Bước đầu khảo sát đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch ngực nông cấp máu cho nhu mô tuyến vú

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch ngực nông cấp máu bờ ngoài tuyến vú Phương pháp: Mô tả, thực hiện trên 60 vú (30 thi hài) người Việt Nam được lưu trữ tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược từ tháng 7/2011 đến tháng 9/2012. Kết quả: 60 vú, 42 vú nữ ‐ 18 vú nam. Tuổi trung bình: 66 (21 – 91) tuổi. Tỉ lệ xuất hiện Động mạch ngực nông (80%). Đường kính trung bình là 1,55mm. Thường nằm dưới các cơ ngực. Động mạch ngực nông chủ yếu cho các nhánh vú ngoài xuyên cơ ngực lớn. Vị trí vào tuyến của các nhánh trực tiếp thường tập trung ở ¼ dưới ngoài. 80,7% các nhánh vú ngoài xuyên cơ tập trung trong vòng tròn, 84,2% các nhánh vú ngoài xuyên cơ tập trung đoạn 3/16 ngoài. Kết luận: ĐM ngực nông có 4 dạng nguyên ủy. Các nhánh vú ngoài từ các động mạch này có 2 dạng trực tiếp vào tuyến hoặc xuyên cơ. 2 cách phân chia xác định vị trí nhánh xuyên cơ: theo vòng tròn 11cm, 6,5cm, bán kính 2,5cm hoặc đoạn 3/16 ngoài theo bề ngang cơ ngực lớn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch ngực nông cấp máu cho nhu mô tuyến vú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  145 BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CÁC NHÁNH   ĐỘNG MẠCH NGỰC NÔNG CẤP MÁU CHO NHU MÔ TUYẾN VÚ  Hồ Nguyễn Anh Tuấn*, Lê Quang Tuyền*, Phạm Đăng Diệu*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm giải phẫu các nhánh động mạch ngực nông cấp máu bờ ngoài tuyến vú  Phương pháp: Mô tả, thực hiện trên 60 vú (30 thi hài) người Việt Nam được lưu trữ tại Bộ môn Giải phẫu  trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch và Đại học Y Dược từ tháng 7/2011 đến tháng 9/2012.  Kết quả: 60 vú, 42 vú nữ ‐ 18 vú nam. Tuổi trung bình: 66 (21 – 91) tuổi. Tỉ lệ xuất hiện Động mạch ngực  nông (80%). Đường kính trung bình là 1,55mm. Thường nằm dưới các cơ ngực. Động mạch ngực nông chủ  yếu cho các nhánh vú ngoài xuyên cơ ngực lớn. Vị trí vào tuyến của các nhánh trực tiếp thường tập trung ở ¼  dưới ngoài. 80,7% các nhánh vú ngoài xuyên cơ tập trung trong vòng tròn, 84,2% các nhánh vú ngoài xuyên cơ  tập trung đoạn 3/16 ngoài.  Kết luận: ĐM ngực nông có 4 dạng nguyên ủy. Các nhánh vú ngoài từ các động mạch này có 2 dạng trực  tiếp vào tuyến hoặc xuyên cơ. 2 cách phân chia xác định vị trí nhánh xuyên cơ: theo vòng tròn 11cm, 6,5cm, bán  kính 2,5cm hoặc đoạn 3/16 ngoài theo bề ngang cơ ngực lớn.  Từ khóa: Động mạch ngực ngoài, Động mạch ngực nông, Nhánh vú ngoài, Nhu mô  tuyến vú, Nguồn  cung cấp máu.  ABSTRACT  ANATOMIC FEATURES OF THE SUPERFICIAL THORACIC ARTERIES SUPPLYING TO THE  MAMMARY GLAND  Ho Nguyen Anh Tuan, Le Quang Tuyen, Pham Dang Dieu  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 145‐ 152  Objective: To describe the anatomic features of the superficial thoracic arteries supplying to mammary gland.  Method: A descriptive study of 60 breasts (30 cadavers)  in Anatomy Department of The Pham Ngoc  Thach university of medicine and The university of medicine and pharmacy at HCM city  from  July 2011  and September 2012.  Results: 60 breast: 42 breasts women – 18 breasts men, the mean age is 66 (range: 21 – 91) years old. The  prevalence of  the superficial  thoracic arteries are 80%. The mean diameter was 1,55mm. They  lie beneath  the  pectoral muscles. Most of the superficial thoracic arteries gives the major muscle perforators to the breast. The  direct branches are used to locate to inferolateral quadrant of the breast. 80,7% the muscle entering points are in  the circle of 2,5cm radius (distant from 11cm lateral to midline and 6,5cm below the sternal notch) or 84,2% ones  are in 3/16 range.   Conclusions: The superficial thoracic artery has 4 variations of the origin. The lateral mammary arteries are  two patterns: direct branches and perforator ones. Two kinds of division: basing on the circle or region 3/16 based  on the width of the major pectoral muscle.  Key words: The axillary artery, superficial  thoracic artery,  lateral mammary branches, mammary gland,  Blood supply.  * Bộ môn giải phẫu ‐ Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.  Tác giả liên lạc: ThS BS Hồ Nguyễn Anh Tuấn   ĐT: 0988436380   Email: hnat1503@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  146 ĐẶT VẤN ĐỀ  Hệ  thống cấp máu cho vú có nguồn gốc  từ  các phân nhánh của động mạch nách rất phong  phú và  đa dạng,  trong  đó 2 nguồn  chính kinh  điển  là  từ  động mạch ngực ngoài,  động mạch  cùng vai ngực  được mô  tả  trong y văn(17). Bên  cạnh đó, các nhánh động mạch ngực nông, hay  động mạch ngực ngoài phụ từ động mạch nách  đã  được  các  tác  giả  trên  thế  giới  như  Carl  Manchot (1889), Anson (1937) ghi nhận và nhận  thấy chúng đóng vai  trò quan  trọng  trong việc  cấp máu cho tuyến vú và phức hợp quầng núm  vú(1,2,7).  Các  nhánh  động mạch  này  có  vai  trò  quan trong ứng dụng lâm sàng đặt túi độn ngực  qua  đường  nách  hay  thu  gọn  vú  trong  các  trường  hợp  vú phì  đại,  vú  sa  trễ(5,6,7). Trên  thế  giới,  rất  ít  tại  liệu mô  tả về  loại mạch này. Tại  Việt Nam, bước đầu đã có một số đề tài nghiên  cứu  của  Trần  Thiết  Sơn  và  Trần  Thị  Thanh  Huyền có đề cập đến động mạch ngực nông và  các  nhánh  vú  ngoài  cung  cấp máu  cho  phần  ngoài  tuyến vú dọc bờ  cơ ngực  lớn  (9,15,16). Tuy  nhiên vẫn chưa có công trình nghiên cứu có hệ  thống  về  loại mạch  trên. Với mục  đích  nhằm  khảo  sát  đặc  điểm  của  các  nhánh  động mạch  này  và  cung  cấp  các  kiến  thức  giải  phẫu  ứng  dụng cho các nhà lâm sàng, đặc biệt là các bác sĩ  trong  lĩnh  vực  phẫu  thuật  tạo  hình,  chúng  tôi  tiến hành nghiên cứu: “Bước đầu khảo sát đặc  điểm  giải  phẫu  các  nhánh  động  mạch  ngực  nông  cấp máu  cho nhu mô  tuyến vú  trên  thi  hài người Việt Nam”.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Mô tả cắt ngang mô tả  Cỡ mẫu  60 vú (30 thi hài) người Việt Nam  Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu  Chọn thuận tiện 60 vú (30 thi hài) được xử lý  bằng formalin tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại  học  y  khoa  Phạm  Ngọc  Thạch  và  Đại  học  Y  Dược thỏa tiêu chuẩn nhận:   ‐ Thi hài còn nguyên vẹn vùng nách, vùng  ngực.  ‐ Tuổi lớn hơn 18.  Tiêu chuẩn loại trừ  Thi hài đã phẫu tích, phẫu thuật ảnh hưởng  đến các mốc giải phẫu cũng như các nhánh bên  của  động mạch  nách  cần  khảo  sát.  Thi  hài  có  khối  u  hoặc  hạch  to  bất  thường  ở  vùng  nách  hoặc vùng vú phẫu tích.  KẾT QUẢ  Đặc điểm mẫu khảo sát  ‐  Cỡ mẫu:  30  thi  hài  (60  vú:  30  Phải  –  30  Trái): 9 Nam (30%) ‐ 21 Nữ (70%)  ‐ Tuổi trung bình: 66 (nhỏ nhất 21, lớn nhất  91).  ‐ Đường kính ĐM nách  trung bình 6,61mm  (nam: 7,37mm, nữ: 6,27mm).  Đặc điểm giải phẫu động mạch ngực nông  Đặc điểm nguyên ủy  Đặc tính Phải (%) Trái (%) Chung (%) 25 (83,3) 23 (76,7) 48 (80) - Tách trực tiếp + Đoạn D3 + ĐM cánh tay 21 18 3 21 17 4 42 (87,5) 35 (83,3) 7 (16,7) - Thân chung: + Cùng vai ngực + Dưới vai 4 1 3 2 0 2 6 (12,5) 1 (16,7) 5 (83,3) Nhận  xét:  80%  trường  hợp  (Nữ:  76,2%  ‐  Nam: 88,9%) xuất hiện ĐM ngực nông, chủ yếu  tách trực tiếp (87,5% ‐ từ đoạn D3: 83,3%). 12,5%  trường  hợp  có  thân  chung,  trong  đó  có  83,3%  thân chung với ĐM dưới vai. Có 7  trường hợp  (14,6%) ĐM ngực nông tách từ ĐM cánh tay. Có  1 trường hợp ở nữ, ĐM ngực nông chung thân  với ĐM  cùng vai ngực bên Phải. Không  có  sự  khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 bên Phải và  Trái ở nữ (p>0,05).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  147 Đường kính ‐ Khoảng cách nguyên ủy  Tính chất Số đo (mm) Đường kính nơi nguyên ủy - Tách trực tiếp: Nam Nữ 1,77 ± 0,46 1,46 ± 0,38 - Thân chung: + Chung thân cùng vai ngực Nam Nữ + Chung thân dưới vai Nam Nữ 1,23 1,35 1,43 ± 0,4 Khoảng cách từ vị trí xuất phát tới khớp ức đòn - Tách trực tiếp Nam Nữ 105,57 ± 6,97 76,88 ± 18,96 - Thân chung: + Chung thân cùng vai ngực Nam Nữ + Chung thân dưới vai Nam Nữ 52,47 108,24 96,91 ± 22,86 Khoảng cách từ nguyên ủy đến vị trí cho nhánh vú ngoài tới tuyến vú - Tách trực tiếp Nam Nữ 59,83 ± 29,85 63,51 ± 26,95 - Thân chung: + Chung thân cùng vai ngực Nam Nữ + Chung thân dưới vai Nam Nữ 102,56 91,19 81,26 ± 46,60 Đặc điểm các nhánh vú ngoài tới tuyến vú  Số lượng nhánh vú ngoài  Giới Nguồn gốc Phải Trái Chung (%) Nam - đm ngực nông 9 10 19 (76) Nữ - đm ngực nông 19 19 38 (35,8) Chung - đm ngực nông 28 29 57 (43,5) Nhận xét: 43,5% Động mạch ngực nông cho  nhánh  vú  ngoài.  Không  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2  bên  Phải  và  Trái  ở  nữ  (p>0,05).  Hình 1: Động mạch ngực nông tách trực tiếp từ ĐM  nách  Tính chất các loại nhánh vú ngoài  Giới Nguyên ủy Nhánh trực tiếp Nhánh xuyên cơ ngực lớn Phải Trái Chung Phải Trái Chung Nam - Động mạch ngực nông 0 0 0 9 10 19 Nữ - Động mạch ngực nông 4 3 7 15 16 31 Chung - Động mạch ngực nông 4 3 7 (9,5) 24 26 50 (87,7) Tổng Cộng 41 33 74 (100) 26 31 57 (100) Nhận  xét:  ĐM  ngực  nông  chủ  yếu  cho  nhánh xuyên cơ ngực lớn vào tuyến (87,7%).   Vị trí vào tuyến các nhánh trực tiếp  Bảng: Vị trí vào tuyến các nhánh vú ngoài từ ĐM  ngực nông  Vị trí Nam Nữ Chung Phải (%) Trái (%) Phải (%) Trái (%) Phải (%) Trái (%) ¼ trên ngoài 0 0 1 (25) 1 (33,3) 1 (25) 1 (33,3) ¼ trên trong 0 0 0 1 (33,3) 0 1 (33,3) ¼ dưới trong 0 0 0 1 (33,3) 0 1 (33,3) ¼ dưới ngoài 0 0 3 (75) 0 3 (75) 0 Tổng cộng 0 0 4 3 4 3 ĐM Ngực nông  Cơ ngực lớn  Cơ ngực bé  ĐM nách  ĐM Ngực ngoài  TKGCCT ‐ TK giữa  ĐM cùng vai ngực  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  148 Biểu đồ 1: Vị trí vào tuyến các nhánh vú ngoài từ  ĐM ngực nông  Nhận  xét:  ĐM  ngực  nông  cho  nhánh  trực  tiếp vào  tuyến  ở nữ  thường phân  bố  ở  góc ¼  trên ngoài và ¼ dưới ngoài. Không khác biệt về  ý nghĩa thống kê về sự phân chia các nhánh theo  4 phân khu  trên,  ở cả 2 bên Phải và Trái  ở nữ  (p>0,05).  Tọa độ của các nhánh xuyên cơ  Biểu đồ 2: Định vị tọa độ xuyên cơ của ĐM vú  ngoài  Nhận xét: Vị trí các nhánh xuyên cơ phân bố  trên  bề mặt  cơ  ngực  lớn  trong  hệ  trục  tọa  độ  mẫu  tập  trung  chủ  yếu  (80,8%  ‐  Phải,  74,2%  ‐  Trái). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê  giữa 2 bên Phải và Trái ở nữ (p>0,05).   BÀN LUẬN  Đặc điểm giải phẫu Động mạch ngực nông  Tác giả Kodama  cho  rằng ĐM ngực nông  có thể là gợi ý trong việc xuất hiện các trường  hợp ĐM cánh tay nông – Động mạch cánh tay  tách  sớm(14).  Trong  mẫu  khảo  sát  của  mình,  chúng tôi cũng ghi nhận được sự xuất hiện của  loại mạch trên.  Bảng : Tần suất xuất hiện ĐM cánh tay nông  Nghiên cứu về ĐM cánh tay nông Cỡ mẫu (chi) % Giá trị p (2- tailed) của phép kiểm X2 Adachi (1928) 1198 3,1 0,0660 Mc Cormack (1953) 750 0,12 0,0090 Rodriguez (2001) 168 7,7 0,8833 Tomakazu (2006) 312 3,42 0,1823 Kachlik (2010) 130 5 0,6485 NC Chúng tôi 60 8,3 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương  đồng với nghiên cứu của Rodriguez nhưng khác  với  các  nghiên  cứu  của  Adachi,  Cormack,  Tomakazu và David(2,3,14). Sự khác biệt này có thể  do  cở mẫu,  chủng  tộc,  tỉ  lệ  nam/nữ  của mẫu  khảo sát.   Chúng  tôi  cũng  nhận  thấy  việc  xuất  hiện  ĐM  cánh  tay nông không  làm  thay  đổi vị  trí  cũng  như  tần  suất  các  nhánh  của  ĐM  nách.  Điều  này  được  thể  hiện  ở  tỉ  lệ  xuất  hiện  các  nhánh ĐM ngực ngoài và ngực nông khá cao  (>50%).  Quan  điểm  trên  cũng  giống  tác  giả  Tomakazu  (2004) khi nghiên cứu về các dạng  ĐM cánh tay nông(14).  Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: 80%  trường  hợp  (Nữ:  76,2%  ‐  Nam:  88,9%)  xuất  hiện  ĐM  ngực  nông,  chủ  yếu  tách  trực  tiếp  (87,5%  ‐  từ đoạn D3: 83,3%). Kết quả này khá  tương  đồng  với  các  nghiên  cứu  của  T.T.Sơn,  Harii nhưng khác với kết quả của Lu Ying và  Rowsell(10,9,13,15).  Đặc  biệt,  theo  Hwang  (2005)  thì  ĐM  ngực  nông  xuất  hiện  100%  các mẫu  khảo sát(10).   P Ng oài  T Tro ng  1  (33,3% )  1  (33,3 %)  1  (33,3 %) 0  (0%)  3  (75%)  1  (25%)  0  (0%)  0  (0%)  NỮ  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  149 Tỉ lệ xuất hiện ĐM ngực nông (%) NC Chúng tôi (2012) Harii (1978) Lu Ying (1983) Rowsell (1984) Hwan g (2005) O’Dey (2007) T.T.Sơ n (2010) 80 70 95 82 100 28 50 Giá trị p (2- tailed) 0,551 0 0,2192 0,7386 0,073 7 0,0001 0,1506 Khi  đối  chiếu  với  nghiên  cứu  của Hwang  chúng tôi nhận thấy còn có nhiều điểm khác biệt  tương đối lớn như:  ‐ Trong nghiên cứu của mình: 12,5% trường  hợp  có  thân  chung,  trong  đó  có  83,3%  thân  chung với ĐM dưới vai.   ‐ Trong nghiên cứu của Hwang: 81% trường  hợp có thân chung: 39% có thân chung với ĐM  cùng  vai  ngực,  42%  thân  chung  với  ĐM  ngực  ngoài(10).  Nguyên nhân  của  sự khác biệt  là do  trong  nghiên cứu  của mình,  chúng  tôi  đã  có  sự điều  chỉnh  về  đặc  điểm  nhận  dạng  của  ĐM  ngực  nông. Cụ thể, chúng tôi quy ước như sau:  ‐ ĐM ngực nông được ghi nhận khi tách trực  tiếp từ ĐM nách.  ‐  Các  trường  hợp  có  thân  chung  với  ĐM  ngực  ngoài  thì  chúng  tôi  xếp  vào  nhóm  các  nhánh vú ngoài tách từ ĐM ngực ngoài.  Bảng: Tần suất và nguyên ủy ĐM ngực nông  Tần suất nguyên ủy (%) ĐM ngực nông Rowsell (1984) Sato (1992) Hwang (2005) NC này Ngực nông + Ngực lưng 47 - - - Ngực nông + Dưới vai 28 - - 10,4 Ngực nông + Cùng vai ngực - 17 39 2,1 Ngực nông + Ngực ngoài - 10 42 - Lý do có sự điều chỉnh này:  ‐  Trong  nghiên  cứu  của  mình,  chúng  tôi  nhận thấy có hơn 9 trường hợp ĐM ngực ngoài  có nhánh  tương  tự như nhánh ĐM ngực nông  cùng  xuất  hiện  đồng  thời  với  các  nhánh  ĐM  ngực nông (15%).  ‐ Cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung  quanh tên gọi và đặc điểm của ĐM này.  Điều này  được ghi nhận  trong bài viết  của  Marios khi nhận xét về kết quả nghiên cứu của  Hwang, tác giả cũng chỉ ra tính chưa phù hợp về  tên gọi, tần suất xuất hiện, phân loại nguyên ủy  các  nhánh  ngực  nông  tách  từ  ngực  ngoài  và  cùng vai ngực.  Theo Marios, ĐM ngực nông kinh điển là:  ‐ Chỉ  tính  các  nhánh  tách  trực  tiếp  từ ĐM  nách  ‐  Chỉ  lấy  các  nhánh  tách  trực  tiếp  từ  ĐM  dưới  vai,  chạy  nông  xuyên  cơ  ngực  lớn  vào  tuyến vú  Tác giả Mehtap cho rằng ĐM ngực ngoài cấp  máu cho vùng của ĐM ngực cao, và ngược  lại  nên cần được đặt tên lại cho phù hợp. Chính vì  vậy, có hay chăng việc nhầm  lẫn về  tên gọi và  cần phân biệt rõ 2 nhánh ĐM ngực ngoài và ĐM  ngực nông(11).  Trong Gray’s Anatomy ghi nhận nguồn gốc  của ĐM ngực nông này chưa rõ ràng, đặc biệt là  phần gần bờ ngoài cơ ngực lớn. Còn Agarwal và  Anson  (1939):  ĐM  ngực  nông  hay  ngực  ngoài  phụ xuất phát  trực  tiếp  từ ĐM nách mặt dưới  hoặc từ ĐM cánh tay. Theo Manchot (1889): ĐM  ngực  nông  là  nhánh  tách  ra  trực  tiếp  từ  ĐM  nách đến tuyến vú, nên được gọi là là ĐM ngực  nông của Manchot(2,17).  Chính  vì  vậy,  chúng  tôi  đề  xuất  cách  điều  chỉnh  trên  để  thuận  tiện  trong  việc mô  tả  và  nghiên cứu dựa trên định nghĩa ĐM ngực nông  của Manchot.   Ngoài  ra,  trong  nghiên  cứu  của  mình,  chúng tôi cũng ghi nhận có 2 dạng đặc biệt  là  thân chung cùng vai ngực và dưới vai. Chúng  tôi vẫn  thống kê 2 dạng  trên  thuộc ĐM ngực  nông  vì  kết  quả  này  tương  tự  nghiên  cứu  Mehtap  (1997)  với  tỉ  lệ  xuất  hiện  ĐM  ngực  nông từ thân chung cùng vai ngực là 7%. Mặc  dù  tác  giả Marios  cho  rằng  các  nhánh  ngực  nông có nguồn gốc từ ĐM cùng vai ngực được  xem như nhánh ngực của ĐM cùng vai ngực,  nhưng  theo Hwang  thì  nhánh  ngực  của  ĐM  cùng vai ngực theo kinh điển phải đi giữa lớp  cơ và mạc dưới của cơ ngực lớn, chứ không bắt  chéo và cho nhánh ra da.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  150 Theo  cách phân  chia  của mình,  chúng  tôi  thống kê  được  4 dạng nguyên  ủy  khác nhau  của động mạch ngực nông: 2 dạng đầu – tách  trực  tiếp  (từ ĐM  nách  hoặc  ĐM  cánh  tay),  2  dạng  sau  –  thân  chung  (ĐM  cùng  vai  ngực  hoặc ĐM dưới vai).  Hình 2: Các dạng nguyên ủy của ĐM ngực nông –  từ trái qua phải: tách trực tiếp từ Đoạn D3, tách trực  tiếp từ ĐM cánh tay, tách từ thân chung ĐM dưới  vai, tách từ thân chung ĐM cùng vai ngực. (1): ĐM  cùng vai ngực, (2): ĐM ngực ngoài, (3): ĐM ngực  nông, (4): ĐM dưới vai.  Nghiên cứu của chúng  tôi cho  thấy: đường  kính  trung  bình  của  ĐM  là  1,55  ±  0,4mm.  Khoảng  cách  từ  nguyên  ủy  đến  khớp  ức  đòn  94,57 ± 20,17mm và khoảng cách  từ nguyên ủy  đến nhánh vú ngoài xuyên cơ ngực lớn: 59,60 ±  27,73mm.  ĐM  này  thường  nằm  trên  TK  gian  sườn  cánh  tay  (95,8%)  và  đi  kèm  với  2  TM  (70,1%).  Điều  này  cũng  tương  tự  như  kết  quả  của các tác giả khác .   Nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cũng  cho  thấy:  ĐM ngực nông  cho nhánh vú ngoài  tất  cả  các  trường hợp khảo sát  (100%). Kết quả này cũng  tương đồng với các nghiên cứu của các  tác giả  khác.   Tỉ lệ cấp máu cho tuyến (%) Lu Ying (1983) Hwang (2005) O’Dey (2007) T.T.Sơn (2010) V.Trườn g (2011) NC Chúng tôi(2012) 100 100 100 100 100 100 Đặc điểm cấp máu cho tuyển vú của động  mạch ngực nông  Kết quả nghiên cứu có 37 nhánh vú ngoài từ  Động mạch ngực nông cấp máu cho  tuyến vú.  ĐM  ngực  nông  thường  cho  1  –  2  nhánh  vú  ngoài, chủ yếu  là các nhánh xuyên cơ ngực  lớn  (87,7%).  Điều  này  cũng  tương  tự  như  kết  quả  của các tác giả khác.   Theo  tác  giả Deventer:  Số  nhánh  từ  Động  mạch ngực nông tới cấp máu trực tiếp cho vú ít  hơn 30%, còn lại là các nhánh xuyên cơ (4).   Tỉ lệ các loại nhánh vú ngoài theo Deventer  Nguồn Số nhánh (%) Trực tiếp Xuyên cơ ĐM ngực nông 2,4% 97,6% Phân bố vị trí vào tuyến của các nhánh vú  ngoài  từ Động mạch ngực nông  trong nghiên  cứu của chúng tôi thường tập trung ở ¼ dưới  ngoài. Kết quả này gần giống với nghiên cứu  của Salmon  (1936) cũng đề cập đến nhánh vú  ngoài từ ĐM ngực nông với phạm vi cấp máu  cho tuyến vú là ¼ dưới ngoài và ¼ trên ngoài,  cũng như kết quả  của nghiên  cứu  của O’Dey  (2007) (12).  Nghiên cứu O’Dey (2007) Vị trí đến vú theo quy luật ¼ ĐM ngực nông từ ĐM dưới vai ¼ trên ngoài Đối  với  các  nhánh  xuyên  cơ  trong  nghiên  cứu của chúng tôi đều có đặc điểm nằm dưới cơ  ngực bé, chạy dọc bờ ngoài cơ ngực bé, bắt chéo  cơ ngực bé để xuyên cơ ngực lớn. Vị trí xuyên cơ  ngực  lớn  thường  ngang mức  bờ  ngoài  xương  sườn III – IV (88%). Chúng tôi nhận thấy 76,9%  các vị trí bên Phải và 64,5% các vị trí bên Trái tập  trung trong vòng tròn với tâm cách thân xương  ức  12cm  theo  chiều  ngang  và  6cm  theo  chiều  dọc, bán kính vòng  tròn  là 2,5cm. Kết quả này  khác với nghiên cứu của Hwang với 82% nhánh  nằm trong vòng tròn trên(10). Sự khác biệt này có  thể là do đặc thù về chủng tộc và địa lý của mẫu  khảo sát. Chúng tôi cũng đã có sự hiệu chỉnh so  với nghiên cứu của Hwang bằng cách xác định  vòng tròn mới với tâm cách trục tung 11cm, cách  trục hoành 6,5cm, đường kính 2,5cm. Kết quả có  80,8% các  tọa độ bên Phải và 74,2% các  tọa độ  bên Trái tập trung trong vòng tròn mới.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  151 Biểu đồ 3: Tọa độ các nhánh xuyên cơ theo cách hiệu  chỉnh mới  Thêm vào đó,  tại vị  trí nhánh xuyên, ngoài  xác định tọa độ của nhánh xuyên, chúng tôi còn  ghi nhận bề ngang của cơ ngực  lớn  tại cùng vị  trí.  Sau  đó,  chúng  tôi  xác  định  khoảng  cách  nhánh xuyên cách bề ngoài cơ ngực  lớn so với  bề  ngang  cơ  ngực  lớn  theo  tỉ  lệ  phần  trăm.  Chúng  tôi chia bề ngang cơ ngực  lớn  thành 16  phần tương ứng tại các vị trí nhánh xuyên, nhận  thấy  trong  phân  đoạn  3/16  tương  ứng  với  khoảng 18,75%  thì  có nhiều nhánh xuyên nhất  (84,2%).  Ví trí nhánh xuyên trong khoảng 3 phần 16 (số trường hợp/tổng số) Phải (%) Trái (%) Chung (%) Nam 7/9 (77,8) 15/17 (88,2) 22/26 (84,6) Nữ 12/13 (92,3) 14/18 (77,8) 26/31 (83,8) Chung 19/22 (86,4) 29/35 (82,9) 48/57 (84,2) Hình 3: Phân bố các nhánh xuyên cơ theo quy luật  3/16  KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT  Đặc điểm động mạch ngực nông  80% trường hợp có ĐM ngực nông. Đường  kính trung bình là 1,55mm, thường đi kèm với  2 TM và nằm  trên Thần kinh gian  sườn  cánh  tay (95,8%).   Động mạch ngực nông có 4 dạng nguyên ủy  khác nhau: tách t