Biến chứng niệu khoa sau ghép thận, kết quả 37 trường hợp ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện nhân dân 115

Đặt vấn đề: Ghép thận đã trở thành phẫu thuật thường quy ở một số bệnh viện tại Việt Nam hiện nay. Biến chứng niệu khoa sau ghép thận có tỷ lệ thấp, tuy nhiên khi xuất hiện có thể ảnh hưởng đến chức năng mảnh ghép. Đề tài nhằm mục tiêu khảo sát các biến chứng niệu khoa sau ghép thận từ người cho sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp ghép thận tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 6 năm 2011. Các bệnh nhân được cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Grégoir có cải biên. Theo dõi các biến chứng niệu khoa sau ghép qua siêu âm, chụp CT-Scan, xét nghiệm nước tiểu ở tất cả các bệnh nhân sau ghép. Kết quả và bàn luận: Có 37 trường hợp được ghép thận từ người cho sống. Tuổi hiến thận chủ yếu từ 20- 39 tuổi (75,68%), tỷ lệ nam/nữ là 27/10. Tuổi nhận thận chủ yếu từ 30-49 (56,75%), tỷ lệ nam/nữ là 20/17. Tỷ lệ lấy thận trái/phải là: 29/8. Tỷ lệ ghép vào hố chậu phải/hố chậu trái: 27/10. 100% các trường hợp cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Grégoir cải biên. Có 19 trường hợp được đặt sonde JJ niệu quản, 18 trường hợp không đặt sonde JJ. Tỷ lệ xì dò nước tiểu là: 1 trường hợp (2,7%). Nhiễm khuẩn niệu là 4 trường hợp (10,8%). Không có trường hợp nào tử vong do biến chứng niệu khoa. Kết luận: Biến chứng niệu khoa sau ghép thận có tỷ lệ thấp. Việc đặt sonde JJ niệu quản không cần thiết một cách hệ thống. Với kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên là kỹ thuật an toàn, có thể áp dụng rộng rãi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến chứng niệu khoa sau ghép thận, kết quả 37 trường hợp ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện nhân dân 115, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 222 BIẾN CHỨNG NIỆU KHOA SAU GHÉP THẬN, KẾT QUẢ 37 TRƯỜNG HỢP GHÉP THẬN TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 Trương Hoàng Minh*, Trần Thanh Phong*, Đỗ Anh Đức*, Trương Sỹ Vinh*, Trần Lê Duy Anh*, Lê Đình Hiếu*, Nguyễn Thúy Quỳnh Mai*, Tạ Phương Dung**, Phạm Mạnh Sùng**, Phạm Văn Bùi***, Hồ Thị Minh Châu****, Nguyễn Phước Hải****, Nguyễn Bá Hải**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ghép thận đã trở thành phẫu thuật thường quy ở một số bệnh viện tại Việt Nam hiện nay. Biến chứng niệu khoa sau ghép thận có tỷ lệ thấp, tuy nhiên khi xuất hiện có thể ảnh hưởng đến chức năng mảnh ghép. Đề tài nhằm mục tiêu khảo sát các biến chứng niệu khoa sau ghép thận từ người cho sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các trường hợp ghép thận tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 6 năm 2011. Các bệnh nhân được cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Grégoir có cải biên. Theo dõi các biến chứng niệu khoa sau ghép qua siêu âm, chụp CT-Scan, xét nghiệm nước tiểu ở tất cả các bệnh nhân sau ghép. Kết quả và bàn luận: Có 37 trường hợp được ghép thận từ người cho sống. Tuổi hiến thận chủ yếu từ 20- 39 tuổi (75,68%), tỷ lệ nam/nữ là 27/10. Tuổi nhận thận chủ yếu từ 30-49 (56,75%), tỷ lệ nam/nữ là 20/17. Tỷ lệ lấy thận trái/phải là: 29/8. Tỷ lệ ghép vào hố chậu phải/hố chậu trái: 27/10. 100% các trường hợp cắm niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Grégoir cải biên. Có 19 trường hợp được đặt sonde JJ niệu quản, 18 trường hợp không đặt sonde JJ. Tỷ lệ xì dò nước tiểu là: 1 trường hợp (2,7%). Nhiễm khuẩn niệu là 4 trường hợp (10,8%). Không có trường hợp nào tử vong do biến chứng niệu khoa. Kết luận: Biến chứng niệu khoa sau ghép thận có tỷ lệ thấp. Việc đặt sonde JJ niệu quản không cần thiết một cách hệ thống. Với kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir cải biên là kỹ thuật an toàn, có thể áp dụng rộng rãi. Từ khóa: Biến chứng niệu khoa, ghép thận ABSTRACT UROLOGICAL COMPLICATIONS FOLLOWING RENAL TRANSPLANTATION, RESULTS 37 CASES OF LIVING RELATED RENAL TRANSPLANTATION AT PEOPLE 115 HOSPITAL Truong Hoang Minh, Tran Thanh Phong, Do Anh Duc, Truong Sy Vinh, Tran Le Duy Anh, Le Dinh Hieu, Nguyen Thuy Quynh Mai, Ta Phuong Dung, Pham Manh Sung, Pham Van Bui, Ho Thi Minh Chau, Nguyen Phuoc Hai, Nguyen Ba Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 221 – 228 Background: Renal transplantation was the operation regular in Vietnam. Urological complications following renal transplantation are low, however it may to influence on graft survival. We evaluated urological * Khoa Ngoại Niệu-Ghép Thận - Bệnh viện Nhân Dân 115 ** Khoa Nội Thận-Miễn Dịch Ghép - Bệnh viện Nhân Dân 115 *** Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, **** Khối Thận-Niệu - Bệnh viện Nhân Dân 115 Tác giả liên lạc: Ths.Bs.Trương Hoàng Minh ĐT:0903982107 Email: truonghminh2000@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 223 complications following renal transplantation. Materials and Methods: Patients were operated renal transplantation at people 115 hospital from March 2004 to June 2011. The ureter was inserted into the bladder with Lich-Grégoir technique has a modification. Determine urological complications by Echo, CT-Scan, analyse urinary. Results: All 37 renal transplantations from living donor performed. The essential donor age: 20-39 (75.68%), Rate male/female: 27/10. The essential receiver age: 30-49 (56.75%), Rate male/female: 20/17. Rate nephrectomy for living donor left/right: 29/8. Rate implant fosse iliac right/left: 27/10. 100% cases were inserted into the bladder with Lich-Grégoir technique has a modification. 19 cases were introduced stent, 18 cases not were introduced stent. Rate urinary leaks: 1 patient (2.7%). Rate of urinary infection: 4 patients (10.8%). Not patient mortal concern urological complications. Conclusions: Rate of urological complications following renal transplantation was low. Routine Double –J stenting prevents urological complication is not necessary systematically. The anastomosis uretero- vesical with Lich-Grégoir technique was safe, capable of practice extensive. Key words: Urological complication, Renal transplantation. ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận đã trở thành một phẫu thuật thường quy ở một số bệnh viện hiện nay tại Việt Nam. Biến chứng niệu khoa sau ghép thận tuy xuất hiện ít, từ 1-15% tùy theo từng trung tâm (Loughlin et al)(2,4,8,10,13), tuy nhiên, khi biến chứng niệu khoa xuất hiện nó thực sự đe doạ đến chức năng mảnh ghép và đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh khi những bệnh nhân này đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Các biến chứng niệu khoa sau ghép thận bao gồm: dò nước tiểu, hẹp niệu quản, sỏi niệu, bí tiểu, và rối loạn cương dương Việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ mang lại kết quả khả quan và bảo vệ được chức năng thận ghép. Bệnh viện Nhân Dân 115 đã thực hiện ghép thận từ năm 2004, cho tới nay chúng tôi đã thực hiện được 37 trường hợp ghép thận và trở thành phẫu thuật thường quy. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tỷ lệ biến chứng niệu khoa sau ghép thận, rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong chẩn đoán và điều trị sớm góp phần nâng cao kết quả điều trị ghép thận tại bệnh viện Nhân Dân 115. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các trường hợp ghép thận tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 6 năm 2011. Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu mô tả các trường hợp lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu Việc thực hiện ghép thận được thực hiện theo quy trình ghép thận của bệnh viện Nhân Dân 115 dựa trên quy trình ghép thận của Bộ Y tế năm 2002. Sau khi được tư vấn ghép thận cả người cho thận và người nhận thận kỹ càng, bệnh nhân ký cam kết mổ ghép theo đúng thủ tục pháp lý. Việc lấy thận được thực hiện qua mổ mở hoặc mổ nội soi. Thận được lấy ra khỏi người cho và rửa bằng dung dịch Euro-Collins ở nhiệt độ 4 độ Celcius hoặc dung dịch HTK-Custodial. Thận ghép được đặt vào hố chậu phải hoặc trái ở người nhận thận, tĩnh mạch thận ghép cắm vào tĩnh mạch chậu chung hoặc tĩnh mạch chậu ngoài tùy từng trường hợp. Động mạch thận ghép được thông nối với động mạch chậu trong (tận-tận) hoặc động mạch chậu ngoài hay chậu chung (tận- bên) tùy từng trường hợp. Niệu quản được cắm vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir: cho vào bàng quang 250-300 ml nước muối sinh lý có pha Betadine loãng để nhận mầu, xẻ thành bàng quang bằng dao điện theo hướng về cổ bàng quang dài 3- Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 224 4cm cho tới niêm mạc bàng quang lộ ra thì dừng lại. Bóc tách phần dưới niêm mạc đủ rộng để cho niệu quản nằm vừa đủ. Xẻ 1 lỗ niêm mạc bàng quang ở đầu dưới gần cổ bàng quang đường kính 0,5cm. Tiến hành may thông nối niệu quản thận ghép (có cắt vát đầu niệu quản và cột đầu mút mạch máu niệu quản bằng chỉ vicryl 4/0) với niêm mạc bàng quang quanh lỗ xẻ niêm mạc bàng quang bằng chỉ PDS 5/0, chúng tôi có cải biên cách may so với Lich- Gregoir cổ điển như sau: + Chúng tôi may mối may liên tục 2 nửa miệng niệu quản bằng chỉ PDS 5/0. + 2 mối đầu mút niệu quản được may với toàn bộ thành bàng quang, sau đó là may thành niệu quản với niêm mạc bàng quang. + May lại thành bàng quang bằng 3 mối chỉ Vicryl mối rời tại vị trí không may với niệu quản sau khi đặt đầu mũi kéo phẫu tích ở dưới để tránh xiết chặt đường hầm dưới niêm mạc và để cho niệu quản nằm dưới niêm mạc, đoạn niệu quản này có tác dụng chống trào ngược nước tiểu bàng quang-niệu quản. + Tùy theo từng trường hợp (tình trạng niệu quản khi lấy thận, tưới máu niệu quản sau khi mở kẹp cuống mạch máu thận ghép) mà quyết định đặt sonde JJ niệu quản hay không. (Hình: Cắm niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir có cải biên) Phác đồ thuốc ức chế miễn dịch: Ức chế calcineurin (CsA hoặc Tacrolimus) + MMF (Cellcept) + Steroid (Prednisolon) + dẫn nhập (Simulect) tùy theo từng trường hợp. Chúng tôi ghi nhận các biến chứng niệu khoa sau mổ và kết quả điều trị các biến chứng. Các bệnh nhân sau mổ được tái khám 1 lần/tuần, ghi nhận các biến chứng nếu có, cho siêu âm, thử nước tiểu, nếu nghi ngờ cho chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang, ghi nhận kết quả điều trị các biến chứng theo hồ sơ bệnh án. Lập bệnh án nghiên cứu, ghi đầy đủ các thông số nghiên cứu. Sử lý số liệu với phần mềm SPSS 11.5. Biến số định tính được trình bày dưới tỷ lệ %, biến số định lượng trình bày dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Từ tháng 3 năm 2004 đến tháng 6 năm 2011, chúng tôi thực hiện được 37 trường hợp ghép thận từ người cho sống. Một số đặc điểm lâm sàng của người cho thận Đặc điểm lâm sàng Số trường hợp Tỷ lệ % Tuổi <20 2 5,4 20-29 17 45,95 30-39 11 29,73 40-49 5 13,52 50-59 2 5,4 Giới tính Nam 27 72,97 Nữ 10 27,03 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 225 Đặc điểm lâm sàng Số trường hợp Tỷ lệ % Quan hệ người cho- người nhận thận Mẹ ruột cho con 1 2,7 Anh chị em ruột cho nhau 7 18,92 Con dâu cho mẹ chồng 1 2,7 Cháu cho dì /cô/bà 11 29,73 Anh em họ cho nhau 17 45,95 Vị trí lấy thận Thận phải 8 21,62 Thận trái 29 78,38 Kỹ thuật cắt thận Mổ hở 31 83,78 Nội soi ổ bụng 6 16,22 Số lượng động mạch thận 1 29 78,38 2 8 21,62 Biến chứng trong mổ Rách màng phổi 7 18,91 Tuột kẹp động mạch hoặc tĩnh mạch thận 3 8,1 Biến chứng sau mổ Tràn máu màng phổi 1 2,7 Nhiễm khuẩn vết mổ 2 5,4 Tử vong 0 0 Độ tuổi hiến thận đa phần là tuổi lao động (20- 40 tuổi), nam nhiều hơn nữ, đa số anh em hiến cho nhau. Chủ yếu lấy thận trái ghép vào hố chậu phải cho người nhận. Có 16,22% là lấy thận qua nội soi ổ bụng, đây là kỹ thuật làm giảm sự đau đớn cho bệnh nhân sau mổ, có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên đòi hỏi phẫu thuật viên phải được đào tạo cơ bản về nội soi ổ bụng, có kinh nghiệm và chi phí cao hơn mổ mở. Chúng tôi có 3 trường hợp tuột kẹp mỏm mạch máu sau khi đã lấy thận ra khỏi người cho, có 1 trường hợp tuột kẹp động mạch, còn 2 trường hợp còn lại là tuột kẹp tĩnh mạch. Cả 3 trường hợp xảy ra do dụng cụ kẹp mạch máu không đồng bộ. Chúng tôi đã sử trí kịp thời và không có trường hợp nào tử vong. Có 7 trường hợp tổn thương màng phổi do quá trình mở thành bụng, đây là những trường hợp đầu tiên chúng tôi chưa có kinh nghiệm, may lại màng phổi, hậu phẫu bệnh ổn. Có 2 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ, đây là loạt bệnh nhân đầu tiên chúng tôi mổ cùng đoàn Bỉ, sử dụng kháng sinh dự phòng nhưng thất bại, khi phát hiện nhiễm khuẩn vết mổ, bệnh nhân sốt, bạch cầu/máu tăng, CRP tăng, chúng tôi sử dụng lại kháng sinh bệnh ổn định. Một số đặc điểm lâm sàng của người nhận thận Đặc điểm lâm sàng Số trường hợp Tỷ lệ % Tuổi 20-29 6 16,21 30-39 12 32,43 40-49 9 24,32 50-59 6 16,21 60-69 4 10,83 Giới tính Nam 20 54,05 Nữ 17 45,95 Nguyên nhân suy thận mạn Bệnh cầu thận mạn 24 64,86 Bệnh thận do Lupus 1 2,7 Bệnh thận do Gout 1 2,7 Bệnh thận tiểu đường 3 8,1 Bệnh thận cao huyết áp 5 13,54 Thận đa nang 2 5,4 Bệnh đường niệu 1 2,7 Điều trị trước ghép thận Chạy thận nhân tạo 29 78,38 Thẩm phân phúc mạc 4 10,81 Vừa CTNT + TPPM 1 2,7 Điều trị nội khoa 3 8,11 Vị trí đặt thận ghép Hố chậu phải 27 72,97 Hố chậu trái 10 27,03 Khâu nối động mạch Động mạch chậu ngoài 21 56,75 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 226 Đặc điểm lâm sàng Số trường hợp Tỷ lệ % Động mạch chậu trong 9 24,32 Động mạch chậu chung 7 18,93 Phẫu thuật tạo hình mạch máu Lột bỏ lớp nội mô động mạch 1 2,7 Tạo hình lỗ mở động mạch chậu 2 5,4 Kéo dài động mạch nhờ bóc tách rốn thận 1 2,7 Cắm động mạch cực vào động mạch thận 2 5,4 Nối động mạch cực dưới vào động mạch thượng vị dưới 2 5,4 Cột động mạch cực trên 3 8,1 Đặt thông JJ làm nòng niệu quản Có 19 51,35 Không 18 48,65 Phục hồi chức năng thận sau ghép Nhanh ngay sau ở kẹp mạch máu 27 72,97 Sau mở kẹp mạch máu 30- 60 phút 7 18,92 Chậm (delayed graft function) 24g 3 8,11 Tương hợp HLA Tương hợp HLA Số bệnh nhân % 1/6 2 5,4 2/6 4 10,8 3/6 14 37,84 4/6 12 32,43 5/6 4 10,8 6/6 1 2,73 Total 37 100 Thời gian thiếu máu nóng 3 phút 50 (2 phút 45- 7 phút 30) Biến chứng niệu khoa sau ghép Chúng tôi gặp 1 bệnh nhân (2,7%) tụ nước tiểu quanh thận sau ghép 10 ngày, 4 bệnh nhân (10,8%) nhiễm khuẩn niệu được phát hiện qua xét nghiệm tế bào học nước tiểu nhưng không có biểu hiện lâm sàng.Trong đó 3/4 bệnh nhân có đặt sonde JJ ngay trong mổ, 1/4 bệnh nhân không đặt sonde JJ (p= 0,385). Sau khi điều trị bằng kháng sinh kết quả tốt, không có trường hợp nào ảnh hưởng đến chức năng thận ghép. Không có trường hợp nào bế tắc niệu quản hay trào ngược bàng quang sau ghép. Không ghi nhận các biến chứng tràn dịch màng tinh hoàn, hẹp niệu đạo, rối loạn cương dương sau mổ ghép. So sánh tỷ lệ biến chứng với các tác giả Tên tác giả Chúng tôi (2011) Trần Ngọc Sinh et al (2010) Daniel. A.S et al (1995) Akoh JA et al (2009) N (Tổng số bn nghiên cứu) 37 (living donors) 201 (living donors) 1000 (deceased) 398 (335 deceased + 43 living donors) Số bn (tỷ lệ) biến chứng 1 bn (2,7%) 4 bn (1,99%) 71 bn (7,1%) 29 bn (7,3%) BÀN LUẬN Theo y văn, ngoài các biến chứng chung của ghép thận như: nhiễm khuẩn vết mổ (1%), tụ dịch bạch huyết (Lymphocele 18%), chảy máu, huyết khối động tĩnh mạch (0,5-8%). Biến chứng niệu khoa chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên nó có thể ảnh hưởng tới chức năng của thận ghép đôi khi làm mất chức năng và có thể tử vong. Các biến chứng niệu khoa này bao gồm: xì dò nước tiểu, bế tắc niệu quản do hẹp chỗ thông nối niệu quản –bàng quang, hẹp niệu đạo, tràn dịch tinh mạc, nhiễm khuẩn. Vấn đề xì dò, tụ nước tiểu quanh thận Trường hợp này là do hoại tử niệu quản gần bể thận, đây là trường hợp có đặt sonde JJ dự phòng ngay trong mổ. Phát hiện vào ngày thứ 10 sau mổ với triệu chứng sốt, đau ở vùng hố chậu phải nơi đặt thận ghép. Siêu âm và chụp CT-Scan phát hiện tụ dịch quanh thận. Bệnh nhân được mổ thám sát lần 1 vào ngày thứ 10 hậu ghép nhưng không phát hiện được chỗ xì dò, đặt lại dẫn lưu. Mổ lại lần 2 vào ngày thứ 14 hậu ghép phát hiện hoại tử niệu quản gần bể thận. Chúng tôi tiến hành may lại lỗ thủng, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2011 227 thám sát thấy niệu quản vẫn tưới máu tốt. Sau mổ diễn tiến tốt, hết xì dò và rút dẫn lưu ổ mổ sau đó 3 ngày, sonde JJ rút sau 2 tuần. - Việc chẩn đoán xì dò niệu quản tương đối dễ dàng tuy nhiên xác định vị trí xì dò đôi khi gặp khó khăn. Trường hợp bệnh nhân của chúng tôi sau khi siêu âm và chụp CT-Scan, được mổ thám sát lần 1 không phát hiện được vị trí xì dò mà phải mổ lần 2 mới xác định được vị trí. Theo Daniel Shoskes, siêu âm chỉ xác định có tụ dịch quanh thận, xạ hình thận có lợi trong việc đánh giá vị trí xì dò. Chụp bàng quang có bơm thuốc cản quang xác định được vị trí xì dò ở chỗ thông nối niệu quản-bàng quang(9). - Nguyên nhân xì dò nước tiểu sau ghép thường: Do hoại tử niệu quản và sai sót kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang. Hoại tử niệu quản thông thường do quá trình lấy thận không tuân thủ việc bảo quản lớp mỡ quanh niệu quản cũng như phần mỡ ở vùng cực dưới thận và bể thận, đây là nơi có mạch máu xuất phát từ nhánh động mạch thận nuôi niệu quản. Mặt khác tưới máu niệu quản không đảm bảo do lấy niệu quản quá dài. - Tác giả Trần Ngọc Sinh cũng ghi nhận 4 trường hợp xì dò nước tiểu mà không chẩn đoán được vị trí xì dò trước khi mổ, chỉ sau khi mổ mới xác định vị trí và nguyên nhân xì dò là do thủng niệu quản nghĩ do sử dụng dao đốt điện một cực. Về sau sử dụng dao bipolar và cột cầm máu niệu quản bằng chỉ tan đã cải thiện biến chứng này(14). - Sai sót kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang như xẻ bàng quang quá nhiều, kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang qua ngả bàng quang, may niệu quản với niêm mạc bàng quang không kín, niệu quản quá căng hay xoắn vặnChúng tôi không gặp trường hợp nào xì dò tại vị trí cắm niệu quản vào bàng quang. - Tại trung tâm của chúng tôi áp dụng kỹ thuật cắm niệu quản vào bàng quang qua ngả ngoài bàng quang với phương pháp Lich- Gregoir cải biên. Về cơ bản, gần như tuân thủ kỹ thuật Lich-Grégoir cổ điển. Tuy nhiên chúng tôi cải biên kỹ thuật may (như phần phương pháp nghiên cứu đã trình bày) và khi may lớp thành bàng quang để niệu quản ở dưới niêm mạc một đoạn, chúng tôi có đặt đầu kéo phẫu tích ở dưới nhằm tránh chít hẹp tại vị trí đường hầm. Kỹ thuật Lich-Gregoir cắm niệu quản vào bàng quang đi ngoài bàng quang cho phép không cần niệu quản dài nên bảo đảm tưới máu đầu niệu quản từ mạch máu thận ghép xuống cung cấp tốt và tránh gập góc niệu quản tạo điều kiện lành chỗ thông nối được tốt và giảm biến chứng xì dò. - Nguyên nhân của trường hợp thủng niệu quản của chúng tôi không được rõ, cũng có thể do sử dụng dao điện một cực, mặt khác cũng có thể do sử dụng sonde JJ mà đầu sonde JJ kích thích làm thủng niệu quản sát bể thận, tác giả Kumar A et al cũng ghi nhận(3). Vấn đề nhiễm khuẩn niệu 4 bệnh nhân của chúng tôi có bạch cầu niệu, 1 trường hợp cấy nước tiểu mọc Proteus. Cả 4 trường hợp không có biểu hiện lâm sang. 3/4 trường hợp xảy ra trên loạt bệnh có đặt sonde JJ,chỉ 1/4 trường hợp xảy ra trên lô bệnh nhân không đặt sonde JJ với ghi nhận có bạch cầu trong nước tiểu, trường hợp này có nước tiểu ở thận gốc (khoảng 500 ml/ngày), xét nghiệm nước tiểu trước ghép không ghi nhận nhiễm khuẩn. Tuy nhiên bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng và không phát hiện vi khuẩn mọc trên môi trường nuôi cấy nước tiểu, bệnh ổn sau khi rút thông tiểu vào ngày thứ 7 sau mổ. Đặt sonde JJ hệ thống là nguyên nhân hàng đầu đưa tới nhiễm khuẩn niệu(5). Vấn đề bế tắc niệu quản và trào ngược bàng quang –niệu quản Chúng tôi chưa gặp trường hợp nào. Việc đặt sonde JJ phòng ngừa biến chứng hẹp niệu quản chỗ thông nối và rút vào khoảng 10-14 ngày(3,14). Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân khi khâu nối niệu quản vào bàng quang theo Lich-Grégoir có cải biên về kỹ thuật may đó là đưa đầu mũi kéo phẫu tích nằm trong Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 228 vị trí niệu quản nội thành bàng quang sau đó may thành bàng quang ở phía trên. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật này từ các đồng nghiệp tại viện trường Liège (Bỉ), với kỹ thuật này tránh làm chít hẹp đường hầm dưới niêm mạc bàng quang và cũng không quá rộng để trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản ngay cả 18 /35 trường hợp là không đặt sonde JJ cũng không ghi nhận có chít hẹp chỗ cắm niệu quản vào bàng quang hay trào ngược bàng quang- niệu quản. Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu số lượng lớn và theo dõi lâu dài để đánh vấn đề này. Vấn đề mổ mở và mổ nội soi ảnh hưởng đến biến chứng niệu khoa sau ghép - Việc bảo quản lớp mỡ quanh niệu quản đóng vai trò rất quan trọng trong khi thực hiện lấy thận. Lấy thận được thực hiện qua đường mổ mở là tốt hơn mổ qua đường nội soi và tỷ lệ xì dò ở nhóm lấy thận qua nội soi là cao hơn nhóm mổ mở(6). Trong nghiên cứu của chúng tôi có 6 trường hợp (16,22%) mổ nội soi qua ổ bụng để lấy thận ghép, cả 6 trư
Tài liệu liên quan