Báo chí – truyến bá và sáng tạo văn hóa

Trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của bạn đọc, báo chí ở nước ta hiện nay đã chuyển vai trò từ công cụ của chính trị là chủ yếu trở thành một lĩnh vực của văn hóa là chủ yếu. Nói một cách khác, bên cạnh nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu của chính trị, báo chí đã trở thành một phương tiện truyền bá văn hóa ngày càng quan trọng, không thể thiếu được và tự thân nó đã trở thành một lĩnh vực văn hóa. Ở đây, văn hóa được hiểu là những hoạt động tinh thần của con người nhằm phục vụ những nhu cầu tinh thần của con người. Ngày nay, với sự ra đời của truyền hình, internet, có thể nói không có một lĩnh vực nào của văn hóa báo chí không thể truyền tải, quảng bá được. Từ các lĩnh vực trừu tượng như tư tưởng, triết học; các lĩnh vực khoa học - công nghệ đòi hỏi tính thực chứng rất cao; các hoạt động văn học nghệ thuật thể hiện chủ yếu bằng hình tượng đến những hoạt động xã hội mang giá trị văn hóa sâu sắc như giáo dục, y tế, môi trường sống đều có vai trò của báo chí. Thật khó tưởng tượng được nếu một lúc nào đó cuộc sống của chúng ta hoàn toàn vắng bóng báo chí, nghĩa là không có báo in, phát thanh, truyền hình và báo trên mạng internet nữa. Vắng báo chí tức là cuộc sống của chúng ta sẽ tức khắc thiếu vắng thông tin, âm nhạc, thể thao, các nghệ thuật thị giác, các phương tiện truyền bá kiến thức từ xa Trong đời sống hiện đại, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ dữ dội, báo chí đang làm gần lại không gian, ngắn lại thời gian, biến con người trở thành sinh vật khổng lồ có thể sở hữu một cách nhanh chóng mọi kiến thức, thâu tóm mọi thông tin bất kể nó ở đâu, xảy ra vào lúc nào trên trái đất và có thể xa hơn nữa trong thời gian nhanh nhất, hiệu suất cao nhất. Nói như một nhà báo nọ, báo chí đang làm phẳng dần trái đất về mặt thông tin và trí tuệ, không còn sự chênh lệch cao thấp quá xa giữa cộng đồng nọ và cộng đồng kia, trình độ này và trình độ khác về văn minh kinh tế, văn minh chính trị, văn minh văn hóa.

pdf6 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo chí – truyến bá và sáng tạo văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CHÍ – TRUYẾN BÁ VÀ SÁNG TẠO VĂN HÓA PGS.TS. Vũ Duy Thông∗ Trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của bạn đọc, báo chí ở nước ta hiện nay đã chuyển vai trò từ công cụ của chính trị là chủ yếu trở thành một lĩnh vực của văn hóa là chủ yếu. Nói một cách khác, bên cạnh nhiệm vụ đáp ứng các yêu cầu của chính trị, báo chí đã trở thành một phương tiện truyền bá văn hóa ngày càng quan trọng, không thể thiếu được và tự thân nó đã trở thành một lĩnh vực văn hóa. Ở đây, văn hóa được hiểu là những hoạt động tinh thần của con người nhằm phục vụ những nhu cầu tinh thần của con người. Ngày nay, với sự ra đời của truyền hình, internet, có thể nói không có một lĩnh vực nào của văn hóa báo chí không thể truyền tải, quảng bá được. Từ các lĩnh vực trừu tượng như tư tưởng, triết học; các lĩnh vực khoa học - công nghệ đòi hỏi tính thực chứng rất cao; các hoạt động văn học nghệ thuật thể hiện chủ yếu bằng hình tượng đến những hoạt động xã hội mang giá trị văn hóa sâu sắc như giáo dục, y tế, môi trường sống đều có vai trò của báo chí. Thật khó tưởng tượng được nếu một lúc nào đó cuộc sống của chúng ta hoàn toàn vắng bóng báo chí, nghĩa là không có báo in, phát thanh, truyền hình và báo trên mạng internet nữa. Vắng báo chí tức là cuộc sống của chúng ta sẽ tức khắc thiếu vắng thông tin, âm nhạc, thể thao, các nghệ thuật thị giác, các phương tiện truyền bá kiến thức từ xa Trong đời sống hiện đại, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin bùng nổ dữ dội, báo chí đang làm gần lại không gian, ngắn lại thời gian, biến con người trở thành sinh vật khổng lồ có thể sở hữu một cách nhanh chóng mọi kiến thức, thâu tóm mọi thông tin bất kể nó ở đâu, xảy ra vào lúc nào trên trái đất và có thể xa hơn nữa trong thời gian nhanh nhất, hiệu suất cao nhất. Nói như một nhà báo nọ, báo chí đang làm phẳng dần trái đất về mặt thông tin và trí tuệ, không còn sự chênh lệch cao thấp quá xa giữa cộng đồng nọ và cộng đồng kia, trình độ này và trình độ khác về văn minh kinh tế, văn minh chính trị, văn minh văn hóa. ∗ Báo Điện tử Đảng Cộng sản VN Trên đây là nói về khả năng truyền tải, quảng bá văn hóa của báo chí. Cùng với khả năng truyền tải và do tác động của khả năng truyền tải, đến lượt mình báo chí trở thành một chủ thể sáng tạo những giá trị mới của văn hóa, báo chí là một bộ phận của văn hóa. Chưa nói đến tác dụng kích thích sáng tạo văn hóa của báo chí đối với các chủ thể khác, chỉ tính tới vai trò sáng tạo văn hóa của chính báo chí, ta thấy : - Báo chí đóng vai trò là cơ quan đưa ra sáng kiến, tổ chức, hỗ trợ các hoạt động các sân chơi văn hóa, văn hóa nghệ thuật như các sự kiện ca nhạc, thi sắc đẹp, thi thời trang, thi đấu thể thao, hoạt động du lịch từ đó làm nảy sinh các sự kiện văn hóa mới, kích thích văn hóa phát triển. - Bằng các chương trình, trang mục, sản phẩm các cơ quan báo dùng ngay phương tiện báo chí mình sở hữu để tổ chức các hoạt động văn hóa như sân khấu truyền hình, các chương trình trò chơi, các cuộc thi ca nhạc, chương trình bồi dưỡng kiến thức, dạy học từ xa để nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hóa của công chúng. Nhờ những hình thức này, báo chí đã trở thành trường học công cộng, đưa văn hóa vào tận buồng ngủ với giá tiền rẻ nhất, thời gian phù hợp nhất, vượt xa tất cả các hình thức giáo dục khác cùng một mục đích. Có thể nói, xã hội được như ngày nay là nhờ rất nhiều vào báo chí trong việc nâng cao trình độ dân trí, văn hóa cho người dân, đưa khoa học –kỹ thuật-công nghệ gần lại với cộng đồng rộng lớn một cách it tốn kém và tự nguyện, điều mà không một ngành nào ngoài báo chí có thể làm được. - Với sự phát triển của báo chí, dư luận đã trở thành một sức mạnh xã hội có khả năng định hướng, làm thay đổi một quan niệm nào đó, từ đó tác động một cách sâu sắc tới tính chất, màu sắc, sự tiến bộ hay tan rã của văn hóa. Khả năng định hướng dư luận của báo chí là không thể phủ nhận. Nhiều loại hình văn hóa được hình thành hoặc tàn lụi, thậm chí từng cá thể làm các loại hình văn hóa này có thể nổi lên hoặc mất đi là do báo chí. Trong định hướng dư luận có vấn đề ủng hộ hoặc phản biện, phản đối. Tiếng nói ủng hộ hoặc phản đối của báo chí vô cùng quan trọng. Tiếng nói của báo chí dù ủng hộ hay không ủng hộ mà đúng, xã hội nói chung, văn hóa nói riêng có được những hiệu ứng tích cực như chống “làm mới lại di tích”, “cần bảo vệ nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đang mai một”, “chống thương mại hóa các lễ hội”... Nhưng nếu báo chí định hướng, ủng hộ sai, hậu quả sẽ khôn lường. Thực tế đã có quá nhiều những thí dụ thuộc loại này như cổ súy cho trào lưu âm nhạc giải trí thiếu chọn lọc hiện nay, việc đề cao văn hóa phương tây một cách thái quá; tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa các lứa tuổi trong công chúng - Cùng với việc tham gia, góp phần báo chí còn là chủ thể sáng tạo của không ít những giá trị văn hóa. Trong lĩnh vực ngôn ngữ, có thể nói ngôn ngữ phát triển chủ yếu qua báo chí. Sở dĩ ngôn ngữ nước ta như hiện nay là do báo chí đã sáng tạo, du nhập, sử dụng, quảng bá hàng vạn từ mới, nhiều cách lập câu mới, nhiều cách đọc mới đồng thời với việc từ chối cũng ngần ấy từ cũ, cách lập câu, cách đọc cũ. Ngôn ngữ chỉ là một thí dụ trong nhiều thí dụ tương tự. Có thể nói không quá rằng, rất nhiều hình thức nghệ thuật được du nhập vào Việt Nam như các trường phái trong nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật âm nhạc, văn học, kiến trúc đều có vai trò to lớn của báo chí. - Báo chí trở thành một phần của văn hóa còn phải kể đến những phong tục văn hóa mới được hình thành từ báo chí như tục tặng báo tết, tục hội báo xuân, tục đọc báo đã hình thành ngày càng sâu rộng hiện nay. Nhưng khẳng định vai trò to lớn của báo chí đối với văn hóa và tác động tích cực của nó, không thể không nhắc đến những ảnh hưởng tiêu cực của báo chí trong lĩnh vực này. Nếu chúng ta đánh giá cao vai trò của báo chí đối với văn hóa bao nhiêu thì cũng cần không ngần ngại bấy nhiêu khi vạch ra và kiên quyết phê phán những biểu hiện phá hoại, làm lệch hướng văn hóa của báo chí bấy nhiêu. Và cũng cần có một nhận định tuy trái chiều với sự khẳng định bên trên rằng xã hội của chúng ta có nhiều mặt tiêu cực như ngày nay cũng có trách nhiệm của báo chí. Xã hội Việt Nam hiện đại là xã hội thông tin. Một đất nước trên diện tích 330.000 km2 mà có tới trên 700 cơ quan báo chí, diện phủ sóng phát thanh và truyền hình đều trên 95% lãnh thổ, 20% dân số sử dụng internet, điện thoại di động và các phương tiện thông tin hiện đại khác là một xã hội thông tin phát triển mặc dù thu nhập GDP bình quân tính theo đầu người còn ở mức trung bình thấp, dự trữ quốc gia thuộc diện nước nghèo. Trường hợp Việt Nam có thể là thí dụ về một nước còn trong tình trạng đang phát triển nhưng nếu có chủ trương đi tắt đón đầu đúng, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực thông tin viễn thông, mở đường cho công nghệ thông tin hiện đại phát triển, vẫn có thể trở thành một quốc gia có trình độ thông tin khá, đi trước một bước, tạo đà thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trên nền cơ sở vật chất đi thẳng từ lạc hậu lên hiện đại, chủ trương về thông tin, báo chí của Đảng và Nhà nước khá cởi mở. Cách đây hàng chục năm, quan điểm thận trọng “trình độ quản lý tới đâu phát triển tới đó” đã được thay bằng chủ trương xuyên suốt “phát triển tới đâu quản lý tới đó” và “quản lý tốt để phát triển”. Chính từ quan điểm cởi mở “quản lý tốt để phát triển”, thông tin và báo chí Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn đã có bước phát triển, trưởng thành mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, đội ngũ, trình độ chuyên môn như ngày nay. Thông tin, báo chí đã trở thành nhu cầu tinh thần thường xuyên, hàng ngày, nhiều khi hàng giờ với không ít người. Không chỉ tham gia vào đời sống chính trị, báo chí còn góp phần định hướng dư luận, nâng cao dân trí, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của toàn xã hội. Cũng từ quá trình nâng lên không ngừng vai trò trong văn hóa, báo chí đã có bước trưởng thành vượt bậc về nội dung, hình thức thể hiện cũng như tính chất xã hội. Từ chỗ hoạt động báo chí không khác nhiều lắm với hoạt động tuyên huấn, ngày nay báo chí trở thành một nghề độc lập, thậm chí nhiều phần việc, chức danh trong báo chí cũng đã trở thành một nghề độc lập như nghề tổng biên tập, nghề phóng viên, nghề biên tập viênBáo chí không còn là một “công cụ” hiểu theo nghĩa phụ thuộc, thụ động nữa mà đã trở thành một chủ thể sáng tạo, một phương tiện truyền bá thông tin, văn hóa mang những đặc thù không thể thay thế. Sự thay đổi này có ý nghĩa rất quan trọng để báo chí có những đóng góp ngày càng to lớn vào sự tiến bộ xã hội nhưng đồng thời cũng là tác nhân của không ít sự xuống cấp, tan rã về văn hóa. Một nguyên nhân nữa dẫn tới nhiều thiếu sót, khuyết điểm của báo chí là về mặt tâm lý, người đọc Việt Nam chưa đủ sức đề kháng cần thiết trước cái đúng, cái sai trên báo chí. Được hun đúc niềm tin từ trong truyền thống chống giặc, giữ nước của báo chí, độc giả Việt Nam coi báo chí là tiếng nói của chính nghĩa, chính thống, đại diện cho đạo lý, cho số đông, thể hiện tiếng nói chung. Chính quan niệm như vậy đã khiến cho công chúng dễ dàng đồng tình với cái sai, cái chưa thật đúng, mất cảnh giác trước những ý đồ thực ra là của một cá nhân, một nhóm người nào đó trên báo chí chưa hẳn là tiếng nói chung của công luận. Sai lầm này còn bị làm trầm trọng hơn do cơ chế quản lý báo chí của nhà nước ta còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi hàng ngày hàng giờ của cuộc sống. Chẳng hạn, chúng ta chưa phân loại báo chí, đâu là những cơ quan thông tin chính thống, đại diện cho ý chí của Đảng và Nhà nước và đâu là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực báo chí để chủ yếu là thu lợi nhuận như nhiều tờ báo chuyên về tình dục, thẩm mỹ, mua sắm, trang trí nội thất chỉ được kiểm soát bằng luật báo chí, luật doanh nghiệp thậm chí chỉ hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp là đủ. Với các phân loại báo chí còn khá chung chung, mơ hồ như hiện nay, mọi tờ báo đều được đối xử trên một mặt bằng như nhau, mọi cơ quan báo dều là đại diện của “tiếng nói của Đảng, Nhà nước” tất nhiên là những người làm báo trong cơ quan báo chí đó cũng vậy đã tạo ra sự ngộ nhận, dẫn đến không ít sai lầm. Bên cạnh đó, về mặt pháp luật, nhiều như những qui định về đính chính, trách nhiệm công khai xin lỗi trên báo, trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do ngôn luận của nhân dân thực thi chưa nghiêm cũng tạo cơ hội không nhỏ cho những sai lầm, xuống cấp của báo chí. Nhưng nguyên nhân chủ yếu, hàng đầu dẫn đến những khuyết điểm, thiếu sót của báo chí nói chung, trong đó có những thiếu sót, khuyết điểm về văn hóa là mâu thuẫn nảy sinh trong hoạt động báo chí sau khi xóa bỏ bao cấp, đó là mâu thuẫn giữa chất lượng thông tin (chính xác, khoa học, dân tộc) với yêu cầu phải giật gân, câu khách với mục đích bán được nhiều báo, thu được nhiều quảng cáo để tồn tại và ngày càng lãi nhiều hơn. Đây là một mâu thuẫn trong quá trình phát triển nhưng rất khó khắc phục trong một bối cảnh nền báo chí thị trường còn non trẻ, không đồng nhất; các qui định pháp luật còn trong quá trình hoàn thiện; một bộ phận công chúng trình độ thông tin, văn hóa còn thấp; thị hiếu công chúng hạn chế nếu không nói là đang xuống cấp trong bối cảnh xã hội hiện nay. Đó cũng là mâu thuẫn nảy sinh trong bối cảnh báo chí phát triển ồ ạt, mất cân đối; nhiều hoạt động trá hình, lách luật tồn tại; công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Khi bàn đến vấn đề này, không nên đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường. Cho đến nay, hàng loạt tác phẩm kết tinh tinh hoa của nhân loại của các tác giả là nhà báo, nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ vĩ đại đều được làm ra trong nền kinh tế thị trường. Nền báo chí rực rỡ ở hàng chục nước phát triển mà chúng ta đang cố gắng học tập đều tồn tại trong cơ chế thị trường. Bản thân xu hướng tăng độ hấp dẫn của tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình để tăng lượng công chúng, tăng giá trị và số lương quảng cáo mà một số người vẫn quan niệm là “thương mại hóa báo chí” cũng không có lỗi, nhiều khi còn cần được khuyến khích. Cái cần chống, cái được hiểu là “thương mại hóa” như lâu nay vẫn quen dùng là xu hướng hạ thấp giá trị chính trị, giá trị văn hóa của thông tin, từ bỏ nhu cầu chính đáng của số đông, chiều theo thị hiếu của một bộ phận công chúng có tiền nhưng thị hiếu thấp để bán được báo một cách bất chính. Rất tiếc là xu hướng không đàng hoàng, không phù hợp với sự tiến bộ xã hội đó sau hàng chục năm đấu tranh vẫn không giảm, thậm chí còn tăng lên với nhưng biểu hiện tinh vi hơn. Và mặc dù trong lĩnh vực nào, sự xuống cấp đó suy cho cùng cũng là sự xuống cấp về văn hóa. Thể hiện chủ yếu của nó là: - Tung tin thất thiệt, bé xé ra to, tạo ra những scandal để thu hút dư luận. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất trong thông tin về những người nổi tiếng (nghệ sĩ, cầu thủ, vận động viên ngôi sao, các nhà chính trị trên thế giới) - Khai thác những thông tin gây tò mò, thỏa mãn thị hiếu thấp hèn, giật gân của một bộ phận công chúng như các chuyện liên quan đến tình dục, phòng the riêng tư; bạo lực (đâm, chém, cướp, giết, hiếp); kỳ bí (ngày tận thế, ma, người ngoài hành tinh) - Những thông tin phục vụ cho cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường (nói xấu nhau giữa các nghệ sĩ, chê bai hoặc đề cao không có căn cứ sản phẩm, cách làm ăn cuả một số doanh nghiệp) - Tung thông tin vụ lợi, phục vụ chạy tội, chạy chức, chạy quyền; kiện tụng ở tòa án - Viết, thiết kế, trình bày sản phẩm báo chí, đăng phát quảng cáo gây ấn tượng mạnh thu hút sự chú ý để bán sản phẩm mặc dù chúng không phù hợp với nội dung thông tin. Ngoài những biểu hiện trên, sự xuống cấp về văn hóa trên nhiều sản phẩm báo chí còn được thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác như liên kết nhau để “đánh hội đồng”, mở các vệt thông tin giả tạo để gây chú ý, quảng cáo trá hình Về nguyên nhân của tình trạng này, đã được trình bày kỹ ở phần trên. Tuy nhiên, không có nguyên nhân nào có thể gây tác động tới thực tiễn nếu không có hành động của con người. Con người ở đây trước hết là nhà báo, sau đó là những người có trách nhiệm trong quản lý báo chí và công chúng của báo chí, những người có lợi ích gắn với báo chí. Cùng với sự lớn mạnh của báo chí, số người sống bằng kinh doanh báo chí, lợi dụng báo chí để kiếm lợi bất chính (chạy tội, chạy chức, chạy quyền, thắng kiện, đánh bại đối thủ cạnh tranh, bán được nhiều hàng hóa chất lượng kém, nổi tiếng trong làng giải trí) có vẻ ngày càng đông. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là chất lượng tư tưởng, văn hóa, trình độ nghiệp vụ của chính các nhà báo chưa được nâng lên kịp với yêu cầu của đời sống. Điều đó đòi hỏi sự rèn luyện không ngừng của các nhà báo nhưng cũng cần nghiêm khắc nhìn lại sự giáo dục của xã hội đối với các đối tượng này, từ khâu tuyển chọn, đào tạo trong nhà trường cũng như sự giáo dục ở cơ quan báo chí và của cả xã hội.