Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biểu hiện Ki-67 trên carcinôm tuyến đại trực tràng bằng phương pháp nhuộm hóa
mô miễn dịch.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 106 trường hợp
carcinôm tuyến đại trực tràng được chẩn đoán tại Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 10/2008 đến tháng 4/2009.
Kết quả: Tỷ lệ dương tính với Ki-67 là 100%, trong đó dương tính 1(+) 17%, dương tính 2(+) 19%, dương
tính 3(+) 64%. Liên quan không có ý nghĩa thống kê với tuổi, giới, vị trí u, độ mô học, xâm nhập mạch máu,
mạch limphô. Liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện Ki-67 với loại mô học.
Kết luận: Biểu hiện Ki-67 trên carcinôm tuyến đại trực tràng khá cao và có liên quan với loại mô học.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện Ki-67 trong Carcinôm tuyến đại – trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 55
BIỂU HIỆN Ki-67 TRONG CARCINÔM TUYẾN ĐẠI –TRỰC TRÀNG
Phan Đặng Anh Thư*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Sào Trung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ biểu hiện Ki-67 trên carcinôm tuyến đại trực tràng bằng phương pháp nhuộm hóa
mô miễn dịch.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 106 trường hợp
carcinôm tuyến đại trực tràng được chẩn đoán tại Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ
tháng 10/2008 đến tháng 4/2009.
Kết quả: Tỷ lệ dương tính với Ki-67 là 100%, trong đó dương tính 1(+) 17%, dương tính 2(+) 19%, dương
tính 3(+) 64%. Liên quan không có ý nghĩa thống kê với tuổi, giới, vị trí u, độ mô học, xâm nhập mạch máu,
mạch limphô. Liên quan có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện Ki-67 với loại mô học.
Kết luận: Biểu hiện Ki-67 trên carcinôm tuyến đại trực tràng khá cao và có liên quan với loại mô học.
Từ khóa: Carcinôm tuyến đại trực tràng, biểu hiện Ki-67.
ABSTRACT
EXPRESSION OF Ki-67 IN COLORECTAL ADENOCARCINOMA
Phan Dang Anh Thu, Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Sao Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 54 - 59
Objective: To determine the expression rate of Ki-67 in colorectal adenocarcinoma.
Methods: A cross-sectional study with 106 cases of colorectal adenocarcinoma diagnosed at the
department of pathology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City. The specimens were
examined with H&E staining and immunohistochemical staining with monoclonal antibody Ki-67 from
October 2008 to April 2009.
Results: In our study, the positive expression rate of Ki-67 is totally 100%. In multivariate analysis, no
correlation was found between the expression of Ki-67 and some characteristics such as age, gender, tumor site,
tumor grade, and vascular or lymphatic invasion. Correlation between the expression of Ki-67 and histological
types was statistically significant.
Conclusion: The expression rate of Ki-67 is rather high in colorectal adenocarcinoma and significantly
correlated with histological types.
Key words: Colorectal adenocarcinoma, expression of Ki-67.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng có thể điều trị và tiên
lượng tốt nếu được phát hiện sớm. Tiên lượng
và đáp ứng điều trị phụ thuộc rất nhiều yếu tố
như loại mô học, độ mô học, các đột biến gen
(RAS, p53)(8,23) Mức độ tăng sinh tế bào u cũng
là một trong những yếu tố tiên lượng quan
trọng. Ki-67 là kháng nguyên căn bản để xác
định hoạt động của tế bào. Kháng nguyên Ki-67
biểu hiện trong nhân tế bào ở pha G1, S, G2 và
M của chu trình tế bào, trừ pha nghỉ Go. Kháng
nguyên này được xác định bởi kháng thể đơn
dòng cùng tên. Năm 1983, Gerdes và cộng sự đã
phát hiện ra một kháng thể ở vị trí đĩa kháng thể
67 có thể đánh giá sự tăng sinh tế bào u và đặt
* Bộ môn Giải phẫu bệnh - Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phan Đặng Anh Thư ĐT: 0905.143.418 Email: phandanganhthu@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 56
tên Ki-67 (trong đó Ki đặt theo tên thành phố
Kiel, Đức, để kỷ niệm nơi kháng thể được phát
hiện)(7). Kể từ ngày đó, Ki-67 đã được áp dụng
trong chẩn đoán và tiên lượng nhiều loại ung
thư. Nhiều nghiên cứu chứng minh Ki-67 là một
yếu tố tiên lượng độc lập liên quan đến sống
còn của bệnh.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Đối tượng nghiên cứu
106 bệnh nhân được chẩn đoán là carcinôm
tuyến đại trực tràng tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh -
Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 9/2008 đến tháng 5/2009.
- Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Các bước tiến hành
- Thu thập số liệu.
- Các mẫu ung thư đại trực tràng đều được
cố định bằng formol. U được lấy ít nhất hai
mẫu.
- Ghi nhận đầy đủ các dữ kiện lâm sàng của
bệnh nhân từ phiếu trả lời kết quả giải phẫu
bệnh gồm: họ tên, tuổi, giới, vị trí u, hình ảnh
đại thể (dạng loét, dạng sùi, dạng chít hẹp, dạng
xâm nhiễm, dạng phối hợp).
- Đọc kết quả trên tiêu bản nhuộm
Hematoxyline Eosine:
+ Loại mô học: carcinôm tuyến không chế
nhầy, carcinôm tuyến nhầy, carcinôm tuyến
dạng tế bào mặt nhẫn.
+ Độ mô học: gồm biệt hóa rõ, vừa, kém theo
phân loại của AFIP.
+ Đánh giá mức độ xâm lấn của u.
- Khảo sát kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch
Ki-67 dưới kính hiển vi quang học cùng với bác
sĩ giải phẫu bệnh có kinh nghiệm về hóa mô
miễn dịch.
Kỹ thuật nhuộm Ki-67 bằng hóa mô miễn
dịch
- Sửa soạn tiêu bản vùi nến
+ Cắt mỏng mẫu mô 3 – 5μm và đặt vào lam
sạch có tráng silan.
+ Ủ tiêu bản ở nhiệt độ 56oC trong 1 - 2 giờ
trước khi nhuộm.
- Kháng thể được sử dụng
Kháng thể MIB-1 (Ki-67) của
DakoCytomation, Đan Mạch, với độ pha
loãng 1/25.
- Nhuộm hóa mô miễn dịch với Ki-67
+ Khử peroxidase nội sinh bằng H2O2 3% 5
phút.
+ Ủ kháng thể đơn dòng đã pha loãng 30-40
phút.
+ Ủ kháng thể thứ hai có gắn biotin 30 phút.
+ Ủ phức hợp streptavidine peroxydase 20
phút.
+ Ủ dung dịch DAB 5-10 phút.
+ Nhuộm tương phản với Hematoxyline.
- Cách đánh giá Ki-67 trên carcinôm tuyến
đại trực tràng
Đại trực tràng là mô có hoạt động tế bào
mạnh, nhất là các khe tuyến, nơi tăng sản các tế
bào dự trữ. Ki-67 sẽ dương tính trên tuyến đại
trực tràng bình thường, ở vùng khe tuyến với tỷ
lệ khoảng 5-20%(1,17,27). Do đó trong mô u, theo
chúng tôi, nếu bắt màu > 20% tế bào là dương
tính với Ki-67 và ngược lại là âm tính.
Đánh giá biểu hiện Ki-67 dựa vào tỷ lệ %
nhân tế bào bắt màu và cường độ bắt màu. Sự
biểu hiện của Ki-67 được đánh giá tổng thể và
xem xét trên các vùng khác nhau (ở độ phóng
đại x 200)(8).
Tỷ lệ dương tính với Ki-67 trên tế bào u
được phân loại như sau(15):
- Dương tính 1(+) với 20-30% tế bào u bắt
màu Ki-67.
- Dương tính 2(+) với 40-50% tế bào u bắt
màu Ki-67.
- Dương tính 3(+) với hơn 60% tế bào u bắt
màu Ki-67.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 57
- Xử lý số liệu
Số liệu trong các phiếu thu thập được tổng
hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS
11.5. Xét mối liên quan giữa các biến số bằng
phép kiểm 2.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Biểu hiện Ki-67
Bảng 1:
Biểu hiện Ki-67 Tỷ lệ %
Dương tính 1(+) 17
Dương tính 2(+) 19
Dương tính 3(+) 64
Tỷ lệ dương tính với Ki-67 trong nghiên cứu
này là 100%. Tế bào u dương tính với Ki-67 dao
động từ 20-90%, trung bình 61,4% tế bào.
Trong đó các tỷ lệ dương tính trên tế bào u
được phân loại như sau:
- Dương tính 1(+) với 20-30% tế bào u bắt
màu Ki-67 là 17%.
- Dương tính 2(+) với 40-50% tế bào u bắt
màu Ki-67 là 19%.
- Dương tính 3(+) với hơn 60% tế bào u bắt
màu Ki-67 là 64%.
Phần lớn các trường hợp dương tính với Ki-
67 từ vừa đến mạnh (dương tính 2(+) và dương
tính 3(+)). Chúng tôi đã khảo sát mối liên quan
giữa biểu hiện Ki-67 và các đặc điểm giải phẫu
bệnh ghi nhận liên quan có ý nghĩa thống kê với
mức độ dương tính từ vừa đến mạnh (Ki-67
dương tính > 40%).
Liên quan giữa biểu hiện Ki-67 với các đặc
điểm giải phẫu bệnh
Đặc điểm Ki-67 < 40% (%)
Ki-67 >
40% (%) P
Nam 15,2 84,8
Giới
Nữ 18,5 81,5
0,66
</= 50 25,9 74,1
Tuổi
>50 13,7 86,3
0,14
Đặc điểm Ki-67 < 40% (%)
Ki-67 >
40% (%) P
Đại tràng 18 82
Vị trí
Trực tràng 15,4 84,6
0,73
Không chế
nhầy 14 86 Loại mô học
Chế nhầy 35,7 64,3
0,04
Biệt hóa rõ 22,2 77,8
Biệt hóa vừa 14,5 85,5 Độ mô học
Biệt hóa kém 20,7 79,3
0,53
Mạch máu 16,7 83,3 0,96 Xâm nhập
mạch máu,
mạch
lymphô
Mạch lymphô 23,1 86,8 0,92
Bảng trên cho thấy biểu hiện Ki-67 không
khác biệt theo tuổi, giới, vị trí u, độ mô học và
xâm nhập mạch máu, mạch lymphô. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện Ki-67 và
loại mô học.
BÀN LUẬN
Bình thường tế bào vùng đáy tuyến đại trực
tràng có thể dương tính với Ki-67 từ 5-20%, đây
là vùng tế bào dự trữ có hoạt động phân bào
mạnh(1,17,27). Do đó chúng tôi đánh giá Ki-67
dương tính khi > 20% tế bào u bắt màu. Nghiên
cứu của Su(25) và Visca(27) cũng đánh giá dương
tính khi > 20% tế bào u bắt màu. Nghiên cứu của
chúng tôi ghi nhận tỷ lệ Ki-67 dương tính 100%,
trong đó tỷ lệ tế bào u dương tính Ki-67 dao
động từ 20%-90%. Khi so sánh với các tác giả
khác, tỷ lệ dương tính với Ki-67 trong nghiên
cứu của chúng tôi tương đối cao.
Bảng 1: So sánh tỷ lệ biểu hiện Ki-67 với các nghiên
cứu khác
Tác giả Biểu hiện Ki-67 (%)
Trịnh Tuấn Dũng(26) 80%
Cohen và cs(8) 77,4%
Hilska và cs(9) 91%
Johnston và cs(13) 66,3%
Nghiên cứu này 100%
Phần lớn các nghiên cứu đều ghi nhận tỷ lệ
dương tính với Ki-67 trên carcinôm tuyến đại
trực tràng rất cao (> 60%). Mỗi nghiên cứu có
cách đánh giá dương tính với Ki-67 khác nhau
và mang tính chủ quan cao.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 58
Hình 1. Biểu hiện Ki-67 trên caricnôm tuyến đại trực tràng A: Ki-67 dương tính 20% (MS-GPB: Y 30331/08);
B: Ki-67 dương tính 40% (MS-GPB: Y 30310/08); C: Ki-67 dương tính 60% (MS-GPB: Y 30311/08); D: Ki-67
dương tính 70% (MS-GPB: Y 918/09); E: Ki-67 dương tính 80% (MS-GPB: Y 30643/08); F: Ki-67 dương tính
90% (MS-GPB: Y 2545/09) (Nhuộm hóa mô miễn dịch với kháng thể MIB-1 (Dakocytomation)) (Độ phóng đại x
200)
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận phần
lớn các tế bào u dương tính > 40% (83%), tỷ lệ
tế bào u dương tính trong khoảng 20-90%,
trung bình 61,4%. Kết quả này giống nghiên
cứu của Johnston(13), nhưng một số nghiên
cứu lại ghi nhận tỷ lệ biểu hiện trung bình
không cao (Bảng 2).
Bảng 2: So sánh tỷ lệ tế bào u dương tính Ki-67 với
các nghiên cứu khác
Tỷ lệ tế bào u dương tính với Ki-67
Tác giả
Khoảng (%) Trung bình (%)
Ihmann và cs(10) 10- 66,4 32,8
Johnston và cs(13) 20,2- 87,5 66,3
Kubota và cs(15) 1-99 34,6
Porschen và cs(22) 6,6 – 75,3 37,6
Nghiên cứu này 20-90 61,4
A B
C D
E F
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 59
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tế
bào u dương tính với Ki-67 dao động từ 20%-
90%, phù hợp với các tác giả khác (Bảng 2).
Trong đó tỷ lệ tế bào u dương tính với Ki-67
từ 40% trở lên trên khá cao (83%). Nghiên cứu
của Jakob(12) và Salminen(24) cũng cho rằng tế
bào u dương tính mạnh với Ki-67 khi trên 40%
tế bào bắt màu. Theo tác giả Trịnh Tuấn
Dũng(26), tỷ lệ Ki-67 dương tính mạnh khi
>60% tế bào u bắt màu.
Ki-67 còn là yếu tố tiên lượng đến khả năng
sống còn của bệnh nhân. Các nghiên cứu của
Chen(2), Garrity(5), Hilska(9), Kimura(16) và
Palmqvist(20) trên ung thư đại trực tràng nguyên
phát ghi nhận tỷ lệ dương tính với Ki-67 liên
quan đến tiên lượng sống 5 năm. Ngoài ra
nghiên cứu của Petrowski(21) trên ung thư đại
tràng tiến triển có di căn gan cũng ghi nhận biểu
hiện Ki-67 liên quan đến tiên lượng sống của
bệnh nhân.
Nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi có tỷ lệ Ki-67
dương tính trên 40% tế bào u là 86,3 % và nhóm
bệnh nhân trên 50 tuổi có tỷ lệ Ki-67 dương tính
trên 40% là 74,1%. Sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0,14). Phù hợp với các nghiên
cứu của Duchrow(4), Kubota(15), Porschen(22) và
Salminen(24).
Tỷ lệ dương tính Ki-67 ở nam và nữ gần
giống nhau. Tỷ lệ dương tính trên 40% tế bào
u ở giới nam và giới nữ không quá chênh
lệch. Sự khác biệt giữa tỷ lệ dương tính với
Ki-67 và giới tính không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,66). Nghiên cứu của các tác giả
Duchrow(4), Kubota(15), Porschen(22) và
Salminen(24) cũng ghi nhận không có mối liên
quan giữa Ki-67 và giới tính.
Tỷ lệ dương tính Ki-67 ở đại tràng và trực
tràng gần giống nhau. Tỷ lệ trường hợp
dương tính trên 40% tế bào u ở đại tràng và
trực tràng không quá chênh lệch và liên quan
giữa biểu hiện Ki-67 và vị trí u không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,73). Kết quả phù hợp
với các nghiên cứu của Cohen(8), Ihmann(10),
Jong(13), Kubota(15) và Porschen(22).
Đối với nhóm carcinôm tuyến không chế
nhầy, tỷ lệ Ki-67 dương tính > 40% cao hơn so với
nhóm carcinôm tuyến chế nhầy (86% so với
64,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,04).
Trong khi đó, tác giả Nabi(19) và Georgescu(6)
cho rằng tỷ lệ Ki-67 dương tính vượt trội ở
nhóm carcinôm tuyến chế nhầy so với nhóm
carcinôm tuyến không chế nhầy.
Kết quả ghi nhận tỷ lệ Ki-67 dương tính
mạnh ở nhóm biệt hóa vừa và biệt hóa kém
(85,5% và 79,3% so với 77,8%) cao hơn ở nhóm
biệt hóa rõ. Ki-67 dương tính vừa và dương tính
yếu ở nhóm biệt hóa rõ với tỷ lệ cao hơn nhóm
biệt hóa vừa và biệt hóa kém. Sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,53).
Theo Trịnh Tuấn Dũng(26), tỷ lệ Ki-67 dương
tính mạnh ở nhóm biệt hóa kém cao hơn hẳn
nhóm biệt hóa rõ, nhưng cũng ghi nhận không
có mối liên quan giữa Ki-67 và mức độ biệt hóa.
Các nghiên cứu của Duchrow(4), Ihmann(10),
Jong(13), Kubota(15), Porschen(22) và Salminen(24) ghi
nhận không có mối liên quan giữa Ki-67 và độ
mô học của u.
Ki-67 dương tính > 40% ở nhóm u không
xâm nhập mạch máu 82,9% và nhóm u có xâm
nhập mạch máu 83,3%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p = 0,96). Kết quả phù hợp với
các nghiên cứu của Cohen(8) và Ishida(11). Tuy
nhiên tác giả Kawazoe(15) cho rằng tỷ lệ Ki-67 cao
hơn nhiều ở nhóm có xâm nhập mạch máu so
với nhóm không có xâm nhập.
Ki-67 dương tính > 40% ở nhóm u không
xâm nhập mạch lymphô 89,6% và nhóm u có
xâm nhập mạch lymphô 86,8%. Sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p = 0,92). Kết quả
nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của
Ishida(11). Theo tác giả Kawazoe(15), có sự liên
quan giữa Ki-67 và sự xâm nhập mạch lymphô.
Tác giả trên cho rằng tỷ lệ Ki-67 cao hơn nhiều ở
nhóm có xâm nhập mạch lymphô so với nhóm
không xâm nhập mạch lymphô.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Backus HHJ, Groeningen CJV, et al., “Differential expression of
cell cycle and apoptosis related proteins in colorectal mucosa,
primary colon tumours, and liver metastases”, J Clin Pathol 2002,
55: 206-211.
2. Chen YT, Henk MJ, Carney KJ, et al., “Prognostic significance of
tumor markers in colorectal cancer patients: DNA index, S-phase
fraction, p53 expression, and Ki-67 index”, J Gastrointest Surg
1997, 1:266-73.
3. Cohen T, Prus D, Shia J, Abu-Wasel B, Pinto MG, Freund HR,
Stojadinovic A, Grakov A, Peretz T, Nissan A, “Expression of
p53, p27 and Ki-67 in colorectal cancer patients of various ethnic
origins: clinical and tissue microarray based analysis”, J Surg
Oncol 2008, 97: 416-422, Wiley- Liss, Inc.
4. Duchrow M, Ziemann T, Windhovel U, Bruch HP, Broll R,
“Colorectal carcinomas with high MIB-1 labelling indices but low
pKi-67 mRNA levels correlate with better prognosis outcome”,
Histopathology 2003, 42: 566-574.
5. Garrity MM, Burgart LJ, Mahoney MR, Windschitl HE, et al.,
“Prognostic value of proliferation, apoptosis, defective DNA
mismatch repair, and p53 overexpression in patients with
resected Dukes’ B2, or C colon cancer: a North Central Cancer
Treatment Group Study”, J Clin Oncol 2004, 22:1572-82.
6. Georgescu CV, Georgescu CC, Ciurea R, Ciurea T, “Correlations
of proliferation markers, p53 expression and histological findings
in colorectal carcinoma”, J Gastrointestin Liver Dis 2007, 16: 133-
139.
7. Gerdes J, Schwab U, Lemke H, Stein H, “Production of a mouse
monoclonal antibody reactive with a human nuclear antigen
associated with cell proliferation”, Int J Cancer 1983, 31: 13-20.
8. Hamilton SR, “Pathology and genetics of tumours of the
Digestive system”, World Health Organisation Classification of
Tumours, 2000.
9. Hilska M, Collan YU, O'Laine VJ, et al. “The significance of
tumor markers for proliferation and apoptosis in predicting
survival in colorectal cancer”, Diseases of the Colon & Rectum
2005, 48: 2197-2208.
10. Ihmann T, Liu J, Schwabe W, Hausler P, Behnke D, Bruch HP,
Broll R, Windhovel U, Duchrow M, “High-level mRNA
quantification of proliferation marker pKi-67 is correlated with
favorable prognosis in colorectal carcinoma”, Journal of Cancer
Research and Clinical Oncology 2004, 30: 749-756.
11. Ishida H, Miwa H, Tatsuta M, et al., “Ki-67 and CEA expression
as prognostic markers in Dukes’ C colorectal cancer”, Cancer
Letters 2004, 207, 209-225.
12. Jakob C, Liersch T, Meyer W, Becker H, Baretton GB, Aust DE,
“Predictive value of Ki-67 and p53 in locally advanced rectal
cancer: correlation with thymidylate synthase and
histopathological tumor regression after neoadjuvant 5-FU-
based chemoradiotherapy”, World J Gastroenterol 2008, 14: 1060-
1066.
13. Johnston PG, Dervan PA, Carney DN, “Immunohistochemical
analysis of cell kinetic parameters in colonic adenocarcinomas,
adenomas and normal mucosa”, Human Pathology 1989, 20: 696-
700
14. Jong KPD, Stellema R, Karrenbeld A, Koudstaal J, Annette S et
al., “Clinical relevance of transforming growth factor, epidermal
growth factor receptor, p53, and Ki-67 in colorectal liver
metastases and corresponding primary tumors”, Hepatology
1998, 28: 971-979.
15. Kawazoe N, “Assessment of malignant potential and prognostic
correlation in colorectal carcinomas using monoclonal antibody
Ki-67”, Acta Med. Nagasaki 38: 9-14.
16. Kimura T, Tanaka S, Haruma K, Sumii K, Kajiyama G,
Shimamoto F, Kohno N, “Clinical significance of MUC1 and E-
cadherin expression, cellular proliferation, and angiogenesis at
the deepest invasive portion of colorectal cancer”, Int J Oncol
2000, 16:55-64.
17. Kristt Don, Winston GJ, et al., “Patterns of proliferative changes
in crypts bordering colonic tumors: Zonal histology and cell cycle
marker expression”, Pathology Oncology Research, Vol 5, No 4,
1999.
18. Kubota Y, Petras R, Easley K, et al., “Ki-67 – determined growth
fraction versus standard staging and grading parameters in
colorectal carcinoma”, Cancer, 1992, Vol 70, No.11.
19. Nabi U, Nagi AH, Sami W, “Ki-67 proliferating insex and
histological grade type and stage of colorectal carcinoma”, J Ayub
Med Coll Abbottabad 2008, 20 (4).
20. Palmqvist R, Sellberg P, Oberg A, et al., “Low tumor
proliferation at the invasive margin is associated with poor
prognosis in Dukes’ stage B colorectal cancers”, Br J Cancer 1999,
79:577-81.
21. Petrowsky H, Sturm I, Graubitz O, Kooby DA, Staib-Sebler E,
Gog C, Kưhne CH, Hillebrand T, Daniel PT, Fong Y, Lorenz M,
“Relevance of Ki-67 antigen expression and K-ras mutation in
colorectal liver metastases”, Eur. J. Surg.Oncol., 27 (2001): 80–87.
22. Porschen R, Kriegel A, Langen C, Classen S, Hilse M, Lohe B,
Hengels KJ, Borchard F, “Assessment of proliferative activity in
carcinomas of the human alimentary tract by Ki-67
immunostaining”, Int. J. Cancer (1991): 47, 686-691.
23. Preiser CMF, “Gastrointestinal pathology: An atlas and text”,
Lippincott Williams & Wilkins, 3rd edition, 2008.
24. Salminen E, Palmu S, Vahlberg T, et al., “Increased proliferation
activity measured by immunoreactive Ki-67 is associated with
survival improvement in rectal/recto sigmoid cancer”, World J
Gastroenterol 2005, 11:3245-3249.
25. Su Y, Shrubsole MJ, Ness RM, Cai Q, Kataoka N, Washington K,
Zheng W, “Immunohistochemical expression of Li-67. Cyclin
D1, -catenin, cyclooxytgenase-2, and epidermal growth factor
receptor in human colorectal adenoma: A validation study of
Tissue microarrays”, Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 2006, 15
(9):1719-1726.
26. Trịnh Tuấn Dũng (2007), “Nghiên cứu sự biểu hiện của các
kháng nguyên p53, Ki-67 và HER-2 trong ung thư đại trực tràng
bằng hóa mô miễn dịch”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 11, phụ bản
số 3, chuyên đề giải phẫu bệnh-tế