Bí quyết tạo sự tự tin khi nói trước công chúng

1 Cảm ơn người chủ trì và đơn vị tổ chức đã mời bạn cũng như đông đảo người nghe đã đến để nghe bạn diễn thuyết trong ngày hôm đó. 2 Trình bày một chút về quan hệ của bạn với đơn vị đăng cai tổ chức buổi diễn thuyết này. 3 Tự trào về mình một cách hài hước để phá tan bầu không khí căng thẳng ban đầu.4 Trình bày cho đông đảo người nghe biết bạn muốn nói điều gì và vì sao bạn lại chọn trình bày về vấn đề này. 5 Liên hệ vấn đề mà những người nghe muốn nghe với vấn đề mà bạn định trình bày. Hãy cho những người nghe biết vì sao họ nên quan tâm đến những nội dung mà bạn sắp trình bày. 6 Sử dụng lời dẫn là những con số, những ví dụ thực tế có thể khiến người nghe cảm thấy ngạc nhiên, thích thú để thu hút sự chú ý của họ. 7 Thảo luận về trạng thái tâm lý hiện tại của số đông người nghe, những nỗi lo, sự hy vọng cũng như những yêu cầu của họ. 8 Trình bày những kết luận chủ yếu của bạn. 9 Sử dụng các công cụ tác động đến thị giác của người nghe. Bạn cần nhớ rằng “trăm nghe không bằng một thấy (hãy suy nghĩ đến việc sử dụng những bức ảnh tư liệu, biểu đồ, mô hình, băng video .) 10 Đưa ra những câu hỏi (bao gồm cả câu hỏi dạng phản biện) để thôi thúc người nghe phải suy nghĩ (nếu đang diễn thuyết trong một lớp học đào tạo kỹ năng bạn hãy viết câu trả lời của những người lên một tấm bảng trắng, để sau đó tất cả cùng thảo luận)

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết tạo sự tự tin khi nói trước công chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết tạo sự tự tin khi nói trước công chúng Nhà thơ nổi tiếng Rabindranath Tagore từng nói rằng: “Ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng: Dường như tất cả các nhà quản lý, lãnh đạo đều không hề thích thú việc phải phát biểu ý kiến của mình trước đám đông.Đối với họ, việc phải diễn thuyết trước đông người cũng giống như là phải đi đến nơi hành hình vậy! Cảm giác của họ lúc đó là bốn phía đều bị bao vây bởi rất nhiều quân địch còn bản họ thì biến thành mục tiêu để tha hồ tấn công”. Ngày nay trong bất kỳ ngành nghề nào thì khả năng biểu đạt, nói trước công chúng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người ngày nay. Làm cách nào để bạn có thể tự tin nói trước công chúng, và chuẩn bị cho mình một bài diễn thuyết thật hấp dẫn, thu hút người nghe. Nếu bạn đang băn khoăn vì không biết cách mở đầu như thế nào cho một buổi diễn thuyết, khi nói trước công chúng của mình. Bạn hãy thử nghía qua 20 điều kiến nghị sau đây nhé. 1 Cảm ơn người chủ trì và đơn vị tổ chức đã mời bạn cũng như đông đảo người nghe đã đến để nghe bạn diễn thuyết trong ngày hôm đó. 2 Trình bày một chút về quan hệ của bạn với đơn vị đăng cai tổ chức buổi diễn thuyết này. 3 Tự trào về mình một cách hài hước để phá tan bầu không khí căng thẳng ban đầu. 4 Trình bày cho đông đảo người nghe biết bạn muốn nói điều gì và vì sao bạn lại chọn trình bày về vấn đề này. 5 Liên hệ vấn đề mà những người nghe muốn nghe với vấn đề mà bạn định trình bày. Hãy cho những người nghe biết vì sao họ nên quan tâm đến những nội dung mà bạn sắp trình bày. 6 Sử dụng lời dẫn là những con số, những ví dụ thực tế có thể khiến người nghe cảm thấy ngạc nhiên, thích thú để thu hút sự chú ý của họ. 7 Thảo luận về trạng thái tâm lý hiện tại của số đông người nghe, những nỗi lo, sự hy vọng cũng như những yêu cầu của họ. 8 Trình bày những kết luận chủ yếu của bạn. 9 Sử dụng các công cụ tác động đến thị giác của người nghe. Bạn cần nhớ rằng “trăm nghe không bằng một thấy (hãy suy nghĩ đến việc sử dụng những bức ảnh tư liệu, biểu đồ, mô hình, băng video.) 10 Đưa ra những câu hỏi (bao gồm cả câu hỏi dạng phản biện) để thôi thúc người nghe phải suy nghĩ (nếu đang diễn thuyết trong một lớp học đào tạo kỹ năng bạn hãy viết câu trả lời của những người lên một tấm bảng trắng, để sau đó tất cả cùng thảo luận) 11 Hãy cho những người nghe viết bài diễn thuyết của bạn sẽ không đề cập đến vấn đề gì và vì sao lại như vậy. 12 Trước khi đưa ra “phương án giải quyết” hãy cố gắng để vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng nhất. 13 Những lời dẫn mà bạn sử dụng cần hài hòa, độc đáo, tạo ấn tượng khiến người nghe khó quên. Bạn cũng có thể trích dẫn các câu danh ngôn của những bậc vĩ nhân để làm được điều này 14 Việc trích dẫn số liệu thực tế hoặc các câu chuyện có thật trong phần mở đầu đều có thể giúp bạn thu hút được sự chú ý cũng như hứng thú của đông đảo người nghe. 15 Liên hệ bài diễn thuyết với một số kinh nghiệm thực tế của người nghe, để họ luôn có được “cảm giác thân thiết” với bài diễn thuyết của bạn. 16 Trực tiếp đi vào một số vấn đề có liên quan đến lợi ích của người nghe. 17 Đặt ra một số câu hỏi để người nghe được bộc lộ thái độ của mình. Chú ý các câu hỏi đơn giản và dễ trả lời. 18 Sử dụng âm nhạc, đèn chiếu tập trung ánh sáng hoặc các bức tranh, các đoạn phim minh họa để làm cho phần lời dẫn của bạn thêm sinh động, cuốn hút. 19 Hãy đi thẳng vào vấn đề. Chú ý không sử dụng nhiều những câu nói khách sáo, kiểu cách như: “Vấn đề mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trong ngày hôm nay là.” 20 Hãy thể hiện thật tự nhiên và thoải mái, cố gắng không nhìn thẳng vào bản thảo đã chuẩn bi sẵn.