Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giả các đặc tính của ung thư vòm tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phía nam
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2007 đến năm
2010.
Kết quả nghiên cứu: qua nghiên cứu 344 trường hợp ung thư vòm. Ung thư vòm gồm 3 loại về mặt
mô học theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO)): 1/ Ung tế bào vẩy; 2/ Ung thư tế bào không sừng
hóa; 3/ Ung thư tế bào không biệt hóa. Ung thư này thường xuất phát từ các thành của vòm hoặc trần vòm,
nơi gần với nền sọ, vùng khẩu cái, hốc mũi hoặc vùng họng hầu. Sau đó ung thư xâm lấn đến vùng hạch lân
cận.
Kết luận: Hạch cổ thường là biểu hiện đầu tiên đến khám của nhiều bệnh nhân. Chẩn đoán thường
được làm với loại ung thư này là sinh thiết niêm mạc vòm. Những triệu chứng của ung thư vòm thường
được biểu hiện như nhức đầu, đau trong tai, viêm tai giữa, ù tai, nghẹt mũi hoặc chảy nước nhầy thành sau
họng, thính lực giảm từng phần và liệt thần kinh sọ. Bướu lớn hớn có thể gây chảy máu mũi.
4 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét bước đầu về tình hình ung thư vòm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 253
NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU VỀ TÌNH HÌNH UNG THƯ VÒM
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH PHÍA NAM
Nguyễn Trọng Minh*, Đào Duy Khanh*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giả các đặc tính của ung thư vòm tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phía nam
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2007 đến năm
2010.
Kết quả nghiên cứu: qua nghiên cứu 344 trường hợp ung thư vòm. Ung thư vòm gồm 3 loại về mặt
mô học theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO)): 1/ Ung tế bào vẩy; 2/ Ung thư tế bào không sừng
hóa; 3/ Ung thư tế bào không biệt hóa. Ung thư này thường xuất phát từ các thành của vòm hoặc trần vòm,
nơi gần với nền sọ, vùng khẩu cái, hốc mũi hoặc vùng họng hầu. Sau đó ung thư xâm lấn đến vùng hạch lân
cận.
Kết luận: Hạch cổ thường là biểu hiện đầu tiên đến khám của nhiều bệnh nhân. Chẩn đoán thường
được làm với loại ung thư này là sinh thiết niêm mạc vòm. Những triệu chứng của ung thư vòm thường
được biểu hiện như nhức đầu, đau trong tai, viêm tai giữa, ù tai, nghẹt mũi hoặc chảy nước nhầy thành sau
họng, thính lực giảm từng phần và liệt thần kinh sọ. Bướu lớn hớn có thể gây chảy máu mũi.
Từ khóa : ung thư vòm mũi họng
ABSTRACT
INITIAL EVALUATION ON NASOPHARYNGEAL CARCINOMA IN HO CHI MINH CITY AND
THE SOUTHERN OF VIETNAM
Nguyen Trong Minh, Dao Duy Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 253 - 256
Objective:To evaluate the clinical feature of the nasopharyngeal cancer in Ho Chi Minh city and the
southern of Viet Nam.
Method: Cases series prospective, descriptive study in Cho Ray Hospital from 2007 to 2010
Result: 344 cases were diagnosed. Three subtypes of NPC are recognized in the World Health
Organization (WHO) classification: 1) squamous cell carcinoma; 2) non-keratinizing carcinoma; 3)
undifferentiated carcinoma. The tumor can extend within or out of the nasopharynx to the other lateral wall
and/or posterosuperiorly to the base of the skull or the palate, nasal cavity or oropharynx. It then typically
metastases to cervical lymph nodes.
Conclusion:. Cervical lymphadenopathy is the initial presentation in many patients, and the diagnosis
of NPC is often made by nasopharyngeal tumor biopsy. Symptoms related to the primary tumor include
headache, pain of the ear, otitis media, tinnitus, nasal obstruction or postnasal discharge, partial hearing loss
and cranial nerve palsies. Larger growths may produce nasal bleeding.
Keywords: nasopharyngeal carcinoma.
*BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc : TS Nguyễn Trọng Minh ĐT: 0903677164 Email : trongminh@hcm.fpt.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 254
ĐĂT VẤN ĐỀ
Trên 40 năm trước ung thư vòm còn được
gọi là ung thư Quảng Đông (5) (Cantonese
cancer) vì tỉnh này của Trung Quốc có tỷ lệ
bệnh cao nhất thế giới. Tại các quốc gia Âu -
Mỹ và châu Phi thì tỷ lệ ở những người da
trắng và da đen bị bệnh này thấp hơn nhiều, ở
những quốc gia đó phần đông trong số người
bị ung thư vòm họng cũng thường là những
người Trung Hoa di cư hoặc con cháu của ho,
đặc biệt con cháu những người di cư từ tỉnh
Quảng Đông từ một vài thế hệ trước đến nay
bị ung thư vòm vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn những
người bản địa (1,6)
Dịch tễ
Theo hiệp hội chống ung thư thế giới
(Union Internatinale Contre le Cancer - UICC)
loại ung thư này chiếm 1% của tất cả các loại
ung thư (ở Châu Âu) (4,6).
Tuổi 40 –50 là độ tuổi bị nhiều nhất, rất
hiếm dưới 20 tuổi tuy nhiên cũng có báo cáo
ghi nhận trường hợp dưới 5 tuổi, nam nhiều
hơn nữ theo tỷ lệ 2,5 : 1. Gặp nhiều ở Trung
quốc, đặc biệt ở các tỉnh phía nam như Quảng
Đông, Phước Kiến, đảo Hải Nam và đặc khu
Hồng Kông là cao nhất thế giới, kế đến là khu
vực Đông nam Á trong đó có Việt nam.
Loại ung thư này chiếm 18% trong tất cả
loại ung thư ở Hồng Kông, nhưng chỉ chiếm từ
1- 2% ở Hoa Kỳ.
Nguyên nhân
Cho đến tận ngày nay nguyên nhân thực
sự của ung thư vòm vẫn không được biết một
cách chính xác, mặc dù có nhiều giả thuyết về
nguyên nhân như có sự hiện diện của vi-rút
Epstein-Barr (EBV), hút thuốc lá hoặc thường
tiếp xúc với khói nhang, đặc biệt chế độ ăn
mặn, ăn đồ khô, ăn đồ cháy (thói quen ăn
uống của cư dân vùng duyên hải Trung hoa và
các nước giáp Trung hoa trong đó có VN),
thường xuyên sử dụng nước tương, dầu hào
(chứa chất 3-MPCD và 1,3 DCP được cho là
chất sinh ung thư), hột vịt muối, nho khô, táo
tàu khô, rau quả đóng hộp để lâu v.v..
Phân loại ung thư vòm
Carcinôm tế bào gai sừng hóa
(Keratinizing squamous cell carcinoma)
Carcinôm không sừng hóa
Nonkeratinizing carcinoma
Carcinôm không biệt hóa Undifferentiated
carcinoma (Lymphoepithelioma)
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) loại 3 của
ung thư vòm là loại hay gặp nhất ở Trung
Quốc và một số quốc gia ở Đông Nam châu Á
trong đó có Việt Nam. Hiện nay giới khoa học
đang tập trung nghiên cứu về sự tác động qua
lại giữa những yếu tố cơ địa (host factors), sự
nhiễm vi rút EBV và chế độ ăn như đã nêu
trên.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu mô tả
Chẩn đoán
Chúng tôi đặc biệt chú ý những trường
hợp với các triệu chứng sau đây:
Hạch cổ nổi một bên là triệu chứng rất
thường gặp, hạch cứng kích thước có thể từ 2-
3cm đến 7- 8cm, xung quanh không có dấu
viêm nhiễm như sưng, nóng, đỏ và đau, ban
đầu hạch di động sau đó thì dính vào tổ chức
xung quanh, vị trí thường là góc hàm, bên cổ.
Nghẹt mũi là thường gặp, lúc đầu một bên
sau có thể nghẹt cả hai bên
Đột nhiên chảy vài giọt máu mũi rồi tự
ngưng, có thể sau đó chảy nhiều lần, mỗi lần
vài giọt
Chảy chất nhầy từ mũi nhưng không cải
thiện sau khi dùng thuốc kháng sinh, u tai
hoặc nghe kém, đau trong tai, đau vùng thái
dương hoặc đau nửa mặt, tê vùng má.
Nhức đầu, đau quanh mắt, đau sau ổ mắt,
bị lé mắt v. v.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Tai Mũi Họng 255
Theo WHO thì sự di căn của ung thư vòm
theo 2 đường là bạch huyết đến vùng cổ và
theo đường máu đến cột sống cổ, phổi và gan
Sinh thiết là điều bắt buộc phải làm và
cũng là duy nhất để có chẩn đoán chính xác
KẾT QUẢ
Trong thời gian 3 năm (4/2007 - 4/2010) với
344 ca.
Giới
Nam: 218 (63, 37%); Nữ: 126 (36, 63%), Tỷ
lệ nam và nữ là 2: 1,15
Tuổi
Tuổi nhỏ nhất: 20; Tuổi lớn nhất: 82 tuổi
Tuổi trung bình: 48,1 tuổi
Sinh thiết
Số ca sinh thiết nhiều nhất/ngày: 4 ca
Sinh thiết lần 1: 213 ca (61,9%), lần 2: 47 ca
(13,6%), lần 3: 13 ca (3,7%).
Tổng số ca sinh thiết cho 3 lần: 273 ca
chiếm 79,2% và 71 ca (20,8% âm tính).
Các dạng tổn thương thường thấy ở vòm
Thâm nhiễm:10,98% (30 ca)
Khối u & Sùi: Là dạng hay gặp nhất với
67,03% (183 ca)
Loét & hoại tử: 21,97% (60 ca)
STT Tổn thương Số ca %
1 Thâm nhiễm 30 10,98
2 U & sùi 183 67,03
3 Loét & Hoại tử 60 21,97
Triệu chứng
Bao gồm 5 triệu chứng chính chủ yếu ở các
vị trí sau đây:
Đau (đau đầu, đau tai, đau vùng xoang
hàm, vùng má và ổ mắt): 100%
Mũi: 100% (chảy máu mũi: 154 ca (56,41%),
nghẹt mũi, chảy nước hoặc nhầy ở mũi: 143 ca
(52,38%)
Hạch cổ : 252 ca, chiếm 92,33% [83 ca hạch
cổ hai bên, chiếm 32,93%]
Tai (ù tai, chảy mủ tai, viêm tai giữa thanh
dịch hoặc giảm thính lực: 57 ca (20,87)
Mắt (sụp mi, lé trong, liệt vận nhãn, nhìn
đôi: 23 ca (8,42%, những triệu chứng trên cho
thấy ung thư có thể đã xâm lấn vào sàn sọ).
Bảng tóm tắt và tỷ lệ % các triệu chứng
chính của ung thư vòm
STT Triệu chứng Số ca %
1 Đau 344 ca 100%
2 Mũi xoang
- Chảy máu mũi
-Chảy nhầy, nghẹt
344
154
143
100
56,41
52,38
3 Hạch cổ
Một bên
Hai bên
252
169
83
92,33
67,06
32,93
4 Tai 57 20,87
5 Mắt 23 8,42
KẾT LUẬN
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm có xu hướng
tăng (theo số liệu tại BV Bình Dân trong 14
năm chỉ phát hiện 613 ca, tức là 43 ca/năm,
trong khi chỉ riêng phòng khámTMH – BVCR
là 91ca/năm, tức tăng > 2 lần) (5,3,)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 256
Gặp ở nhiều nhóm tuổi, cụ thể là từ 20 đến
82 tuổi.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm là nữ (2:1,15)
có xu hướng tăng (theo các tổ chức WHO,
AJCC và UICC thì tỷ lệ giữa nam và nữ là 2:1;
theo Gs Nguyễn Chấn Hùng (1982) thì tỷ lệ
này là 2:0,87 (3,1,5)
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm có tuổi đời
có xu hướng trẻ: < 50 tuổi (theo WHO: 55-70
tuổi; Mayo clinic: >55; AJCC > 55 tuổi; UICC
>50)
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm đến khám
trễ rất cao (tỷ lệ % có hạch cổ: > 92% và ở vòm
họng có tổn thương dạng sùi và loét > 89%)
Bệnh nhân được chẩn đoán trễ nhất là 4
năm, kể từ khi bị đau đầu, sau đó bị ù tai và
cuối cùng là liệt thần kinh vận nhãn, lé trong
mắt P
Khối u vòm được phát hiện sau 2 năm và 4 năm
Mô học: Loại Undifferentiated Ca, là loại
nhạy tia nhưng cũng là loại ung thư cho di căn
sớm nhất vì vậy tỷ lệ thành công của điều trị
thấp và tỷ lệ % sống sau 5 năm là thấp
Cần ứng dụng hơn nữa kỹ thuật hỗ trợ
chẩn đoán: PET- CT (1ca)
Tỷ lệ sống sau 5 năm tại VN hiện nay là
bao nhiêu?
Theo WHO: Tỷ lệ sống ở các quốc gia khác
là 20-30% trong thập niên 70’s, 40-60% thập
niên 80-90’s, >90% thập niên 2000’s
Với giai đoạn: 98% stage I; 95% stage II A-
B, 86% stage III và 73% stage IV.
Chúng tôi không có tham vọng đưa ra điều
gì mới trong việc phát hiện nguyên nhân cũng
như những đột phá trong điều trị bệnh ung
thư vòm, chỉ mong rằng các con số trên cho
các qúy đồng nghiệp TMH hình dung được
rằng tỷ lệ ung thư vòm ở nước ta là cao, phân
bố ở nhiều nhóm tuổi và bệnh nhân bị bệnh có
xu hướng trẻ, vì vậy khi khám cho bệnh nhân,
hãy luôn nghĩ về bệnh này, đặc biệt ở những
trường hợp có các triệu chứng kể trên, hầu
giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh và có
phương pháp điều trị càng sớm càng tốt, góp
phần làm tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lin JC, Wang WY, Chen KY, Wei YH, Liang WM, Jan JS,
Jiang RS. “Quantification of plasma Epstein-Barr virus
DNA in patients with advanced nasopharyngeal
carcinoma”. N Engl J Med. 2004; 350:2461–2470.
2. Lo YM, Chay LYS, Lo K-W, Zhang J, Lee JC, Hjelm NM,
Johnson PJ, Huang DP. “Quantitative analysis of cell-free
Epstein-Barr virus DNA in plasma of patients with
nasopharyngeal carcinoma”. Cancer Res. 1999; 59:1188–
1191.
3. Lo YM, Leung SF, Chan LY, Chan AT, Lo KW, Johnson PJ,
Huang DP. “Kinetics of plasma Epstein-Barr virus DNA
during radiation therapy for nasopharyngeal carcinoma”.
Cancer Res. 2000; 60:2351–2355.
4. Lo YM, Chan LY, Chan AT, Leung SF, Lo KW, Zhang J,
Lee JC, Hjelm NM, Johnson PJ, Huang DP. “Quantitative
and temporal correlation between circulating cell-free
Epstein-Barr virus DNA and tumor recurrence in
nasopharyngeal carcinoma”. Cancer Res. 1999; 59:5452–
5455.
5. Nguyễn Chấn Hùng. “Ung thư vòm hầu”. Ung thư học
lâm sàng. Tập II, Trang 83-88
6. Porter MJ, Field JK, Lee JC, Leung SF, Lo D, Van Hasselt
CA. “Detection of the tumour suppressor gene p53 in
nasopharyngeal carcinoma in Hong Kong Chinese”.
Cancer Res. 1994; 14:1357–1360.
7. Tsao SW, Lo KW Leung SF, Choi PHK, Lee JCK, Huang
DP. “Detailed deletion mapping on the short arm of
chromosome 3 in nasopharyngeal carcinomas”. Int J
Oncol. 1994; 4:1359–1364.
8. Yu MC, Ho JH, Lai SH, Henderson BE. “Cantonese-style
salted fish as a cause of nasopharyngeal carcinoma: report
of a case-control study in Hong Kong”. Cancer Res. 1986;
46:956–961.