Biến dạng kiến tạo phần thềm lục địa đông nam Việt Nam trong Kainozoi sớm nhìn từ cấu trúc bồn cửu long và ý nghĩa đối với tiến hóa kiến tạo Biển Đông

Bồn trũng Cửu Long và các bồn Kainozoi khác như Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây phân bố ở phần thềm lục địa đông nam Việt Nam.Bồn này được lấp đầy bởi các tập trầm tích tuổi từ Eoxen đến Đệ Tứ, trong đó các tập Eoxen-Oligoxen được hình thành và phá hủy bởi 2 giai đoạn phát triên kiến tạo. Giai đoạn 1 bắt đầu bởi sự tách giãn vỏ Trái đất trong Pha kiến tạo 1 tạo các địa hào lấp đầy bởi trầm tích và phun trào lục địa của các hệ tầng Cà Cối và Trà Cú. Giai đoạn này kết thúc vào cuối Oligoxen sớm do sự nghịch đảo kiến tạo gây ra bởi Pha kiến tạo 2, làm biến dạng, trồi lộ, bào mòn một phần các trầm tích trên và tạo nên 1 bất chỉnh hợp nóc Hệ tầng Trà Cú. Giai đoạn 2 xảy ra khi chế độ tách giãn được tái lập và chiếm ưu thế trong Pha kiến tạo 3 dẫn tới sự mở rộng bồn trũng được lấp đầy bởi các trầm tích đầm hồ của Hệ tầng Trà Tân. Giai đoạn này kết thúc vào cuối Oligoxen khi các trầm tích trên bị biến dạng, trồi lộ và bóc mòn do hậu quả của nghịch đảo kiến tạo do Pha kiến tạo 4, tạo nên 1 bất chỉnh hợp khu vực trước Mioxen. Các giai đoạn kiến tạo trên gắn liền với sự tiến hóa của 1 cung đảo dọc rìa đông của địa khối Đông Dương cộng với sự va chạm của Mảng Ấn Độ vào Âu Á ở phía tây của địa khối này. Sự tương tác kiến tạo đó đã tạo nên cấu hình phức tạp của thềm lục địa đông nam Việt Nam cũng như tạo tiền đề cho sự tiến hóa Biển Đông trong giai đoạn Mioxen – Đệ Tứ

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 09/06/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến dạng kiến tạo phần thềm lục địa đông nam Việt Nam trong Kainozoi sớm nhìn từ cấu trúc bồn cửu long và ý nghĩa đối với tiến hóa kiến tạo Biển Đông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625/vap.2019.00096 96 BIẾN DẠNG KIẾN TẠO PHẦN THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM VIỆT NAM TRONG KAINOZOI SỚM NHÌN TỪ CẤU TRÚC BỒN CỬU LONG VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI TIẾN HÓA KIẾN TẠO BIỂN ĐÔNG Trần Thanh Hải1*, Hoàng Ngọc Đông2 1Bộ môn Địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, Email: tranthanhthai@humg.edu.vn 2Phòng Địa chất-Mỏ,Công ty Liên Doanh Hoàng Long-Hoàn Vũ, Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Bồn trũng Cửu Long và các bồn Kainozoi khác như Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây phân bố ở phần thềm lục địa đông nam Việt Nam.Bồn này được lấp đầy bởi các tập trầm tích tuổi từ Eoxen đến Đệ Tứ, trong đó các tập Eoxen-Oligoxen được hình thành và phá hủy bởi 2 giai đoạn phát triên kiến tạo. Giai đoạn 1 bắt đầu bởi sự tách giãn vỏ Trái đất trong Pha kiến tạo 1 tạo các địa hào lấp đầy bởi trầm tích và phun trào lục địa của các hệ tầng Cà Cối và Trà Cú. Giai đoạn này kết thúc vào cuối Oligoxen sớm do sự nghịch đảo kiến tạo gây ra bởi Pha kiến tạo 2, làm biến dạng, trồi lộ, bào mòn một phần các trầm tích trên và tạo nên 1 bất chỉnh hợp nóc Hệ tầng Trà Cú. Giai đoạn 2 xảy ra khi chế độ tách giãn được tái lập và chiếm ưu thế trong Pha kiến tạo 3 dẫn tới sự mở rộng bồn trũng được lấp đầy bởi các trầm tích đầm hồ của Hệ tầng Trà Tân. Giai đoạn này kết thúc vào cuối Oligoxen khi các trầm tích trên bị biến dạng, trồi lộ và bóc mòn do hậu quả của nghịch đảo kiến tạo do Pha kiến tạo 4, tạo nên 1 bất chỉnh hợp khu vực trước Mioxen. Các giai đoạn kiến tạo trên gắn liền với sự tiến hóa của 1 cung đảo dọc rìa đông của địa khối Đông Dương cộng với sự va chạm của Mảng Ấn Độ vào Âu Á ở phía tây của địa khối này. Sự tương tác kiến tạo đó đã tạo nên cấu hình phức tạp của thềm lục địa đông nam Việt Nam cũng như tạo tiền đề cho sự tiến hóa Biển Đông trong giai đoạn Mioxen – Đệ Tứ. Từ khóa: Bồn trũng Cửu Long, Biển Đông, thềm lục địa đông nam Việt Nam, tiến hóa kiến tạo. 1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ KIẾN TẠO KHU VỰC Bồn trũng Kainozoi Cửu Long, cùng với một số cấu trúc Kanozoi khác như Nam Côn Sơn và Tư Chính - Vũng Mây phân bố ở phần đông nam của thềm lục địa của Việt Nam (Hình 1). Các bồn này thường được ngăn cách bởi các cấu trúc nâng kiến tạo dạng địa lũy. Chúng thường được lấp đầy bởi những tập trầm tích tướng lục địa và á lục địa xen kẹp các lớp phun trào ở phần dưới và các tập trầm tích biển phủ trên, được lắng đọng trong nhiều môi trường kiến tạo khác nhau từ Eocen đến Đệ Tứ. Các bồn trũng trên nhìn chung đều được hình thành trong Kanozoi dưới tác động của quá trình phá hủy vỏ lục địa, tách giãn, tiến hóa bồn trầm tích và thành tạo Biển Đông (Tappoinier et al., 1982; Ngô Thường San và nnk., 2007; Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009; Hall, 2012; Metcalfe, 2013). Trong phạm vi Bồn Cửu Long, cấu tạo cuả bồn bao gồm các tiểu bồn kiểu địa hào được lấp đầy bởi các trầm tích Kainozoi sớm thường được xếp vào 3 hệ tầng tương ứng là Cà Cối và Trà Cú tuổi Eoxen(?)-Oligoxen Sớm và Tà Tân tuổi Oligoxen Muộn (Hình 2). Các tiểu bồn trũng này bị phủ trên bởi các thành tạo trầm tích biển Miocen – Tệ Tứ (Trần Lê Đông và Phùng Đắc Hải, 2007; Hoàng Ngọc Đông, 2012; Hình 2). Các thành tạo cổ nhất tuổi Eoxen(?)-Oligoxen Sớm bao gồm các tập trầm tích lục địa xen kẹp với các lớp bazan kiểm (Hoàng Ngọc Đông, 2012). Chúng phủ trực tiếp lên phủ bất chỉnh hợp trên các đá móng tuổi tiền Kainozoi. Các thành tạo Oligoxen muộn bao gồm chủ yếu là các tập trầm tích đầm hồ phủ bất chỉnh hợp lên các thành tạo cổ hơn, bao gồm cả các thành tạo Oligoxen Sớm (Hình 2; Hoàng Ngọc Đông, 2012). Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 97 Hình 1: A. Vị trí của các bồn trũng thuộc thềm lục địa và ngoài khơi Biển Đông và vùng lân cận. Vùng thềm lục địa đông nam Việt Nam được cấu thành bỏi nhiều bồn trầm tích Kanozoi gồm Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bồn Trường Sa. B. Cấu hình của Bồn Cửu Long và mối quan hệ cuả nó với các yếu tố cấu trúc khu vực khác thuộc thềm lục địa đông nam Biển Đông. Đường C-D là mặt cắt địa chất mô tả trong các Hình 3 và 4. Chỉnh sửa từ Hoàng Ngọc Đông (2012) và nhiều nguồn khác. Trong nhiều nghiên cứu trước đây về cấu trúc thềm lục địa đông nam Việt Nam, cấu hình các bồn Kainozoi và sự phân bố các thành tạo trầm tích trong chúng thường được xem là hậu quả của 3 giai đoạn phát triển kiến tạo chính gồm tiền tách giãn, đồng tách giãn và sau tách giãn vỏ lục địa (xem Nguyễn Hiệp, 2007; Trần Văn Trị và Vũ Khúc, 2009). Tuy nhiên, cấu hình của bồn trũng Cửu Long và sự tồn tại của các bất chỉnh hợp lớn trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen cho thấy trong giai đoạn Kainozoi sớm, Bồn Cửu Long cũng như các bồn khác tương tự thuộc thềm lục địa đông nam Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của nhiều sự kiện kiến tạo có bản chất và nguyên nhân khác nhau. Hoàng Ngọc Đông (2012) lần đầu tiên đã nhận dạng được nhiều pha kiến tạo trong giai đoạn Kanozoi sớm tác động tới sự hình thành, hình thái và tiến hóa bồn cũng như sự tác động của chúng tới môi trường lắng đọng, dạng nằm và sự biến dạng của các thành tạo trầm tích trong Bồn Cửu Long. Một số đặc điểm chính của các biến động kiến tạo và mối quan hệ của chúng với sự tiến hóa thềm lục địa đông nam Việt Nam, trên cơ sở phân tích đặc điểm của Bồn Cửu Long sẽ được mô tả tóm tắt ở phần sau. 2. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO CỦA BỒN TRŨNG CỬU LONG TRONG KAINOZOI SỚM Như trên đã trình bày, cấu hình của Bồn Cửu Long trong giai đoạn trước Mioxen bao gồm các tiểu bồn trũng dạng địa hào, phân cách bởi các khối nâng dạng địa lũy trước khi toàn bộ vùng bị sụt lún và lấp đầy bởi các trầm tích Mioxen - Đệ Tứ của Bồn đại dương Biển Đông (Hình 3). Các số liệu địa chất hiện có cho thấy các thành tạo trầm tích trước Mioxen trong Bồn trũng Cửu Long bị biến dạng mạnh mẽ bởi nhiều pha biến dạng khác nhau, dẫn đến sự phân cắt, dịch chuyển, làm nghiêng và bào mòn tạo nên các bất chỉnh hợp khu vực có tuổi khác nhau (Hình 3; Hoàng Ngọc Đông, 2012). Trên cơ sở phân tích cấu trúc, khôi phục và cân bằng mặt cắt và loại trừ biến dạng dựa trên việc phân tích các mặt cắt địa chấn và địa chất, có thể phân lập được 4 pha kiến tạo tác động tới sự hình thành và biến cải các thành tạo trầm tích Kainozoi Sớm trong khu vực Bồn trũng Cửu Long như sau (Hình 4, 5; Hoàng Ngọc Đông, 2012). Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 98 Hình 2. Trên: Mặt cắt địa chất khái quát mô tả cấu trúc chính và các thành tạo địa chất của Bồn Cửu Long (theo đường A-B trong hình nhỏ bên trái dưới; Theo Trần Lê Đông và Phùng Đắc Hải, 2007; Hoàng Ngọc Đông, 2012). Dưới: Sơ đồ liên kết địa tầng của các thành tạo Eoxen-Oligoxen theo các giếng khoan DM-4X, RB-1X, TL-1X trên các khối kiến tạo khác nhau (theo đường đỏ trong hình dưới bên phải) trong một phần Bồn Cửu Long (Theo Hoàng Ngọc Đông, 2012). Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 99 Hình 3. Trên: Một mặt cắt địa chấn (theo đường CD trong Hình 1) cắt qua trung tâm Bồn Cửu Long cho thấy cấu hình của sự phân bố trầm tích, các bất chỉnh hợp và các cấu trúc phá hủy chính trong các thành tạo Kainozoi. Dưới: Mặt cắt giải đoán địa chất theo đường CD cho thấy sự phân bố trầm tích và sự phá hủy các thành tạo Kainozoi sớm gồm Hệ tầng Cà Cối và Trà Cú (tuổi Eoxen- Oligoxen Sớm) và Hệ tầng Trà Tân (tuổi Oligoxen Muộn) bởi các hệ thống đứt gãy và bất chỉnh hợp khu vực phát triển trước Mioxen (mô phỏng từ Hoàng Ngọc Đông, 2012). Pha kiến tạo thứ nhất xảy ra trong giai đoạn Eoxen đến Oligoxen sớm, đặc trưng bởi sự phát triển của các đứt gãy thuận đồng trầm tích phương đông bắc - tây nam, được hình thành trong giai đoạn căng giãn và dập vỡ vỏ lục địa. Quá trình này đã tạo nên các cấu trúc gồm các địa lũy phương đông bắc - tây nam phân tách các trũng địa hào lấp đầy bởi các trầm tích và phun trào bazan kiểm của các hệ tầng Cà Cối và Trà Cú (Hình 4, 5A). Pha kiến tạo thứ 2 xảy ra trong giai đoạn cuối của Oligoxen Sớm, trong bối cảnh của một chế độ kiến tạo ép nén phương tây bắc - đông nam dẫn tới sự nghịch đảo kiến tạo, biến dạng các địa hào và làm đảo chiều dịch chuyển của các đứt gãy từ thuận sang nghịch, gây ra sự biến dạng, trồi lộ và bào mòn một phần của các hệ tầng Cà Cối -Trà Cú và tạo 1 bất chỉnh hợp khu vực ở nóc của hệ tầng này (Hình 4, 5B). Pha thứ 3 diễn ra trong giai đoạn Oligoxen muộn trong bối cảnh tái lập căng giãn, dẫn đến sự tái hoạt động của các đứt gãy nghịch phương đông bắc - tây nam thành các đứt gãy thuận, sụt lún kiến tạo và mở rộng các địa hào, tạo nên môi trường đầm hồ trong đó lấp đầy các tập trầm tích dày tuổi Oligoxen muộn của Hệ tầng Trà Tân phân bố rộng rãi trong toàn diện tích bồn được thành tạo (Hình 4, 5C). Pha kiến tạo thứ 4 được đặc trưng bởi các hệ thống đứt gãy trượt bằng cặp đôi phương bắc - nam và đông - tây cắt qua và làm dịch chuyển toàn bộ các cấu tạo hình thành trong gây ra bởi chế độ ép nén kiến tạo phương tây bắc - đông nam trong giai đoạn cuối của Oligoxen muộn. Hậu qủa của pha biến dạng này là sự biến dạng và trồi lộ của Hệ tầng Trà Tân, theo sau là sự bóc bóc mòn và tạo thành 1 bất chỉnh hợp khu vực trước Mioxen (Hình 4, 5D). Sự sụt lún kiến tạo toàn khu vực vào đầu Mioxen dẫn đến sự hình thành Bồn Biển Đông và lắng đọng các tập dày trầm tích kiểu rìa lục địa thụ động diễn ra trên toàn khu vực trong bối cảnh kiến tạo khá bình ổn Mioxen - Đệ Tứ (Hình 5E) tạo nên thềm lục địa Việt Nam ngày nay. Trầm tích Mioxen-Đệ Tứ Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 100 Hình 4: Sơ đồ cấu trúc kiến tạo khái quát khu vực đông bắc Bồn trũng Cửu Long trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen (theo Hoàng Ngọc Đông, 2012). Hình 5. Một ví dụ về mặt cắt khôi phục sau khi loại trừ từng bước các biến dạng vào các thành tạo địa chất có tuổi khác nhau dựa trên phân tích cấu trúc chi tiết của mặt cắt đia chất (theo đường CD - Hình 3) cho thấy các giai đoạn tiến hóa bồn trũng trong một phần của Bồn Cửu Long trong giai đoạn Eoxen -Oligoxen. A. Giai đoạn căng giãn và dập vỡ vỏ lục địa trong Eoxen dẫn tới một chế độ rift chủ động, hình thành các địa hào nội lục lấp đầy bởi các trầm lục dịa và phun trào (các hệ tầng Cà Cối và Trà Cú). B. Nghịch đảo kiến tạo dẫn tới sự biến dạng, trồi lộ và bào mòn một phần của hệ tầng Cà Cối và Trà Cú và một bất chỉnh họp khu vực. C. Sự tái lập chế độ căng giãn dẫn tới sự sụt lún khu vực, tái hình thành bồn trũng và lắng đọng các trầm tích của Hệ tầng Trà Tân. D. Nghịch đảo kiến tạo sau Trà Tân vào cuối Oligoxen dẫn tới sự tái hoạt động của các cấu trúc phá hủy cổ hơn, biến dạng, trồi lộ và bóc mòn một phần Hệ tầng Trà Tân để tạo thành một bất chỉnh hợp khu vực ở nóc của hệ tầng này. E. Sự sụt lún khu vực sau Trà Tân dẫn đến sự hình thành Bồn trũng Biển Đông lấp đầy bởi các thành tạo Mioxen-Đệ Tứ kiểu rìa lục địa thụ động phủ trên bất chỉnh hợpở nóc Hệ tầng Trà Tân. Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 101 3. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ TIẾN HÓA KIẾN TẠO THỀM LỤC ĐỊA ĐÔNG NAM VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy lịch sử phát triển kiến tạo Biển Đông trong Kainozoi khá phức tạp thể hiện cả thời gian thành tạo và các cơ chế vận động để tạo bồn (chẳng hạn, xem Tapponnier và nnk, 1982; Rangin, 1995; Hall, 2012; Metcafe, 2013 và các tài liệu tham khảo trong đó). Nhiều nhà địa chất cho rằng, sự tiến hóa Biển Đông là hậu quả của quá trình va chạm giữa mảng Ấn Độ với Âu Á bắt đầu từ cuối Mezozoi dẫn đến sự dịch trượt của các khối lục địa nằm ở hai bên địa mảng này trong đó phần địa khối Đông Nam Á bị dập vỡ, dịch trượt về phía đông nam và xoay chuyển dọc theo các hệ thống đứt gãy khu vực như Sông Hồng, Mae Ping - Sông Hậu và các hệ thống khác (Tapoinier et al., 1982; Huchon et al., 1994). Những vận động đó dẫn tới sự căng giãn, dập vỡ, sụt lún của vỏ Trái đất và tạo nên các bồn trầm tích dạng các bồn tách giãn, bồn kéo toạc và cuối cùng là hình thành Biển Đông dọc rìa đông nam của Địa khối Đông Dương. Sự tương tác kiến tạo nói trên nhìn chung dẫn đến 2 giai đoạn tạo bồn trầm tích Kainozoi ở Biển Đông trong đó giai đoạn đầu là giai đoạn tách giãn kéo dài từ Eoxen đến Mioxen sớm và giai đoạn sau là giai đoạn sau tách giãn từ Mioxen sớm đến nay (ch. Ngô Thường San và nnk., 2007). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sự tiến hóa của rìa lục địa Đông Nam Á trong Kainozoi chỉ ra rằng sự hình thành các bồn Kainozoi trong phạm vi thềm lục địa tây Biển Đông cũng như các phụ bồn của nó là một quá trình địa chất lâu dài, liên quan tới nhiều chế độ kiến tạo và chịu sự tương tác mạnh mẽ của sự tiến hóa rìa lục địa cả ở rìa phía đông và nam Địa khối Đông Dương (Hall., 2012; Metcalfe, 2013) chứ không chỉ do các tác động dịch trượt của các địa khối lục địa ở rìa phía tây của nó như trước đây đã đề cập. Việc phân tích chi tiết đặc điểm trầm tích, cấu trúc biến dạng và bản chất biến dạng tồn tại trong các thành tạo trầm tích Eoxen và Oligoxen ở một phần Bồn trũng Cửu Long thấy rằng sự tiến hóa địa chất ở đây còn có những đặc trưng mang tính địa phương so với khung kiến tạo chung của khu vực như đã thảo luận ở trên. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa chất các thành tạo Eoxen - Oligoxen của khu vực nghiên cứu, có thể chia lịch sử tiến hóa địa chất khu vực Bồn trũng Cửu Long và có thể cả thềm lục địa đông nam Việt Nam trong Eoxen-Oligoxen thành 2 giai đoan lớn là Eoxen - Oligoxen sớm (T1) và Oligoxen muộn (T2). Mỗi thời kỳ được bắt đầu bởi pha tách giãn tạo bồn và kết thúc bởi pha nén ép biến dạng phá hủy bồn. Giai đoạn Eoxen - Oligoxen sớm: được bắt đầu bằng Pha kiến tạo 1 với sự phá hủy vỏ Trái đất dưới tác động của sự căng giãn theo phương tây bắc-đông nam, tạo nên các hệ thống địa lũy-địa hào xen kẽ nhau khống chế bởi các đứt gãy thuận đồng trầm tích phương đông bắc - tây nam (Hình 4). Trong các địa hào, sự hình thành các hệ thống sông ngòi và đầm lầy dẫn đến quá trình lắng đọng trầm tích để hình thành hệ tầng Cà Cối và Trà Cú. Sự làm mỏng vỏ Trái đất, cùng với sự phát triển của các đứt gãy sâu trong bối cảnh tách giãn chủ động dẫn tới sự dâng cao của vật chất manti và tạo nên các núi lửa bazan kiềm trong khu vực Bồn Cửu Long và có thể trong các bồn trũng khác như Nam Côn Sơn hay Tư Chính – Vũng Mây. Trong giai đoạn này toàn vùng vẫn ở chế độ lục địa nhưng nằm dọc theo trục kéo dài của một trung tâm tách giãn sau cung của một cung núi lửa kéo dài phương đông bắc – tây nam phát triển dọc rìa đông nam của địa khối Đông Dương (Metcalfe, 2013; Hình 6A1) mà ở đây gọi là Cung đảo Philippines, trong đó Bồn Nam Côn Sơn trùng với vị trí của trung tâm tách giãn này (Hình 6A1). Như vậy, sự hình thành Bồn trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn trong giai đoạn Eoxen đến Oligoxen sớm có thể liên quan chặt chẽ với sự tách giãn sau cung do sự phát triển của một cung đảo rìa lục địa (Hình 6A1) chứ không phải do sự xô húc và dịch chuyển về phía đông nam của khối lục địa Đông Dương như nhiều nghiên cứu trước đây đề cập. Sau giai đoạn tách giãn nói trên, quá trình ép nén xảy ra vào cuối Oligoxen sớm dẫn tới sự nghịch đảo kiến tạo, tạo nên Pha kiến tạo 2 và làm biến dạng các thành tạo Eoxen-Oligoxen sớm trong khu vực nghiên cứu. Để tạo nên sự nghịch đảo này cần 1 lực ép nén phương tây bắc – đông nam để tạo ra 1 trường ứng suất cực đại trùng với phương của sự tách giãn trong giai đoạn trước (Hình 6B1). Những nghiên cứu gần đây đều cho rằng sự ép nén tây bắc – đông nam này trong giai Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 102 đoạn này ở Địa khối Đông Dương là hậu qủa của sự dịch trượt về phía đông nam của địa khối naỳ dọc các hệ thống đứt gãy chính trong khu vực như Sông Hồng và Mae Ping – Sông Hậu (Hình 5B) dưới tác động trực tiếp của va chạm lục địa Ấn Độ - Âu Á (Tapoinnier et al., 1982; Huchon et al., 1994). Hình 6. Mô hình khái quát mô tả cấu hình kiến tạo khu vực rìa đông nam của lục địa Âu Á trong đó có Địa khối Đông Dương và vùng lân cận trong Oligoxen (A) và đầu Mioxen (B). Hình A1 mô tả sự tách giãn sau cung của 1 cung magma phát triển dọc rìa đông nam địa khối Đông Dương trong đó bồn Nam Côn Sơn có thể trùng với trục tách giãn này, các bồn Cửu Long và Tư Chính - Vũng Mây có thể là các nhánh của hệ thống tách giãn lục địa liên quan với Trung tâm tách giãn này. Hình A2 là mặt cắt theo đường AA’ cho thấy quan hệ của các trũng địa hào của đới tách giãn sau cung trong đó sự tách giãn và dập vỡ của vỏ lục địa dẫn tới sự hình thành Biển Đông và các bồn Cửu Long, Nam Côn Sơn và các bồn nội lục khác. Hình B1 mô tả quá trình tái sụt lún và mở rộng bồn trũng trong giai đoạn đầu Mioxen khi Biển Đông được hình thành và mở rộng, dần chuyển Bồn Cửu Long và các bồn khác từ một bồn nội lục thành 1 bồn trũng đại dương. Hình B2 là mặt cắt dọc đường BB’ cho thấy cấu hình của Bồn Cửu Long và các bồn khác cũng như mối quan hệ cuả chúng với các yếu tố cấu trúc khác trong giai đoạn đầu của Mioxen. Xây dựng trên cơ sở Hoàng Ngọc Đông (2012) và nhiều nguồn khác. Giai đoạn Oligoxen muộn (T2) được đánh dấu bỏi sự sụt lún và mở rộng bồn trũng sau quá trình tạo bất chỉnh hợp nóc Hệ tầng Trà Cú từ cuối Oligoxen sớm và kéo đến khi các thành tạo trầm tích mới này lại tiếp tục bị biến vị ở cuối Oligoxen muộn, đặc trưng bởi 2 pha kiến tạo 3 và 4. Nguyên nhân cho sự sụt lún và mở rộng bồn trũng này hiện chưa rõ ràng do thiếu các số liệu nhưng có thể xem xét tới sự gia tăng tốc độ sụt lún sau cung và mở rộng bồn sau cung do sự tăng trưởng của cung đảo Philippines (Metcalfe, 2013, Hình 6B1), dẫn đến sự sụt lún diễn ra toàn diện hơn dọc theo trục tách giãn sau cung, trong đó có cả vùng nghiên cứu. Sự sụt lún này đã làm cho toàn vùng nghiên cứu tiến hóa từ một chuỗi các địa hào lục địa thành một bồn trầm tích dạng hồ và vũng vịnh trong đó các trầm tích được lắng đọng khá đồng đều trên khắp diện tích của bồn Cửu Long, thể hiện bởi các tập dày của trầm tích hạt mịn, xa nguồn cũng như sự vắng mặt của các thành tạo phun trào trong địa tầng Oligoxen muộn của Hệ tầng Trà Tân (Hoàng Ngọc Đông, 2012). Tiếp theo quá trình sụt lún quá trình nén ép liên quan tới Pha kiến tạo 4 vào cuối Oligoxen muộn làm cho các thành tạo Oligoxen và cổ hơn bị uốn nếp và đứt gãy (Hoàng Ngọc Đông, 2012), nhiều nơi được nâng lên và bị bào mòn để tạo nên bề mặt bất chỉnh hợp nóc Oligoxen. Nguyên nhân của quá trình nghịch đảo kiến tạo thuộc Pha kiến tạo 3 vào cuối Oligoxen có thể là do sự dịch trượt mạnh mẽ của Địa khối Đông Dương về phía Đông Nam, đi cùng với sự thành tạo một đới hút chìm sau cung dọc theo rìa tây bắc cung magma Philippines. Do ảnh hưởng trực tiếp của sự ép nén Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 103 phương tây bắc - đông nam tác động nên các cấu tạo có trước, cũng như sự hoạt động mạnh của đứt gãy Mae Ping - Sông Hậu mà cấu hình của Bồn Cửu Long có sự phân dị mãnh liệt trong đó phần đông bắc của Bồn trũng tạo nên các cấu trúc trượt bằng phương bắc nam còn phần tây nam thì bị ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống đứt gãy Mae Ping - Sông Hậu (Hoàng Ngọc Đông, 2012; Hình 6B). 4. KẾT LUẬN Lịch sử phát triển địa chất kiến tạo của thềm lục địa đông nam Việt Nam trong giai đoạn Eoxen-Oligoxen trong đó có sự hình thành và tiến hóa các bồn trũng như Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây, Trường Sa là một quá trình vận động địa chất đa dạng và phức tạp, chịu tác động mạnh mẽ của các vận động kiến tạo vây quanh Địa khối Đông Dương. Sự tiến hóa của Bồn trũng Cửu Long và các cấu trúc tương tự gắn liền với sự hình thành của một cung đảo ở rìa đông nam của Địa khối Đông Dương, dẫn đến sự hình thành một trung tâm tách giãn sau cung trong đó các cấu trúc tách giãn lục địa chủ động với các địa hào và địa địa lũy trong Eoxen-Oligoxen sớm phát triển. Tiếp theo, sự gia tăng sụt lún của bồn sau cung trong Oligoxen muộn đã dẫn tới sự sụt lún và mở rộng các bồn trầm tích chồng lên các cấu trúc sụt lún nội lục cổ hơn. Xen giữa các pha c
Tài liệu liên quan