Trong quá trình hợp tác - giao thƣơng giữa các lãnh thổ, các quốc gia
trong đó có Việt Nam đã và đang đặc biệt dành sự quan tâm, cùng với đó là xác định
yếu tố liên quan nhằm nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản phẩm ra thị trƣờng.
Từ nhiều hƣớng tiếp cận, có thể thấy một trong những hƣớng đi cần thiết chính là xây
dựng hành lang pháp lý vững chắc, tạo công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho những sản
phẩm này. Đặc sản địa phƣơng, hay những sản phẩm xuất phát từ khu vực địa lý,
mang đặc trƣng, yếu tố quyết định bởi chính khu vực đó đƣợc xem xét bảo hộ dƣới
đối tƣợng chỉ dẫn địa lý theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng nhƣ các điều ƣớc
quốc tế. Nhƣ vậy, để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu cũng nhƣ
xây dựng lòng tin cho các nhà sản xuất và đầu tƣ, chống các hành vi giả mạo chỉ dẫn
địa lý, Nhà nƣớc đã xây dựng và tăng cƣờng các thể chế, chính sách và chƣơng trình
hỗ trợ đối với đối tƣợng này. Phạm vi bài viết nghiên cứu quá trình xây dựng, đăng
ký, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tỏi của huyện đảo Lý Sơn để làm rõ hơn việc
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tƣợng đặc biệt này.
18 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý qua thực tiễn tại huyện đảo Lý Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
192
15. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
QUA THỰC TIỄN TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS TO
GEOGRAPHICAL INDICATIONS THROUGH PRACTICE IN LY SON
Đặng Nguyễn Phƣơng Uyên1
Nguyễn Tấn Hoàng Hải2
TÓM TẮT: Trong quá trình hợp tác - giao thƣơng giữa các lãnh thổ, các quốc gia
trong đó có Việt Nam đã và đang đặc biệt dành sự quan tâm, cùng với đó là xác định
yếu tố liên quan nhằm nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản phẩm ra thị trƣờng.
Từ nhiều hƣớng tiếp cận, có thể thấy một trong những hƣớng đi cần thiết chính là xây
dựng hành lang pháp lý vững chắc, tạo công cụ hữu hiệu để bảo hộ cho những sản
phẩm này. Đặc sản địa phƣơng, hay những sản phẩm xuất phát từ khu vực địa lý,
mang đặc trƣng, yếu tố quyết định bởi chính khu vực đó đƣợc xem xét bảo hộ dƣới
đối tƣợng chỉ dẫn địa lý theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng nhƣ các điều ƣớc
quốc tế. Nhƣ vậy, để đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, xây dựng thƣơng hiệu cũng nhƣ
xây dựng lòng tin cho các nhà sản xuất và đầu tƣ, chống các hành vi giả mạo chỉ dẫn
địa lý, Nhà nƣớc đã xây dựng và tăng cƣờng các thể chế, chính sách và chƣơng trình
hỗ trợ đối với đối tƣợng này. Phạm vi bài viết nghiên cứu quá trình xây dựng, đăng
ký, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý tỏi của huyện đảo Lý Sơn để làm rõ hơn việc
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tƣợng đặc biệt này.
Từ khoá: chỉ dẫn địa lý, điều kiện bảo hộ, quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền
quản lý.
ABSTRACT: During the period of cooperation - trade between territories,
countries including Vietnam have been paying significant attention, along with
identifying relevant factors to enhance competitiveness and promote product to
market. From many approaches, one of the necessary orientation is to build a solid
legal corridor, creating an effective tool to protect these types of products. Local
specialties, or products originating from a geographical area, having characteristics
and factors determined by that area are considered for protection under geographical
1
ThS., Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Email: dnpuyen@hcmulaw.edu.vn
2
ThS., Trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Email: nthhai@hcmulaw.edu.vn
193
indications under the Law on Intellectual Property of Vietnam. as well as
international treaties. Thus, to ensure product quality, build brands as well as build
trust for manufacturers and investors, and fight against acts of forging geographical
indications, the State has built and strengthened regulations, policies and support
programs for this object. The scope of the article studies the process of building,
registering, managing and developing garlic geographical indications of Ly Son
island to better clarify the protection of industrial property rights for this special
object.
Keywords: geographical indications, conditions for protection, ownership rights,
rights to use, rights to manage.
1. Đặt vấn đề
Để phân biệt sản phẩm của một khu vực, một địa phƣơng với các khu vực, địa
phƣơng khác bởi danh tính, chất lƣợng sản phẩm chính là mục tiêu của chỉ dẫn địa lý
(CDĐL). Đây cũng chính là những yếu tố mà các nhà sản xuất cần chú ý đến khi
muốn gia tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn, tạo uy tín và lợi ích kinh tế cho sản phẩm có
xuất xứ từ địa phƣơng mình. Ngƣời tiêu dùng trong nƣớc nói riêng và ngƣời tiêu
dùng nƣớc ngoài nói chung dựa vào những dấu hiệu về CDĐL nhƣ một tiêu chí để
đánh giá và lựa chọn sản phẩm. Nhƣ vậy, uy tín của sản phẩm mang CDĐL càng cao,
thì nhu cầu bảo hộ CDĐL càng lớn, bởi những hành vi xâm phạm CDĐL không chỉ
gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng mà còn gây tổn hại đến danh dự của ngƣời sản xuất
ở khu vực địa lý đó, thậm chí là cả quốc gia. Thực tế cho thấy, CDĐL dù đã đƣợc
Nhà nƣớc thông qua các quy định về việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể, thì vẫn tồn tại những khó khăn mà chủ sở hữu CDĐL
cũng nhƣ các chủ thể liên quan phải đối mặt.
2, Chỉ dẫn địa lý
2.1. Chỉ dẫn địa lý theo Điều ước quốc tế
Trƣớc khi có khái niệm về chỉ dẫn địa lý (CDĐL), đã xuất hiện thuật ngữ “chỉ dẫn
nguồn gốc” đƣợc quy định tại Điều 10 Công ƣớc Paris, theo đó chỉ dẫn nguồn gốc là
bất kỳ sự diễn đạt hoặc ký hiệu đƣợc sử dụng để chỉ ra nguồn gốc của một sản phẩm
hoặc một dịch vụ từ một nƣớc, một vùng hoặc một địa điểm cụ thể. Nhƣ vậy, theo
Công ƣớc Paris, những sản phẩm xuất phát từ một khu vực địa lý không nhất thiết
194
phải có chất lƣợng, đặc thù, đặc tính do yếu tố địa lý, con ngƣời ở khu vực đó tạo
nên.
Kế thừa và phát triển Công ƣớc Paris, Thoả ƣớc Madrid năm 1891 đã quy định về
chỉ dẫn nguồn gốc, cụ thể: “bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà
qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của thoả ƣớc Madrid hoặc một địa điểm
tại nƣớc đó đƣợc chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nƣớc hoặc địa điểm xuất xứ hàng
nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của thoả ƣớc đều bị tịch thu”3. Nhƣ
vậy, trong thoả ƣớc này, chỉ dẫn nguồn gốc phải là dấu hiệu chính xác về một quốc
gia hoặc một địa điểm trong quốc gia mà tại đó hàng hoá đƣợc tạo ra, điều này cũng
nhằm ngăn chặn chỉ dẫn sai và lừa dối đối với nguồn gốc của hàng hoá.
Khái niệm chỉ dẫn địa lý (geographic indication) xuất hiện tại Điều 2 Thoả ƣớc
Lisbon năm 19584 dƣới thuật ngữ “tên gọi xuất xứ hàng hoá” (appelation of origin)
cụ thể “là tên địa lý của một nƣớc, vùng hoặc địa phƣơng dùng để chỉ dẫn xuất xứ
của sản phẩm, mà chất lƣợng và những đặc tính của nó dựa trên các điều kiện môi
trƣờng địa lý độc đáo, ƣu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên và con ngƣời”5. Nhƣ vậy,
theo Thoả ƣớc này, thì tên gọi xuất xứ hàng hoá có các điều kiện sau:
Tên gọi xuất xứ hàng hoá phải là tên địa lý của một nƣớc, một khu vực
hoặc một địa phƣơng
Tên gọi xuất xứ hàng hoá nhằm chỉ dẫn xuất xứ của một sản phẩm
Hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lƣợng và đặc tính riêng biệt
Chất lƣợng và đặc tính của hàng hoá phải có mối liên hệ với môi
trƣờng địa lý.
Hiệp định các khía cạnh thƣơng mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp
định TRIPS) đƣợc xem là văn bản pháp lý toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ, theo đó,
chỉ dẫn địa lý đƣợc hiểu là: “chỉ dẫn một hàng hoá có xuất xứ từ một lãnh thổ hay
một khu vực có chất lƣợng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý
3
Điều 1 Thỏa thuận Madrid về việc loại bỏ sai chỉ dẫn hoặc lừa dối về nguồn hàng hóa (đã đƣợc sửa đổi ngày
02/6/1911).
4
Thoả ƣớc Lisbon năm 1958 về bảo hộ đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá.
5
Article 2 Lisbon Agreement for the Protection of Appellations of Origin: “geographical denomination of a
country, region, or locality, which serves to designate a product originating therein, the quality or
characteristics of which are due exclusively or essentially to the geographic environment, including natural
and human factors”.
195
quyết định và/hoặc yếu tố con ngƣời hay tự nhiên tạo nên”. Nhƣ vậy, chỉ dẫn địa lý
theo Hiệp định TRIPS đƣợc bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Là dấu hiệu bất kỳ (từ ngữ, hình ảnh) liên quan đến một lãnh thổ, một
khu vực, một quốc gia cụ thể.
Hàng hoá mang CDĐL phải xuất phát từ lãnh thổ, khu vực, quốc gia
tƣơng ứng.
Hàng hoá mang CDĐL phải có chất lƣợng, uy tín hoặc đặc tính nhất
định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định.
2.2. Chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật Việt Nam
Trƣớc đây, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã sử dụng thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng
hoá, “là tên địa lý của nƣớc, địa phƣơng dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nƣớc,
địa phƣơng đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lƣợng đặc thù
dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ƣu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con ngƣời
hoặc kết hợp hai yếu tố đó”6. Về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý,
Nghị định 54/2000/NĐ-CP đã đƣa ra quy định về chỉ dẫn địa lý nhƣ sau:
“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây
Thể hiện dưới dạng một từ ngữ: dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để
chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới
việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc
gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng
hoặc đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo
nên”.
Đến ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới
(WTO)7, một trong những yêu cầu của WTO hay cụ thể hơn là Hiệp định TRIPS
cũng chính là việc phối hợp với các tổ chức quốc tế khác về quyền sở hữu trí tuệ,
cũng chính là lý do của sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật SHTT).
Luật SHTT đã loại bỏ khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hoá” mà thay bằng “chỉ dẫn
địa lý là dấu hiện dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng
6
Điều 786 Bộ luật Dân sự năm 1995.
7
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007.
196
lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”8. Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 tại Việt Nam, theo
đó, CDĐL là các chỉ dẫn về sản phẩm đặc trƣng có nguồn gốc từ một khu vực địa lý
hay vùng lãnh thổ nhất định. Các chỉ dẫn địa lý đã đƣợc bảo hộ chỉ đƣợc phép sử
dụng cho các sản phẩm trong vùng, khu vực địa lý đó. Sản phẩm tƣơng tự nhƣng có
nguồn gốc ở khu vực địa lý khác sẽ không đƣợc mang chỉ dẫn này. Các quốc gia
thành viên CPTPP có thể lựa chọn bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo cơ chế riêng hoặc bảo
hộ theo cơ chế chung với nhãn hiệu thƣơng mại. Trên thực tế Việt Nam đã và đang
bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo cơ chế riêng, không trùng với cơ chế bảo hộ nhãn hiệu
thƣơng mại. Ngoài ra, trong Hiệp định thƣơng mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt
Nam (Hiệp định EVFTA) mà Việt Nam là thành viên, việc thực hiện những cam kết
liên quan đến chỉ dẫn địa lý là một trong những yêu cầu mà các quốc gia Châu Âu
mong muốn đƣợc bảo đảm nhằm bảo hộ các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia
thành viên: “Chỉ dẫn địa lý là đối tƣợng sở hữu trí tuệ mà Liên minh Châu Âu đặc
biệt quan tâm, do khối này có khá nhiều các sản phẩm đƣợc bảo hộ dƣới dạng chỉ dẫn
địa lý”9. Căn cứ theo Luật SHTT hiện hành, khái niệm CDĐL đồng âm chƣa đƣợc đề
cập đến cũng nhƣ chƣa quy định về điều kiện bảo hộ đối với đối tƣợng này. Cho đến
thời điểm hiện tại, Việt Nam chƣa có trƣờng hợp CDĐL đồng âm nào đƣợc bảo hộ,
tuy nhiên điều này không có nghĩa là nhu cầu bảo hộ CDĐL đồng âm không phát
sinh trong tƣơng lai. Ví dụ nhƣ huyện Châu Thành ở tỉnh An Giang, huyện Châu
Thành ở tình Hậu Giang hay huyện Châu Thành ở tỉnh Long An cũng có khả năng
xuất hiện CDĐL đồng âm. Bên cạnh đó, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn khi CDĐL
Pisco của Peru đƣợc chấp nhận bảo hộ tại Việt Nam vào năm 2006 và CDĐL Pisco
đƣợc Chile nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam vào năm 2011 theo FTA giữa Việt
Nam và Chile. Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung khái niệm CDĐL đồng âm là “các
CDĐL có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau” cùng với điều kiện bảo hộ đối với
CDĐL đồng âm, cụ thể “Các chỉ dẫn địa lý đồng âm nếu đáp ứng điều kiện quy định
tại khoản 1 Điều này đƣợc bảo hộ nếu việc sử dụng thực tế các chỉ dẫn địa lý đó
không gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý” nhƣng không phải quy định riêng biệt. CDĐL đã đƣợc đăng ký (bảo hộ)
8
Luật SHTT năm 2005, Luật số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
9
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam - EU, Chƣơng 12 – Sở
hữu trí tuệ, tr.12.
197
sẽ không là cơ sở để từ chối các CDĐL nộp muộn hơn. Có thể hiểu rằng, trong
trƣờng hợp CDĐL nộp sau một CDĐL đã đƣợc bảo hộ không thể xem là một trƣờng
hợp bị từ chối nếu CDĐL có khả năng phân biệt với CDĐL nộp trƣớc và đáp ứng đủ
điều kiện bảo hộ (Điều 79) và không thuộc các trƣờng hợp loại trừ (Điều 80) đồng
thời chỉ dẫn đúng về nguồn gốc địa lý và không gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về
nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang CDĐL đó. Học hỏi kinh nghiệm pháp luật
của các quốc gia và theo cam kết ở Hiệp định EVFTA cho thấy việc bổ sung quy
định và làm rõ các điều kiện CDĐL đồng âm là cần thiết để đáp ứng nhu cầu bảo hộ
CDĐL trong và ngoài nƣớc trong tƣơng lai.
Chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ theo quy định của Luật SHTT Việt Nam hiện hành
nếu đáp ứng các điều kiện sau:
i. Chỉ dẫn địa lý phải gắn với khu vực địa lý nhất định. Khu vực địa lý là
đơn vị hành chính hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Khu vực địa lý thể hiện cả
các yếu tố địa lý liên quan đến tự nhiên và con ngƣời. Trong đó, yếu tố tự
nhiên bao gồm các yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình... còn yếu tố
về con ngƣời bao gồm kĩ năng của ngƣời sản xuất hay quy trình sản xuất
truyền thống của địa phƣơng.
ii. Hàng hoá mang CDĐL có danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính chủ yếu do
điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc các nƣớc tƣơng
ứng.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL đƣợc xác lập trên cơ sở cấp văn bằng
bảo hộ của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật
SHTT hoặc theo điều ƣớc quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên
10. Quyền đăng ký CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nƣớc, Nhà nƣớc cho phép
tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang CDĐL, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ
chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phƣơng nới có CDĐL thực
hiện quyền đăng ký CDDL. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức thực hiện quyền đăng ký
CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó. Chủ sở hữu các đối tƣợng quyền sở
hữu công nghiệp nói chung, CDĐL nói riêng, quyền sử dụng, cho phép ngƣời khác
sử dụng, ngăn cấm ngƣời khác sử dụng và định đoạt đối tƣợng đó. Để thực thi quyền
10
Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí
tuệ, Luật số 42/2019/QH14.
198
đối với CDĐL, Nhà nƣớc trao quyền sử dụng, quyền quản lý cho các tổ chức, cá
nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phƣơng tƣơng ứng và đƣa sản
phẩm đó ra thị trƣờng.11
Ngày 29/6/2020, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định 2421/QĐ-SHTT về việc
cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL số 00081 cho sản phẩm tỏi Lý Sơn. Sự kiện
trao nhận chứng nhận đăng ký CDĐL sản phẩm tỏi Lý Sơn cho lãnh đạo địa phƣơng
vào ngày 05/7/2020
12
cho thấy sản phẩm này đã đƣợc bảo hộ theo đối tƣợng là
CDĐL theo Luật SHTT Việt Nam, qua đó thể hiện đƣợc đặc trƣng về hình thái, chất
lƣợng của sản phẩm tỏi này khi so sánh với các sản phẩm cùng loại từ những khu vực
khác. CDĐL tỏi Lý Sơn nhƣ đã phân tích ở trên, thuộc sở hữu của Nhà nƣớc. Đây
cũng chính là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền cũng
nhƣ xử lý và ngăn chặn các hành vi xâm phạm đối tƣợng sở hữu trí tuệ. Bên cạnh các
cơ quan chức năng, chủ thể sử dụng CDĐL cũng cần nâng cao nhận thức về sử dụng
và bảo vệ sản phẩm tỏi Lý Sơn khi lƣu thông trên thị trƣờng để bảo đảm sự bảo hộ
sản phẩm trong và ngoài nƣớc, nâng cao giá trị và phát triển sản phẩm đặc thù của
địa phƣơng.
3. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Tính đến hết năm 2020, cả nƣớc đã bảo hộ 101 CDĐL, trong đó có 94 CDĐL của
khu vực tại Việt Nam và 07 CDĐL nƣớc ngoài.13 Hầu hết các sản phẩm đƣợc bảo hộ
thuộc sở hữu của Việt Nam là những sản phẩm nông sản gồm cà phê, hạt tiêu, hoa
hồi, hoa quế...14. Số chỉ dẫn địa lý đƣợc bảo hộ đã có sự gia tăng đáng kể từ năm
2005 đến năm nay. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể đối với một quốc gia sản xuất và
kinh doanh các mặt hàng nông-thuỷ-hải sản nhƣ Việt Nam, thì sự gia tăng đó chƣa
xứng với tiềm năng của quốc gia. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả này
xuất phát từ quy định về điều kiện bảo hộ CDĐL tuy đã đƣợc quy định ở Điều 79 và
80 Luật SHTT, theo đó, xuất hiện các vấn đề nhƣ sau:
Thứ nhất, về sản phẩm mang CDĐL có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng
lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với CDĐL. Khu vực địa lý mang CDĐL có ranh giới
11
Điều 123 Luật SHTT 2005, Luật số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
12
Trao chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn, https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/trao-chung-nhan-
dang-ky-chi-dan-dia-ly-toi-ly-son-607541, truy cập ngày 15/8/2021.
13
Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ 2020,
4464192ef739, truy cập ngày 25/6/2021.
14
Các sản phẩm CDĐL của Việt Nam.
199
đƣợc xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ. Nhƣ vậy, “có nguồn gốc”
ở đây đƣợc hiểu là sản phẩm phải hoàn toàn đƣợc sản xuất, chế biến, gia công từ
vùng khu vực địa lý đó hay chỉ cần một công đoạn tại khu vực địa lý đó là thoả mãn
điều kiện này. Ví dụ ở trƣờng hợp nƣớc mắm Phú Quốc, giả dụ cá đƣợc đánh bắt tại
vùng biển Phú Quốc và đƣợc mang đi chế biến tại khu vực khác với cùng quy trình
chuẩn sản xuất, chế biến và đóng gói. Trong trƣờng hợp này, có hay không có sự yêu
cầu toàn bộ quá trình từ sản phẩm thô đến thành phẩm ra thị trƣờng phải tiến hành tại
khu vực hay chỉ cần một hoặc một số công đoạn chủ yếu.15 Bên cạnh đó, CDĐL cũng
có thể sử dụng cho các hàng hoá thủ công mỹ nghệ từ địa phƣơng mà không dựa vào
khí hậu, thổ nhƣỡng nhƣ CDĐL Huế cho các sản phẩm nón lá.16 Cụ thể hơn, tỏi Lý
Sơn đƣợc sản xuất từ huyện đảo Lý Sơn với hơn 300 ha đất nông nghiệp.17 Nghề
trồng tỏi gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Lý Sơn, danh tiếng sản phẩm
gắn liền với cảnh quan tƣơi đẹp của đảo Lý Sơn. Đây chính là sản phẩm tỏi có xuất
phát nguồn từ hòn đảo cùng tên bởi những ngƣời trồng trọt ở đây và cũng chính là cơ
sở để nhận diện nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm này, hay còn gọi là sản phẩm đặc
thù của địa phƣơng.
Thứ hai, danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu
vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với CDĐL đó quyết định.
“Chất lƣợng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL đƣợc xác định bằng một hoặc một
số chỉ tiêu định tính, định lƣợng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ
tiêu đó phải có khả năng kiểm tra đƣợc bằng phƣơng tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia
với phƣơng pháp kiểm tra phù hợp”18. Để chứng minh mối quan hệ này, các chủ thể
có quyền đăng kí phải thực hiện rất nhiều nghiên cứu sinh hoá trong khi quy định về
biểu mẫu, tiêu chí đánh giá, xác định theo Thông tƣ số 01/2007/TTBKHCN. Cụ thể,
đảo Lý Sơn có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp kiến tạo trên nền núi lửa cổ đã ngừng
hoạt động.
Khu vực địa lý của huyện đảo chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đói gió mùa vùng
đồng bằng ven biển, cùng với thổ nhƣỡng đặc thù (từ đá bazan lổ hổng do núi lửa cổ
15
Vũ Thị Hải Yến (2006), Các quy định của Hiệp định TRIPS về bảo hộ chỉ dẫn địa lý, Tạp chí Luật học (11).
16
Chỉ dẫn địa lý Huế cho nón lá, số đăng kí 00020, đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ngày
19/7/2010.
17
Tỏi Lý Sơn có chỉ dẫn địa lý, https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/trao-chung-nhan-dang-ky-chi-dan-dia-ly-toi-
ly-son-607541, truy cập ngày 12/8/2021.
18
Khoản 2 Điều 81 Luật SHTT.
200
phun trào, đá vôi san, cát kết vôi, bột kết và sét kết) tạo ra những đặc trƣng của tỏi Lý
Sơn.19 Tỏi Lý Sơn có hình dạng bé với trọng lƣợng trung bình khoảng 7,86 gram/củ,
chiều cao trung bình khoảng 26,3mm, đƣờng kính củ trung bình 24,95mm.20 Vỏ củ
và vỏ tép có màu trắng vôi đặc trƣng, thịt tỏi có màu trắng ngà và sắc xanh đặc trung;
mùi vị thơm dịu đặc trƣng, không nồng hắc, ít cay và có vị ngọt đầu lƣỡi.
Hình 1 Hình dáng chi tiết của tỏi Lý Sơn21
Bên cạnh yếu tố tự nhiên làm nên chất lƣợng tỏi Lý Sơn, kinh nghiệm và bí quyết
của ngƣời sản xuất cũng tạo nên đặc thù của sản phẩm. Ngƣời dân Lý Sơn, để tạo ra
giống tỏi đặc trƣng của khu vực, cần