Tổng quan: Viêm gan siêu vi C là một vấn đề y tế toàn cầu, phác đồ phối hợp chuẩn đang sử dụng trong
điều trị viêm gan C hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm, các trường hợp viêm gan siêu vi C đang điều trị theo
phác đồ phối hợp INF+ RBV thì ngoài vấn đề kháng thuốc, thời gian điều trị còn quá dài đáng lưu ý và ảnh
hưởng không nhỏ đến thành bại của tiến trình điều trị vẫn là vấn đề tác dụng phu của thuốc: Ngoài hiện tượng
sốt, rụng tóc, rối loạn thần kinh, tim mạch, tuyến giáp. thì thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu đã góp
phần không nhỏ đến việc gián đoạn điều trị, giảm liều hay ngưng hẳn thuốc.
Mục tiêu: phát hiện các biến chứng do bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc được sớm, đánh giá chính xác
mức độ của các biến chứng này và điều trị tích cực được đúng lúc, có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt dọc
Kết quả: trong 49 trường hợp nghiên cứu có 29/ 49 bệnh nhân thiếu máu, 19/49 trường hợp giảm bạch
cầu, 12/49 trường hợp giảm nhẹ tiểu cầu; các bệnh nhân được theo dõi cẩn thận, xét nghiệm định kỳ theo phác đồ
hiện hành nên các biến chứng được phát hiện và xử trí sớm, kịp thời; việc điều trị không bị gián đoạn, giảm liều
thuốc ít xảy ra, các biến chứng được cải thiện tốt và nâng cao được chất lượng sống cho bệnh nhân.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi chỉ số huyết học trên bệnh nhân điều trị viêm gan siêu vi C với Interferon và Ribavirin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 48
BIẾN ĐỔI CHỈ SỐ HUYẾT HỌC TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ
VIÊM GAN SIÊU VI C VỚI INTERFERON VÀ RIBAVIRIN
Võ Thị Thiên Hương*, Nguyễn Thị Lệ*
TÓM TẮT
Tổng quan: Viêm gan siêu vi C là một vấn đề y tế toàn cầu, phác đồ phối hợp chuẩn đang sử dụng trong
điều trị viêm gan C hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm, các trường hợp viêm gan siêu vi C đang điều trị theo
phác đồ phối hợp INF+ RBV thì ngoài vấn đề kháng thuốc, thời gian điều trị còn quá dàiđáng lưu ý và ảnh
hưởng không nhỏ đến thành bại của tiến trình điều trị vẫn là vấn đề tác dụng phu của thuốc: Ngoài hiện tượng
sốt, rụng tóc, rối loạn thần kinh, tim mạch, tuyến giáp. thì thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu đã góp
phần không nhỏ đến việc gián đoạn điều trị, giảm liều hay ngưng hẳn thuốc.
Mục tiêu: phát hiện các biến chứng do bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc được sớm, đánh giá chính xác
mức độ của các biến chứng này và điều trị tích cực được đúng lúc, có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt dọc
Kết quả: trong 49 trường hợp nghiên cứu có 29/ 49 bệnh nhân thiếu máu, 19/49 trường hợp giảm bạch
cầu, 12/49 trường hợp giảm nhẹ tiểu cầu; các bệnh nhân được theo dõi cẩn thận, xét nghiệm định kỳ theo phác đồ
hiện hành nên các biến chứng được phát hiện và xử trí sớm, kịp thời; việc điều trị không bị gián đoạn, giảm liều
thuốc ít xảy ra, các biến chứng được cải thiện tốt và nâng cao được chất lượng sống cho bệnh nhân.
Từ khóa: viêm gan siêu vi C, interferon, ribavirin, tác dụng phụ, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,
chất lượng cuộc sống
ABSTRACT
HEMATOLOGICAL MODIFICATION DURING THERAPY OF INTERFERON AND RIBAVIRIN FOR
HEPATITIS C
Vo Thi Thien Huong *, Nguyen Thi Le*
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 48 - 55
Background: Hepatitis C is one of the global health issues and currently standard guidelines still has some
defects. Besides drug resistance and long term treatment, patients treated with INF+RBV still have to face side
effects of drugs. In common with fever, baldness, disorders of nervous system, cardiology and thyroid glands
anemia, low white blood cells and low platelets are signfinicant causes of posponding treating process, cutting
down doses or canceling treatment.
Aim: to detect early and evaluate the level of complications caused by hepatitis C or drugs in oder to treat
more effectively.
Method: longitudinal study
Results: According to research results on 49 patients, 29/49 anaemia, 19/49 low white blood celss, 12/49 low
platelets. All of them are followed up carefully and take routine tests based on current guideline. With this
method, posponding treating process and canceling treatment did not happen; cutting down doses happens with
Bộ môn Sinh lý - Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Lệ ĐT: 0903.311.507 Email: bs.nguyenthile@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 49
lower rate. This has made the quality of patient lives improve.
Key words: hepatitis C, interferon, ribavirin, side effects, anaemia, low white blood celss, low platelets,
quality of patient life.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi C là một vấn đề y tế toàn
cầu và là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh
về gan. Có khoảng 3% dân số toàn cầu (180
triệu) bị nhiễm, bệnh thường âm thầm lặng lẽ và
được phát hiện rất tình cờ khi làm xét nghiệm
máu tầm soát, khi hiến máu, hoặc đến với các
dấu hiệu muộn màng của xơ gan, ung thư tế bào
gan(2,11,12).,
Từ năm 1986, interferon đã được đưa vào sử
dụng trong điều tri viêm gan siêu vi, tiếp sau đó
là hàng loạt những nghiên cứu lâm sàng đã
chứng minh hiệu quả của interferon và ribavirin
trong điều trị viêm gan siêu vi C và tìm kiếm
thêm những phương thức điều trị hiệu quả hơn
để khắc phục tình trạng kháng thuốc vì có bệnh
nhân không đáp ứng với điều trị đã trở thành
một nhóm lớn cần có những phương thức mới
để việc điều trị kháng siêu vi có hiệu quả
hơn(1,2,10,11).
Interferon là do các đơn bào trong máu
ngoại biên tạo ra, có tác dụng kháng siêu vi
trong tế bào. Tạo ra những enzyme gây thoái
biến acid nucleic của siêu vi, ức chế tổng hợp
protein của siêu vi, giúp cho sự tổng hợp và
biểu hiện phức hợp phù hợp mô chính
(MHC=Major Histocompatibility Complex) lớp I
và lớp II, có liên quan đến sự trình diện epitop
giúp cho lymphocyte CD4 và CD8 nhận dạng,
làm tăng đáp ứng của thụ thể interleukin 12(IL-
12R) nằm trên lymphocyte T giúp đỡ type I với
cytokin và làm tăng khả năng đáp ứng của CTL;
như vậy, việc điều trị bằng interferon có tác
dụng làm giảm tốc độ sinh sản của siêu vi, tạo
tình trạng kháng siêu vi cho những tế bào gan
chưa bị nhiễm, gia tăng sự ly gỉai tế bào bằng
cách tăng khả năng trình diện của kháng
nguyên phù hợp mô giúp bộc lộ peptid đã mã
hóa của siêu vi cho tế bào lympho T gây độc đã
cảm ứng tấn công vào các tế bào gan bị nhiễm.
tăng cường khả năng họat động của tế bào hủy
diệt tự nhiên, ức chế tạo lập mô xơ và tế bào ung
thư là nhờ interferon ức chế tạo ra chất TGF. Khi
thêm một phân tử pegylated-interferon vào
interferon sẽ tạo ra một chất có thời gian bán
hủy dài và tác dụng dược lý tốt hơn nên chỉ cần
dùng mỗi tuần 1 lần(3,4,6,11,12)
Ribavirin (1-bêta D ribofurannosyl-1,24-
triazole- carboxamide) là chất tương tự
nucleoside tổng hợp, hòa tan trong nước, nhanh
chóng đi vào tế bào, có hoạt tính kháng siêu vi
phổ rộng (cả DNA và RNA); khi nồng độ siêu vi
trong máu cao thường đáp ứng kém với
interferon, nếu phối hợp với ribavirin sẽ làm
hiệu quả tăng gấp đôi do tác dụng của ribavirin
làm gia tăng đáp ứng ban đầu với interferon.
Làm giãm rõ rệt tỷ lệ tái phát, nhờ vào ribavirin
kiểm soát sự nhân đôi của siêu vi ở những vị trí
kháng interferon, ức chế meninosine
monophosphate dehydrogenase (IMPDH) nên
ức chế tổng hợp DNA và RNA của siêu vi qua
việc làm tiêu cạn dự trữ nucleotideguanosine
triphosphate(GTP) trong tế bào, điều hòa miễn
dịch do thuốc ức chế tạo ra interleukine-4 của tế
bào T giúp đỡ type 2 mà không làm giảm
cytokine của tế bào T giúp đỡ type 1(TH1) vì
TH1 giúp chống lại siêu vi trong khi TH2 lại trợ
giúp siêu vi(8,11,12,14,15)
Hiện nay, phác đồ điều tri viêm gan C VỚI
INTERFERON và RIBAVIRIN mang lại nhiều
lợi ích như giảm tiến trình xơ gan, giảm tỉ lệ ung
thư gan, giảm tỉ lệ biến chứng khác như suy tế
bào gan và tử vong do gan, cải thiện chất lượng
cuộc sốngTuy nhiên, thuốc cũng gây nhiều
tác dụng phụ đáng kể nên trong quá trình điều
trị có thể sẽ xuất hiện nhiều biến chứng không
mong muốn như interferon sẽ gây ra những rối
loạn: sốt, hội chứng cảm cúm, rối loạn tâm thần
kinh, đau cơ, đau khớp, rụng tóc, phát ban,
nhạy cảm ánh sáng, suy giảm miễm dịch gây
nhiễm trùng nặng, bệnh tự miễn như cường
giáp hay nhược giáp, bệnh celiac, xuất huyết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 50
giãm tiểu cầu, tiểu đường type 1, nhồi máu cơ
tim,viêm gan nặng, giảm thị lực, thính lực, co
giật, hôn mê, suy thận, bất thường về tiêu hoá
đau như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tác
dụng phụ nặng nề nhất của ribavirin là thiếu
máu và sinh quái thai(4,8,13)
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm phát
hiện các biến chứng do bệnh hoặc do tác dụng
phụ của thuốc được sớm, đánh giá chính xác
mức độ của các biến chứng này và điều trị tích
cực được đúng lúc, có hiệu quả.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 49 bệnh nhân đang điều tri viêm gan
siêu vi C tại phòng khám BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y DƯỢC I từ tháng 9/ 2010 đến tháng 9
2011.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu – cắt dọc
mô tả.
Nội dung nghiên cứu.
Các bệnh nhân này điều được điều trị theo
phác đồ chuẩn đang hiện hành với interferon
alfa 2 a, 2b hoặc peg- interferon cùng phối hợp
với ribavirin. Bệnh nhân được tái khám và thực
hiện xét nghiệm công thức máu sau 2 tuần khi
bắt đầu điều trị và sau đó mỗi tháng song hành
cùng các xét nghiệm theo dõi và đánh giá hiệu
quả điều trị cũng như phát hiện các biến chứng
khác đi kèm do tác dụng phụ của thuốc và/ hoặc
do tiến trình của bệnh.
Chỉ số huyết học đều là những biến số định
lượng được so sánh theo test Student từng cặp
giữa lần xét nghiệm đầu tiên và cuối cùng, với
ngưỡng ý nghĩa p<0.05.
Mỗi chỉ số hemoglobine, hematocrite, số
lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu được chia 2
nhóm theo các điểm cắt như sau:
Hemoglobine thấp khi hemoglibine < 10
g/dL
Hematocrite thấp khi hematocrite < 36%
Hồng cầu giảm khi số lượng hồng cầu < 3.8
M/uL
Bạch cầu giảm khi số lượng bạch cầu < 4
K/uL
Bạch cầu đa nhân trung tính giảm khi giá tri
tuyệt đối < 800 tế bào/mm3
Tiểu cầu giảm khi số lượng tiểu cầu < 150
K/uL
Thống kê và xử lý số liệu
Công cụ thu thập số liệu: bảng câu hỏi.
Công cụ quản lý và phân tích số liệu: phần
mềm EXCEL 2007 và STATA 9.2
Các số liệu được được thống kê dưới dạng
tần số, tần suất (tỉ lệ). Tình trạng bất thường của
các chỉ số huyết học được mô tả theo bảng 2x2
của số liệu từng cặp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tuổi
Lớn nhất 65 và nhỏ nhất 34, trung bình 49
tuổi.
Giới tính
Nam 23 (46,9%), nữ 26 (53,1%).
Thay đổi haematocrite
Kết quả lần đo cuối cùng
Hct < 36% Hct ≥ 36%
Hct < 36% trong lần
đo đầu tiên
17 6* 23
Hct < 36% thêm trong
quá trình điều trị
6 4* 10
Hct ≥ 36% 3 13 16
26 23 49
* Các chỉ số cho biết số ca chuyển biến tốt
trên xét nghiệm đo Hct ở thời điểm cuối cùng
Qua bảng phân tích trên, có 13/ 49 bệnh
nhân đang điều trị không bị thiếu máu, có 10
bệnh nhân bị thiếu máu trong quá trình điều trị
được cải thiện hoàn toàn,trong khi đó, lại có 1 số
bệnh nhân xuất hiện thiếu máu vào tháng thứ 6
khi đang điều trị, vì thế đến lúc cuối cùng số
bệnh nhân thiếu máu lại tăng là 26/49. Điều đó
cho thấy là, phác đồ điều trị kháng siêu vi C có
ảnh hưởng đến việc làm giảm Hct đáng kể, sử
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 51
dụng thuốc eritropoietin đúng lúc sẽ cải thiện
được tình trạng thiếu máu cho bệnh nhân.
Sau điều trị
Có biểu
hiện
Không biểu
hiện
Trước
điều trị
Có biểu hiện 23 10 33
Không biểu hiện 3 13 16
26 23 49
Qua bảng thống kê này, trong số 23 bệnh
nhân thiếu máu sớm được điều trị kịp thời nên
10 trường hợp đã cải thiện thiếu máu, và trong
quá trình điều trị có xuất hiện thêm 3 trường
hợp thiều máu, nâng tổng số bệnh nhân thiếu
máu lên 26/ 49, trong số này có 13 trường hợp
cải thiện hoàn toàn dưới tác dụng của điều trị.
Thay đổi Haemoglobin
Kết quả lần đo cuối cùng
Hgb < 12
g/dL
Hgb ≥ 12 g/dL
Hgb < 12 g/dL trong
lần đo đầu tiên
14 4* 18
Hgb < 12 g/dLthêm
trong quá trình điều trị
6 3* 9
Hgb ≥ 12 g/dL 2 20 22
22 27 49
* Các chỉ số cho biết số ca chuyển biến tốt
trên xét nghiệm đo Hb ở thời điểm cuối cùng.
Theo kết quả thống kê này, có 20/ 49 bệnh
nhân không bị biến chứng thiếu máu, có 7
trường hợp thiếu máu được cải thiện hoàn toàn
dưới tác dụng của điều trị, và trong quá trình
điều trị và những tháng cuối, có xuất hiện thêm
1 số bệnh nhân thiếu máu làm nâng tổng số
bệnh nhân thiếu máu lên vào lúc cuối là 22/ 49.
Sau điều trị
Có biểu
hiện
Không biểu
hiện
Trước
điều trị
Có biểu hiện 20 7 27
Không biểu
hiện
2 20 22
22 27 49
Như vậy, trong quá trình điều tri đã phát
hiện được 29 trường hợp thiếu máu, bệnh nhân
được sử dụng thuốc kích thích tăng hồng cầu
nên 7 trường hợp đã cải thiện được thiếu máu
mà không cần gián đoạn điều trị, các trường
hợp còn lại vẫn tiếp tục điều trị đặc hiệu song
song với điều trị thiếu máu mà không cần gián
đoạn điều tri hay giãm liều thuốc đặc trị.
Thay đổi hồng cầu
Kết quả lần đo cuối cùng
Hồng cầu < 3.8
M/uL
Hồng cầu ≥
3.8 M/uL
Hồng cầu < 3.8 M/uL
trong lần đo đầu tiên
13 3* 16
Hồng cầu < 3.8 M/uL
thêm trong quá trình
điều trị
5 6* 11
Hồng cầu ≥ 3.8 M/uL 2 20 22
20 29 49
* Các chỉ số cho biết số ca chuyển biến tốt
trên xét nghiệm đếm số lượng hồng cầu ở thời
điểm cuối cùng.
Qua bảng thống kê này, có 9 bệnh nhân
thiếu máu được cải thiện hoàn toàn, trong quá
trình điều trị xuất hiện thêm 1 số bệnh nhân
thiếu máu, nâng số bệnh nhân thiếu máu lên
20/49.
Sau điều trị
Có biểu
hiện
Không biểu
hiện
Trước
điều trị
Có biểu hiện 18 9 27
Không biểu
hiện
2 20 22
20 29 49
Bảng này cho thấy, kết quả tương tư với chỉ
số các thay đổi từ bảng Hb, có 27/ 49 bệnh nhân
thiếu máu, trong đó 9/27 được cải thiện hoàn
toàn thiều máu dưới tác dụng của điều trị.
Thay đổi bạch cầu
Kết quả lần đo cuối cùng
Bạch cầu <
4000/uL
Bạch cầu ≥
4000/uL
Bạch cầu < 4000/uL
trong lần đo đầu tiên
5 4* 9
Bạch cầu < 4000/uL
thêm trong quá trình
điều trị
6 4* 10
Bạch cầu ≥ 4000/uL
5 25 30
16 33 49
* Các chỉ số cho biết số ca chuyển biến tốt
trên xét nghiệm đếm số lượng bạch cầu ở thời
điểm cuối cùng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa I 52
Có 8 trường hợp bạch cầu giảm sớm sau 2
tháng điều trị, sau khi được can thiệp nội khoa,
bạch cầu đã gia tăng đáng kể mà không phải
gián đoạn điều trị, trong quá trình điều trị xuất
hiện thêm 16/ 49 trường hợp giảm bạch cầu.
Sau điều trị
Có biểu
hiện
Không biểu
hiện
Trước
điều trị
Có biểu hiện 11 8 19
Không biểu
hiện
5 25 30
16 33 49
Và trong 24 trường hợp giảm bạch cầu đó,
nhờ can thiệp nội khoa đúng lúc nên không có
trường hợp gián đoạn điều trị mà còn giảm
được số trường hợp giảm bạch cầu từ 24 trường
hợp xuống còn 16 trường hợp.
Bạch cầu đa nhân trung tính thấp
Bạch cầu đa nhân
trung tính
200-
300
300-400 400-500 >500
n 4 12 3 40
Có 19/49 trường hợp giảm bạch cầu đa nhân
trung tính, trong đó có 4 trường hợp giảm nặng,
12 trường hợp giảm vừa và có 3 trường hợp
giảm nhẹ.
Bạch cầu đa nhân
trung tính
< 300 < 500
n 4 15
Có tất cả 19 trường hợp bạch cầu đa nhân
trung tính < 500 bc/ mm3 máu, trong đó có 4
trường hợp giảm nặng < 300 bc/ mm3 bệnh nhân
được xử trí nội khoa và kiểm tra định kỳ công
thức máu cho thấy bệnh nhân được cải thiện và
không phải gián đoạn điều trị.
Thay đổi tiểu cầu
Kết quả lần đo cuối cùng
Tiểu cầu <
150 K/uL
Tiểu cầu ≥ 150
K/uL
Tiểu cầu < 150 K/uL
trong lần đo đầu tiên
11 4* 15
Tiểu cầu < 150 K/uL
thêm trong quá trình
điều trị
1 3* 4
Tiểu cầu ≥ 150 K/uL 1 29 30
13 36 49
* Các chỉ số cho biết số ca chuyển biến tốt
trên xét nghiệm đếm số lượng tiểu cầu ở thời
điểm cuối cùng.
Có 7 trường giảm tiểu cầu, sau đó được cải
thiện sau khi giảm liều điều trị, trong quá trình
điều trị có xuất hiện thêm 13 trường hợp giảm
tiểu cầu, bệnh nhân được giảm liều điều trị và
chỉ được cho phép điều trị trở lại liều cũ khi tiểu
cầu gia tăng trở lại, không có trường hợp nào
gián đoạn hay ngưng điều trị.
Sau điều trị
Có biểu
hiện
Không biểu
hiện
Trước
điều trị
Có biểu hiện 12 7 19
Không biểu hiện 1 29 30
13 36 49
Trong quá trình điều trị có 8 trường hợp tiểu
cầu trở lại bình thường(8/20), số còn lại(12/20)
tiểu cầu thấp được giảm liều điều trị để giữ mức
không thấp < 75.000/ mm3 và không gián đoạn
điều trị.
BÀN LUẬN
Việt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ
nhiễm viêm gan siêu vi B cao nhất thế giới, đối
với viêm gan siêu vi C thì Việt Nam là quốc gia
bị xếp vào nhóm có tỷ lệ nhiễm trong dân số
đứng hàng thứ nhì, có lẻ chính vì lý do đó mà
hiện nay ung thư gan được xếp và đánh dấu vào
đầu danh sách ung thư, cao hơn cả ung thư
phổi(1,2,10,11,12).
Viêm gan B và viêm gan C không phải là các
bệnh lý không thể trị được, đó là các bệnh lý
không chỉ điều trị được mà còn có thể trị khỏi
được; interferon và ribavirin vẫn là phối hợp trị
liệu tối ưu cho hầu hết các trường hợp điều trị
viêm gan siêu vi C, cho đến nay, chúng ta vẫn
chưa có phương cách điều trị nào khác có hiệu
quả và an toàn hơn phối hợp peg-INF và RVB,
vì vậy chúng ta phải cố gắng làm sao để việc
điều trị đạt được hiệu quả,giảm thiểu tối đa các
tác dụng phụ rất bất lợi cho tiến trình điều trị và
sự an toàn của bệnh nhân, ví thế các nhà điều trị
cần phải theo sát sao tình trạng lâm sàng của
bệnh nhân, có đầy đủ các thông tin cần thiết từ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 53
các xét nghiệm cận lâm sàng để sớm phát hiện
và can thiệp biến chứng đúng lúc nếu có xảy ra,
khắc phục các nhược điểm do suy nhược thần
kinh, thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
cũng như các bất lợi khác, giảm thiểu tác dụng
không mong muốn và nâng cao hiệu quả của
phác đồ phối hợp trị liệu peg-INF+ RBV(11,12,13,8)
Khảo sát về huyết đồ của 49 trường hợp
bệnh nhân đang diều trị viêm gan siêu vi C với
interferon và ribavirin cho thấy:
Trong hầu hết bệnh nhân điều trị phối hợp
Peg+ RBV điều mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc
sống, giảm Hb/ huyết thanh. Sulkowski và cộng
sự ghi nhận(5,11,9) 56% có nồng độ Hb giảm >3g/dl
và khoảng 1/3 bệnh nhân có Hb giảm > 25% so
với trị số trước khi điều trị, haemoglobin<
10%(Hb nhạy cảm trong phát hiện thiếu máu
hơn so với Hct(26/49) hay số lượng hồng
cầu(27/49), vì ribavirin có thể gây thiếu máu tán
huyết xảy ra khoảng 1-2 tuần sau khi sử dụng
thuốc,thiếu máu sẽ tăng mạnh nhất vào 6-8 tuần
sau khi diều trị vì interferon gây ức chế tủy
xương sản xuất hồng cầu, thiếu máu do 2
nguyên nhân trên(tán huyết và suy tủy) sẽ gây
gián đoạn hoặc giảm liều điều trị hoặc thậm chí
phải ngưng ribavirin, vì thế đáp ứng điều trị sẽ
giảm khi tác dụng bất lợi gia tăng. Theo thống
kê, khoảng 10% đàn ông và 7% phụ nữ có
haemoglobine giảm> 5g/dl lúc dùng ribavirin và
trong 4 tuần đầu điều trị, gần 20% giảm
haemoglobin khoảng 4g/dl so với ban đầu, sẽ
làm ảnh hưởng lớn đến khả năng vận chuyển
oxygen của máu. Các trường hợp giảm nồng độ
haemoglobin > 3g/dl hoặc nồng độ (10,11,12,6)
Khi thiếu máu được phát hiện, bệnh nhân
được sử dụng Erythropoietin tái hợp(Epoetin
alfa), khi nồng độ Hb giảm 2-3g/ dl sau khi điều
trị RBV bệnh nhân sẽ mệt mỏi, thở ngắn, tim
đập nhanh lúc đó ta phải giảm hoặc ngưng
RBV kết hợp sử dụng thêm erythropoietin, yếu
tố kích thích tiểu cầu(10,11,12,14,13)
Trong nghiên cứu của chúng ta, 29/49 bệnh
nhân thiếu máu, sau khi được theo dỏi, phát
hiện và xử trí kịp lúc nên không có trường hợp
nào gián đoạn điều tri, thậm chí có 8 bệnh nhân
không còn thiếu máu nữa dù vẫn tiếp tục điều
trị INF+ RBV, giảm liều RBV, sử dụng thêm
erythropoietin theo phác dồ(10,11,12,13)
Xét nghiệm INF+RBV RBV
Hb<10g/dl
Hb<8,5g/dl
Ngưng hẳn Giảm 200 mg/
ngày
Ngưng hẳn
BC<1,5x 109/L
BC<1,ox/10
9
/l
Giảm 50% liều
thuốc
Ngưng hẳn
Ngưng hẳn
BC đa nhân trung tính
<0,75x109//l
BC < 0,5x10
9
//l
Giảm 50% liều
thuốc
Ngưng hẳn
Ngưng hẳn
Tiểu cầu < 80.000/ml
Tiểu cầu<50.000
Giảm 50% liều
thuốc
Ngưng hẳn
Ngưng hẳn
Qua nghiên cứu của chúng ta, nếu điều trị
bổ sung erythropoietin thì có thể duy trì liều
RBV và có rất ít trường hợp phải giảm liều, giảm
biến chứng thiếu máu, gia tăng đáp ứng điều trị
và không phải gián đọan điều trị và cải thiện
được chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân(10,11,12,13)
Điều chỉnh liều RBV khi có độc tính huyết
học:
Xét nghiệm giảm RBV
còn 600mg/ngày nếu
Ngưng hẳn
RBV nếu
Hb ở bệnh nhân
không có bệnh tim
< 10g/dl <8,5g/dl
Hb ở bệnh nhân
có tiền sử bệnh tim
ổn định
Giảm >2g/dl trong 4 tuần
đầu điều trị
<12g/dl
Tro