Đặt vấn đề: Dò tuỵ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm trong phẫu thuật Whipple. Khâu nối tuỵ với
dạ dày có ưu điểm là thành dạ dày dầy, chắc, máu nuôi tốt và dịch toan dạ dày ức chế men tuỵ. Khâu nối tuỵ – dạ
dày qua mở mặt trước dạ dày đơn giản, dễ thực hiện, mũi khâu chắc chắn.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ dễ dàng và hiệu quả của phương pháp nối tuỵ dạ dày qua mở mặt
trước dạ dày trong phẫu thuật Whipple.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiền cứu, có đối
chứng và chọn mẫu thuận tiện, ứng dụng lâm sàng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 27 bệnh nhân (16 nam, 11 nữ) có
chỉ định phẫu thuật Whipple, chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (nối tuỵ – dạ dày qua mở mặt trước dạ dày) và
nhóm chứng (nối tuỵ – hổng tràng).
Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 48,22 ± 9,14, nhỏ nhất là 32 và lớn nhất là 72. Thời gian
phẫu thuật trung bình là 230,8 phút, lượng máu mất trung bình là 283 ml, không có tai biến xảy ra. Nhóm
nghiên cứu có kết quả tốt hơn nhóm chứng về lượng dịch dẫn lưu (141,8 ml so với 288,6 ml), số ngày nằm viện
sau mổ (14,9 ngày so với 22,9 ngày) và tỷ lệ biến chứng (9,1% so với 25%); có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nhóm NC có kết quả tốt hơn nhóm chứng về lượng dịch dẫn lưu, số ngày nằm viện sau mổ và tỷ
lệ biến chứng; có ý nghĩa thống kê. Theo chúng tôi, trong phẫu thuật Whipple, nối tuỵ dạ dày được thực hiện đơn
giản, dễ làm, đường khâu chắc chắn, an toàn và có thể khâu qua nội soi.
11 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật Whipple cải tiến: Nối tuỵ – dạ dày qua mở mặt trước dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 118
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT WHIPPLE CẢI TIẾN:
NỐI TUỴ – DẠ DÀY QUA MỞ MẶT TRƯỚC DẠ DÀY
Lê Văn Cường*, Bùi Mạnh Côn*, Võ Văn Hùng*, Vương Thừa Đức*, Lê Hữu Phước*, Ngô Viết Thi,
Phan Văn Sử*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Dò tuỵ là biến chứng thường gặp và nguy hiểm trong phẫu thuật Whipple. Khâu nối tuỵ với
dạ dày có ưu điểm là thành dạ dày dầy, chắc, máu nuôi tốt và dịch toan dạ dày ức chế men tuỵ. Khâu nối tuỵ – dạ
dày qua mở mặt trước dạ dày đơn giản, dễ thực hiện, mũi khâu chắc chắn.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ dễ dàng và hiệu quả của phương pháp nối tuỵ dạ dày qua mở mặt
trước dạ dày trong phẫu thuật Whipple.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiền cứu, có đối
chứng và chọn mẫu thuận tiện, ứng dụng lâm sàng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 27 bệnh nhân (16 nam, 11 nữ) có
chỉ định phẫu thuật Whipple, chia làm 2 nhóm: nhóm nghiên cứu (nối tuỵ – dạ dày qua mở mặt trước dạ dày) và
nhóm chứng (nối tuỵ – hổng tràng).
Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 48,22 ± 9,14, nhỏ nhất là 32 và lớn nhất là 72. Thời gian
phẫu thuật trung bình là 230,8 phút, lượng máu mất trung bình là 283 ml, không có tai biến xảy ra. Nhóm
nghiên cứu có kết quả tốt hơn nhóm chứng về lượng dịch dẫn lưu (141,8 ml so với 288,6 ml), số ngày nằm viện
sau mổ (14,9 ngày so với 22,9 ngày) và tỷ lệ biến chứng (9,1% so với 25%); có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Nhóm NC có kết quả tốt hơn nhóm chứng về lượng dịch dẫn lưu, số ngày nằm viện sau mổ và tỷ
lệ biến chứng; có ý nghĩa thống kê. Theo chúng tôi, trong phẫu thuật Whipple, nối tuỵ dạ dày được thực hiện đơn
giản, dễ làm, đường khâu chắc chắn, an toàn và có thể khâu qua nội soi.
Từ khoá: phẫu thuật Whipple, nối tuỵ – dạ dày qua mở mặt trước dạ dày.
ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF MODIFIED WHIPPLE PROCEDURE: TRANSGASTRIC
PANCREATICOGASTRIC ANASTOMOSIS
Le Van Cuong, Bui Manh Con, Vo Van Hung, Vuong Thua Duc, Le Huu Phuoc, Ngo Viet Thi,
Phan Van Su* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 118 – 128
Background: Pancreatic fistula is a dangerous and usual complication in Whipple procedure.
Pancreaticogastric anastomosis has many advantages such as: the thick and strong wall of stomach, the richness of
the vascular supply, the acid fluid of the stomach inhibits pancreatic enzymes.
Pancreaticogastric anastomosis via opening the anterior surface of the stomach is simple procedure, easy to
perform and easy to have stable surtures.
Aims: To estimate easily and effective quality of transgastric pancreaticogastric anastomotic technique in
Whipple procedure.
Subjects and Methods: This is a prospective study with a control group and convenience sample choice for
Khoa Tổng Quát, Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: PGS. Lê Văn Cường ĐT: 0903952772, Email: giaiphauhoc@yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 119
clinical application. This study is performed on 27 patients (16 males, 11 females) that are indicated the Whipple
procedure. They are divided into 2 groups: a study group (transgastric pancreaticogastric anastomosis) and a
control group (pancretico-jejunal anastomosis).
Results: Mean age of these patients is 48.22 ± 9.14, minimum age is 32 and maximum one is 72. Mean an
operative time is 230.8 minutes, mean lost blood quantity is 283 ml without any accidents at all. The study group
has better results than the control group about drainage fluid quantity (141.8 ml vs 288.6 ml), postoperative time
(14.9 days vs 22.9 days), complicated rate (9.1% vs 25%) - with statistical significance.
Conclusions: The study group has better outcomes than the control group about drainage fluid quantity,
postoperative time, complicated rate with statistical significance. In our opinion, the modified Whipple procedure
(transgastric pancreaticogastric anastomosis) is simple, easy, safe with stable sutures that can be performed by
laparoscopy.
Key words: Whipple procedure, transgastric pancreaticogastric anastomosis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật Whipple là một trong những
phẫu thuật lớn trong ổ bụng, được chỉ định
cho các bệnh lý vùng đầu tuỵ như: ung thư
đầu tuỵ, ung thư nhú vater, ung thư đoạn
cuối ống mật chủ, u tá tràng (dạng GIST), sỏi
nhu mô đầu tụy,... Phẫu thuật Whipple được
giới thiệu đầu tiên vào năm 1889 bởi Codivilla
(người Ý), đến năm 1935 được phát triển rộng
rãi bởi Whipple (người Mỹ), khi đó tỷ lệ tử
vong còn rất cao, từ 40% đến 50%(13). Hiện nay
phẫu thuật Whipple có tỷ lệ tử vong dưới
5%(3,7,15,16,23), không ngừng cải tiến và những ca
đầu tiên thực hiện hoàn toàn qua nội soi ổ
bụng đã được báo cáo trên thế giới(9).
Phẫu thuật Whipple có nhiều tai biến và
biến chứng như: chảy máu do rách tĩnh mạch
cửa, xì dò miệng nối, chảy máu sau mổ,... trong
đó đáng ngại nhất là xì dò miệng nối tuỵ - hổng
tràng (chiếm khoảng 50% các ca tử
vong(4,10,11,12,20)). Có nhiều nghiên cứu khoa học
đã được thực hiện nhằm mục đích hạn chế tối
thiểu biến chứng này và tập trung vào các nhóm
sau: dụng cụ cắt tuỵ (dao thường, dao điện, dao
siêu âm,...), thay đổi vật liệu khâu nối (chỉ khâu
không sang chấn), hạn chế bài tiết tuỵ sau mổ
(dùng thuốc Octreotide, tắc ống tuỵ tạm thời,
đặt stent ống tuỵ), thay đổi kỹ thuật khâu nối
với hổng tràng(1,2,5,8,14,18,19,25,26,27). Một trong những
cải tiến so với phương pháp chuẩn để hạn chế
biến chứng này là nối tuỵ với mặt sau dạ dày,
kỹ thuật này đã được thực hiện tại Bv. Bình Dân,
Bv. Chợ Rẫy khá lâu(16,24), trên thế giới thực hiện
đầu tiên vào năm 1946 bởi Waugh và Clagett(12).
Kỹ thuật này dựa trên nền tảng lý thuyết là cơ
dạ dày dầy, chắc, mạch máu nuôi dồi dào và
dịch toan dạ dày trung hoà tốt dịch tuỵ bài tiết.
Trong mổ hở, khâu tuỵ vào mặt sau dạ dày
tương đối dễ dàng, nhưng càng dễ dàng, thuận
lợi, và an toàn hơn khi tiếp cận xuyên qua dạ
dày (mở mặt trước dạ dày). Theo ý kiến chủ
quan của chúng tôi, với ưu điểm trên còn được
nâng lên nhiều lần trong phẫu thuật khâu nối
qua nội soi, nhất là khi dùng dụng cụ mang kim
tự động (Endo-Stitch). Phương pháp khâu tuỵ
với dạ dày qua mở mặt trước dạ dày đã được
Lafemina mô tả vào năm 2010(12), còn các tài liệu
trong nước hiện nay chưa thấy nghiên cứu nào
báo cáo.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm
đánh giá hiệu quả của kỹ thuật khâu nối tuỵ
với dạ dày qua mở mặt trước dạ dày so với
các kỹ thuật khâu nối tuỵ – hổng tràng và tuỵ
– dạ dày (không mở mặt trước dạ dày). Kết
quả của nghiên cứu sẽ được ứng dụng trên
lâm sàng và tương lai sẽ nghiên cứu thêm để
ứng dụng vào phẫu thuật nội soi có khâu nối
tuỵ với ống tiêu hoá.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định hiệu quả của phương pháp nối
tuỵ với mặt sau dạ dày qua mở mặt trước dạ
dày trong phẫu thuật Whipple. So sánh kết quả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 120
này với nhóm chứng – nối tuỵ ruột.
- Xác định phương pháp này dễ thực hiện,
an toàn và có thể áp dụng rộng rãi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trên 27 bệnh
nhân nhập viện bệnh viện Bình Dân, từ 01 - 2009
đến 09 - 2011, bao gồm 16 nam và 11 nữ. Các
bệnh nhân này có u vùng đầu tuỵ, bóng vater và
đoạn cuối ống mật chủ hoặc sỏi nhu mô đầu tuỵ
có chỉ định phẫu thuật Whipple.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: theo phương pháp tiền
cứu, có nhóm chứng và ứng dụng lâm sàng.
Chọn mẫu: Các bệnh nhân đến khám và
điều trị tại Bv. Bình Dân được chẩn đoán mắc
các bệnh lý như ung thư đầu tuỵ, ung thư bóng
vater, ung thư đoạn cuối ống mật chủ, sỏi nhu
mô đầu tuỵ,... và có chỉ định phẫu thuật
Whipple. Các bệnh nhân này được chia thành 2
nhóm, nhóm nghiên cứu (NC) là nhóm nối tuỵ –
dạ dày qua mở mặt trước dạ dày và nhóm
chứng là nhóm nối tuỵ – ruột. Cách chọn mẫu
trong 2 nhóm là chọn mẫu một cách thuận tiện,
với các bệnh lý tương tự được chẩn đoán và
điều trị song song trong cùng thời điểm, địa
điểm với nhau.
Cỡ mẫu: được lấy từ đầu năm 2009 đến nay,
với số mẫu là 27 trường hợp. Được chia làm 2
nhóm: 11 trường hợp thuộc nhóm NC và 16
trường hợp thuộc nhóm chứng.
Phương pháp thống kê: các biến số định
lượng được tính ra trung bình, độ lệch chuẩn và
dùng phép kiểm định t (độ tin cậy 95%) để đánh
giá sự khác biệt giữa 2 nhóm. Các biến số định
tính được tính ra tầng xuất và dùng phép kiểm
Chi bình phương (độ tin cậy 95%) để đánh giá
sự khác biệt giữa 2 nhóm.
KẾT QUẢ
Tuổi và Giới
Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 48,22 ±
9,14, tuổi lớn nhất là 72 và nhỏ nhất là 32 tuổi.
Nhóm NC có độ tuổi trung bình là 46,73 ± 9,07,
tuổi lớn nhất là 62 và nhỏ nhất là 32 tuổi. Nhóm
chứng có độ tuổi trung bình là 49,25 ± 9,36, tuổi
lớn nhất là 72 và nhỏ nhất là 34 tuổi (biểu đồ 1).
Nhóm NC có tuổi trung bình nhỏ hơn nhóm
chứng khoảng 3 tuổi, sự khác biệt này không có
ý nghĩa thống kê (t = 0,668 < t0,05).
Trong 27 bệnh nhân có 16 nam (59,3%) và 11
nữ (40,7%). Trong nhóm NC, nam chiếm
27,3%% (N=3) và nữ chiếm 72,7% (N=8). Trong
nhóm chứng, tỷ lệ nam là 81,3% (N=13) và nữ là
18,7% (N=3) (biểu đồ 2).
So sánh tỷ lệ giới tính giữa 2 nhóm có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,01 - 2 =
7,86).
Nghề nghiệp và vùng sinh sống
Nhóm NC chiếm đa số là nữ và nghề chiếm
tỷ lệ cao là nội trợ (72,7%). Nhóm chứng phân
bố tương đối đồng đều giữa các nghề (bảng 1).
Vùng sinh sống của bệnh nhân phân bố tập
27,3
%
72,5%
81,3% 18,7%
59,3% 40,7%
NC
Chứng
Chung
Biểu đồ 2. Phân bố giới tính
Tuổi
NC
Chöùng
Chung
Biểu đồ 1. Sự phân bố tuổi của bệnh nhân
46,73
49,25
48,22
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 121
trung ở nông thôn trong nhóm NC và phân bố
đều trong nhóm chứng (bảng 2).
Bảng 1. Phân bố nghề nghiệp.
Nhóm NC Nhóm chứng Chung
CNVC 0 2 (12,5%) 2 (7,4%)
Nội trợ 8 (72,7%) 4 (25,0%) 12 (44,4%)
Công nhân 2 (18,2%) 2 (12,5%) 4 (14,8%)
Nông dân 0 4 (25,0%) 4 (14,8%)
Khác 1 (9,1%) 4 (25,0%) 5 (18,5%)
Tổng 11 (100%) 16 (100%) 27 (100%)
Bảng 2. Phân bố vùng sinh sống
Nhóm NC Nhóm chứng Chung
Thành phố 1 (9,1%) 4 (25,0%) 5 (18,5%)
Nông thôn 5 (45,5%) 5 (31,3%) 10(37,0%)
Miền núi 2 (18,2%) 3 (18,8%) 5 (18,5%)
Miền biển 3 (27,3%) 4 (25,0%) 7 (26,0%)
Chung 11 (100%) 16 (100%) 27 (100%)
Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh
Vàng da là nguyên nhân thường gặp để
bệnh nhân đến khám bệnh, 5 trường hợp
(45,5%) ở nhóm NC và 10 trường hợp (66,7%) ở
nhóm chứng. Bệnh nhân vừa có vàng da vừa có
đau bụng chỉ gặp 1 trường hợp (6,6%) ở nhóm
chứng (biểu đồ 3).
Thời gian khởi phát bệnh đến thời điểm
bệnh nhân đến khám và điều trị khá lâu khoảng
42 ngày, trong đó ở nhóm NC là 62 ngày và
nhóm chứng là 30 ngày. Thời gian lâu nhất đến
khám bệnh từ khi khởi phát là 300 ngày, thuộc
nhóm NC (bảng 3).
Bảng 3. Thời gian khởi phát bệnh.
(Ngày) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 62,6 ± 104,8 15-300 t =1,137 <
(Ngày) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm chứng 30,0 ± 29,9 1-90 t0,05
Chung 42,0 ± 66,9 1-300
Triệu chứng lâm sàng
Các bệnh nhân có triệu chứng vàng da đều
có tính chất tăng dần, nhóm NC có 5 trường hợp
(45,4%), nhóm chứng có 14 trường hợp (87,5%) –
trong đó có 2 trường hợp vàng sậm. Nhóm NC
có 9 trường hợp đau bụng (81,8%), trong đó đau
thượng vị, đau hạ sườn phải và đau cả 2 vị trí
lần lượt là 3, 3 và 3 trường hợp. Nhóm chứng có
15 trường hợp đau bụng (93,8%), trong đó đau
thượng vị, đau hạ sườn phải và đau cả 2 vị trí
lần lượt là 2, 6 và 4 trường hợp. Nhóm NC có 10
trường hợp (90,9%) chán ăn, nhóm chứng có 8
trường hợp (50%). Nhóm NC có 7 trường hợp
(63,6%) sụt cân, trung bình 1,6 kg/tháng; nhóm
chứng có 5 trường hợp (31,3%) sụt cân, trung
bình 1,83 kg/tháng. Triệu chứng sốt ít gặp hơn, 2
trường hợp thuộc nhóm NC (18,2%) và 3 trường
hợp thuộc nhóm chứng (18,8%). Ngoài ra còn
ghi nhận có 2 trường hợp (12,5%) trong nhóm
chứng có triệu chứng tiểu sậm, ngứa da, nổi sẩn
da. Tam chứng Charcot (đau hạ sườn phải, sốt,
vàng da) chỉ có 1 trường hợp (9,1%) thuộc nhóm
NC và 2 trường hợp (12,5%) thuộc nhóm chứng.
Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng
Nhóm NC Nhóm chứng Chung
Vàng da 5 (45,4%) 14 (87,5%) 19 (70,4%)
Đau bụng 9 (81,8%) 12 (75,0%) 21 (77,8%)
Chán ăn 10 (90,9%) 8 (50,0%) 18 (66,7%)
Sụt cân 7 (63,6%) 5 (31,3%) 12 (44,4%)
Sốt 2 (18,2%) 3 (18,8%) 5 (18,5%)
Khác 0 2 (12,5%) 2 (7,4%)
Cận lâm sàng
Công thức máu
Về số lượng bạch cầu tăng: nhóm NC có 6
trường hợp (54,5%), nhóm chứng có 10 trường
hợp (62,5%) và trong cả 2 nhóm có 16 trường
hợp (59,2%). Hiện tượng thiếu máu cũng được
ghi nhận: nhóm NC có 7 trường hợp (63,5%) –
trong đó có 6 trường hợp thiếu máu nhẹ và 1
trường hợp thiếu máu vừa; nhóm chứng có 7
trường hợp (43,7%) – trong đó có 4 trường hợp
thiếu máu nhẹ và 3 trường hợp thiếu máu vừa.
NC Chứng Chung
57,7%
38,5%
3,8%
66,7%
26,7%
6,6%
45,5%
54,5%
Biểu đồ 3. Lý do nhập viện của BN
Vàng+Đau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 122
Chức năng gan
Men gan (SGOT, SGPT) ghi nhận tăng trong
7 trường hợp (63,5%) ở nhóm NC, 10 trường
hợp (62,5%) ở nhóm chứng và tổng cộng có 17
trường hợp (62,9%) cho cả 2 nhóm. Trong nhóm
NC có 4 trường hợp (36,4%) có tăng bilirubin
(trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả hai), tỷ lệ này ở
nhóm chứng là 56,2% (9 trường hợp).
Dấu ấn ung thư
Trong nhóm NC ghi nhận có 4 trường hợp
(36,4%) có tăng CA 19-9 và 1 trường hợp
(9,1%) có tăng CEA. Trong nhóm chứng có 10
trường hợp (62,5%) có tăng CA 19-9. Tổng số
có 15 trường hợp (55,6%) có định lượng CA
19-9, CEA tăng.
Siêu âm
Dấu hiệu hình ảnh của các bệnh lý vùng đầu
tuỵ qua siêu âm thường thấy là tắc mật ngoài
gan, chiếm 48,2%, ở nhóm NC là 45,4% (5
trường hợp) và nhóm chứng là 50% (8 trường
hợp). Tuy nhiên, tỷ lệ không phát hiện được qua
siêu âm khá cao 25,9%, đặc biệt ở nhóm NC
chiếm đến 36,4% (4 trường hợp) (biểu đồ 4).
CT – Scanner
Hình ảnh CT-Scan thường thấy trong mẫu là
u bóng vater, chiếm 52% các trường hợp. Trong
nhóm NC, kết quả CT – Scanner ghi nhận có 2
trường hợp (20%) viêm hẹp cơ vòng Oddi và 1
trường hợp (10%) viêm phù nề niêm mạc tá
tràng đoạn D2 (bảng 5).
Bảng 5. Kết quả CT-Scan bụng
Nhóm NC Nhóm chứng Chung
U đầu tuỵ 2 (20%) 4 (26,7%) 3 (12%)
U Vater 3 (30%) 10 (66,7%) 13 (52%)
U OMC 0 1 (6,6%) 1 (4%)
Dãn OMC 2 (20%) 0 2 (8%)
Khác 3 (30%) 0 3 (12%)
Tổng 10 (100%) 15 (100%) 25 (100%)
Chẩn đoán bệnh sau mổ
Chẩn đoán sau phẫu thuật thường thấy là
ung thư bóng vater, chiếm 72,7% ở nhóm NC và
56,3% ở nhóm chứng. Ung thư đầu tuỵ ghi nhận
trong 18,5% các trường hợp (biểu đồ 5).
Thời gian phẫu thuật và lượng máu mất
trong lúc mổ
Thời gian phẫu thuật trung bình là 246 phút
ở nhóm NC và 217 phút ở nhóm chứng (bảng 6).
Bảng 6. Thời gian phẫu thuật
(Phút) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 246,8 ± 28,3 210-300 t = 1,459 <
t0,05 Nhóm chứng 217,3 ± 59,6 90-300
Chung 230,8 ± 49,3 90-300
Lượng máu mất trong lúc mổ trung bình là
248 ml ở nhóm NC và 310 ml ở nhóm chứng
(bảng 7).
Bảng 7. Lượng máu mất.
(ml) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 248,0 ± 140,0 80-500 t = 0,934 <
t0,05 Nhóm chứng 310,0 ± 184,7 80-750
Chung 283,0 ± 166,2 80-750
Phương pháp phẫu thuật
Tất cả các trường hợp trong nhóm NC đều
Dãn ống tuỵ U Vater
U đầu tuỵ
Tắc mật Bình thường
0%
9,1% 9,1% 45,4% 36,4%
6,3% 12,5% 12,5% 50%
18,7%
Biểu đồ 4. Kết quả siêu âm
25,9
%
48,2
%
11,1
%
11,1
% 3,7%
NC
K đầu
K bóng Vater
K 1/3 dưới OMC Khác
9,1
%
6,3
%
7,4
% 18,8
%
11,1
%
72,7
%
56,3%
63,0
%
18,2
%
18,8
%
18,5
%
Biểu đồ 5. Tỷ lệ bệnh lý được chẩn đoán
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 123
được nối tuỵ – dạ dày qua mở mặt trước dạ dày,
khâu 2 lớp. Tất cả các trường hợp trong nhóm
chứng đều được nối tuỵ - hổng tràng, khâu 2
lớp, tận - bên.
Tai biến phẫu thuật
Trong hai nhóm NC và chứng chúng tôi ghi
nhận không có tai biến xảy ra trong lúc mổ.
Theo dõi hậu phẫu
Thời gian trung tiện sau mổ trong phẫu
thuật Whipple là 4,6 ngày, các nhóm có số trung
bình bằng nhau (bảng 8).
Bảng 8. Thời gian trung tiện sau mổ
(Ngày) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 4,6 ± 0,5 4-5 t = 0,081 <
t0,05 Nhóm chứng 4,6 ± 1,1 2-6
Chung 4,6 ± 0,9 2-6
Thời gian đặt ống dẫn lưu khá lâu, 11,9
ngày ở nhóm NC và 13,3 ngày ở nhóm chứng
(bảng 9).
Bảng 9. Thời gian rút dẫn lưu
(Ngày) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 11,9 ± 6,3 6-27 t = 1,553 <
t0,05 Nhóm chứng 13,3 ± 7,5 5-33
Chung 12,7 ± 6,9 5-33
Lượng dịch tiết ra qua các ống dẫn lưu trung
bình là 224 ml, trong đó nhóm NC là 141,8 ml và
nhóm chứng là 288,6 ml. Nhóm NC có lượng
dịch tiết ít hơn nhóm chứng 146,8 ml, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,05) (bảng 10).
Tính chất dịch chủ yếu là màu hồng nhạt hoặc
vàng nhạt, loãng; chỉ có 1 trường có máu đỏ tươi
(biến chứng chảy máu) thuộc nhóm chứng.
Bảng 10. Tổng lượng dịch qua ống dẫn lưu
(ml) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 141,8 ± 147,1 20-500 t = 2,512>
t0,05 Nhóm chứng 288,6 ± 320,8 20-1200
Chung 224,0 ± 265,1 20-1200
Biến chứng
Trong nhóm NC chúng tôi ghi nhận có 1
trường hợp (9,1%) có biến chứng chảy máu
miệng nối tuỵ – dạ dày và được điều trị
nội khoa.
Trong nhóm chứng chúng tôi ghi nhận có 4
trường hợp (25,0%) có biến chứng: 1 trường hợp
dò dịch tuỵ (điều trị nội), 1 trường hợp ứ đọng
dạ dày (mổ nối vị tràng lại), 1 trường hợp chảy
máu mỏm móc, dò mật và tràn máu màng phổi
trái (mổ lại khâu cầm máu, khâu lỗ dò và dẫn
lưu màng phổi) và 1 trường hợp sốc mất máu
(bệnh nhân tử vong).
Tổng số ca có biến chứng là 5 trường hợp,
chiếm 18,5%. Tỷ lệ biến chứng nhóm chứng lớn
hơn nhóm NC, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (P 20,05).
Tử vong
Trong nhóm chứng có 2 trường hợp tử vong
(chiếm 12,5% trong nhóm chứng và 7,4% trong
tổng số), cả 2 được chẩn đoán sau mổ là u bóng
vater. Trong nhóm NC không có trường hợp tử
vong nào được ghi nhận.
Thời gian nằm viện và thời gian hậu phẫu
Thời gian nằm viện của các bệnh nhân khá
lâu, 23,3 ngày ở nhóm NC và 31,9 ngày ở nhóm
chứng. Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân nằm
viện đến 71 ngày – thuộc nhóm chứng (bảng 11).
Bảng 11. Thời gian nằm viện
(Ngày) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 23,3 ± 4,1 17-31
t = 1,47 < t0,05
Nhóm chứng 31,9 ± 18,2 17-71
Chung 28,3 ± 14,6 17-71
Thời gian hậu phẫu trung bình là 14,9 ngày
ở nhóm NC và 22,9 ngày ở nhóm chứng (bảng
12).
Bảng 12. Thời gian hậu phẫu
(Ngày) Trung bình Giới hạn Kiểm định t
Nhóm NC 14,9 ± 3,9 10-25
t = 2,11 > t0,05
Nhóm chứng 22,9 ± 18,1 8-61
Chung 19,4 ± 14,1 8-61
Giải phẫu bệnh
Trong mẫu có giải phẫu bệnh ung thư tuyến
bóng vater chiếm đa số 64% (16 trường hợp),
chủ yếu là biệt hoá cao, chỉ có 1 trường hợp biệt
hoá vừa và 1 trường hợp biệt hoá kém.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 124
Bảng 13. Kết quả giải phẫu bệnh
Nhóm NC Nhóm chứng Chung
Carcinôm tuyến tuỵ 1 (9,1%) 1 (7,1%) 2 (8,0%)
Carcinôm tuyến Vater 8 (72,3%) 8 (57,4%)
16
(64,0%)
Carcinôm OMC 0 2 (14,2%) 2 (8,0%)
Carcinôm tuyến TTràng 1 (9,1%) 1 (7,1%) 2 (8,0%)
Viêm tuỵ mạn 1 (9,1%) 1 (7,1%) 2 (8,0%)
Bướu MMáu 0 1 (7,1%) 1 (4,0%)
Tổng 11 (100%) 14 (100%) 25 (1