Mục đích: Công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chỉ số nguy cơ tai giữa trên tỉ lệ thành công của
phẫu thuật vá nhĩ (chỉnh hình tai giữa).
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đã phẫu thuật chỉnh hình tai giữa tại bệnh viện Đại học Y Dược từ
2007 đến 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tà hang loạt 123 ca. Các tiêu chí cần đánh giá: Chỉ số nguy cơ tai
giữa: chảy tai, lỗ thủng, cholesteatoma, tình trạng chuỗi xương con, mô hạt trong tai giữa, thói quen hút thuốc lá.
Kết quả: Tỉ lệ thành công chung là 73,4%. Điểm trung bình chỉ số nguy cơ tai giữa thấp chiếm 41,1%,
trung bình chiếm 34,6%, cao chiếm 21,2% có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số nguy cơ tai giữa thấp
và tỉ lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ, chỉ số trung bỉnh của các bệnh nhân được phẫu thuật bằng kỹ thuật
kín thấp hơn so với các bệnh nhân được phẫu thuật bằng kỹ thuật hở (4,6 so với 9,2),
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả chỉ số nguy cơ tai giữa trong tiên lượng tỉ lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
238
2. Bashiri A, Neumann L, Maymon E, Katz M (1995),
“Hyperemesis gravidarum: epidemiologic features,
complications and outcome”, Eur J Obstet Gynecol Reprod Bi, 63,
pp.135-138.
3. Eliakim R, Abulafia O, Sherer DM (2002),“Hyperemesis
gravidarum: a current review”, American Journal of Perinatology,
17, pp.207-218.
4. Gazmararian JA, Petersen R, et al (2001), “Hospitalizations
during pregnancy among managed care enrollees”, Obstet
Gyneco,100, pp.94-100.
5. Koren G, Boskovic R, et al (2002),“Motherisk PUQE (pregnancy
unique-quantification of emesis) scoring system for nausea and
vomiting of pregnancy”, Am J Obstet Gynecol, 186, pp.228-231.
6. Koren G, Levichek Z (2002),“The teratogenicity of drugs for
nausea and vomiting of pregnancy: perceived versus true risk”,
American Journal of Obstetrics and Gynecology,186, pp.248-252.
7. Kugahara T, Ohashi K (2006). “Characteristics of nausea and
vomiting in pregnant Japanese women”. Nursing and Health
Sciences, 8, pp.179-184.
8. Kuo SH, Wang RH, Tseng HC, Jian SY, Chou FH (2007), “A
comparison of different severities of nausea and vomiting during
pregnancy relative to stress, social support, and maternal
adaptation”. J Midwifery Womens Health, 52, pp.1-7.
9. Lacasse A, Berard A (2008),“Validation of the nausea and
vomiting of pregnancy specific health related quality of life
questionnaire”, Health Qual Life Outcomes, 6,pp.6-32.
10. Lacasse A, Berard A, Rey E, et al. (2009),“Determinants of Early
Medical Management of Nausea and VomitingofPregnancy”,
BMC Pregnancy and Childbirth, 9, pp.26.
11. Lacasse A, Rey E, Ferreira E, Morin C, Berard A (2008),“Nausea
and vomiting of pregnancy:what about quality of life?”, Am J
Obstet Gynecol, 22(115), pp.1484-1493.
12. Louik C, Hernandez-Diaz S, Werler MM, Mitchell AA
(2006),“Nausea and vomiting in pregnancy: maternal
characteristics and risk factors”, Paediatric and Perinatal
Epidemiology, 20, pp.270-278.
13. Miller F (2002),“Nausea and vomiting in pregnancy: the
problem of perception--is it really a disease?”, Am J Obstet
Gynecol, 186, pp.182-183.
14. Munch S, Korst LM, Hernandez GD, Romero R, Goodwin TM
(2011), “Health-related quality of life in women with nausea and
vomiting of pregnancy: the importance of psychosocial context”,
Journal of Perinatology, 31, pp.10-20.
15. Rhodes VA, Mc Daniel RW (1999), “The Index of Nausea,
Vomiting, and Retching (INVR): A new format of the Index of
Nausea and Vomiting (INV)”, Oncol Nurs Forum, 26, pp.889-894.
16. Sherman PW, Flaxman SM (2002), “Nausea and vomiting of
pregnancy in an evolutionary perspective”, Am J Obstet Gynecol,
186, pp. 190-197.
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHỈ SỐ NGUY CƠ TAI GIỮA
TRONG TIÊN LƯỢNG TỈ LỆ THÀNH CÔNG CỦA PHẪU THUẬT VÁ NHĨ
Phạm Kiên Hữu*
TÓM TẮT
Mục đích: Công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chỉ số nguy cơ tai giữa trên tỉ lệ thành công của
phẫu thuật vá nhĩ (chỉnh hình tai giữa).
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đã phẫu thuật chỉnh hình tai giữa tại bệnh viện Đại học Y Dược từ
2007 đến 2012.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tà hang loạt 123 ca. Các tiêu chí cần đánh giá: Chỉ số nguy cơ tai
giữa: chảy tai, lỗ thủng, cholesteatoma, tình trạng chuỗi xương con, mô hạt trong tai giữa, thói quen hút thuốc lá.
Kết quả: Tỉ lệ thành công chung là 73,4%. Điểm trung bình chỉ số nguy cơ tai giữa thấp chiếm 41,1%,
trung bình chiếm 34,6%, cao chiếm 21,2% có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số nguy cơ tai giữa thấp
và tỉ lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ, chỉ số trung bỉnh của các bệnh nhân được phẫu thuật bằng kỹ thuật
kín thấp hơn so với các bệnh nhân được phẫu thuật bằng kỹ thuật hở (4,6 so với 9,2),
Kết luận: Các trường hợp viêm tai giữa có chỉ số nguy cơ tai giữa cao có khuynh hướng được phẫu thuật
theo kỹ thuật hở và có tỉ lệ vá nhĩ thành công thấp hơn so với các trường hợp có chỉ số nguy cơ tai giữa thấp.
Từ khóa: vá nhĩ, phẫu thuật kín, phẫu thuật tai hở, cholesteatoma
* Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phạm Kiên Hữu ĐT: 01212233010 Email: drphuchuu@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
239
ABSTRACT
PRIMARY EVALUATION OF THE MIDDLE EAR RISK INDEX PROGNOSTIC FACTORS ON THE
SUCCESS OF TYMPANOPLASTY
Pham Kien Huu * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No 4– 2012: 239 - 241
Objectives: To evaluate the value of middle ear risk index (MERI) prognostic factors on the success of
tympanoplasty.
Subjects and methods: A prospective study was conducted in 123 surgical cases in Ho chi Minh City-
University Hospital from 2009 – 2012. MERI prognostic factors (as otorrhea, tympanic perforation hole,
cholesteatoma, ossicular status, middle ear granulation or effusion, previous surgery, smoker) were evaluated
Results: The overall successful rate was 73.4%, in which 55 patients (45.1%) had low risk, 43 (34.6%)
medium risk, and 26 high risk (21.2%). There was a statistically significant association between the low MERI
score and tympanoplasty success. Furthermore, the mean MERI score of the canal wall down (CWD)
mastoidectomy was higher than of the canal wall-up (CWU)group. The mean MERI score was significantly
higher in CWD mastoidectomy group than in CWU group
Conclusion: High MERI related to higher possibility of CWD mastodectomy surgery and lower chance of
successful tympanoplasty
Key words: tympanoplasty, canal wall-up group, canal wall down mastoidectomy, cholesteatoma
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật tai giữa được thực hiện nhằm 3
mục đích cơ bản là tái tạo tình trạng tai khô,
sạch bệnh tích và phục hồi thính giác cho
người bệnh(2). Dù đã được thực iện trong một
khoảng thời gian dài, các kỹ thuật thực hiện
đã dần phát triển đến mức hoàn thiện nhưng
đến nay vấn đề dự đoán và hạn chế thất bại
của phẫu thuật luôn được các phẫu thuật viên
tai mũi họng quan tâm. Đối với tỉ lệ thành
công sau phẫu thuật chỉnh hình tai giữa các
tác giả ghi nhận tì lệ thành công của phẫu
thuật chỉnh hình tai giữa dao động từ 60 –
99% ở người lớn(9).. Đã có nhiều nghiên cứu
đánh giá kết quả sau phẫu thuật cũng như
khảo sát các yếu tố tiên lượng sau phẫu thuật
chỉnh hình tai giữa(12). Đối với các yếu tố tiên
lượng, các nghiên cứu của các tác giả như
Belluci, Austin, Black(4) đề xuất gần đây
Kartush đã đề xuất chỉ số nguy cơ tai giữa
(MERI)(3), các chỉ số này được bổ sung hoàn
chỉnh vào năm 2011bởi Becvarovski và
Kartush(5) trong đó các yếu tố nguy cơ đã
được đánh giá bằng các điểm số tương ứng.
Tuy nhiên hiện nay trong nước vấn đề đánh
giá các yếu tố giúp tiên lượng kết quả phẫu
thuật chỉnh hình tai giữa hiện nay vẫn còn
chưa rõ ràng
Chúng tôi thực hiện công trình nghiên
cứu này nhằm khảo sát hiệu quả của yếu tố
nguy cơ tai giữa trong tiên lượng tỉ lệ thành
công sau phẫu thuật chỉnh hình tai giữa
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca trên 123 bệnh
nhân viêm tai giữa mạn tính có chỉ định phẫu
thuật chỉnh hình màng nhĩ tai bệnh viện đại
học Y Dược Tp. HCM từ tháng 7 năm 2009
đến tháng 11 năm 2011.
Thời gian theo dõi sau mổ trung bình 10,6
tháng (trong khoảng 6 tháng đến 3 năm).
Sau mổ, các bệnh nhân được tái khám theo
hẹn ở thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
sau mổ. màng nhĩ lành tốt sau mổ, hòm tai giữa
được tái tạo tốt được xem là tiêu chí thành công
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012
240
của phẫu thuật. Các tiêu chí cần đánh giá (theo bảng chỉ số nguy cơ tai giữa MERI năm 2001).
Bảng 1: Các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ Điểm số
Chảy tai Khô
Thình thoảng chảy tai
Chảy tai thường xuyên
Chảy tai + chẻ hàm ếch
0
1
2
3
Thủng nhĩ Không
Có
0
1
Cholesteatoma Không
Có
0
1
Tình trạng chuỗi xương con Còn nguyên vẹn
Mất xương đe
Mất đe và trụ xương bàn đạp
Mất xương búa còn xương bàn đạp
Mất xương búa đe và các đế bàn đạp
Dính đầu xương búa
Dính xương bàn đạp
0
1
2
3
4
2
3
Tiến căn phẫu thuật tai Không
Phẫu thuật thì hai
Mổ lại
0
1
2
Hút thuốc Có
Không
0
1
KẾT QUẢ
Trong lô nghiên cứu có 99 nam và 132 nữ.
Các bệnh nhân đều có tuổi đời bằng hoặc trên
16 tuổi, trong độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi
Các phẫu thuật thực hiện
Bảng 2: Các kỹ thuật mổ
Kỹ thuật mổ Số ca Tỉ lệ
Vá màng nhĩ đơn thuần 38 31%
SBTN vá nhĩ 48 39%
SBTN hở vá nhĩ 37 30%
Tỉ lệ màng nhĩ lành giữa 2 nhóm vá nhĩ
đơn thuần và sào bào thượng nhĩ + vá nhĩ
Bảng 3
Màng nhĩ lành Số ca Tỉ lệ
Vá màng nhĩ đơn thuần 46/51 90%
SBTN vá nhĩ 50/72 69%
Phân bố bệnh nhân theo bảng MERI
Bảng 4
Tình trạng viêm tai Số bệnh nhân Tỉ lệ
Nhẹ (1-3 điểm) 55 41%
Trung bình (4-6) 43 34,6%
Nặng (7-12) 25 21,2%
Tỉ lệ thành công theo bảng điểm MERI
Vì tỉ lệ thành công chiếm đa số trong
nhóm viêm tai giữa nhẹ (MERI=1-3). Để tiện
việc thống kê chúng tôi chia dân số làm 2
nhóm chính, viêm tai giữa nhẹ và viêm tai
giữa trung bình và nặng, chúng tôi ghi nhận
được.
Bảng 5: Tỉ lệ thành công ở thể viêm tai giữa
Tỉ lệ thành công ở thể
viêm tai giữa
Số bệnh
nhân
Tỉ lệ thành
công
Nhẹ 55 47 (86,2%)
Trung bình+Nặng 68 42 (62,3%)
Dung phép kiểm X2 để đánh giá sự khác
biệt chúng tôi ghi nhận sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (P=0,004).
Chúng tôi dùng phép kiểm X2 để đánh giá
tương quan giữa điểm số MERI và kỹ thuật mổ
được chọn cho bệnh nhân chúng tôi ghi nhận.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
241
Tương quan giữa điểm số MERI và kỹ
thuật mổ được chọn
Bảng 6: Loại phẫu thuật
Loại phẫu thuật Điểm trung bình P
Phẫu thuật kín 4,6 ±9,2
Phẫu thuật hở 7,8 11,8
0,03
Như vậy các trường hợp viêm tai giữa có
điểm số cao (bệnh nặng) thường có khuynh
hướng được phẫu thuật với kỹ thuật hở.
BÀN LUẬN
Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu
đã đề xuất các yếu tố tiên lượng kết quả phẫu
thuật vá nhĩ, một số tác giả đi sâu nghiện cứu
những yếu tố lâm sang giúp tiên lượng như:
Tuổi là một yếu tố tiên lượng quan
trọng(11,8,6).
Vị trí lỗ thủng(13,15).
Tai khô trên 3 tháng(1,13,15)
Tình trạng tai đối bên qua nghiên cứu của
các tác giả Collins(7), Merenda(13), Shingh(15)
Không xơ nhĩ với nghiên cứu của Onal(14)
Vấn đề tương quan giữa chỉ số MERI và tỉ
lệ thành công của phẫu thuật vá nhĩ được bắt
đầu quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây,
trong lô nghiên cứu, tỉ lệ thành công của phẫu
thuật vá nhỉ cao ơ nhóm viêm tai giữa nhẹ
(MERI < 3) tỉ lệ thành công của chúng tôi cao
hơn của Kartush(10)(81%) có lẽ vì tác giả có
chỉnh hình xương con (tỉ lệ 55%).
Tỉ lệ thực hiện kỹ thuật hở cao ơ nhóm có
MERI cao có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân
sau:
Những trường hợp viêm tai giữa có MERI
cao thường kèm theo có cholesteatoma, gián
đoạn dẫn truyền xương con hoặc bệnh tích
trong tai giữa
MERI thường cao ở các bệnh nhân nghiên
thuốc lá, thuốc lá ảnh hưởng xấu đến toàn
trạng và đến niêm mạc đường hô hấp, trong
đó có niêm mạc tai giữa.
Các trường hợp vìêm tai giữa nặng (MERI
cao) thường cần được bộc lộ rộng hơn để bảo
đảm lấy sạch bệnh tích.
KẾT LUẬN
Các trường hợp viêm tai giữa có chỉ số
nguy cơ tai giữa cao có khuynh hướng được
phẫu thuật theo kỹ thuật hở và có tỉ lệ vá nhĩ
thành công thấp hơn so với các trường hợp có
chỉ số nguy cơ tai giữa thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Albera R, Ferrero V, Lacilla M, et al. (2006) Tympanic
reperforation in myringoplasty: evaluation of prognostic factors.
Ann Otol Rhinol Laryngol;115:875– 879.
2. Albu S, Babighian G, Trabalzini F. (1998) Prognostic factors in
tympanoplasty. Am J Otol;19:136 –140.
3. Austin D. (1985) Reporting results in tympanoplasty. Am J
Otol;6: 85– 88.
4. Belluci R. (1973) Dual classification of tympanoplasty.
Laryngoscope; 83:1754 – 758.
5. Black B. (1990) Design and development of a contoured ossicular
replacement prosthesis: clinical trials of 125 cases. Am J Otol;11:
85– 89.
6. Bluestone CD, Cantekin EI, Kenna MA, et al. (1987) Prognostic
value of eustachian tube function in pediatric tympanoplasty.
Laryngoscope;97:1012–1016.
7. Collins WO, Telischi FF, Balkany TJ, et al. (2003) Pediatric
tympanoplasty: effect of contralateral ear status on outcomes.
Arch Otolaryngol Head Neck Surg;129:646–651.
8. Emir H, Ceylan K, Kizilkaya Z, et al. (2007) Success is a matter of
experience: type 1 tympanoplasty: influencing factors on type 1
tympanoplasty. Eur Arch Otorhinolaryngol;264:595–599.
9. Inwood JL, Wallace HC, Clarke SE. (2003) Endaural or postaural
incision for myringoplasty: does it make a difference to the
patient? Clin Otolaryngol Allied Sci;28:396 –398.
10. Kartush JM. (1994) Ossicular chain reconstruction: capitulum to
malleus. Otolaryngol Clin North Am;27:689 –715.
11. Koch WM, Friedman EM, McGill TJ, et al. (1990)
Tympanoplasty in children. The Boston Children’s Hospital
experience. Arch Otolaryngol Head Neck Surg;116:35– 40.
12. Lin AC, Messner AH. (2008) Pediatric tympanoplasty: factors
affecting success. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg;16:64–
68.
13. Meranda D, Koike K, Shafiei M, et al. (2007) Tympanometric
volume: a predictor of success of tympanoplasty in children.
Otolaryngol Head Neck Surg;136:189 –192.
14. Onal K, Uguz MZ, Kazikdas KC, et al. (2005) A multivariate
analysis of otological, surgical and patient related factors in
determining success in myringoplasty. Clin Otolaryngol;30:115–
120.
15. Singh GB, Sidhu TS, Sharma A, et al. (2005) Tympanoplasty type
1 in children: an evaluative study. Int J Pediatr
Otorhinolaryngol;69: 1071–1076.