Bí quyết để thành đồng nghiệp tốt

1. Chỉ ra vấn đề cụ thể Nếu có ý kiến hãy nêu thật cụ thể, chi tiết. Ví dụ thay bằng cách nói “ từ trước đến nay tôi không được tham gia các cuộc họp ”, bạn hãy nêu ra cách biểu đạt hiệu quả hơn: “ Buổi họp về tiêu thụ hàng hóa thứ tư trước nếu được tham gia tôi sẽ đưa ra ý kiến tốt hơn ”. 2. Tránh xa xung độtTránh tham gia vào các cuộc xung đột, đặc biệt là những việc không liên quan đến bạn hoặc bạn không có trách nhiệm. Cho dù có người bị oan ức thì hãy để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Tự giải quyết rắc rối của bản thân giúp họ rèn luyện bản thân và họ cũng được cảm thấy được tôn trọng. 3. Trao đổi, thảo luận Không nên biến vấn đề thành chuyện riêng của hai người mà hãy bàn luận thành công việc của chung. Điều này không những thể hiện thái độ chuyên nghiệp mà còn cải thiện hiệu quả lao động và phù hợp vì lợi ích chung của công ty. Nếu vấn đề là của riêng ai đó thì sẽ không dễ giải quyết và có thể trở thành mâu thuẫn giữa đồng nghiệp.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết để thành đồng nghiệp tốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết để thành đồng nghiệp tốt Hiểu lầm là nguyên nhân gây bất hòa thường gặp tại công sở. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách êm đẹp để mối quan hệ với đồng nghiệp được hài hòa đồng thời nâng cao hiệu quả công việc. Bí quyết để thành đồng nghiệp tốt 1. Chỉ ra vấn đề cụ thể Nếu có ý kiến hãy nêu thật cụ thể, chi tiết. Ví dụ thay bằng cách nói “ từ trước đến nay tôi không được tham gia các cuộc họp ”, bạn hãy nêu ra cách biểu đạt hiệu quả hơn: “ Buổi họp về tiêu thụ hàng hóa thứ tư trước nếu được tham gia tôi sẽ đưa ra ý kiến tốt hơn ”. 2. Tránh xa xung đột Tránh tham gia vào các cuộc xung đột, đặc biệt là những việc không liên quan đến bạn hoặc bạn không có trách nhiệm. Cho dù có người bị oan ức thì hãy để họ tự giải quyết vấn đề của mình. Tự giải quyết rắc rối của bản thân giúp họ rèn luyện bản thân và họ cũng được cảm thấy được tôn trọng. 3. Trao đổi, thảo luận Không nên biến vấn đề thành chuyện riêng của hai người mà hãy bàn luận thành công việc của chung. Điều này không những thể hiện thái độ chuyên nghiệp mà còn cải thiện hiệu quả lao động và phù hợp vì lợi ích chung của công ty. Nếu vấn đề là của riêng ai đó thì sẽ không dễ giải quyết và có thể trở thành mâu thuẫn giữa đồng nghiệp. 4. Biết lắng nghe đồng nghiệp Học cách lắng nghe người khác và có ý kiến riêng của mình. Nếu đối phương cho rằng bạn đã hiểu được điều anh/chị ta nói thì hiểu lầm sẽ được giảm đi rất nhiều. Trước khi thể hiện lập trường của mình, hãy đúc kết lại ý của đồng nghiệp. Khi trả lời hãy bắt đầu bằng thái độ nhã nhặn: “ vấn đề mà anh/ chị vừa nêu” để đối phương biết được bạn đã hiểu ý muốn của họ. Có thể suy nghĩ của hai bên giống nhau nhưng cách biểu đạt có chút khác biệt. 5. Không nên tìm đến sếp Nếu xuất hiện mâu thuẫn, trước tiên hãy tự tìm cách giải quyết. Có những người khi cảm thấy bản thân bị oan ức lập tức tìm đến lãnh đạo. Nên hiểu rằng, khi có sự tham gia của sếp thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. 6. Nói năng từ tốn khéo léo khi muốn bày tỏ ý kiến Nếu vấn đề trở nên rắc rối và khó khăn, hãy hẹn thời gian và nơi nói chuyện . Có mâu thuẫn với khách hàng hay đồng nghiệp làm việc ngắn hạn là hoàn toàn không công bằng và thể hiện bạn là người không chuyên nghiệp. Hãy lựa chọn một thời điểm thích hợp và cùng nhau giải quyết vấn đề. 7. Tự giải quyết vấn đề theo cách riêng tư Khi mối bất hòa mâu thuẫn chỉ xảy ra giữa hai người, hãy tìm cách giải quyết vấn đề ở những nơi ít người. Ai cũng quan tâm đến thể diện của bản thân vì vậy khi nói chuyện nên chú ý đến cả những người xung quanh. 8. Không nên tự tìm rắc rối Khi bạn có thắc mắc nào đó, hãy nói chuyện trực tiếp với người có liên quan. Nhớ rằng, điều bạn quan tâm là duy trì mối quan hệ công việc chứ không phải là mối quan hệ cá nhân. Bạn không cần nói về phẩm chất hay tính cách của đồng nghiệp. 9. Tự phê bình Sự mâu thuẫn nảy sinh trong văn phòng phần lớn là phát sinh từ công việc, do vậy giải quyết chúng không phải là quá khó khăn. Nhưng nếu sự thực cho thấy bạn cần có trách nhiệm với mâu thuẫn thì bạn nên xin lỗi đồng nghiệp của mình, đôi khi lời xin lỗi rất hiệu quả khi giải hòa những mâu thuẫn. 10. Tìm người giải hòa Nếu mâu thuẫn không thể giải quyết hoặc liên quan đến những vấn đề nhạy cảm thì sự xuất hiện của người thứ ba là rất cần thiết, khi này rất có thể sếp cũng sẽ tham gia giúp hai người tìm được câu nói chung. Bạn cũng có thể tìm người mà cả hai đều tín nhiệm hoặc nếu trong nội bộ công ty thì người trong bộ phận tài nguyên nhân lực là thích hợp nhất. 11. Làm rõ đầu đuôi câu chuyện Đôi khi vấn đề mâu thuẫn không có quan hệ với bạn. Hay bạn cho rằng đồng nghiệp muốn gây với bạn, nhưng thực tế là hôm đó tâm trạng của họ không được tốt. Suy xét kĩ và trả lời, đôi khi sự im lặng là câu trả lời khá tốt. 12. Hòa đồng và học cách quên đi mâu thuẫn Mọi người vì công việc chung mới làm việc với nhau, để hoàn thành công việc một cách hoàn hảo là khá khó khăn. Mâu thuẫn bât hòa xảy ra là khó tránh, thẳng thắn đối mặt với vấn đề mới là cách giải quyết tốt nhất. Nên học cách quên đi bất hòa như vậy mới tránh được xung đột có thể phát sinh sau này và mối quan hệ giữa đồng nghiệp mới lâu dài.