Bạo hành giới đối với phụ nữ và các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo hành gia đình tại Long An, năm 2012

Đặt vấn đề: Mặc dù các trường hợp bạo hành giới đối với phụ nữ được ghi nhận là giảm dần nhưng số ca bị bạo hành nghiêm trọng ở tỉnh Long An có chiều hướng gia tăng trong năm 2012. Phụ nữ được xác định là đối tượng có nguy cơ cao bị bạo hành. Ước tính có khoảng 87% phụ nữ Việt Nam chịu bạo hành gia đình nhưng không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ hành chính hoặc người đứng đầu cơ quan chức năng. Mục tiêu: Tìm hiểu nhận thức của phụ nữ và nam giới về vấn đề bạo hành giới đối với phụ nữ (BHGĐVPN); mô tả các chiến lược và dịch vụ mà phụ nữ sử dụng để phòng chống bạo hành giới; phát hiện rào cản và thuận lợi khi tiếp cận các dịch vụ; cũng như xác định số trường hợp, tỷ lệ và hình thức bạo hành giới đối với phụ nữ ở tỉnh Long An. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, điều tra định lượng tiến hành trên 380 phụ nữ đã lập gia đình; kết hợp với phương pháp khảo sát định tính (thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu) trên đối tượng phụ nữ, nam giới đã lập gia đình và đại diện các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ. Kết quả: Ở Long An, tỷ lệ phụ nữ bị chồng gây bạo hành thể chất trong suốt thời gian chung sống là 6,84%, trong khi tỷ lệ bị bạo hành thể chất hoặc tình dục là 7,01%. Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ trải qua tình trạng bạo hành gia đình bởi chồng khá thấp ở tỉnh Long An năm 2012. Tuy nhiên, phần chìm của tảng băng chìm tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình cần được xem xét cẩn trọng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bạo hành giới đối với phụ nữ và các dịch vụ hỗ trợ phòng chống bạo hành gia đình tại Long An, năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  15 BẠO HÀNH GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ   PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH TẠI LONG AN, NĂM 2012  Lê Hoàng Ninh*, Phùng Đức Nhật*, Hà Võ Vân Anh*, Nguyễn Nhất Chi Mai*, Điền Ngọc Trang*,  Nguyễn Thị Tuyết Vân*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Mặc dù các trường hợp bạo hành giới đối với phụ nữ được ghi nhận là giảm dần nhưng số ca  bị bạo hành nghiêm trọng ở tỉnh Long An có chiều hướng gia tăng trong năm 2012. Phụ nữ được xác định là đối  tượng có nguy cơ cao bị bạo hành. Ước tính có khoảng 87% phụ nữ Việt Nam chịu bạo hành gia đình nhưng  không tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ hành chính hoặc người đứng đầu cơ quan chức năng.  Mục  tiêu:  Tìm  hiểu  nhận  thức  của  phụ  nữ  và  nam  giới  về  vấn  đề  bạo  hành  giới  đối  với  phụ  nữ  (BHGĐVPN); mô tả các chiến lược và dịch vụ mà phụ nữ sử dụng để phòng chống bạo hành giới; phát hiện rào  cản và thuận lợi khi tiếp cận các dịch vụ; cũng như xác định số trường hợp, tỷ lệ và hình thức bạo hành giới đối  với phụ nữ ở tỉnh Long An.  Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, điều tra định  lượng tiến hành trên 380 phụ nữ đã  lập gia  đình; kết hợp với phương pháp khảo sát định tính (thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu) trên đối tượng phụ nữ,  nam giới đã lập gia đình và đại diện các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ.  Kết quả: Ở Long An,  tỷ  lệ phụ nữ bị chồng gây bạo hành  thể chất  trong suốt  thời gian chung sống  là  6,84%, trong khi tỷ lệ bị bạo hành thể chất hoặc tình dục là 7,01%.   Kết luận: Tỷ lệ phụ nữ trải qua tình trạng bạo hành gia đình bởi chồng khá thấp ở tỉnh Long An năm 2012. Tuy  nhiên, phần chìm của tảng băng chìm tỷ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình cần được xem xét cẩn trọng.  Từ khóa: bạo hành gia đình, giới.  ABSTRACT  GENDER‐BASED DOMESTIC VIOLENCE AGAINST WOMEN & SUPPORTIVE SERVICES   FOR THE PREVENTION AND CONTROL OF DOMESTIC VIOLENCE   IN LONG AN PROVINCE IN 2012  Le Hoang Ninh, Phung Duc Nhat, Ha Vo Van Anh, Nguyen Nhat Chi Mai, Dien Ngoc Trang,   Nguyen Thi Tuyet Van * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 15 – 22  Background: Although the number of reported domestic violence against women cases slightly decreased,  the number of severe cases saw an upward trend in Long An province in 2012. Women are regarded as the group  that bears a high risk of domestic violence. It was estimated that 87% of Vietnamese women who suffered from  domestic violence never sought assistance from administrative services or the authority.   Objectives: To understand the perception of women and of men with regard to domestic violence against  women  (DVAW);  to  describe  strategies  and  services women used  to  prevent  and  control DVAW;  to  explore  barriers and advantages of access  to  these  services; and  to determine  the prevalence,  frequencies and  forms of  FVAW in Long An province.   Methods:  A  cross‐sectional  study  on  380  married  women,  combined  with  qualitative  study  (group  discussion and in‐depth interviews) on married men and women, and key informants.   * Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Phùng Đức Nhật  ĐT: 0918103404  Email: phungducnhatihph@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 16 Result: The overall prevalence rate of lifetime physical violence by husbands in Long An is 6.84%, while the  overall prevalence rate of lifetime physical or sexual violence by husband is 7.01%.   Conclusion:  The  prevalence  rates  of women  experiencing  forms  of  domestic  violence  by  husbands were  relatively  low  in Long An  province  in  2012. However,  the  ‘iceberg’  prevalence  rates  of women  experiencing  domestic violence should be taken into careful account.   Keywords: domestic violence, gender.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Long An  thuộc  khu  vực  Đồng  Bằng  Sông  Cửu Long. Phần lớn là đất nông nghiệp mặc dù  công nghiệp đang phát triển nhanh chóng trong  thời gian gần đây (21 khu công nghiệp được đặt  ở  6  quận)(1).  Những  thay  đổi  từ  nền  kinh  tế  thuần  nông  nghiệp  sang  nền  kinh  tế  kết  hợp  giữa  nông  nghiệp  và  công  nghiệp,  bao  gồm  những ngành công nghiệp và dịch vụ hiện  đại  hơn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội về sự  phân công  lao động  theo giới  trong gia đình(4).  Điều đó thách thức các chuẩn mực truyền thống  của sự  lao động phân chia theo giới trong công  việc gia  đình,  từ đó  có  thể  tạo  ra nhiều  cơ hội  làm việc bên ngoài cho phụ nữ. Năm 2008, đã có  293  trường  hợp  bạo  hành  gia  đình  tại  toà  án  được ước tính(1). Các nhà chức trách đang đưa ra  và giải quyết vấn đề này khi ban hành kế hoạch  ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình tỉnh  trong  giai  đoạn  2009  –  2015  tại  Long  An(4).  Những người phụ nữ được đề cập như dân số  có  nguy  cơ  trong  bạo  hành  gia  đình  tại  Long  An(2). Đến cuối năm 2011, đã có 162 xã thực hiện  các mô  hình  can  thiệp  phòng,  chống  và  kiểm  soát bạo hành gia đình tại Việt Nam (Bộ Văn hoá  Thể  thao và Du  lịch  theo  trích dẫn  của Lê Thị  Hồng  Hạnh  2011)(3).  Dù  số  lượng  các  trường  hợp  bạo  hành  gia  đình  được  báo  cáo  có  tăng  nhẹ,  số  lượng  trường  hợp  bạo  hành  gia  đình  nghiêm  trọng  có  xu  hướng  gia  tăng  tại  Long  An(5). Điều đó đưa ra giả  thuyết rằng có những  chênh  lệch giữa văn hoá bạo hành  theo khuôn  khổ gia đình áp đặt vào phụ nữ và mô hình can  thiệp ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình  tại  Long An. Nghiên  cứu  sẽ  giải  quyết  những  câu hỏi cơ bản và cung cấp các bằng chứng thiết  thực cho việc hoạch định và thực hiện các chính  sách  liên quan đến ngăn chặn và kiểm soát bạo  hành gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Long An.  Mục tiêu  1. Tìm hiểu nhận  thức  của phụ nữ và nam  giới  về  bạo  hành  giới  đối  với  phụ  nữ  tại  tỉnh  Long An.   2. Mô tả các chiến lược và dịch vụ phụ nữ sử  dụng để ngăn chặn và kiểm soát bạo hành giới  đối với phụ nữ tại tỉnh Long An.   3. Tìm hiểu những rào cản và thuận lợi trong  việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ quản  lý trong phòng, chống bạo hành giới đối với phụ  nữ tại tỉnh Long An.  4. Xác định tỷ lệ, tần số và các hình thức bạo  hành giới đối với phụ nữ  tại tỉnh Long An: các  hình  thức bạo hành  thể  chất,  tình dục,  tâm  lý,  kinh  tế  từ bất kỳ  thủ phạm nào  trong gia đình  của họ.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính  Nghiên  cứu  định  lượng:  cắt  ngang mô  tả,  tiến hành trên 380 phụ nữ đã  lập gia đình, tuổi  18‐60.  Nghiên  cứu  định  tính:  thảo  luận nhóm  tập  trung đối với nhóm nam giới đã lập gia đình và  thực  hiện  phỏng  vấn  sâu  đối  với  đại  diện  các  dịch vụ hỗ trợ phụ nữ.  Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu   Bộ  câu  hỏi  sử  dụng  cho  nghiên  cứu  định  lượng được xây dựng và chỉnh sửa cho phù hợp  từ  nghiên  cứu  quốc  gia  của Việt Nam  về  bạo  hành giới đối với phụ nữ năm 2010(5).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  17 KẾT QUẢ  Bạo hành thể chất và tình dục  Bảng 1: Tỷ lệ phụ nữ bị chồng bạo hành, ở tỉnh Long  An, năm 2012 (n=380)  Hình thức bạo hành Bạo hành thể chất (n,%) Bạo hành tình dục (n,%) Bạo hành thể chất hoặc tình dục (n,%) 26 (6,84%) 9 (2,36%) 27 (7,01%) Theo nghiên cứu quốc gia về bạo hành giới  đối với phụ nữ năm 2010,  tỷ  lệ phụ nữ bị bạo  hành  thể chất hoặc  tình dục  là chỉ  tố chính đặc  trưng cho vấn đề bạo hành giới vì nó dễ dàng đo  lường  hơn  bạo  hành  tâm  lý.  Tỷ  lệ  phụ  nữ  bị  chồng bạo hành thể chất hoặc tình dục là 7,01%  (27 phụ nữ).  Bạo hành thể chất  Bảng 2:Số trường hợp phụ nữ bị bạo hành thể chất trong suốt thời gian sống chung với chồng ở khu vực thành thị  Thành thị (n=210) Một lần Nhiều lần (vài lần/ thường xuyên) Không nhớ/ Không trả lời Không bao giờ Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tát, ném đồ vật 2 0,95 8 3,81 8 3,81 192 91,43 Xô đẩy hoặc nắm tóc 0 0 5 2,38 5 2,38 200 95,24 Dùng tay hoặc các vật khác để gây chấn thương 0 0 3 1,43 4 1,90 203 96,67 Đánh, đá hoặc kéo đi 1 0,48 3 1,43 5 2,38 201 95,71 Bóp cổ hoặc cố ý gây phỏng 1 0,48 0 0 5 2,38 204 97,14 Đe dọa hoặc sử dụng súng, dao hoặc vũ khí khác để uy hiếp 0 0,00 3 1,43 3 1,43 204 97,14 Đa  số  phụ  nữ  sống  ở  khu  vực  thành  thị  không  bị  chồng  gây  bạo  hành  thể  chất.  Tuy  nhiên, việc phát hiện các trường hợp bị bạo hành  thể chất là rất cần thiết. So với các hình thức bạo  hành khác được  liệt kê  thì có 2 phụ nữ sống  ở  khu  vực  thành  thị  bị  tát hoặc ném  đồ  vật  vào  người một lần, 8 phụ nữ bị vài lần.  Bảng 3:Tỉ lệ các hành vi bạo hành thể chất phụ nữ từng gặp phải trong đời  Nông thôn (n=170) Một lần Nhiều lần (vài lần/ thường xuyên) Không nhớ/ Không trả lời Không bao giờ Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tát, ném đồ vật 7 4,12 4 2,35 0 0 159 93,53 Xô đẩy hoặc nắm tóc 3 1,76 6 3,53 0 0 161 94,71 Dùng tay hoặc các vật khác để gây chấn thương 2 1,18 1 0,59 0 0 166 97,65 Đánh, đá hoặc kéo đi 2 1,18 2 1,18 0 0 166 97,65 Bóp cổ hoặc cố ý gây phỏng 3 1,76 0 0 0 0 167 98,24 Đe dọa hoặc sử dụng súng, dao hoặc vũ khí khác để uy hiếp 1 0,59 1 0,59 0 0 168 98,82 Tương  tự  như  ở  khu  vực  thành  thị,  đa  số  phụ nữ ở vùng nông thôn bị tát hoặc ném đồ vật  vào người (7 người cho biết từng trải qua 1 lần, 4  người từng trải qua nhiều lần).  Trong nghiên  cứu  định  tính,  đặc biệt  trong  các phỏng vấn với người đại diện dịch vụ hỗ trợ  phụ nữ  thì bạo hành giới đối với phụ nữ được  định nghĩa đơn  thuần chỉ  là bạo hành  thể chất  “Có một số ít trường hợp xảy ra thôi, chỉ  là vài  ông chồng la hét lúc say rượu và gây mất trật tự.  Không có trường hợp nào dùng tay hoặc vũ khí  để gây chấn thương” – một người đại diện dịch  vụ hỗ trợ phụ nữ ở khu vực nông thôn cho biết  khi được phỏng vấn về  tỷ  lệ bạo hành giới đối  với phụ nữ ở  địa phương.  “Những năm  trước  đây,  tôi  có  thấy  nhiều  ông  chồng  đánh  vợ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 18 thường xuyên, bao gồm những ca đến trạm y tế  xã điều trị. Họ bị đánh, đấm bầm dập cả người,  thậm  chí  là dùng  cây  sào bằng gỗ để đánh  rất  tàn nhẫn” – một đại diện dịch vụ hỗ trợ phụ nữ  ở  vùng  nông  thôn  trả  lời  tương  tự  khi  được  phỏng vấn về tỷ lệ bạo hành giới đối với phụ nữ  ở địa phương.   Bạo hành tình dục  Hình 1:Số trường hợp phụ nữ bị bạo hành tình dục ở vùng nông thôn và thành thị (n=380)  Hình  1  cho  thấy  số  trường  hợp  phụ  nữ  ở  Long An  từng  trải qua ba hình  thức bạo hành  tình dục ở vùng thành thị cao hơn so với ở vùng  nông thôn. Các trường hợp trả lời là không nhớ  hoặc không muốn trả lời ba câu hỏi trên khá cao,  đặc biệt đối với vấn đề ép quan hệ tình dục. Các  thảo  luận  nhóm  nam  và  nữ  cho  thấy  việc  ép  quan hệ tình dục khi người nữ không đồng ý là  lạm  dụng  tình  dục  và  không  thể  chấp  nhận  trong xã hội. “Điều đó  là không  tôn  trọng phụ  nữ,  đổ  lỗi cho việc uống  rượu  say cũng không  chấp nhận  được. Nó xuất phát  từ đạo  đức của  người gây bạo hành thôi. Người đó làm như vậy  là như người ngoài  rồi.  Đó  là  điều  tệ hại nhất  trong  xã  hội”.  Trường  hợp  khác  được  ghi  nhận từ người cung cấp dịch vụ ở trạm y tế tại  vùng thành thị “Tôi biết là có nhiều vụ bạo hành  gia đình đã xảy ra. Phụ nữ bị bạo hành như là  bị đánh, đấm, bạo hành tình dục thường xảy ra ở  nhà. Việc  từ  chối quan hệ  sẽ dẫn  đến bị  đánh  đập, đá vào bộ phận sinh dục cho tới khi nó bị  bầm tím. Có một phụ nữ đến đây và bị như thế,  nếu không tận mắt chứng kiến bạn sẽ không tin  đâu. Bộ phận sinh dục bị nhét cỏ khô vào khi cô  ấy đến gặp bác sĩ, nó bốc mùi lên ghê lắm”   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  19 Bạo hành tâm lý  Hình 2:Số trường hợp phụ nữ bị bạo hành tâm lý bởi chồng (n=380)  Ở khu vực thành thị và nông thôn, đa số phụ  nữ chưa từng trải qua 4 dạng bạo hành tâm  lý.  Tuy nhiên,  cũng  có một  số  trường hợp  bị  bạo  hành tâm lý ít nhất một lần trong đời ở hai khu  vực thành thị và nông thôn. Thực vậy, số trường  hợp bị sỉ nhục, hoặc làm cho cảm thấy tội lỗi, vô  dụng, xấu xí, ngu ngốc thì cao nhất ở cả hai khu  vực (24 ca trên tổng số). Trong nghiên cứu định  tính, bạo hành tâm lý có liên quan đến sức khỏe  tâm lý. Điều đáng chú ý là một số người đại diện  dịch vụ hỗ trợ phụ nữ nghĩ rằng bạo hành tâm  lý ít gây hậu quả cho phụ nữ.   Trong nghiên  cứu  định  tính, vấn  đề ngược  đãi tâm lý có liên quan tới sức khỏe tâm lý. Cần  được lưu ý rằng những thông tin chủ chốt trong  phỏng vấn có thể được cho là bạo hành tâm lý ít  có hậu quả đối với phụ nữ, xem như  là sự đau  buồn và sự phiện muộn. “ Ngược đãi tâm lý, ví  dụ như một người  đàn ông và một người  đàn  bà, hai trong số họ không thể mạnh dạn và nói  chuyện với nhau; cho nên họ cảm thấy thất vọng  và buồn trong tâm trí họ, khiến tâm trí họ hoang  mang, căng thẳng và buồn bã,  thất vọng. Đó  là  vậy. Nhưng họ không phải  là  đa  số. Chỉ  thỉnh  thoảng khi uống rượu”  Bạo hành kinh tế  Bảng 4:Tỷ lệ phụ nữ bị chống từ chối đưa tiền để chi  tiền cho gia đình (n=380)  Từ chối đóng góp tài chính để chi tiêu gia đình Số trường hợp % Chưa bao giờ 305 80.26 1-2 lần 18 4.74 Thỉnh thoảng 15 3.50 Nhiều lần 17 4.47 Không có thu nhập/tiết kiệm 1 0.26 Không biết/ Không nhớ 5 1.32 Từ chối/ Không muốn trả lời 19 5.00 Đáng lưu ý là có 17 phụ nữ (3,5%) bị chồng  từ chối cấp tiền cho chi tiêu gia đình nhiều  lần.  Trong nghiên  cứu  định  tính, bạo hành kinh  tế  được  định nghĩa như một phần  của  bạo hành  tâm  lý. Chồng  từ chối đưa  tiền cho vợ chi  tiêu  cho gia đình được định nghĩa  là bạo hành  tâm  lý. Theo một thông tin quan trọng: “Trường hợp  bạo hành mà những người  chồng  độc  tài khắt  khe, không cấp tiền cho vợ của họ và các hỗ trợ  tài  chính  khác  được  xem  là  bạo hành  tâm  lý”.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 20 Phụ nữ trong nhóm thảo luận cũng đồng ý rằng  suy nghĩ không đưa tiền cho họ của đàn ông là  không cấp nhận được. “Đó không thể chấp nhận  được. Đưa tiền để đưa con ăn học. Không đưa,  không đồng ý.” – Một người phụ nữ phản ứng  lại.   Những dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ, ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình đối với phụ nữ  Hình 3:Tần suất những người hỗ trợ được phụ nữ kể về tình trạng của họ (liên quan đến bạo lực thể xác hoặc  tình dục) và tần suất những người đó có gắng giúp họ (n=27)  Có nhiều trường hợp không được báo cáo về  bạo hành thể chất hay bạo hành tình dục lên văn  phòng chính phủ, lãnh đạo địa phương, bác sĩ và  các  nhà  chính  trị.  Người  được  hỏi  cho  rằng  không ai trong số lãnh đạo địa phương từng cố  gắng giúp đỡ họ.  Bảng 5:Lý do phụ nữ không tìm kiếm sự giúp đỡ ở  Long An, 2012.  Thành thị (n=15) Nông thôn (n=12) Lý do không tìm kiếm giúp đỡ Trường hợp (%) Trường hợp (%) Không biết 2 (13,335) 4 (33,33) Sợ đe dọa/ hậu quả 2 (13,33) 3 (25) Bạo hành thông thường/ Không nguy hiểm 2 (13,33) 0 Lúng túng/ xấu hổ 1 (6,67) 0 Tin rằng không có sự giúp đỡ 0 0 Sợ sẽ kết thúc mối quan hệ 0 1 (8,33) Sợ mất con 2 (13,33) 2 (16,67) Mang tiếng xấu cho gia đình 3 (20) 3 (25) Không có trường hợp nào cho rằng các dịch  vụ xã hội không giúp được gì. Ví dụ, trung tâm  y tế cấp xã chuyên về chăm sóc sức khỏe; do đó  việc ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình  đối  với  phụ  nữ  được  xem  là  ngoài  khả  năng.  “Trung  tâm  y  tế  cấp  xã,  quản  lý  khu  vực  không  tham gia vào vấn đề bạo hành gia đình,  về các vấn đề này lên trung tâm y tế xã. Nạn  nhân  của  bạo  hành  gia  đình  đến  đây  trung  tâm sẽ giải quyết hậu quả của nó”. Chiến  lược  can  thiệp các  trường hợp bạo hành gia đình  từ  Hội phụ nữ bị giới hạn  trong việc  tiếp cận  thủ  phạm  nam.  “Nhưng  chúng  tôi  không  tiếp  cận  nhiều thủ phạm nam bởi vì chúng tôi không thể  khuyên bảo họ. Những lời khuyên nên được can  thiệp với hiệp hội Nông dân bởi vì việc tiếp cận  với  thủ  phạm  nan  là  khó  khăn”  – Một  người  cung cấp thông tin quan trọng trong Hội Phụ nữ  cho biết.  Có vài thuận lợi trong việc tiếp cận các dịch  vụ này cho phụ nữ. Những mối quan hệ nhóm,  hội hay các cơ sở chính quyền địa phương khác  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  21 rất  là  gần  gũi,  cho  nên  những  phụ  nữ  là  nạn  nhân của bạo hành nhận được nhiều sự hỗ  trợ  nếu họ  nhờ  giúp  đỡ  từ một  trong  các  tổ  chức  này. “Nhìn  chung,  có mối quan hệ  rất gần gũi  giữa các cơ sở ở đây. Ở cấp thấp nhất, có sự hiện  diện  của  thành  viên  Hội  Phụ  nữ  trong  xóm,  chúng  tôi sẽ chia  ra  thành các nhóm nhỏ  trong  xóm. Sẽ có  lãnh đạo cho các nhóm nhỏ này, và  Hội Phụ Nữ sẽ  là đại diện chủ chốt. Ở cấp cao  hơn, đó  là  tôi. Nếu có bất kỳ vấn đề gì ở  trong  các  nhóm  nhỏ  trong  xóm,  tôi  sẽ  tổ  chức  huấn  luyện cho các  thành viên này. Hội sẽ họp hàng  tháng vào ngày 27. Các cuộc họp sẽ thảo luận về  vấn đề phát sinh trong xóm, cho nên nếu có vấn  đề gì sai, tôi sẽ hỏi thăm và giải quyết” – Một  người cung cấp thông tin quan trọng trong Hội  Phụ nữ cho biết.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Tỷ lệ phụ nữ trải qua tình trạng bạo hành gia  đình bởi  chồng khá  thấp  ở  tỉnh Long An năm  2012.  Đó  có  thể  là  kết  quả  của  kế hoạch hành  động  trong  việc  ngăn  chặn  và  kiểm  soát  bạo  hành gia đình đối với phụ nữ được quản lý bởi  chính  quyền  địa  phương  hay  các  nhóm  quan  trọng khác: Hội Phụ nữ, công an, Hội nông dân  và các cơ sở quần chúng khác. Tuy nhiên, phần  chìm  của  tảng  băng  chìm  tỷ  lệ phụ  nữ  là nạn  nhân  của bạo hành gia  đình  cần  được xem xét  cẩn trọng   Kiến nghị 1  Tập huấn cho cộng tác viên: Nguồn nhân lực  cho kế hoạch hành động trong việc ngăn chặn và  kiểm  soát  bạo  hành  gia  đình  trên phụ nữ  nên  được  ưu  tiên  để  duy  trì  kết  quả  đạt  được  từ  chính quyền địa phương. Một hoàn cảnh thực tế  là nguồn nhân  lực  làm việc  trong các nhóm hỗ  trợ  cho  phụ  nữ  và  bạo  hành  gia  đình  không  được đào tạo đầy đủ cho công việc của họ. Tập  huấn được yêu cầu  tại  tất cả các khu vực  thích  hợp, không chỉ Hội Phụ nữ. Tập huấn  cho  các  nhân  viên  nhà  nước  phụ  trách  hỗ  trợ  các  nạn  nhân bạo hành gia  đình  có  thể phát  triển kinh  nghiệm của họ trong lĩnh vực bạo hành gia đình  và giúp họ tiếp cận với phụ nữ 1 cách hiệu quả.  Tập huấn chú trọng đến lực lượng công vụ, Hội  nông dân, Đoàn thanh niên, tòa án, lãnh đạo địa  phương và nhân viên y tế tại địa phương.  Kiến nghị 2  Sự  tham  gia  của  các  phương  tiện  truyền  thông  đại  chúng: Chính  quyền  địa phương  tại  tỉnh Long An thành công trong việc phát thanh  về vấn đề và tư vấn về luật có liên quan đến bạo  hành gia  đình qua  các phương  tiện  đại  chúng,  bao gồm radio, ti vi và tuyên truyền bằng miệng  là chủ yếu. Điều này có thể hạn chế ảnh hưởng  tiêu cực  từ  tập quán và phân biệt về bạo hành  gia đình đối với phụ nữ.   Kiến nghị 3  Can thiệp sớm cho nam giới: Các chiến lược  ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình trên  phụ nữ ở  tỉnh Long An  thiếu sự  tác động sớm  trong việc can thiệp trực tiếp vào nam giới. Việc  tổ  chức  các nhóm nam giới hoạt  động  về  việc  ngăn chặn và kiểm soát bạo hành gia đình tại các  cấp  địa  phương,  cùng  với  huấn  luyện  nguồn  nhân  lực  triển vọng này sẽ ảnh hưởng  tích cực  không chỉ đến các thủ phạm  là nam giới mà cả  nạn nhân nam và nữ trong bạo hành gia đình.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Cổng  thông  tin  điện  tử Long An  (2009). Cam kết kế hoạch  hành động phòng chống