả thiết thực và toàn diện hơn trong tương lai. * Một số ý kiến đề xuất góp phần manh lại hiệu quả trong HĐKD của ngân hàng Chính phủ phải nhanh chóng củng cố và hoàn thiện các văn bản luật cơ chế chính sách kịp thời đáp ứng nhu câu cấp thiết của nền kinh tế vĩ mô. Đối với sự biến đông mạnh của nền kinh tế trong nước thì ngân hàng nhà nước phải có chính sách hoàn thiện cơ chế tiền vay những công cụ đưa ra phải kịp thời có tác dụng điều tiết thị trường. Cơ quan lãnh đạo Chi nhánh Nam Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần quan tâm và hỗ trợ về tài chính, thông tin, nhân lực tạo điều kiện cho các Chi nhánh có thể thực hiện mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường, nâng cao hiệu quả cho vay của các Chi nhánh. KẾT LUẬN Trong hoạ
Tài liệu liên quan