Biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển (Nghiên cứu trường hợp xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bài viết này bàn về tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế của ngƣời dân ở một vùng ven biển (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Dựa trên những thông tin định tính thu thập đƣợc qua khảo sát Xã hội học tại địa bàn nghiên cứu, bài viết nhấn mạnh đến những hiện tƣợng thời tiết cực đoan ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển (Nghiên cứu trường hợp xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ VEN BIỂN (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) Trần Thị Thúy Hằng2 Tóm tắt: Bài viết này bàn về tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) đến sinh kế của ngƣời dân ở một vùng ven biển (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Dựa trên những thông tin định tính thu thập đƣợc qua khảo sát Xã hội học tại địa bàn nghiên cứu, bài viết nhấn mạnh đến những hiện tƣợng thời tiết cực đoan ảnh hƣởng đến sinh kế của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. 1. Đặt vấn đề BĐKH đang là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về BĐKH dƣới các góc nhìn của các khoa học khác nhau. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này đã đƣợc thực hiện rất nhiều, đặc biệt là khu vực miền Trung, bởi lẽ đây là nơi chịu ảnh hƣởng rõ rệt của những hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa bàn chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt nhƣ lũ lụt, bão, hạn hán, triều cƣờng, xâm nhập mặn, xói lở bờ biển, sạt lở bờ sông Thiên tai xảy ra hàng năm và cƣờng độ tần suất bất thƣờng, khó dự đoán, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định cuộc sống của cộng đồng dân cƣ. Trong các loại địa hình cƣ trú, khu vực ven biển là nơi chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất của những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng do biến đổi khí hậu. Vinh Hiền là một xã bãi ngang của huyện Phú Lộc với diện tích là 22,5 km². Đất nội đồng xã Vinh Hiền là đất phù sa dinh dƣỡng đƣợc sử dụng để trồng hoa màu. Đây cũng chính là nơi tập trung đa số dân cƣ đang sinh sống. Vùng đất ven biển (cồn) chủ yếu là đất pha cát. Khu vực này đang đƣợc dân cƣ tận dụng nuôi trồng thủy sản, trồng rừng phi lao; có khả năng canh tác đa dạng kết hợp với nguồn lợi thủy sinh phong phú mang lại hiệu quả kinh tế cao3. Tuy vậy, đây cũng là nơi chịu nhiều tác động trực tiếp từ tự nhiên nhƣ thời tiết, gió bão, triều cƣờng. Bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu về sự thích ứng của hộ gia đình ven biển tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Câu hỏi nghiên cứu trung tâm đƣợc chúng tôi đặt ra ở đây là: mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và thay đổi sinh kế ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra nhƣ thế nào, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 2000 trở lại đây? Nói cụ thể hơn bài viết sẽ tìm hiểu các kiểu sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng, những tác động của biến đổi khí hậu đến thay đổi sinh kế ở đây cũng nhƣ cách thức ngƣời dân ứng phó với biến đổi khí hậu. 1. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong việc mô tả, phân tích, lý giải vấn đề đặt ra, nghiên cứu đặc biệt chú trọng tiếp cận Xã hội học. Đó là việc mô tả đối tƣợng bằng cả định lƣợng và định tính, đặc biệt là dùng các lý thuyết xã hội học nhƣ là công cụ quan trọng để thâm nhập, thấu hiểu và đánh giá đối tƣợng nghiên cứu. Các phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng bao gồm phân tích tài liệu, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. Những phƣơng pháp này không chỉ gợi mở các ý tƣởng, mà còn giúp mang lại các thông tin định tính liên quan nhằm mô tả cụ 2 Khoa Xã hội học, Trƣờng Đại học Khoa học Huế 3 Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 61 thể bối cảnh địa bàn nghiên cứu, phân tích sự chuyển đổi sinh kế, chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế cũng nhƣ cách thức ngƣời dân ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ sử dụng số liệu định tính từ đợt khảo sát thực địa tại xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian tháng 7/2012. Trong đợt khảo sát thực địa này, ngoài các tài liệu bằng văn bản thu thập đƣợc tại địa phƣơng liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có một cuộc thảo luận nhóm và 10 cuộc phỏng vấn sâu đã đƣợc thực hiện. Thành viên tham gia hai cuộc thảo luận nhóm bao gồm cán bộ lãnh đạo và một số trƣởng thôn. Thông tin thu đƣợc từ cuộc thảo luận nhóm đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những đặc điểm quan trọng của địa bàn nghiên cứu, các kiểu sinh kế ở địa phƣơng, những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng diễn ra trong khoảng 10 năm trở lại đây, và cách mà ngƣời dân ứng phó đối với các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng. Trên cơ sở những thông tin tổng quát đó, các phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành đối với các thành viên đại diện cho các hộ gia đình (chủ hộ hoặc vợ hay chồng của chủ hộ). Thông qua các phỏng vấn sâu, nghiên cứu rút ra đƣợc những thông tin chi tiết về biến đổi khí hậu mà ngƣời dân địa phƣơng đã trải nghiệm cũng nhƣ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế và cách thức ngƣời dân ứng phó với biến đổi khí hậu. 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sinh kế tại địa phƣơng  Trồng trọt Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết, khí hậu cực đoan nhƣ: bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Nhiều ý kiến nhận định rằng có hiện tƣợng BĐKH tại địa phƣơng. Theo phản ánh của ngƣời dân, dù hiện nay, ngƣời dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật, giống tốt hơn, phân bón nhiều hơn nhƣng so với chục năm về trƣớc lợi nhuận thu đƣợc từ trồng lúa lại không nhiều hơn. Năm 2011, do ảnh hƣởng của các đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây thiệt hại 30ha. Quá trình phát triển của cây lúa lại chịu ảnh hƣởng từ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá4. Nghề nông là loại hình sinh kế chịu tác động trực tiếp và rõ rệt của những thay đổi thời tiết. Nắng gắt, mƣa kéo dài, rét đậm rét hại có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng. Đầu vào cho nông nghiệp tăng cao trong khi giá sản phẩm đầu ra lại không tăng đã khiến cho cuộc sống của ngƣời nông dân khu vực 4 Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 Hộp 1: Câu chuyện về nghề trồng lúa Mấy năm nay làm nông nghiệp khó khăn lắm, giá lúa giống, giá phân bón tăng cao, cộng thêm thời tiết thất thƣờng, dịch bệnh nhiều, nên tiền đầu tƣ tăng. Tính ra trồng lúa chỉ để đủ cho gia đình ăn, còn lại có thể nuôi con gà, nếu nói cả nhà dựa vào lúa để sống thì không thể. Một sào ruộng bây giờ có thể thu đƣợc khoảng 1 tạ rƣỡi, nộp tất cả chi phí đi thì không còn gì. Hơn nữa, trong 5 năm trở lại đây năng suất không ổn điṇh . Nhất là về vu ̣ mùa bị ảnh hƣởng bởi thiên ta i, vụ chiêm xuân thì ảnh hƣởng sâu bêṇh nhƣ rầy nâu , xoắn lá nhƣ nhà tôi phải mất đi 1/3 sản lƣơṇg. Mình phun theo chỉ đạo của các anh bên thực vâṭ nhƣng mình phun rồi, nhà khác chƣa phun thì sâu bệnh nó lại tấn công từ nhà khác sang nhà mình. Rầy nâu trong 3 năm trở laị đây rất nhiều. Nhà mình những năm không có rầy nâu thì vu ̣mùa cũng phải đƣơc̣ 2 tạ/sào. Khi lúa mới m ẩy mình phun thuốc rồi nhƣng khi lúa vừa chín thì rầy nâu kín đen luôn. nếu để cắn 3 ngày thì lúa chết luôn. (PVS, Nữ, 48 tuổi, Vinh Hiền, Phú Lộc) 62 ven biển ngày một khó khăn hơn. Không những vậy, tại khu vực này đang có dấu hiệu hình thành xu hƣớng thời tiết lạ, mùa mƣa kéo dài, nắng gắt, biển xâm thực tạo ra những hệ lụy khó lƣờng cho đối tƣợng ngƣời dân sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù là xã bãi ngang ven biển, diện tích đất dành cho nông nghiệp không lớn, việc trồng trọt ở đây rất khó khăn, vì nguồn nƣớc nhiễm mặn và chất đất không tốt. Diện tích đất này còn có nguy cơ bị thu hẹp do hiện tƣợng sạt lở, biển xâm thực. Đó là những nguyên nhân khiến cho hoạt động trồng trọt của ngƣời dân ngày một khó. Nhƣ vậy, đối với nhóm hộ gia đình lấy nông nghiệp làm mô hình sinh kế chính thì trồng trọt chịu sự chi phối mạnh của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Điều này có thể nhận biết đƣợc bởi trồng lúa là loại hình sinh kế chính ở nhóm này, do đó, sự tăng/giảm của năng suất, sản lƣợng lúa hàng năm đƣợc ngƣời dân quan tâm.  Chăn nuôi Song song với nghề trồng lúa, ngƣời dân địa phƣơng cũng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm để tận dụng nguồn lƣơng thực, thức ăn dƣ thừa tại chỗ. Tác động của thời tiết bất thƣờng đến chăn nuôi không thật sự rõ rệt ở khu vực này, bởi chăn nuôi ở đây chủ yếu là gia cầm (gà, vịt, trâu, bò) nhƣng lại nuôi với quy mô nhỏ-hộ gia đình. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của ngƣời dân “thời tiết thay đổi đột ngột, đang nắng tự nhiên chuyển mưa dễ khiến gà trở nên ủ rũ, sau đó là chết” (PVS, Nữ, 56 tuổi, Vinh Hiền, Phú Lộc), “thời tiết nó khắc nghiệt ví dụ như nóng quá, lạnh quá thì con gia súc nó bị bệnh, ảnh hưởng” (PVS, Nam, 42 tuổi, Vinh Hiền, Phú Lộc). Số lƣợng gia súc, gia cầm giảm đi một phần cũng do diện tích đất ở và đất trồng trọt giảm đi. Thói quen của ngƣời dân vẫn thƣờng chăn nuôi ở diện tích đất của nhà mình, chƣa có điều kiện phát triển thành trang trại. Vì vậy, quy mô đàn gia cầm phụ thuộc rất lớn vào diện tích đất ở của mỗi hộ gia đình. Hơn nữa, trong những năm vừa qua vẫn thƣờng có những đợt dịch trên gia súc, gia cầm nhƣ H5N1, lở mồm long móng. Điều này ảnh hƣởng đến giá con giống, giá thức ăn chăn nuôi, thay đổi hình thức tiêu thụ, đầu ra khó khăn dẫn đến việc ngƣời dân bỏ nghề hoặc thu hẹp qui mô sản xuất. Có thể nói rằng, chăn nuôi gia súc, gia cầm không phải là mô hình sinh kế có ảnh hƣởng lớn đến kinh tế của đa số các hộ gia đình ở đây. Và sự thay đổi của các hiện tƣợng thời tiết tuy có ảnh hƣởng đến việc chăn nuôi của ngƣời dân, nhƣng vì chăn nuôi với số lƣợng ít, quy mô nhỏ nên vấn đề này chƣa phải là mối quan tâm của ngƣời dân.  Đánh bắt thủy sản Đánh bắt thủy hải sản trên biển thƣờng chỉ hoạt động từ tháng 3 cho đến tháng 8 (âm lịch). Sản lƣợng khai thác thủy sản 2895 tấn (2011)5. Đây là nghề chịu ảnh hƣởng rất lớn với những diễn biến bất thƣờng của thời tiết. Trung bình một năm ngƣời dân chỉ có thể đánh bắt trong 6 tháng. Những tháng còn lại của năm nếu ngày nào thời tiết thuận lợi thì họ có thể đánh bắt gần bờ đi về trong ngày, cũng có thể thả lƣới ở khu vực phá Tam Giang, hoặc ở nhà đan lƣới phục vụ cho mùa vụ chính trong năm. Tại địa phƣơng này, số tàu thuyền phục vụ cho đánh bắt cá xa bờ còn hạn chế (khoảng 10 chiếc/1 xã). Nguyên nhân do thiếu vốn đầu tƣ và nơi trú ẩn cho tàu thuyền công suất lớn vẫn còn chƣa đáp ứng đƣợc. Vì vậy, số lƣợng tàu thuyền đánh cá công suất nhỏ, gần bờ vẫn là chủ yếu. Ngoài ra, hoạt động của những phƣơng tiện này phụ thuộc khá lớn vào điều kiện thời tiết. Bão, lụt ảnh hƣởng lớn đến khả năng ra khơi, hoạt động làm nghề của ngƣời dân. Có thể 5 Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội xã Vinh Hiền năm 2012 63 nói rằng, nhóm sinh kế này mang lại nguồn thu nhập khá cho ngƣời dân địa phƣơng (tuy rằng mấy năm gần đây sản lƣợng đánh bắt có giảm) nhƣng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro luôn phải chịu những tổn thất khó lƣờng trƣớc bởi việc phụ thuộc cao vào môi trƣờng tự nhiên. Bởi vì, nguồn thu từ hoạt động đánh bắt thủy hải sản mà họ có đƣợc trong 6 tháng dùng để chi tiêu, sinh hoạt trong cả một năm. Có thể nhận thấy rằng, các loại hình sinh kế thuộc khu vực nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản tại địa phƣơng đang diễn ra khá sôi động. Bởi bên cạnh hoạt động đánh bắt ở biển, vẫn tồn tại một bộ phận ngƣời nghèo tham gia với phƣơng thức khai thác thô sơ nhƣ: mò trìa (ngao) tại các bãi đầm để kiếm thu nhập. Các nghề nhƣ đăng, đáy, lƣới, chài, vó, rớ, te, xiệp, rê chủ yếu khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên của đầm phá. Tại hầu hết các cộng đồng ven biển, với nguồn lợi hai sản phong phú, đánh bắt là một nghề, hay nói cách khác đây là một sinh kế chính. Do đó, nguồn lợi thủy sản là một nguồn lực sinh kế quan trọng đối với cộng đồng ven biển. Sinh kế bền vững cho các cộng đồng ven biển phụ thuộc vào việc bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tại nguyên biển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành ngƣ nghiệp nhìn chung đang bị suy thoái do tình trạng đánh bắt quá mức gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Trong bối cảnh đó, nuôi trồng thủy sản đang dần dần trở thành một sinh kế thay thế.  Nuôi trồng thủy sản Trong nhóm sinh kế này, cũng cần phải kể đến nhóm hộ nuôi trồng thủy sản. Do tính chất đất nghèo dinh dƣỡng nên các vùng đất cát bãi ngang ven không phù hợp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hoạt động nghề cá có hiệu quả ở đây chính là nuôi trồng thuỷ sản trên cát (chủ yếu là nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng). Tổng diện tích nuôi trồng là 50 ha (trong đó diện tích nuôi tôm là 13ha, nuôi xen ghép là 37ha). Hoạt động sản xuất bị tác động nhiều từ các hậu quả của BĐKH chính là nghề nuôi tôm trên cát và cá lồng. Năm 2011, do ảnh hƣởng của đợt không khí lạnh, lƣợng nƣớc ngọt quá nhiều dẫn đến cá nuôi lồng chết 40,2 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 7, 9 tỷ đồng6. Tuy nhiên, đứng trƣớc những nguy cơ đe doạ từ sự khai thác quá mức của con ngƣời và các tác động của BĐKH nhƣ bão, lũ, hạn hán tăng, nƣớc biển dâng, sóng mạnh, các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm trên các vùng đất cát ven biển đang bị ảnh hƣởng tiêu cực. Dữ liệu có đƣợc từ chuyến điền giã này phản ánh một thực tế là những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản của ngƣời dân thật sự là khó khăn. Theo quan sát của ngƣời dân, từ năm 2007 trở đi, tình trạng này càng biểu hiện rõ rệt. Nếu nhƣ trƣớc năm 2007, mô hình nuôi tôm giống, mô hình nuôi tôm thịt, nuôi ốc hƣơng phát triển đặc biệt mạnh và mang lại nguồn thu vài trăm triệu đồng đến vài tỷ (tính trung bình một năm). Nhƣng bắt đầu từ năm 2007 đến nay, nuôi trồng thủy sản không những không 6 Báo cáo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 Hộp 2: Câu chuyện phát triển đội tàu xa bờ Nguồn thu mấy năm nay của hoạt động đánh bắt gần bờ thấp hơn hẳn, bởi vì nó chịu ảnh hƣởng môi trƣờng, nguồn hải sản cạn kiệt, giá dầu mỡ tăng cao nên thu nhập của chúng tôi thấp hơn nhiều so với trƣớc đây. Ở thôn đã có 4 tàu xa bờ. Chúng em muốn phát triển đội tàu xa bờ này thì cần đến vốn. Bây giờ muốn mua đôi tàu xa bờ phải đến 2 tỉ. Mà phải có khoảng 4-5 ngƣời, vốn thì mỗi gia đình phải có 4-5 trăm triệu thì mới mua đƣợc. (PVS, Nữ, 39 tuổi, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc) 64 mang lại nguồn thu mà còn đẩy ngƣời dân vào cảnh nợ nần. Theo lý giải của cƣ dân địa phƣơng, thời tiết thay đổi nóng lạnh thất thƣờng, nhiệt độ vào mùa đông quá thấp, độ mặn của nƣớc không ổn định, nguồn nƣớc ô nhiềm là những lý do khiến họ không thể sản xuất đƣợc. Lũ lụt là hiện tƣợng thời tiết bất lợi có ảnh hƣởng quan trọng đối với loại hình sinh kế này, nó dẫn đến sự thay đổi của nguồn nƣớc, độ mặn trong nƣớc, hay thậm chí cuốn trôi con nuôi ở các ao hồ. Hiện nay, số hộ còn nuôi trồng rất thấp và nuôi với quy mô nhỏ hơn. Một sự dịch chuyển quan trọng về các hoạt động sinh kế trong vòng 10 năm qua trong các cộng đồng đối với việc tiếp cận nguồn nƣớc hợp lý là hoạt động nuôi trồng thủy sản của các doanh nghiệp, đƣợc khuyến khích nhƣ một phần chính sách của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, chỉ có các hộ gia đình tƣơng đối khá giả mới có khả năng tham gia. Những hộ gia đình nghèo phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc tham gia nuôi trồng thủy sản do năng lực hạn chế để đầu tƣ (vốn tài chính) và đòi hỏi phải áp dụng kiến thức kỹ thuật (vốn nhân lực). Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản địa phƣơng bị đe dọa bởi một loạt những vấn đề từ việc mở rộng nuôi trồng thủy sản ở đầm phá Tam Giang. Sản lƣợng tôm, cua, cá hàng năm bị sụt giảm do bệnh dịch, do ô nhiễm, ngọt hóa do lụt lội gây nên (và trong một số trƣờng hợp, muối hóa do bị nƣớc biển xâm nhập và mực nƣớc sông giảm xuống do hạn hán), thay đổi điều kiện khí hậu, nhiệt độ trung bình trong thời gian nhất định của năm tăng, ảnh hƣởng của bão. Một số hộ gia đình cho rằng việc nuôi cá lồng tại các khu vực ít bị ngọt hóa có thể thực hiện đƣợc, nhƣng thƣờng gặp vấn đề và không phải là giải pháp khả thi. Ở những nơi nguồn nƣớc cho nuôi trồng thủy sản bị mặn hóa do xâm nhặp mặn và mức nƣớc sông xuống thấp thì các hộ gia đình hòa nƣớc từ hệ thống tƣới tiêu của địa phƣơng để giảm nồng độ muối nhƣng đây cũng không phải là giải pháp dài hạn. Sau giai đoạn đầu với năng suất và thu nhập cao trong những năm 2000 và 2005, sự sụt giảm nhanh chóng và đôi khi là sụt giảm về sản lƣợng đã xảy ra với nguyên nhân là sự gia tăng bệnh dịch của tôm, cá và tác động của những rủi ro khí hậu (nhiệt độ trong mùa cao quá mức, nguồn nƣớc bị nhiễm mặn hoặc ngọt hoá do mƣa và lụt lội đã gây nên tổn thất tài chính lớn cho các hộ gia đình đầu tƣ vào nuôi trồng thủy sản. Kết quả là nhiều hộ gia đình cùng nhau bỏ nghề nuôi trồng thủy sản, phải chịu thêm một khoản nợ. Những Hộp 3: Câu chuyện về con tôm Nuôi tôm thì năm đầu tiên và năm thứ hai còn đƣợc. Cho dù tôm cũng có bị chết, bởi vì ngƣời dân không nắm đƣợc khoa học kỹ thuật, nhƣng tính ra sản lƣợng vẫn còn đƣợc. Tuy nhiên, đến năm thứ ba, tƣ, năm vừa rồi thì quá kém. Nó cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nƣớc, thời tiết... Thực ra dân chỉ bảo nuôi tôm thì nuôi tôm chứ chƣa nghĩ nuôi tôm nó phải thế nào, cơ bản là khoa học kỹ thuật không nắm đƣợc. Từ đó, có những nhà bây giờ có một mẫu, nhƣng có nhà cũng chỉ có hai sào, có nhà ba sào, có nhà năm sào chẳng hạn. Những nhà một mẫu thì ngƣời ta đầu tƣ vào và xử lý đƣợc, nhƣng nhà hai, ba sào khi chết thì bỏ không đấy, cho nên là con tôm lây bệnh sang nhau. Có thể, nó cũng do con giống nữa, chứ mình không thể đổ cho khoa học kỹ thuật hay thời tiết đƣợc. Bởi vì nuôi tôm vài năm nay thì chúng tôi cũng đúc kết kinh nghiệm, thực ra, con giống cũng có thể tôi với cô này cùng mua một bể, tôi lại bị, cô thì không. Có thể lại do ao đấy chứ mình cũng không biết. Có thể có nhiều nguyên nhân mà mình không thể giải trình đƣợc. (TLN, Nam, 58 tuổi, Vinh Hiền, Phú Lộc) 65 hộ khác nuôi tôm cá giống có chu kỳ sinh sản ngắn hơn, do vậy ít bị tổn thƣơng hơn đối với tác động của bão lũ. Mặc dù các loài tôm nhỏ có chất lƣợng thấp hơn và giá trên thị trƣờng thấp hơn nhƣng có thể nuôi đƣợc hai vụ trong một năm (tháng 2- 6 và tháng 6-8). Một số hộ gia đình khác đã chuyển từ nuôi trồng thủy sản độc canh sang đa dạng hóa, với sự kết hợp của nhiều loại cua, tôm và cá. Phƣơng pháp này tạo ra sản lƣợng cao với chi phí đầu vào thấp hơn do những giống loài này tận dụng đƣợc thức ăn của những loài khác, đồng thời làm sạch nguồn nƣớc. Tóm lại, trong giai đoạn từ năm 2000-2005, nhóm hộ gia đình làm ngƣ nghiệp là đối tƣợng có nguồn thu nhập khá cao do việc đánh bắt và nuôi trồng gặp nhiều thuận lợi, năng suất cao, giá cả ổn định. Sau giai đoạn thịnh vƣợng đó, mô hình sinh kế này không những không giúp ngƣời dân xóa nghèo mà còn dẫn đến tình trạng nợ nần cho nhiều gia đình. Sự thay đổi của khí hậu, thời tiết, tự nhiên đƣợc xem là một trong những nguyên nhân chính yếu khiến tình hình sản xuất của ngƣời dân trở nên ngày càng khó khăn hơn. 3. Kết luận Là một xã bãi ngang ven biển nên Vinh Hiền đón nhận những biến đổi sâu sắc về khí hậu. Biểu hiện cụ thể là hiện tƣợng biển xâm thực, xu hƣớng chuyển dịch mùa trong năm, cộng với các hiện tƣợng thời tiết cực đoan bão, hạn hán, mƣa to bất thƣờng, rét đậm xuất hiện đột ngột. Tất cả những hiện tƣợng trên đều mang lại tác động tiêu cực cho hoạt động sinh kế của ngƣời dân địa phƣơng. Dữ liệu khảo sát điền giã cho thấy dƣới tác động của BĐKH những khó khăn đối với loại hình sinh kế phụ thuộc vào tự nhiên (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản). BĐKH, biểu hiện qua các hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng, gây ra sự suy giảm về nguồn vốn tài chính của ngƣời dân khi không có đƣợc kết quả thu hoạch tối ƣu trong hoạt động mùa vụ. Không những gây thiệt hại về vốn tài chính, BĐKH còn gây ra xu hƣớng phá vỡ các hình thức sinh kế dài hạn tại địa phƣơng. BĐKH làm tăng thêm rủi ro trong chiến lƣợc sinh kế mà ngƣời dân địa phƣơng đã lựa chọn. Thêm nữa, BĐKH gây nên nhiều loại bệnh dịch khó lƣờng đối với những ngƣời dân có sinh kế gắn liền với điều kiện tự nhiên. Có thể nhận thấy rằng, BĐKH đang dần trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu tác động đến chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của xã Vinh Hiền. Những biểu hiện thời tiết bất thƣờng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Điều này đã và đang ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh
Tài liệu liên quan