Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả sự biến đổi albumin/máu qua các giai đoạn tiến triển của bệnh nhiễm Dengue cấp và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ albumin/máu với tình trạng tăng tính thấm thành mạch, rối loạn đông máu và mức độ tổn thương cơ quan. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu những bệnh nhân ≥ 15 tuổi nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong khoảng thời gian từ 9/2008 đến 9/2010 được chẩn đoán nhễm Dengue cấp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1997. Kết quả: 530 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nồng độ albumin/máu bắt đầu giảm nhẹ ở giai đoạn sớm của bệnh (N1-3), thấp nhất ở giai đoạn tái hấp thu (N7-10), trở về bình thường sau 4 tuần xuất viện. Ở giai đoạn N1-3, trị số albumin/máu của nhóm sốt xuất huyết Dengue thấp hơn nhóm sốt Dengue (p = 0,129). Ở các giai đoạn N4-6 và N7-10 giá trị albumin máu khác nhau trong các thể bệnh (sốc Dengue<0,001).="" biến="" đổi="" albumin/máu="" có="" mối="" tương="" quan="" rõ="" rệt="" với="" biến="" đổi="" số="" lượng="" tiểu="" cầu,="" prothombin="" time,="" activated="" partial="" thromboplastin="" time,="" fibrinogen,="" ast,="" alt="" (hệ="" số="" tương="" quan="" spearman).="" kết="" luận:="" tình="" trang="" thoát="" huyết="" tương="" có="" thể="" xảy="" ra="" trong="" bệnh="" nhiễm="" dengue="" nặng="" cũng="" như="" bệnh="" nhẹ,="" khởi="" phát="" sớm="" hơn="" và="" kéo="" dài="" lâu="" hơn="" được="" hiểu="" trước="" đây.="" các="" bác="" sỹ="" lâm="" sàng="" có="" thể="" dựa="" vào="" sự="" thay="" đổi="" albumin/máu="" để="" nhận="" biết="" sớm="" và="" theo="" dõi="" diễn="" biến="" của="" tình="" trạng="" tăng="" tính="" thấm="" thành="" mạch="" trong="" bệnh="" nhiễm="" dengue="" cấp="" dengue)="" (p<0,001).="" biến="" đổi="" albumin/máu="" có="" mối="" tương="" quan="" rõ="" rệt="" với="" biến="" đổi="" số="" lượng="" tiểu="" cầu,="" prothombin="" time,="" activated="" partial="" thromboplastin="" time,="" fibrinogen,="" ast,="" alt="" (hệ="" số="" tương="" quan="" spearman).="" kết="" luận:="" tình="" trang="" thoát="" huyết="" tương="" có="" thể="" xảy="" ra="" trong="" bệnh="" nhiễm="" dengue="" nặng="" cũng="" như="" bệnh="" nhẹ,="" khởi="" phát="" sớm="" hơn="" và="" kéo="" dài="" lâu="" hơn="" được="" hiểu="" trước="" đây.="" các="" bác="" sỹ="" lâm="" sàng="" có="" thể="" dựa="" vào="" sự="" thay="" đổi="" albumin/máu="" để="" nhận="" biết="" sớm="" và="" theo="" dõi="" diễn="" biến="" của="" tình="" trạng="" tăng="" tính="" thấm="" thành="" mạch="" trong="" bệnh="" nhiễm="" dengue="">
8 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi albumin/máu trong bệnh nhiễm dengue cấp ở người lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 173
BIẾN ĐỔI ALBUMIN/MÁU TRONG BỆNH NHIỄM DENGUE CẤP
Ở NGƯỜI LỚN
Nguyễn Văn Hảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả sự biến đổi albumin/máu qua các giai đoạn tiến triển của bệnh nhiễm Dengue
cấp và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ albumin/máu với tình trạng tăng tính thấm thành mạch, rối loạn
đông máu và mức độ tổn thương cơ quan.
Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu những bệnh nhân ≥ 15 tuổi
nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong khoảng thời gian từ 9/2008 đến 9/2010 được chẩn đoán nhễm Dengue cấp
theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1997.
Kết quả: 530 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nồng độ albumin/máu bắt đầu giảm nhẹ ở giai đoạn sớm
của bệnh (N1-3), thấp nhất ở giai đoạn tái hấp thu (N7-10), trở về bình thường sau 4 tuần xuất viện. Ở giai đoạn
N1-3, trị số albumin/máu của nhóm sốt xuất huyết Dengue thấp hơn nhóm sốt Dengue (p = 0,129). Ở các giai
đoạn N4-6 và N7-10 giá trị albumin máu khác nhau trong các thể bệnh (sốc Dengue<sốt xuất huyết Dengue<sốt
Dengue) (p<0,001). Biến đổi albumin/máu có mối tương quan rõ rệt với biến đổi số lượng tiểu cầu, prothombin
time, activated partial thromboplastin time, fibrinogen, AST, ALT (hệ số tương quan Spearman).
Kết luận: Tình trang thoát huyết tương có thể xảy ra trong bệnh nhiễm Dengue nặng cũng như bệnh nhẹ,
khởi phát sớm hơn và kéo dài lâu hơn được hiểu trước đây. Các bác sỹ lâm sàng có thể dựa vào sự thay đổi
albumin/máu để nhận biết sớm và theo dõi diễn biến của tình trạng tăng tính thấm thành mạch trong bệnh nhiễm
Dengue cấp.
Từ khóa: Sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue, sốc Dengue, albumin/máu
ABSTRACT
THE CHANGES OF BLOOD ALBUMIN LEVEL IN ADULT ACUTE DENGUE INFECTION
Nguyen Van Hao* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 173 - 180
Objectives: To describe changes of blood albumin level during process of acute Dengue infection and to
study relationships of blood albumin level with severity of disease (plasma leakage, coagulopathy, liver injury).
Method: A prospective cross sectional research was conducted on patients more than 15 years old admitted
to the Hospital for Tropical Diseases from September 2008 to September 2010 with diagnosis of acute Dengue
infection according to 1997 WHO criteria.
Results: 530 patients were conducted. Blood albumin level slightly decreased in early phase of disease (D1-
3). It was lowest in D7-10, and returned normal level after 4 weeks. In D1-3, albumin level in Dengue
hemorrhagic fever was lower than in Dengue fever (p=0.0129). In D4-6 and D7-10 albumin level was different in
various clinical pictures (Dengue shock<Dengue hemorrhagic fever<Dengue fever) (p<0.001). Changes of albumin
level had relationships to those of platelet count, prothombin time, activated partial thromboplastin time,
fibrinogen level, liver transaminases (AST, ALT) (Spearman relative coefficience).
Conclusion: Plasma leakage may occur in severe Dengue infection or mild one. It may onset earlier and
* Bộ Môn Nhiễm-Đại Học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Văn Hảo ĐT: 0913857025 Email: haodiep61@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 174
more persistently than before thought. The physicians may base on changes of blood albumin level to recognize
and follow process of permeability in acute Dengue infection.
Key words: Dengue fever, Dengue hemorrhagic fever, Dengue shock, blood albumin level
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay các nghiên cứu về sự khởi phát và
diễn biến của hiện tượng thoát huyết tương
trong bệnh nhiễm Dengue cấp còn rất hạn chế,
chủ yếu do những khó khăn về kỹ thuật trong
việc đo lường trực tiếp hiện tượng siêu lọc mao
mạch và xác định tình trạng tăng tính thấm
thành mạch. Người ta thường cho rằng hiện
tượng thoát huyết tương xảy ra đột ngột ngay
sau khi bệnh nhân hết sốt, vào giai đoạn nặng
của bệnh (từ ngày thứ 4 của bệnh). Nhưng thực
ra đó là thời điểm mà hiện tượng thoát mạch trở
nên rõ rệt trên lâm sàng, người bệnh có xu
hướng giảm thể tích máu và dẫn tới tình trạng
rối loạn huyết động nặng hay nhẹ tùy thuộc vào
các cơ chế điều hòa sự cân bằng dịch kẻ với dịch
trong lòng mạch. Thực tế lâm sàng, bệnh cảnh
sốc Dengue do thoát huyết tương nặng tương
đối ít gặp. Nhiều bệnh nhân có bằng chứng rõ
ràng của hiện tượng thoát huyết tương nhưng
không có biểu hiện trụy mạch, xuất phát từ thực
tế này hổ trợ ý tưởng về một tiến trình thoát dịch
tương đối chậm, hằng định cho phép đủ thời
gian để hoạt hóa cơ chế điều hòa nội môi, hơn là
một quá trình thoát dịch ồ ạt, chỉ những bệnh
nhân có tình trạng thoát dịch vượt quá khả năng
điều hòa thì tình trạng trụy mạch xảy ra.
Để góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất của
hiện tượng thoát huyết tương trong tiến trình
bệnh nhiễm Dengue cấp, chúng tôi tập trung
nghiên cứu về sự biến đổi albumin/máu qua các
giai đoạn tiến triển của bệnh với mục đích đánh
giá mối tương quan giữa nồng độ albumin/máu
với tình trạng tăng tính thấm thành mạch, rối
loạn đông máu và mức độ tổn thương cơ quan.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Những bệnh nhân 15 tuổi nhập Bệnh viện
Bệnh nhiệt đới Tp Hồ Chí Minh, có biểu hiện
lâm sàng nghi ngờ SXH-D, vào các Khoa Cấp
cứu hồi sức tích cực chống độc người lớn
(CCHSTCCĐ NL), Nhiễm C và Nhiễm D.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những trường hợp bệnh nhân có tiền sử
bệnh gan, thận hoặc bệnh lý đại tràng mạn gây
mất hoặc giảm sản xuất albumin
Cỡ mẫu nghiên cứu
Được tính theo công thức
N=Z2(1-/2).p.(1-p)/d2
Với: Z: giá trị lấy từ phân phối chuẩn, : mức
ý nghĩa = 0,05 Z(1-/2) = 1,96
p: tỷ lệ bệnh nhân có biến đổi
albumin/máu/tổng số bệnh nhân sốt
Dengue/SXH-D. Do tỷ lệ này chưa rõ nên lấy giá
trị 0,5, d: sai số cho phép, N: cỡ mẫu
* Với p=0,05 và d=0,05 N = 385
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả, tiền cứu.
Trong 24 giờ đầu, Bác sỹ nghiên cứu tại các
Khoa sẽ thu thập thông tin chi tiết theo một mẫu
thu thập dữ liệu định sẵn về các yếu tố dân số
học, biểu hiện lâm sàng và các kết quả xét
nghiệm cận lâm sàng của bệnh, chẩn đoán và
phân độ nặng theo tiêu chuẩn phân độ của
TCYTTG 1997. Sau khi ra viện khoảng 1 tháng,
tất cả bệnh nhân đều được mời tái khám.
Phương pháp thực hiện các xét nghiệm cận
lâm sàng
Làm công thức máu toàn bộ mỗi ngày.
Thường xuyên đo DTHC tại giường theo nhu
cầu điều trị. X quang phổi và siêu âm bụng trong
tiến trình bệnh để đánh giá tình trạng tích tụ
dịch ở các khoang tự nhiên. Định lượng
albumin/máu, vào các giai đoạn tiến triển của
bệnh: giai đoạn sốt, giai đoạn nặng, và giai đoạn
hồi phục. Thực hiện các xét nghiệm đo lường
chức năng đông máu huyết tương (prothombin
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 175
time (PT), activated partial thromboplastin time
(APTT), fibrinogen) theo từng giai đoạn bệnh
trong 200 bệnh nhân, hoặc bất kỳ bệnh nhân nào
có chỉ định. Thực hiện tất cả các xét nghiệm khi
bệnh nhân tái khám.
Để chẩn đoán xác định nhiễm Dengue cấp,
tất cả bệnh nhân được làm xét nghiệm MAC-
ELISA. Nếu nhập viện trong 5 ngày đầu của
bệnh, bệnh nhân được làm xét nghiệm tìm
kháng nguyên NS1 trong máu.
Độ nặng của tình trạng thoát huyết tương
(sốc hoặc không sốc) được phân độ theo hướng
dẫn của TCYTTG 1997(8) như sau:
Nhóm bệnh nhân không sốc, chúng tôi chia
ra làm 2 nhóm nhỏ:
- Sốt Dengue: bệnh nhân không có biểu
hiện thoát huyết tương trên lâm sàng, DTHC
không tăng và/hoặc không có bất kỳ biểu hiện
thoát huyết tương trên hình ảnh siêu âm (dày
thành túi mật, tràn dịch màng phổi, tràn dịch
màng bụng).
- Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D): tiêu chuẩn
bệnh nhân bao gồm trong nhóm thoát mạch
không sốc (SXH-D) phải có biểu hiện cô đặc máu
với DTHC khi vào nghiên cứu 20% khi so với
trị số DTHC lúc mới mắc bệnh, hoặc có biểu hiện
tích tụ dịch trên X quang phổi hoặc siêu âm.
Nhóm bệnh nhân sốc Dengue: khi bệnh
nhân có biểu hiện tụt huyết áp (huyết áp tâm thu
<90 mmHg) hoặc huyết áp kẹp (hiệu số huyết áp
tối đa và huyết áp tối thiểu 20 mmHg), mạch
nhanh >90 lần/phút với các dấu hiệu giảm tưới
máu ngoại vi như kéo dài thời gian đổ đầy mao
mạch (>2 giây), chi mát. Ngoài ra, những bệnh
nhân này không có biểu hiện xuất huyết nặng và
được hồi sức dịch truyền theo quyết định xử trí
của bác sỹ điều trị.
Để tiện theo dõi và đánh giá sự thay đổi
của các biến số, chúng tôi chia diễn biến bệnh
theo 4 giai đoạn: giai đoạn sốt từ ngày thứ I
đến ngày thứ 3 của bệnh (N1-3), giai đoạn
nặng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh
(N4-6), giai đoạn tái hấp thu dịch từ ngày thứ
7 đến ngày thứ 10 của bệnh (N7-10) và giai
đoạn hồi phục 1 tháng sau khi xuất viện (lúc
bệnh nhân trở lại tái khám).
Phân tích thống kê
Dữ kiện về đặc điểm lâm sàng và kết quả cận
lâm sàng được so sánh giữa các nhóm bệnh nhân
khác nhau, bằng cách sử dụng phép kiểm 2
hoặc Fisher’s đối với các biến số định tính và
phép kiểm Mann-Whitney hoặc t’s student đối
với các biến liên tục. Áp dụng phương pháp
Spearman để đánh giá mối tương quan giữa các
biến số liên tục được thực hiện cùng thời điểm.
Thực hiện tất cả tính toán bằng phần mềm SPSS
phiên bản 14.0 (SPSS, Inc., Chicago, IL).
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 9 năm 2008 tới
tháng 9 năm 2010, 577 bệnh nhân được đưa vào
nghiên cứu, bao gồm 219 bệnh nhân ở khoa
CCHSTCCĐ người lớn và 358 bệnh nhân từ các
khoa bệnh nhẹ. Chẩn đoán xác định nhiễm
Dengue cấp trong 530 bệnh nhân (87%) và 47
bệnh nhân được xếp loại sốt do nguyên nhân
khác. Trong số 530 bệnh nhân nhiễm Dengue
cấp, 55 (9%) lúc đầu nhập viện ở một trại bệnh
nhẹ, sau đó được chuyển xuống khoa
CCHSTCCĐ người lớn vì bệnh trở nặng. Có 6
bệnh nhân SXH-D tử vong, một bệnh nhân
không sốc và 5 bệnh nhân có sốc, tất cả bệnh
nhân chết trong bệnh cảnh suy gan cấp, và các
biến chứng xuất huyết nặng, hôn mê, suy thận
và toan chuyển hóa mất bù mặc dù được hồi sức
tích cực. Các bệnh nhân khác hồi phục hoàn toàn
và có 226 bệnh nhân trở lại tái khám sau 1 tháng
ra viện. Trong số 112 bệnh nhân sốc SXH-D có
biểu hiện xuất huyết niêm mạc hơn 70%. Tuy
nhiên, trong số 55 bệnh nhân SXH-D có biểu
hiện xuất huyết nặng, có 40 bệnh nhân (73%)
không có sốc. Trong số này, có một bệnh nhân có
biểu hiện xuất huyết nội sọ (CT scan não), 26
bệnh nhân cần truyền máu và các chế phẩm của
máu (19 bệnh nhân cần truyền hồng cầu và 7
trường hợp cần huyết tương đông lạnh và hoặc
kết tủa lạnh, tiểu cầu). Có 13 trường hợp cần
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 176
nhét meche mũi để cầm máu. Giảm tiểu cầu (số
lượng tiểu cầu (SLTC) <100 x 109/L) 514 bệnh
nhân (95%). Giá trị tối thiểu của SLTC tương tự
nhau ở 2 nhóm bệnh nhân sốc (17,9-46 x 109/L)
và nhóm xuất huyết nặng không sốc (21,2-83 x
109/L) và thấp hơn giá trị tối thiểu ở những bệnh
nhân không sốc hoặc không xuất huyết nặng
(33,9-113 x 199/L) (P < 0,001, phép kiểm Mann-
Whitney). Trong số 160 bệnh nhân SXH-D được
thực hiện xét nghiệm đông máu có gia tăng đáng
kể APTT, giảm fibrinogen/máu, và PT vẫn còn
trong giới hạn bình thường.
Mô tả tóm tắt
Giai đoạn N1-3 có 160 ca bệnh nhiễm
Dengue cấp, có 71 ca được làm xét nghiệm
albumin máu (45 ca sốt Dengue, 25 ca SXH-D, 1
ca sốc Dengue).
Giai đoạn N4-6 có 511 ca bệnh nhiễm
Dengue cấp, có 458 ca được làm xét nghiệm
albumin máu (206 ca sốt Dengue, 182 ca SXH-D,
70 ca sốc Dengue).
Giai đoạn N7-10 có 509 ca bệnh nhiễm
Dengue cấp, có 388 ca được làm xét nghiệm
albumin máu (152 ca sốt Dengue, 159 ca SXH-D,
77 ca sốc Dengue).
Giai đoạn tái khám có 226 ca bệnh tái khám,
có 164 ca được làm xét nghiệm albumin máu
(63ca sốt Dengue, 63 ca SXH-D, 38 ca sốc
Dengue).
Biến đổi albumin máu theo giai đoạn bệnh
Ngày bệnh
Tái khám7-104-61-3
A
lb
u
m
in
m
á
u
(
g
/L
)
60
55
50
45
40
35
30
25
20
Sốc Dengue (n = 92)
Sốt xuất huyết Dengue (n = 213)
Sốt Dengue (n = 225)
leakageSeverity
Biểu đồ 1. Diễn biến của sự thay đổi albumin/máu theo tiến trình bệnh
Nồng độ albumin/máu bắt đầu giảm nhẹ ở
giai đoạn sớm của bệnh (N1-3), thấp nhất ở giai
đoạn tái hấp thu (N7-10), trở về trị số bình
thường sau 4 tuần xuất viện
Mối tương quan của albumin máu với độ
nặng của thoát huyết tương
Trị số albumin/máu trung bình của nhóm
SXH-D thấp hơn nhóm sốt Dengue, sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,129).
Bảng 1a. So sánh trị số albumin máu của các thể
bệnh (tương ứng với độ nặng của thoát huyết tương)
ở giai đoạn N1-3
Độ nặng
thoát huyết tương
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
Sốt Dengue 45 39,6 4,8
0,129
SXH-D 25 37,7 5,2
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 177
Bảng 1b. So sánh trị số albumin máu của các thể
bệnh (tương ứng với độ nặng của thoát huyết
tương) ở giai đoạn N4-6
Độ nặng thoát
huyết tương
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
Sốt Dengue 206 38,1 4,6
0,0001
SXH-D 182 35,4 4,6
Sốc Dengue 70 32,9 4,7
0,0001
SXH-D 182 35,4 4,6
Trong giai đoạn N4 – 6 của bệnh,
albumin/máu trong nhóm sốc Dengue < SXH-
D < sốt Dengue. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001).
Bảng 1c. So sánh trị số albumin máu của các thể
bệnh (tương ứng với độ nặng của thoát huyết
tương) ở giai đoạn N7-10
Độ nặng thoát
huyết tương
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
Sốt Dengue 152 37,3 3,9
0,0001
SXH-D 159 34,9 4,5
Sốc Dengue 77 31,9 4,5
0,0001
SXH-D 159 34,9 4,5
Ở giai đoạn N7 -10 của bệnh, trị số
albumin/máu ở nhóm sốc Dengue< SXH-D<
sốt Dengue, sự khác biệt giá trị albumin/máu
giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 1d. So sánh trị số albumin máu của các thể
bệnh (tương ứng với độ nặng của thoát huyết
tương) ở giai đoạn tái khám
Độ nặng thoát
huyết tương
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p
Sốt Dengue 63 42,0 5,7
0,851
SXH-D 63 41,8 4,6
Sốc Dengue 38 42,4 4,0
0,538
SXH-D 63 41,8 4,6
Ở giai đoạn theo dõi khi tái khám, trị số
albumin trung bình ở 3 nhóm bệnh nhân khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Bảng 2a. So sánh trị số albumin trong bệnh cảnh
sốt Dengue ở các giai đoạn bệnh khác nhau
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
N1-3 9 40,8 4,2
0,256
Tái khám 9 43,5 6,7
N4-6 57 38,1 4,5
0,000
Tái khám 57 41,9 5,8
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
N7-10 50 37,4 3,8
0,000
Tái khám 50 41,9 5,3
N1-3 41 40 4,7
0,018
N4-6 41 38,4 5
N4-6 140 38,2 4,5
0,033
N7-10 140 37,5 4
Sự khác biệt trị số albumin/máu trong bệnh
cảnh sốt Dengue ở các giai N4-6, N7-10 khi so
với giai đoạn tái khám (p< 0,001; t’s student test).
Có sự khác biệt giá trị albumin/máu giữa 2 thời
điểm N1-3 so với N4-6, và giữa N4-6 với N7-10
(p<0,05; t test)
Bảng 2b. So sánh trị số albumin trong bệnh cảnh
SXH-D ở các giai đoạn bệnh khác nhau
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
N1-3 5 36,7 3,2
0,020
Tái khám 5 42,1 2,1
N4-6 50 34,6 3,8
0,0001
Tái khám 50 42,1 4,5
N7-10 53 34,2 4,1
0,0001
Tái khám 53 42,0 4,5
N1-3 22 37,7 5,4
0,056
N4-6 22 35,3 4,4
N4-6 134 35,3 4,5
0,984
N7-10 134 35,3 4,5
Sự khác biệt trị số albumin/máu trong bệnh
cảnh SXH-D ở các giai đoạn N1-3, N4-6, N7-10
khi so với giai đoạn tái khám có ý nghĩa thống kê
(p<0,05; t’s student test). Ở giai đoạn tái khám trị
số albumin/máu có khuynh hướng gia tăng trở
về giá trị bình thường.
Bảng 2c. So sánh trị số albumin trong bệnh cảnh sốc
Dengue ở các giai đoạn bệnh khác nhau
n
Trung bình
albumin (g/L)
Độ lệch
chuẩn Giá trị p
N4-6 27 34,1 4,5
0,0001
Tái khám 27 42,8 4,3
N7-10 35 32,8 4,9
0,0001
Tái khám 35 42,3 4,1
N4-6 57 33,5 4,4
0,329
N7-10 57 32,9 4,2
Sự khác biệt trị số albumin/máu trong bệnh
cảnh sốc Dengue ở các giai đoạn N4-6, N7-10 khi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa 178
so với giai đoạn tái khám có ý nghĩa thống kê. Ở
giai đoạn tái khám, trị số albumin/máu trở về giá
trị bình thường.
Mối tương quan của biến đổi albumin máu
với các biến đổi sinh học khác- hệ số tương
quan Spearman
TC PT APTT Fib AST ALT
alb 0,41 -0,29 -0,29 0,43 -0,26 -0,28
p <0,001 0,001 0,001 <0,001 <0,001 <0,001
n 484 119 118 118 482 482
Alb: albumin máu; TC: số lượng tiểu cầu; PT:
prothombin time; APTT: activated partial
thromboplastin time; Fib: fibrinogen; AST:
aspartate aminotransferase, ALT: alanine
aminotransferase
Biến đổi albumin/máu có mối tương quan rõ
rệt với biến đổi số lượng tiểu cầu, prothombin
time, APTT, fibrinogen, AST, ALT.
BÀN LUẬN
Diễn biến của tình trạng giảm
albumin/máu trong tiến trình bệnh SXH-D
Nhìn chung qua nghiên cứu này, chúng tôi
nhận thấy nồng độ albumin/máu bắt đầu giảm ở
giai đoạn sớm của bệnh (N1-3), giảm nhiều nhất
ở giai đoạn N7-10 của bệnh và có xu hướng trở
về bình thường sau 2- 4 tuần. Mức độ giảm
albumin trong giai đoạn nặng (N4-6) ít hơn giai
đoạn N7-10, đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân
sốc Dengue.
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy ở giai
đoạn khởi phát bệnh (N1-3), nồng độ albumin
bắt đầu giảm ở tất cả các nhóm bệnh nhân, nhóm
bệnh nhân sau này được chẩn đoán là SXH-D
giảm albumin máu nhiều hơn so với nhóm bệnh
nhân được chẩn đoán là sốt Dengue. Do hầu như
tất cả bệnh nhân trong giai đoạn này không
được truyền dịch nên biến đổi albumin máu là
một biến số độc lập, liên quan với tình trạng
thoát huyết tương. Khi so sánh giữa 2 nhóm
bệnh nhân sốt Dengue và SXH-D chúng tôi nhận
thấy trị số albumin máu ở nhóm SXH-D thấp
hơn nhóm sốt Dengue, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê.
Trong giai đoạn nặng của bệnh N4-6, trị số
albumin máu ở các nhóm bệnh nhân khác nhau
rõ rệt, albumin/máu thấp nhất trong nhóm sốc
Dengue kế đó là trị số albumin của nhóm SXH-
D, và trị số albumin của nhóm sốt Dengue cao
hơn 2 nhóm bệnh nhân kia. Sự khác biệt giá trị
trung bình của albumin máu giữa các nhóm
bệnh nhân có ý nghĩa thống kê. Điều này phù
hợp với giả thuyết ban đầu của chúng tôi là biến
đổi albumin máu có tương quan với độ nặng của
tình trạng thoát huyết tương.
Trong giai đoạn hồi phục (N7-10), albumin
máu giảm thấp hơn ở tất cả các nhóm bệnh nhân
khi so sánh với trị số albumin máu ở giai đoạn
trước. Trong nhóm bệnh nhân sốc Dengue, sự
khác biệt về albumin máu rõ rệt nhất với giá trị p
<0,001. Nếu chúng ta xét giảm albumin máu
tương quan tỷ lệ thuận với mức độ thoát huyết
tương thì điều này có vẻ nghịch lý vì ở giai đoạn
này bệnh nhân có xu hướng cải thiện lâm sàng,
ổn định huyết động chứng tỏ hiện tượng thoát
mạch đã giảm hoặc ngưng tiến triển trong khi
albumin máu lại giảm. Chỉ có một lý do duy
nhất để giải thích hiện tượng này là thể tích tuần
hoàn tăng trong khi albumin máu không tăng
tương ứng. Sự hấp thu albumin máu không
tương ứng với sự hấp thu các thành phần nước
và các chất điện giải. Mặt khác, ở các bệnh nhân
sốc Dengue còn tiếp nhận một lượng lớn dung
dịch tinh thể hoặc dung dịch keo ở 1-2 ngày
trước, những loại dịch này qua cơ chế trao đổi
qua màng nội mô mạch máu, cũng có một lượng
lớn thoát ra ngoài lòng mạch và được tái hấp thu
trở lại ở giai đoạn này sẽ góp phần làm tăng thể
tích tuần hoàn và pha loãng thêm nồng độ
albumin máu.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy trong
giai đoạn tái khám sau 2-4 tuần ra viện, hầu như
giá trị albumin máu trở về bình thường ở tất cả