Địa danh là một phạm trù lịch sử. Địa danh phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá. . Địa danh được xem là những tấm bia lịch sử, văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, để hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh.
Địa danh, hơn thế nữa còn là sản phẩm của một chế độ chính trị nhất định. là nơi tàng trữ dấu ấn của việc tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc. Địa danh ra đời trong một hoàn cảnh văn hoá nhất định và còn lưu giữ đến trăm, ngàn năm sau. Do đó, địa danh trở thành “vật hoá thạch”, một di chỉ khảo cổ học ghi những cái mốc trong dòng thời gian. Cho nên, qua việc nghiên cứu địa danh, ta sẽ biết phần nào lịch sử, chính trị của một vùng, một nước, lịch sử văn hoá của các dân tộc sống trên vùng đất ấy. Hơn nữa, địa danh còn thể hiện tâm lý của những người đã tạo ra địa danh, cũng như lịch sử ngôn ngữ ở các thời đại xa xưa.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có nhiều sách nhgiên cứu địa danh, từ điển địa danh (trong và ngoài nước)đã được công bố. Điều đó cho thấy nhu cầu rất lớn của xã hội về đề tài này. Tuy nhiên, do sự hiều biết còn rất khác nhau về địa danh học, lịch sử, ngôn ngữ dẫn đến sự không thống nhất trong cách viết địa danh (viết hoa, viết thường, viết rời, có gạch nối, không có gạch nối), cách phiên chuyển địa danh từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (phiên âm, dịch nghĩa, giữ nguyên ngữ hoặc phiên chuyển từ nguyên ngữ, qua ngữ trung gian)
59 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh nước ngoài trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh nước ngoài trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa danh là một phạm trù lịch sử. Địa danh phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá... . Địa danh được xem là những tấm bia lịch sử, văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, để hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh.
Địa danh, hơn thế nữa còn là sản phẩm của một chế độ chính trị nhất định. là nơi tàng trữ dấu ấn của việc tiếp xúc ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc. Địa danh ra đời trong một hoàn cảnh văn hoá nhất định và còn lưu giữ đến trăm, ngàn năm sau. Do đó, địa danh trở thành “vật hoá thạch”, một di chỉ khảo cổ học ghi những cái mốc trong dòng thời gian. Cho nên, qua việc nghiên cứu địa danh, ta sẽ biết phần nào lịch sử, chính trị của một vùng, một nước, lịch sử văn hoá của các dân tộc sống trên vùng đất ấy. Hơn nữa, địa danh còn thể hiện tâm lý của những người đã tạo ra địa danh, cũng như lịch sử ngôn ngữ ở các thời đại xa xưa.
Ở nước ta, trong những năm gần đây đã có nhiều sách nhgiên cứu địa danh, từ điển địa danh (trong và ngoài nước)đã được công bố. Điều đó cho thấy nhu cầu rất lớn của xã hội về đề tài này. Tuy nhiên, do sự hiều biết còn rất khác nhau về địa danh học, lịch sử, ngôn ngữ dẫn đến sự không thống nhất trong cách viết địa danh (viết hoa, viết thường, viết rời, có gạch nối, không có gạch nối), cách phiên chuyển địa danh từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt (phiên âm, dịch nghĩa, giữ nguyên ngữ hoặc phiên chuyển từ nguyên ngữ, qua ngữ trung gian)
“Sự không thống nhất này dẫn đến những khó khăn và trở ngại lớn trong giao lưu, học tập và thực tế không mấy ai có thể hiều đọc thế nào, viết thế nào về địa danh cho đúng, cho chuẩn” [4, 40]
Như vậy, vấn đề địa danh, đặc biệt là địa danh nước ngoài trên các văn bản tiếng Việt (báo chí, sách giáo khoa, bản đồ...) xử lý thế nào cho thống nhất, dân tộc, khoa học và đại chúng là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Chúng tôi - những sinh viên năm cuối chuyên nghành ngôn ngữ học nhận thức được rất rõ điều này. Có thể nói đây là một đề tài còn rất nhiều khó khăn và trở ngại trước mắt nhưng cũng chứa chất nhiều điều thú vị và hấp dẫn mà chúng tôi muốn khám phá.
2. Ý nghĩa của đề tài
Địa danh nói chung và địa danh nước ngoài nói riêng là một vấn đề quan trọng đối với nhiều nghành khoa học: Lịch sử, Địa lý, Ngôn ngữ... là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển, giao lưu và hợp tác quốc tế. Địa danh còn mang trong nó ý nghĩa khẳng định về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi của quốc gia. Địa danh lại là nội dung của bản đồ - phương tiện tra cứu hữu hiệu.
Qua việc phân tích, đánh giá cách viết địa danh nước ngoài trên một số sách, báo và bản đồ hiện nay để thấy được thực trạng không thống nhất và nhằm tới một mục đích là đóng góp một phần nhỏ bé cho công trình “ Xây dựng hệ thống thông tin địa danh Việt Nam và quốc tế phục vụ công tác lập bản đồ” (dự án cấp quốc gia của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường), tiến tới cách viết địa danh thống nhất trên các văn bản, sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Phương pháp tiến hành
Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp: thống kê, đối chiếu, so sánh. Được tiến hành cụ thể theo các bước sau.
Bước 1:
Thống kê toàn bộ các địa danh nước ngoài trên một số sách, báo và bản đồ.
Báo chí
a1. Báo Nhân Dân
a2. Báo An ninh Thế giới
a3. Báo Tin Tức
b. Sách giáo khoa
Bao gồm sách giáo khoa địa lý và lịch sử ( kể cả sách bài tập) từ lớp 7 đến lớp 12
c. Bản đồ và Atlas
c1. Bản đồ Quân sự
c2. Bản đồ Dân sự
c3.Atlas
Bước 2.
Tìm hiều về các cách viết địa danh nước ngoài phổ biến từ trước tới nay, từ đó lấy cơ sở để thống kê các cách viết địa danh trong từng văn bản cụ thể.
Bước 3.
So sánh, đối chiếu cách xử lý địa danh trên các văn bản.Từ đó đánh giá sự không thống nhất trong cách viết địa danh. Trong đề tài này, chúng tôi chọn cách ghi địa danh trên Atlas là tài lệu gốc, là cơ sở để tiến hành so sánh.
Bước 4.
Tổng kết và đưa ra kiến nghị chuẩn hoá địa danh trên các văn bản.
4. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của chúng tôi gồm bốn chương và một phụ lục
Chương 1. Lý luận chung
Chuơng 2. Tình hình viết địa danh trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay
Chương 3. Đánh giá tình hình địa danh nước ngoài trên các văn bản, giải pháp và kiến nghị.
CHƯƠNG I
LÍ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm
1.1. Địa danh và Địa danh học
1.1.1. Khái niệm địa danh
Có rất nhiều cách khác nhau để định nghĩa địa danh
Theo Trần Văn Dũng : “Địa danh là tên gọi các đối tượng địa lý, tồn tại trong vốn từ vựng của ngôn ngữ. Cách hiều này dựa trên cơ sở thuật ngữ “tôpônima” hoặc “tôpônoma” của tiếng Hy Lạp nghĩa là tên gọi một địa điểm nào đó”. [7]
Theo Lê Trung Hoa: “ Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ ( không có ranh giới rõ ràng) và các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Các công trình xây dựng thiên về không gian ba chiều như tên các chùa, đình, miếu, nhà thờ, trường học, xí nghiệp không phải là địa danh mà là hiệu danh” [12, 2]
Theo Ngô Hồng Giang : “ Địa danh là tên các yếu tố địa lý, các điểm dân cư và các đơn vị hành chính nằm trong một khu vực lãnh thổ nhất định, đã được cộng đồng người nói thừa nhận và được chuẩn hoá. Mỗi địa danh xuất hiện trong một thời điểm lịch sử nhất định. Đó là các ký hiệu ngôn ngữ đặc biệt và mang tính qui ước cao” [9 ]
Như vậy, có nhiều cách khác nhau để định nghĩa địa danh. Tựu trung lại có thể hiểu: Địa danh là tên gọi các điểm quần cư, các điểm kinh tế, các đối tượng địa lý cụ thể... Chúng có thể là tên các châu lục, các quốc gia, các đơn vị hành chính, lãnh thổ( tỉnh, huyện, xã...) tên các khu công nghiệp, nông, lâm trường, nhà máy, hầm mỏ... tên các đại dương, vịnh hay tên các sông, hồ, núi, đèo
1.1.2. Địa danh nước ngoài
Xung quanh địa danh nước ngoài cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Nên gọi là địa danh ngoài nước, địa danh quốc tế, địa danh thế giới hay địa danh nước ngoài. Trong đề tài này, chúng tôi thống nhất tên gọi “Địa danh nước ngoài” để chỉ các địa danh không thuộc lãnh thổ Việt Nam.
1.1.3. Địa danh học
Ngôn ngữ có ba nghành chính: Ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Trong nghành từ vựng có một nghành nhỏ được gọi là Danh xưng học ( omomatics) chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học gồm hai nghành nhỏ hơn là nhân danh học và địa danh học
Nhân danh học (Authroponymy) là nghành chuyên nghiên cứu tên riêng của người gồm (họ, tên, chữ lót, tự hiệu, bút danh, bí danh...)
Địa danh học (toponymy) chuyên nghiên cứu các ý nghĩa, nguồn gốc và những biến đổi của địa danh, cấu tạo và phương thức đặt tên địa danh
Khoa học nghiên cứu địa danh (Điạ danh học) ra đời từ thế kỷ XIX. Ở các nước châu Âu ngày nay, bộ môn này rất phát triển. Từ đầu thế kỷ đến nay có hàng trăm chuyên khảo về địa danh, từ điển địa danh đã ra đời ở Liên Xô (cũ), Mỹ, Anh, Pháp, Đức...
Ở nước ta, Địa danh học đã có mầm mống từ lâu đời nhưng lại phát triển rất châm chạp. Các tài liệu có bàn về địa danh học phải kể đến “ Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thế kỷ XV năm 1435, Đến thế kỷ XIX có “ Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1821), và tới đầu thế kỷ XX, một số tác phẩm bắt đầu đi sâu và có tính chất chuyên nghành hơn. Ví dụ “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ, “ Phương Đình- Dư địa chí” của Nguyễn Siêu (1900), “ Sử học bị khảo , địa lý thượng hạ” của Đặng Xuân Bảng....
Đến cuối thế kỷ XX, địa danh học nước ta đã phát triển hơn lên trên cơ sở tiếng Việt hiện đại. Trong giai đoạn này, có rất nhiều chuyên khảo đi sâu vào việc nghiên cứu địa danh như: “ Việc tìm sử liệu trong ngôn ngữ dân tộc”, “ Nước Văn Lang qua các tài liệu ngôn ngữ”(1969), “ Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” của GS Hoàng Thị Châu, “ Phương pháp vận dụng địa danh học trong việc nghiên cứu địa danh học, lịch sử cổ đại Việt Nam” của Đinh Văn Nhật, “ Thử bàn về địa danh Việt Nam” của Trần Thanh Tâm, “ Địa danh Việt Nam” của Nguyễn Văn Âu, “ Địa danh thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Trung Hoa.... các tác giả với những chuyên khảo của mình về địa danh đã tạo một cơ sở lý luận nhất định cho việc nghiên cứu địa danh Việt Nam.
Bên cạnh địa danh Việt Nam, địa danh nước ngoài cũng được giới khoa học rất quan tâm, xem xét nó trong tổng thể là tên riêng nước ngoài, có rất nhiều cuốn sách, từ điển, bài viết bàn về tên riêng, địa danh nước ngoài, cách viết chúng như thế nào? Trong đó phải kể đến : Tạp chí ngôn ngữ số đặc biệt 3+4 năm 1979 “Về chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ khoa học” với hàng loạt tham luận của các nhà ngôn ngữ về vấn đề này. “sổ tay địa danh nước ngoài” của Nguyễn Dược, NXBGD, năm 1998, “ Từ điển nhân danh và địa danh” của Bùi Phụng, NXBVHTT, năm 2000, “Từ điển địa danh nước ngoài” của GS-TS Nguyễn Văn Khang, “ Mấy suy nghĩ về cách phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt” của GS-TS Nguyễn Thiên Giáp, Tạp chí ngôn ngữ số 2, năm 2000, “Cần có cách nhìn thoả đáng đối với vấn đề phiên chuyển từ ngữ nước ngoài sang tiếng Việt” của PGS-TS Nguyễn Bá Hùng, Tạp chí ngôn ngữ số 4, năm 2000, “Góp thêm một vài nhận thức về cách viết và cách đọc tên riêng nước ngoài ở nước ta” của GS- TS Đinh văn Đức, Tạp chí ngôn ngữ số 5, năm 2000, “Việt hoá tiếng nước ngoài hay quốc tế hoá tiếng Việt” của Nguyễn Ngọc Lam, Tạp chí ngôn ngữ số 7, năm 2000, “Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lý từ ngữ nước ngoài trong tiếng Việt” của GS- TS Nguyễn Văn Khang, “Có nên phiên âm tiếng nước ngoài ” của GS- TS Nguyễn Đức Dân....Tuy nhiên vấn đề tên riêng, địa danh nước ngoài vẫn còn nhiều điều đáng bàn, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần sau.
1.2. Địa danh học và địa danh học bản đồ
“Xét về mặt mô hình hoá, bản đồ là một dạng mô hình đồ hoạ tốt nhất thay thế cho lãnh thổ, giúp nghiên cứu nó như nghiên cứu trên chính thực địa”. Dẫn theo [29, 132]
Chính vì bản chất thay thế như vậy mà bản đồ được coi là một loại văn bản đặc biệt. Một công cụ pháp lý, công cụ tuyên ngôn. Trong ý nghĩa to lớn như thế của bản đồ thì địa danh là yếu tố nội dung của bất kỳ bản đồ nào.
Địa danh học bản đồ là một bộ phận của địa danh học, nghiên cứu, ứng dụng địa danh vào công tác bản đồ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu việc chọn và ghi các địa danh trên bản đồ môt cách khoa học và đúng đắn nhất. Còn các bản đồ sau đó lại trở thành nguồn tài liệu gốc đáng tin cậy cho các hoạt động nghiên cứu và khai thác địa danh theo những mục đích riêng của người sử dụng về lịch sử, ngôn ngữ, địa lý, tổ chức hành chính, lãnh thổ.
1.3. Mối quan hệ giữa địa danh và ngôn ngữ
Địa danh là đối tượng nghiên cứu của địa danh học, một bộ phận của khoa ngôn ngữ học.
Địa danh là một bộ phận của từ vựng, có số lượng khá lớn, có nguồn gốc và ý nghĩa riêng. Địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngữ âm nên địa danh là tư liệu nghiên cứu của ngữ âm học. Địa danh là những danh từ, danh ngữ... tuân theo những phương thức cấu tạo từ, ngữ của một ngôn ngữ nên địa danh cũng là tài liệu khảo cứu của ngữ pháp học. Địa danh còn là sản phẩm do người bản địa tạo ra, gắn chặt với phương ngữ ở một địa phương nhất định nên địa danh nằm trong tư liệu nghiên cứu của phương ngữ học. Địa danh ra đời trong một thời đại nhất định nên nó cũng là tài liệu của nghành ngôn ngữ học lịch sử.
1.4. Các c¸ch phân loại địa danh
a. Theo Nguyễn Văn Âu, địa danh có thể được chia làm 8 loại [1]
- Địa danh sông ngòi
- Địa danh hồ đầm
- Địa danh đồi núi
- Địa danh hải đảo
- Địa danh làng, xã
- Địa danh huyện, quận
- Địa danh tỉnh, thành phố
- Địa danh quốc gia
b. Lê Trung Hoa chia địa danh thành 4 loại [13]
- Địa danh chỉ địa hình thiên nhiên
- Địa danh hành chính
- Địa danh vùng
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều
( cầu đường, công viên, sân vận động)
c.Theo chúng tôi, có thể chia địa danh thành hai loại như sau:
- Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên, gồm:
* Tên các châu lục : Châu Âu, Châu Á...
* Tên các địa hình núi: N. Alpes (Anphơ)
* Tên các địa hình sông, hồ: S. Danube (Đanuyp), S. Seine (Xen), H. Great bear lake ( Hồ Gấu Lớn)
* Tên các địa hình biển, đảo: Black sea (B. Đen), QĐ. NIcobar...
- Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo
* Địa danh vùng
* Địa danh hành chính
* Địa danh chỉ các công trình xây dựng
2. Các nguồn tư liệu
Như đã nói ở phần mở đầu. Ở đề tài này, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu: Báo, sách giáo khoa, bản đồ và Atlas. Trong đó, chúng tôi lÊy Atlas là cơ sở để đối chiếu, so sánh các cách viết địa danh với nhau.
2.1. Báo chí
a. Báo Nhân Dân
Khảo sát và thống kê địa danh trên 415 số từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 1 năm 2000 và 20 số tháng 11, tháng 12 năm 2004
Tổng số địa danh: 797 địa danh
b. Báo An ninh Thế giới
Khảo sát và thống kê địa danh trên 102 số, bao gồm: 7 số từ tháng 5 đến tháng 7, năm 2000. 20 số từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2001. 30 số từ tháng 2 đến tháng 10, năm 2002. 40 số tháng 2 đến tháng 12 năm 2004. 5 số tháng 6, năm 2005.
Tổng số địa danh: 441
c. Báo Tin Tức
Khảo sát và thống kê địa danh trên 50 số từ tháng 5 năm 2004 đến tháng 11 năm 2004.
Tổng số địa danh: 368
2.2. Sách giáo khoa
Bao gồm sách địa lý và sách lịch sử (kể cả sách bài tập)
a. §ịa lý lớp 7
Nxb ĐHSP, Hà Nội , 2004, 70 địa danh
b. Lịch sử và bài tập lịch sử lớp 8
Nxb ĐHSP, Hà Nội , 2004, 136 địa danh
Lịch sử lớp 9
Nxb GD, Hà Nội, 2003, 153 địa danh
d. Địa lý và lịch sử lớp 11
Nxb GD, Hà Nội, 2003, 160 địa danh
e. Lịch sử lớp 12
Nxb GD, Hà Nội, 2003, 223 địa danh
Tổng số địa danh mà chúng tôi thống kê được ở đây sẽ không trùng với tổng số địa danh của sách giáo khoa ở cột phụ lục. Bởi vì, ở phụ lục chúng tôi không có điều kiện để thể hiện được tình hình địa danh cụ thể ở từng loại sách giáo khoa, vì vậy, những địa danh có cách viết như nhau, ví dụ: Mỹ , Anh... chỉ được viết một lần. Các cách viết cụ thể của từng loại sách được chúng tôi sắp xếp trình bày ở chương 2
2.3. B¶n ®å vµ Atlas
a. B¶n ®å Qu©n sù
Tû lÖ: 1/ 20.000.000, Nxb §µ L¹t, 1995, 430 ®Þa danh
b. B¶n ®å D©n sù
Tû lÖ: 1/ 20.000.000, 2001, 356 ®Þa danh
c. Atlas
“Atlas by England”, 1998 (t¸i b¶n), 376 ®Þa danh
3. Vài nét về các cách viết địa danh nước ngoài
3.1. Các cách viết địa danh nước ngoài từ trước tới nay
a. Như trên đã nói, tên riêng nước ngoài nói chung và địa danh nước ngoài nói riêng là một vấn đề được nhiều nghành khoa học quan tâm trong đó có nghành Ngôn ngữ học. Tạp chí ngôn ngữ, năm 1979 đã giành cả hai số 3 và 4 về “Chuẩn mực hoá chính tả và thuật ngữ khoa học”. Trong đó, có bàn rất nhiều đến vấn đề tên riêng và địa danh nước ngoài.
Đã có rất nhiều ý kiến tranh luận gay go giữa các chủ trương.
- Chủ trương viết nguyên dạng
Các tác giả: Cao Xuân Hạo, Lê văn Thới...
- Chủ Trương phiên âm
Như Mai, Ngô Quốc Quýnh, Nguyễn Kim Thản... Đại biểu Hoàng Xuân Nhị, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn
- Chủ trương dùng hai hệ thống song song: nguyên dạng và phiên, thậm chí bốn kiểu khác nhau, tuỳ theo loại văn bản: phiên- phiên có chú nguyên dạng- nguyên dạng có chú cách đọc- nguyên dạng
Đại biểu: Hoàng Quy, Vũ Bá Hùng
- Chủ trương từ phiên âm tiến dần đến viết nguyên dạng, mỗi giai đoạn tương ứng với một kiểu theo trình tự đã nêu trên.
Đại biểu: Hồ Hải Thuỵ
Hiện nay, vấn đề này viết địa danh nước ngoài vẫn chưa có sự thống nhất, các ý kiến vẫn xoay xung quanh: Nguyên dạng, chuyển tự, phiên âm, dịch nghĩa.
3.2. Cụ thể về các cách viết địa danh
Như chúng ta đã biết, cách viết địa danh nước ngoài trên các văn bản của nước ta từ trước đến nay đều không đồng nhất, tồn tại nhiều cách viết khác nhau, phổ biến là các cách viết: Nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, dịch nghĩa. Để có cơ sở khảo sát và đánh giá tình hình địa danh trên các văn bản tiếng Việt hiện nay và tiến tới lựa chọn một giải pháp khoa học nhất cho việc viết địa danh nước ngoài, chúng tôi xin trình bày cụ thể về các cách viết địa danh phổ biến trên, đồng thời phân tích ưu, nhược điểm của từng cách viết.
3.2.1. Phiên âm (transcription)
Theo nghĩa nguyên của tiếng Latin “trancripto” có nghĩa là sao chép lại. Cắt nghĩa ra thì phiên nghĩa là chuyển, âm là âm thanh. “phiên âm là nhằm chỉ ra cách phát âm của một từ hoặc một âm nào đó bằng chữ hoặc những ký hiệu riêng. Mục đích của phiên âm là phản ánh mặt âm thanh của ngôn ngữ”.
Hay nói cách khác: “phiên âm là cách ghi lại cách phát âm của ngoại ngữ bằng hệ thống chữ cái của bản ngữ”
3.2.1.1. Phiên âm trực tiếp (phiên âm từ ngôn ngữ gốc)
Đây là phương pháp dựa vào cách đọc trong nguyên ngữ, dùng chữ viết của ngôn ngữ nước mình để phản ánh lại âm trong nguyên ngữ. (phiên âm theo ngôn ngữ gốc là phiên ngôn ngữ nước nào thì dựa vào cách đọc của ngôn ngữ nước đó). [10, 73]
Ví dụ: MOKBA--> MAXCƠVA
Những người chủ trương phiên âm đã đưa ra những lập luận về ưu điểm của phương pháp này như sau:
- Phiên âm có thể phản ánh gần đúng cách đọc trong nguyên ngữ. Do đó, giúp cho người ta có thể nhận biết chính xác các tên riêng, đáp ứng cả cách đọc, nói và viết.
- Cách phiên này có thể áp dụng với nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Nếu như trước đây chúng ta mới biết chủ yếu các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga thì bây giờ tình hình lại rất thuận lợi: hiện nay nước ta dặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Do đó, việc tìm hiểu ngôn ngữ của những nước này, tuy có khó khăn nhưng không phải là điều không làm được.
- “Phương pháp phiên âm theo ngôn ngữ gốc dựa vào cách đọc để phiên có thể áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ khác loại hình: Hán, Tạng, Pali, Aráp... kể cả các dân tộc chỉ có tiếng nói mà chưa có chữ viết. Phương pháp phiên âm này dựa vào hệ thống âm vị và các qui luật kết hợp âm vị của ngôn ngữ phiên (tiếng Việt) nên người Việt có thể đọc được, viết được và nhớ được một cách dễ dàng” [17, 71]
-“Phiên âm dễ dàng và đơn giản cho quảng đại quần chúng có thể viết và đọc được. Do đó, việc giao tiếp ngôn ngữ tốt hơn, sự cảm nhận thông tin được nâng cao, giữ gìn được bản sắc tiếng Việt, các qui tắc tiếng Việt, đúng chính tả tiếng Việt, các âm vị , âm tiết rạch ròi khi đọc, dễ in ấn và xử lý thông tin” [17]
- “Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất khi sử dụng ngôn ngữ là phải thuận tiện cho người bản ngữ. Mà người bản ngữ thì không bao giờ phát âm đúng với nguyên gốc được. Vậy để nguyên dạng làm gì đằng nào chẳng phải phiên âm theo bản ngữ” [6]
Bên cạnh đó, phiên âm trực tiếp cũng có nhiều nhược điểm
- “Sự thiếu chính xác trên mặt chữ đối với nguyên ngữ, và ở một số trường hợp là xa rời với nguyên dạng (tất nhiên không phải là tất cả ) ví dụ: A cơn sô --> A can xô-->Arkansas....việc biết và đọc được các nguyên ngữ , sự phát âm không nhất quán do trình độ và còn do sự giới hạn của hệ thống chữ cái tiếng Việt dẫn tới có nhiều cách đọc” [2, 71]
- “ Một phiên âm dễ dẫn tới nhiều cách đọc khác nhau, rốt cuộc cách viết tên riêng nước ta không thống nhất được với thế giới mà cũng không thống nhất được với ngay trong nước mình. Trên chữ viết thì khác hẳn chính tả nhưng phát âm thì muốn giống người ta nhưng thực chất cũng chẳng giống với ai” [30]
- Cách phiên âm này, theo chúng tôi là rất khó khăn vì trên thế giới có hàng ngàn thứ tiếng, có những ngôn ngữ mà ta chưa hề biết tới nên không thể phiên âm được chính xác. Tham vọng về sự hiều biết thông suốt các ngôn ngữ xem ra là quá xa vời nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.
Phiên âm trực tiếp (phiên âm từ ngôn ngữ gốc) có hai cách
* Phiên âm âm vị học
Phiên âm âm vị học đòi hỏi các biến thể của âm vị phải được chuyển thành một ký hiệu duy nhất. Do đó, người viết cần phải biết rõ hệ thộng âm vị của nguyên ngữ để phân tích và qui âm vị cho chính xác
* Phiên âm ngữ âm học
Phiên âm ngữ âm học thì phát âm thế nào ghi lại như thế
Phiên âm theo nguyên tắc âm vị học có lợi là đơn giản vì số lượng ký hiệu được sử dụng ít nhưng lại có một khó khăn lớn vì nó đòi hỏi người phiên phải nắm được các thành phần âm vị của ngôn ngữ gốc và qui âm vị cho chính xác.
Vì những khó khăn như thế khi phiên âm âm vị hoc. Nên trong hai